Top 8 # Bà Bầu Ăn Táo Có Sao Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bà Bầu Bị Táo Bón Có Sao Không?

Điểm trung bình: 4.9/5 Bài viết có ích: 906 lượt bình chọn

Táo bón khiến bà bầu phải chịu khó chịu cả thể chất lẫn tinh thần và còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu bị táo bón có sao không ?

Để biết được bà bầu bị táo bón có sao không mời các bạn tìm hiểu bài viết sau qua những chia sẻ của các bác sỹ chuyên khoa tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng.

Tại sao bà bầu bị táo bón?

Trong quá trình mang thai, các bà bầu thường rất hay bị táo bón bởi các nguyên nhân sau:

– Do hormone: Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có biến đổi lớn về hàm lượng hormone, ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột và cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. Từ đó, mẹ bầu dễ bị táo bón.

– Do mất nước: Khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể người mẹ bị mất nước dẫn đến , táo bón.

– Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn không cân đối, thiếu chất xơ, uống ít nước,… Hơn nữa, các thai phụ thường bị kích thích đi tiểu nhiều về ban đêm, nên nhiều thai phụ ngại uống nước nên càng dễ bị táo bón khi mang thai.

– Do sự phát triển của thai nhi: Sự phát triển của thai nhi làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu cùng với đó là ít vận động gây táo bón.

– Do uống viên sắt và canxi bổ xung: Để hấp thụ những khoáng chất trong một số loại viên sắt cơ thể cần một lượng lớn nước nếu không cung cấp đủ nước sẽ bị táo bón. Hơn nữa, một phần các khoáng chất này không hấp thụ được vào cơ thể phải ra ngoài tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.

Bà bầu bị táo bón có sao không?

Bà bầu bị táo bón có sao không? Xin trả lời là có. Bà bầu bị táo bón gây ảnh hưởng rất lớn đến thai phụ và cả thai nhi. Cụ thể như:

Không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết

Táo bón không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của thai phụ mà bệnh táo bón còn khiến thai phụ luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dẫn đến tâm lý chán ăn.

Việc các chất thải không được tống khứ ra ngoài mà tích tụ lâu trong ruột còn có thể lan truyền chất độc, gây hại cho cơ thể cả thai phụ và thai nhi.

Nguy cơ sảy thai

Nguy cơ sảy thai xảy ra khi phụ nữ mang thai bị táo bón mà cố “rặn” khi đi đại tiện.

Gây ra nhiều bệnh lý về hậu môn – trực tràng

Táo bón có thể dẫn đến trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Chính vì những tác hại nguy hiểm của táo bón đối với phụ nữ mang thai mà các chị em tuyệt đối không được để tình trạng táo bón kéo dài. Khi có triệu chứng táo bón cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, uống nhiều nước và chịu khó vận động để cải thiện tình trạng táo bón.

Nếu thực hiện những điều trị mà tình trạng táo bón không được cải thiện hoặc táo bón xảy ra do bệnh lý về hậu môn – trực tràng thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và .

Nếu sinh sống hoặc làm việc tại Hà Nội, các chị em có thể đến Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng tại địa chỉ 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội để thăm khám và điều trị táo bón.

Bà Bầu Bị Táo Bón Có Sao Không

Bệnh táo bón đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít người, nhất là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ những nguy hiểm của căn bệnh này đối với chị em bầu.

1. Nguyên nhân tại sao bà bầu bị táo bón?

– Do hormone: Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có biến đổi lớn về hàm lượng hormone, ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột và cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. Từ đó, mẹ bầu dễ bị táo bón.

– Tử cung của thai phụ tăng kích thước chèn ép các cơ quan trong ổ bụng dẫn đến các mẹ dễ bị táo bón khi mang thai và bệnh trĩ.

– Khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể người mẹ bị mất nước. Cuối thai kỳ, do thai nhi gây chèn ép tới ruột nên cũng dễ làm ba bầu bị táo bón. Hơn thế nữa, thời kỳ ốm nghén, cơ thể mệt mỏi khiến phụ nữ lười vận động và đi lại nên cũng dễ bị táo bón hơn.

– Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn không cân đối, thiếu chất xơ, uống ít nước, uống rượu, bia,…Ở thời kỳ đầu và cuối của thai kỳ thai phụ thường bị kích thích đi tiểu nhiều về ban đêm, nên nhiều thai phụ ngại uống nước nên càng dễ bị táo bón khi mang thai.

– Sự phát triển của thai nhi: Sự lớn lên của thai nhi làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, làm tình trạng táo bón gia tăng. Cộng thêm với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón.

– Do uống viên sắt và canxi bổ xung: Để hấp thụ những khoáng chất trong một số loại viên sắt cơ thể cần một lượng lớn nước, tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng uống đủ, hơn nữa một phần các khoáng chất này không hấp thụ được vào cơ thể phải ra ngoài là gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.

2. Bà bầu bị táo bón ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi?

Mẹ bị táo bón khi mang thai sẽ có nhiều ảnh hưởng không tốt tới thai nhi, cụ thể như sau:

– Bị táo bón khi mang thai khiến người mẹ dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đó là do chất thải và khí đọng lại trong ruột làm đầy bụng, khó chịu, buồn nôn… Từ đó, mẹ bầu không muốn ăn vì ăn vào càng thấy tức bụng, khó chịu dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.

– Bị táo bón khi man thai, bà bầu đi vệ sinh phải dùng lực nên dễ sảy thai.

– Hơn nữa, các chất độc (như phenol, amoniac, indol…trong chất thải) bị tích tụ lâu trong ruột, rồi bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.

– Bị táo bón khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thai nhi

3. Cách phòng tránh và khắc phục, trị táo bón cho bà bầu.

– Uống nhiều nước. Vì nước chính là loại thuốc nhuận tràng cực kì thích hợp.

– Dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ sẽ cung cấp nhiều thức ăn thô cho hệ tiêu hoá. Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý ăn chậm, nhai thật kĩ khi ăn và nên chia nhỏ thành 5-6 bữa/ngày thay vì 3 bữa lớn/ngày.

– Tránh uống các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, cola và chất cồn vì nó có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.

– Luyện tập: Vận động tích cực cũng giúp ngăn ngừa táo bón, đặc biệt là khi tính chất công việc của bạn phải ngồi nhiều. Một số động tác yoga dành cho bà bầu cũng hỗ trợ hiệu quả trong việc ngừa chứng táo bón.

– Không cố nhịn khi muốn đi vệ sinh: Khi nhịn đi vệ sinh, người mẹ sẽ làm tăng nguy cơ bị “táo” và cũng tăng nguy cơ bị trĩ.

– Massage nhẹ nhàng: Massage giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tiêu hóa.

– Tuyệt đối không tự dùng thuốc: Hãy thận trọng và cân nhắc xem có nên sử dụng thuốc điều trị táo bón không và phải tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước.

Đối với một số người, viên sắt có thể gây khó chịu ở dạ dày, nóng ngực và chứng táo bón. Để chống táo bón bạn nên chọn thuốc chứa sắt dưới dạng sắt hữu cơ như sắt fumarat hay sắt gluconat, vì sắt hữu cơ sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn sắt vô cơ (sắt sunfat) và giảm được tác dụng phụ như kích ứng đường tiêu hóa hay táo bón. Thêm vào đó một số thai phụ khi uống sắt còn có cảm giác lợm giọng, buồn nôn, rất khó uống do mùi vị khó chịu.

4. Một số gợi ý để chị em có thể phòng tránh bệnh táo bón khi mang thai

Bạn cần cố gắng uống 8-10 ly nước lọc mỗi ngày. Trong hơn 9 tháng thai kỳ, đặc biệt ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, tình trạng đi tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm, vô tình gây cho mẹ bầu tâm lý ngại uống nước. Đây là một điều rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến tình trạng mất nước và khiến cho bệnh táo bón thêm trầm trọng.

