Top 10 # Bà Bầu Ăn Yaourt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bà Bầu Ăn Gì Với Yaourt ? Các Món Tráng Miện Từ Yaourt Cho Bà Bầu

Các món tráng miệng cho bà bầu ăn gì với yaourt

Sinh tố sữa chua

Chỉ cần 1 quả bơ, 1 hộp sữa chua, nước cốt chanh. Và thêm đường, đá là bà bầu đã có món sinh tố xay nhuyễn hấp dẫn. Vị béo của bơ hòa quyện vào vị thanh mát của sữa chua và chanh sẽ tạo nên một món ngon khó cưỡng.

Để đổi món, mẹ bầu có thể dùng 1 hộp sữa chua, ¼ quả thơm, ¼ quả xoài, một ít đường, đá và xay mịn hỗn hợp này. Món sinh tố ngon lành này sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho những ngày nắng oi bức.

Ngoài ra, bà bầu còn có thể tùy thích sáng tạo sinh tố sữa chua với dâu tây, quả việt quất, táo… Sự kết hợp hoàn hảo giữa sữa chua và các loại trái cây là một công thức tuyệt vời. Chẳng những ngon miệng mà lại còn tổng hợp được nhiều chất dinh dưỡng từ các loại trái cây khác nhau.

Sữa chua trộn salad

Với salad bắp cải, nếu kết hợp thêm cùng sữa chua sẽ tạo ra vị chua chua, béo béo vô cùng bay bổng. Nguyên liệu: 1 bắp cải nhỏ, 1 củ cà rốt, 1 hộp sữa chua, 2 muỗng canh mật ong, hành lá, nước cốt chanh, giấm táo, tiêu, muối.

Đầu tiên, thái nhỏ bắp cải, cắt nhỏ hành lá, thái sợi cà rốt và bỏ tất cả vào một thố lớn. Trộn sữa chua với 1 muỗng nước cốt chanh, 2 muỗng giấm táo, 2 muỗng mật ong, tiêu, muối.

Nếu như mẹ bầu ngán ăn cùng bắp cải thì có thể thay đổi thành cà chua bi, ớt chuông…Để cho thực đơn của mình thêm phong phú. Ngoài ra sự thay đổi nhiều loại rau xanh kết hợp cùng sữa chua giúp bà bầu hấp thu nhiều chất xơ và các vitamin khác nhau cho em bé.

Sữa chua ăn cùng bánh, ngũ cốc

Ngũ cốc kết hợp cùng sữa chua là lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng đơn giản mà giàu năng lượng. Bà bầu chọn loại ngũ cốc ăn liền theo hương vị yêu thích. Khi ăn kèm hai thứ, cảm giác khô và giòn tan của ngũ cốc hòa vào sự mịn màng của sữa chua. Tạo nên nét tương phản thú vị.

Bà bầu cũng có thể ăn kèm sữa chua với một số loại bánh như pancake, bánh táo, bánh khoai lang, bánh cà phê mật ong,… Các loại bánh này phải được nướng nóng, giòn. Tưới đều sữa chua lên mặt bánh hoặc để bên cạnh ăn chung.

Sự giòn tan, béo ngậy của bánh kết hợp với nét thanh mát của sữa chua làm nên sức cuốn hút của hương và vị. Sự kết hợp này sẽ là chất xúc tác tuyệt vời.

Sữa chua 3 tầng

Đây là một trong những biến tấu sữa chua với hương vị, hình thức và cách làm khá “Tây”. Với 3 tầng tách biệt: kem xoài, xoài và sữa chua. Được rắc thêm hạt dẻ cười đập dập. Món sữa chua ba tầng mang đến cho người thưởng thức những cảm nhận thật thú vị.

Sữa chua caramel thập cẩm

Những lưu ý dành cho bà bầu ăn gì với yaourt?

Hạn chế các chất chứa caffein và đồ ăn quá ngọt.

Khi mua sữa chua nên chú ý đến thành phần và hạn sử dụng

Nguồn: Tổng hợp

Bà Bầu Có Nên Ăn Yaourt Không?

Yaourt có tốt với cơ thể của bà bầu không?

– Yaourt hay còn gọi là sữa chua là một loại thực phẩm được các mẹ sử dụng rất nhiều trong quá trình mang thai.

– Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón. Trong sữa chua có chứa các chất giúp men tiêu hóa ở ruột hoạt động tốt hơn. Một số loại sữa chua còn bổ sung các vi khuẩn có lợi tiết enzyme Lactase. Enzyme này có tác dụng cắt nhỏ cấu trúc phân tử của các protein và các chất dinh dưỡng giúp cho mẹ bầu tiêu hóa dễ dàng hơn.

