Bệnh cảm cúm là nỗi lo sợ của tất cả các bà bầu. Và nếu không chăm sóc bà bầu khi bị cảm cúm cẩn thận, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Đừng chủ quan, hãy đi khám bác sĩ
Cơ thể của phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, hơn nữa hệ thống miễn dịch suy giảm hơn khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh, dễ bị cúm. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sỹ mới có những lời khuyên tốt nhất bởi không phải mọi trường hợp mắc cúm, cảm, ho… là giống nhau. Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn cũng như khả năng ảnh hưởng tới thai nhi để có những biện pháp cụ thể. Hãy nên nhớ rằng sự nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm đối với thai nhi là rất cao, bạn không thể tự điều trị như cách thông thường.
Bạn không thể nắm vững được các tác hại của thuốc đối với thai nhi bằng bác sỹ, vì vậy hãy luôn nhớ là chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sỹ. Mọi loại thuốc do bạn tự ý sử dụng đều ít nhiều có sự nguy hại đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Rất nhiều loại thuốc có thể dùng cho người bình thường, nhưng khi dùng cho bà bầu có thể dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén…
Khi bà bầu bị cúm, có rất nhiều loại thuốc có thể dùng cho người bình thường nhưng không dùng được cho bà bầu vì gây ảnh hưởng tới thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:
Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel. Các thuốc này có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
Aspirin và ibuprofen. Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
Biện pháp an toàn điều trị tại nhà
Nếu nghẹt mũi có thể trùm một chiếc khăn lên đầu rồi đưa bát nước nóng có thêm hai hoặc ba giọt tinh dầu bạch đàn, bạc hà và xông trong 15 phút sẽ dễ thở hơn.
Lời khuyên phòng bệnh cúm: Để phòng ngừa bệnh cúm tốt nhất là tiêm phòng bệnh trước khi mang bầu 3 tháng. Ngoài ra, để cơ thể tăng cường hệ miễn dịch cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tinh thần tốt không nên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cúm. Cần vệ sinh mũi, họng thường xuyên vài lần/ngày bằng nước muối sinh lý.
Bài thuốc dân gian trị cảm cúm hiệu quả và an toàn cho bà bầu
Khi mang thai, các bà bầu thường rất lo lắng mỗi khi bị ốm. Vì khi đó dù uống thuốc hay không cũng có thể anh hưởng tới thai nhi. Một trong số các bệnh thường gặp nhất ở bà bầu là cảm cúm. Khi đó, các bạn không cần quá lo lắng và cũng không cần sử dụng tới thuốc tây. Các bạn có thể tự chữa trị cảm cúm bằng một số loại cây cỏ quanh nhà là các loại thảo dược có tác dụng trị cảm cúm hiệu quả nhanh chóng và an toàn.
Để chữa bện cảm cúm cho bà bầu, phương pháp đầu tiên nên sử dụng và khuyên dùng là dùng tỏi. Theo Đông y, tỏi có tính ấm, lánh tính nên rất an toàn cho việc chữa trị các bệnh thông thường như cảm cúm, ho, nhức đầu,…
1. Trị cảm cúm bằng tỏi
Để điều trị cảm cúm bằng tỏi bạn chỉ cần giã tỏi cho nát và ngửi nhiều lần. Đây là một biện pháp xông mũi họng rất đơn giản, lành tính nhưng rất hiệu quả. Bên cạnh đó tỏi cũng được xác định là rất giàu vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho bà bầu. Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi uống với nước. Nếu không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm.
Đây là hai loại rau được dùng làm gia vị cho các món ăn hàng ngày với tên gội là rau thơm. Trong Đông y, kinh giới và tía tô có vị cay tính ấm, trị đau nặng đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh, chữa cảm mạo phong hàn rất hiệu quả.
2. Kinh giới, tía tô nấu cháo
Hoặc cách khác: Lấy lá kinh giới, tía tô mỗi thứ 15g, cam thảo 2,5g. Đem nấu đun sôi lấy nước uống. Hai vị thuốc này sẽ nhanh chóng giúp mẹ bầu chữa khỏi cảm cúm nhanh nhất.
Nếu bị cảm cúm nhẹ, mẹ bầu chỉ cần ăn cháo trứng, đặc biệt cháo phải nóng và có nhiều hành tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát ra mồ hôi giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa chữa khỏi cảm cúm mà không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe khi mang thai.
Vỏ ngoài của bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm rất tốt. Lá bưởi có thể kết hợp cùng các loại lá xông trị cảm, đau đầu.
5. Xông lá thảo dược giải cảm
Đây là một gia vị chống virus hết sức hiệu quả, có thể tiêu hủy các mầm bệnh và tốt cho dạ dày.
Bài thuốc: Đun 2 thìa cà phê gừng tươi xắt nhỏ với hai cốc nước trong 15 phút. Sau đó lọc bã và để nguội trước khi uống.
6. Gừng
Từ xưa tới nay, bát cháo hành luôn gắn liền với việc chữa bệnh cảm cúm mà ai cũng biết. Do đó, đây không còn là phương pháp xa lạ gì đối với tất cả mọi người khi chữa trị bệnh cảm cúm.
Hành có vị cay, tính bình, có tác dụng làm tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng…
Bài thuốc (chữa cảm cúm, sốt nhẹ, nhức đầu): Hành (cả củ, rễ, lá) 15g rửa sạch giã nhỏ. Tía tô 20g rửa sạch thái thật nhỏ. Cả hai cho vào cháo loãng nóng, quấy đều cho bệnh nhân ăn. Ăn xong đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
Với bài thuốc rị cảm cúm này, các bạn thực hiện như sau: Lấy 40g mùi tàu, 20g ngải cứu, 20g cúc tần, 10g gừng tươi. Thái nhỏ những thứ kể trên cho 400 ml nước vào sắc đến khi còn 100 ml. Lấy lượng thuốc sắc được uống trong lúc còn nóng, mỗi ngày hai lần. Sau khi uống, đắp chăn để cho ra mồ hôi. Khi ra mồ hôi, dùng khăn khô lau người xong sẽ thấy rất dễ chịu.
Muối ăn được khuyên dùng trong các trường hợp mẹ bầu bị cảm cúm vì đây là một chất để xúc miệng tuyệt vời và có thể giảm ho. Các mẹ bầu có thể dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm. Muối còn được pha với nước ấm để rửa mũi. Việc rửa mũi thường xuyên cũng giúp điều trị các bệnh viêm xoang.
9. Sử dụng muối ăn