– Hơn nữa, sữa chua có vị vừa chua vừa ngọt, nó có thể kích thích vị giác của mẹ bầu, giúp mẹ có thể ăn uống ngon miệng hơn.

– Trong thành phần của sữa chua có chứa một lượng các chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển xương và thần kinh của thai nhi như canxi, lipid, và các protein.

– Việc mẹ dùng sữa chua, Yaourt hằng ngày sẽ giúp mẹ có đủ lượng canxi và các vitamin như vitamin B1 để cung cấp cho thai nhi nuôi dưỡng cơ thể và phát triển.

– Do vậy, Yaourt có tác dụng rất tốt đối với các bà bầu. Việc ăn yaourt thường xuyên của mẹ vừa có tác dụng cung cấp lợi khuẩn cho hệ thống tiêu hóa để tránh các hiện tượng táo bón, vừa giúp mẹ có thể ăn ngon miệng hơn từ đó hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn để cung cấp cho thai nhi, và vừa có các chất dinh dưỡng dồi dào để cung cấp cho thai nhi phát triển. Vì có nhiều tác dụng như vậy mà Yaourt được xem như một dòng sản phẩm 3 trong 1 đối với các bà bầu.

Các mẹ bầu sử dụng Yaourt như thế nào là đúng cách?

– Mặc dù sữa chua rất tốt đối với cơ thể của bà bầu, nhưng mẹ cũng không nên lạm dụng thực phẩm này.

– Khi mẹ ăn quá nhiều sữa chua, lớn hơn 3 hôm mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mẹ bị rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa của mẹ bị mất cân bằng sữa các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Khi lượng lactase trong cơ thể quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mẹ bị tiêu chảy hay đi ngoài phân lỏng.

– Do vậy, mẹ nên sử dụng Yaourt một cách khoa học để vừa có thể sử dụng hết các tác dụng của yaourt vừa đảm bảo được an toàn sức khỏe của mẹ và thai nhi.

– Ngoài cách ăn trực tiếp, mẹ bầu có thể sử dụng yaourt để chế biến ra các món ăn khác nhau như: sữa chua dầm thạch, sinh tố hoa quả và sữa chua, hoa quả dầm sữa chua, sữa chua đánh đá… Việc thay đổi các món ăn sẽ giúp cho bà bầu không bị ngán, có thể sử dụng lâu dài và thường xuyên hơn.

Khi lựa chọn sữa chua hay yaourt các mẹ nên chú ý tới nguồn gốc của sản phẩm, hạn sử dụn, bao bì của sản phẩm còn nguyên vẹn không… để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc đã hết hạn sử dụng.

Nên Ăn Yaourt Vào Lúc Nào Trong Ngày Là Tốt Nhất?

Tất cả chúng ta đều biết rằng trong yaourt có chứa rất nhiều lợi khuẩn hay còn được biết đến với cái tên probiotic sau khi trải qua quá trình lên men. Những lợi khuẩn này sẽ giúp cho cơ thể con người tăng khả năng miễn dịch với những vi khuẩn có hại cùng các tác nhân gây bệnh khác. Thêm nữa, probiotic còn giúp giảm bớt lượng cholesterol trong cơ thể, tổng hợp thêm các loại vitamin như B6, B12, K hay folate…, hỗ trợ đường ruột, chống các chứng tiêu chảy, táo bón và tiêu hóa lactose được tốt hơn.

Nhưng trên thực tế,yaourt còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác mà bạn có thể chưa biết như:

Khoáng chất và vitamin: với loại vi khuẩn lên men khác nhau sẽ có các loại yaourt khác nhau, vì thế mà giá trị dinh dưỡng của chúng cũng có sự khác biệt. Nhưng nhìn chung, hầu hết các loại yaourt được làm từ sữa tươi nguyên chất thì thường giàu vitamin B12, canxi, phốt pho và riboflavin.

Carb: đây là một dạng đường đơn có trong loại yaourt trắng. Thông thường, trong yaourt sẽ có lactose và galactose nhưng so với sữa tươi thì lượng lactose ít hơn nhiều. Lý do gây nên điều này là quá trình phá vỡ lactose và tạo thành galactose với glucose. Hơn nữa, một lượng lớn lactose sẽ chuyển thành axit citric để tạo độ chua cho yaourt. Vì vậy, để yaourt có vị ngọt, nhà sản xuất sẽ phải dùng thêm một số loại đường bên ngoài khác.

Chất béo chuyển hóa: chất béo này không phải loại chất béo có hại hay chất béo thực vật mà nó có từ quá trình chuyển hóa từ sữa của động vật nhai lại. Và trên hết, loại chất béo này vô cùng có lợi vì nó có chứa axit vaccenic, axit linoleic liên hợp CLA. Tuy vậy, việc bổ sung các dinh dưỡng này chỉ nên ở mức vừa phải. Nếu không, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.

Chất béo: tùy từng loại sữa làm nên yaourt, hàm lượng chất béo có thể nhiều hoặc ít. Với yaourt không béo thì lượng chất béo sẽ từ 0,4% còn yaourt nhiều béo thì sẽ đạt mức tối thiểu là 3,3%. Yaourt thường có nhiều chất béo bão hòa cùng lượng nhỏ chất béo bão hòa đơn và rất nhiều rất nhiều loại axit béo khác nhau (khoảng 400 loại).

Whey protein: thuộc nhóm protein nhỏ chứa nhiều axit mạch nhánh (valine, leucin, isoleucine) giúp tăng cường dinh dưỡng cho những ai thường xuyên tập luyện thể hình hay các vận động viên. Không chỉ thế, whey protein trong yaourt còn có tác dụng người thừa cân, béo phì giảm được cân hay người bị huyết áp cao có thể hạ huyết áp.

Casein: casein là một dạng protein giúp cho lượng canxi và phốt pho được hấp thu tốt hơn và hạ được huyết áp.

Protein: yaourt là loại thực phẩm chứa nhiều protein. Với yaourt trắng, lượng protein sẽ vào khoảng 8,5g nhưng với yaourt thương mại thì hàm lượng này sẽ cao hơn. Có hai loại protein trong yaourt là protein có thể tan whey protein và protein không thể tan casein. Nhưng cả hai đều có điểm chung là chứa nhiều amino axit quan trọng, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi.

So với các loại sữa tươi thông thường, không lên men, yaourt là nguồn thực phẩm bổ dưỡng và rất có lợi cho sức khỏe. Bởi số vi khuẩn có lợi trong yaourt có thể giúp:

Khi bạn ăn yaourt đều đặn, các chứng tiêu chảy có thể được chữa trị hiệu quả vì các vi khuẩn có ích trong yaourt sẽ tạo điều kiện để hệ thực vật đường ruột được cân bằng trở lại. Bên cạnh đó, hội chứng ruột kích thích hay chứng táo bón đều có thể hạn chế dần khi có sự kết hợp giữa vi khuẩn có lợi từ yaourt và vi khuẩn bifido. Khả năng tiêu hóa lactose cũng sẽ được cải thiện và hiệu quả hơn nhờ vào lượng lợi khuẩn.

Xương của con người dễ gặp phải nhiều vấn đề, nhất là khi về già. Lúc này, các triệu chứng của loãng xương, gãy xương, xương yếu dần đi càng thể hiện rõ rệt. Và để khắc phục, chúng ta thường sẽ nạp thêm sữa mỗi ngày để cung cấp canxi.

Không chỉ có sữa pha, sữa hộp mới có canxi mà bản thân yaourt cũng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này. Vì trong yaourt có chứa rất nhiều protein và canxi nên các bệnh về loãng xương sẽ được ngăn chặn hiệu quả, mật độ xương sẽ có thể tăng lên đáng kể.

Nguyên nhân gây nên bệnh tim mạch phần lớn là từ việc tăng huyết áp không kiểm soát. Do đó, muốn hạ được mức huyết áp cao này, bạn phải ăn thêm yaourt hoặc uống những loại sữa khác, các sản phẩm được làm từ sữa.

Để số lợi khuẩn bên trong yaourt hỗ trợ tốt nhất cho cơ thể, bạn cần chú ý đến 3 thời điểm quan trọng sau:

Cách 1 đến 2 tiếng sau khi dùng bữa xong

Với mỗi thời điểm khác nhau, lượng vi khuẩn có ích mà cơ thể có thể hấp thụ sẽ không giống nhau. Nếu bạn để bụng đói mới dùng yaourt thì số lợi khuẩn sẽ còn rất ít do lượng axit trong dạ dày lúc này đang ở mức cao có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi. Vì thế, việc bạn ăn vào cũng chỉ như “muối bỏ bể”, không mang tới được công dụng hiệu quả nào.

Mặt khác, nếu bạn dùng yaourt khi quá no thì bạn có thể có được nhiều lợi khuẩn hơn nhưng đồng thời nó cũng mang đến cho bạn một vấn đề nan giải khác. Đó là hiện tượng tăng cân. Bởi trong yaourt vốn dĩ chứa nhiều hàm lượng bổ dưỡng, nhiệt lượng cao nên khi đã ăn no cộng với lượng yaourt vào cơ thể sẽ làm bạn nhanh chóng bị béo phì, thừa cân.

Vì những lý do này mà bạn chỉ nên dùng yaourt khi đã dùng xong bữa được 1 hay 2 tiếng. Lúc này, bạn không những đã xuôi bớt lượng thức ăn trước đó mà nồng độ axit trong dạ dày cũng chưa tăng quá cao, độ pH ở mức độ phù hợp để phát triển lợi khuẩn một cách tối ưu nhất.

Trong yaourt có chứa lượng lớn vitamin B vừa giúp tăng khả năng đề kháng vừa giảm thiểu những tác động bức xạ từ các thiết bị điện tử lên cơ thể. Vì vậy, những ai thường có thói quen xem điện thoại, tivi lâu hay có tính chất công việc là ngồi trước máy tính trong nhiều giờ liên tục sẽ cần tới nguồn dinh dưỡng trong yaourt này.

Không chỉ vậy, các cảm giác căng thẳng, mệt mỏi sau quá trình làm việc, hoạt động sẽ được đánh bay nhờ khả năng xoa dịu và tiếp thêm năng lượng của thành phần Tyrosine. Do đó, bạn sẽ luôn cảm thấy khỏe mạnh và tỉnh táo để làm việc tiếp.

Bên cạnh việc hỗ trợ đường ruột, cung cấp năng lượng, trong yaourt còn có một thành phần quan trọng khác, chính là canxi. Dù là trải qua quá trình lên men nhưng hàm lượng canxi của yaourt không hề bị sụt giảm nên khi bạn ăn yaourt, bạn vẫn có đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho xương. Hơn nữa, trong yaourt còn có axit lactic nên cơ thể bạn sẽ không gặp trở ngại trong việc hấp thu canxi.

Và khoảng thời gian chúng ta đi ngủ là lúc hấp thu canxi tốt nhất vì có ít sự xuất hiện của các nhân tố cản trở nên trước khi đi ngủ chừng 1 hoặc 2 tiếng, bạn có thể ăn yaourt. Không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn hỗ trợ tăng chiều cao.

Tuy yaourt là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất có lợi với cơ thể con người nhưng việc dùng quá nhiều có thể gây tác dụng ngược và làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng vừa đủ để cơ thể không bị dư thừa chất. Trong trường hợp là các bé nhỏ từ 1 tuổi cho đến 3 tuổi thì có thể ăn nửa hộp yaourt. Đến khi bé lớn hơn, tầm 3 tuổi trở lên thì có ăn nguyên 1 hộp 1 ngày.

Và cha mẹ cũng cần chú ý không cho bé sơ sinh và bé chưa đủ 1 tuổi ăn thực phẩm này vì nó có thể gây tổn hại cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Còn với người trưởng thành như chúng ta thì có thể ăn nhiều hơn vì lúc này cơ thể đã hoàn toàn cứng cáp. Mỗi ngày bạn có thể dùng 2 hộp ăn làm hai lần.

Khi cơ thể bị thiếu hụt năng lượng, yaourt là một trong những món ăn được nhiều người chọn để bù đắp lại phần năng lượng đã mất trước đó. Tuy nhiên, việc ăn vào lúc đang đói thật sự là phản tác dụng bởi lúc này lượng axit có trong dạ dày đang ở mức cao nên có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi bên trong yaourt. Khi đó, cơ thể bạn sẽ không nạp được nhiều lợi khuẩn tốt cho cơ thể dù điều này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Trước bữa ăn thường là lúc chúng ta cảm thấy đói nhất nên nếu ăn yaourt vào lúc này, vi khuẩn có lợi sẽ bị axit dạ dày làm cho biến mất, công dụng vốn có của yaourt cũng vì thế mà không còn. Cho nên, yaourt nên được ăn sau khi ăn nhưng phải là cách bữa ăn trước đó tầm 1 đến 2 tiếng khi dịch vị đã trung hòa và nồng độ axit đang ở mức khá thấp. Nếu bạn ăn ngay sau khi dùng bữa thì bạn có thể dễ bị tăng cân không mong muốn.

Những thông tin nên ăn yaourt vào lúc nào trong ngày là tốt nhất này sẽ giúp bạn nắm được thời điểm ăn trong ngày, lượng yaourt tối đa có thể ăn một cách thật hiệu quả. Từ đó, bạn sẽ không lo bị thừa cân béo phì mà vẫn có đủ năng lượng, dinh dưỡng làm đẹp cho cơ thể.