Và bạn có biết nước là cần thiết cho quá trình hấp thu chất xơ vào cơ thể?

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn như rau xanh, các cây họ đậu, trái cây họ cam, chanh, chuối, đu đủ chín, khoai lang, bí đỏ, cà rốt.

Một điều cần lưu ý là việc ăn nhiều chất xơ một cách đột ngột sẽ dễ khiến bạn bị đầy hơi, do đó, bạn nên bổ sung chất xơ từ từ vào chế độ ăn hàng ngày để cơ thể thích nghi dần.

Giảm liều lượng canxi và sắt bổ sung

Bạn chỉ nên uống bổ sung canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ chứ không tùy tiện uống theo ý mình. Lượng khoáng chất dư thừa không được cơ thể hấp thụ sẽ là gánh nặng cho đường ruột, làm tăng nguy cơ táo bón.

Khi uống bổ sung canxi hoặc sắt, nên chia nhỏ thành nhiều lần uống và uống với nhiều nước vì cả hai khoáng chất này đều sẽ cần một lượng lớn nước để hấp thụ vào cơ thể.

Tích cực ăn các thực phẩm chứa sắt và chọn viên sắt hữu cơ để cơ thể dễ hấp thu hơn và không bị kích ứng đường ruột.

Sử dụng dầu oliu cho các món chiên, xào, rán

Tiêu thụ thường xuyên các món chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Tuy nhiên, phải làm gì nếu bạn chỉ thích ăn các món này?

Giải pháp cho bạn là dùng dầu ăn oliu với thành phần gồm dầu oliu nguyên nhất và dầu hướng dương tinh luyện. Loại dầu này ít thấm vào thức ăn nên tốt cho dạ dày và cũng không gây ngán, ngấy.

II – Sữa bầu chống táo bón “tốt mẹ lợi con” trong giai đoạn mang thai

1. Sữa bà bầu Wakodo Lebens Mom

Wakodo là thương hiệu không còn xa lạ gì đối với các bà mẹ bỉm sữa Việt. Nổi bật với chất lượng tốt và giá thành dễ chịu vì vậy, không chỉ có sữa dành cho trẻ em được nhiều mẹ lựa chọn mà sữa bầu Wakodo Lebens Mom cũng được rất nhiều mẹ bầu tin dùng.

Được đánh giá là loại sữa có hàm lượng chất “khủng” nhưng lại rất dễ uống, sữa bầu Wakodo Lebens Mom có chứa thành phần chất xơ GOS – giúp bảo vệ lợi khuẩn đường ruột, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và đào thải các chất dư thừa nên sữa rất mát, góp phần giảm thiểu hiện tượng táo bón hay xảy ra với các mẹ bầu.

Loại sữa này còn bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu để có một thai kì khỏa mạnh, cung cấp thêm dinh dưỡng trong thời kì cho con bú.

Thứ 3: Bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu một thai kì khỏe mạnh, tăng thêm dinh dưỡng cho các bà mẹ đang cho con bú như: canxi, DHA, axit folic, sắt,….

Đặc biệt, sữa Wakodo Lebens Mom không chứa đường Sucrose hay chất tạo hương vị nên có vị thanh tự nhiên, không ngán, rất dễ uống kể cả mẹ bầu nghén nặng cũng vấn uống được.

Sữa bầu Morinaga được nhiều mẹ bầu đánh giá là sữa mát, vị nhạt dễ uống. Sữa còn có nhiều vị để các mẹ lựa chọn theo sở thích (trà xanh, cacao, trà sữa).

Loại sữa này cũng cung cấp đầy đủ các vitamin và dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu như: sắt, canxi, DHA, Axit Folic,…Đặc biệt, trong sữa bầu Morinaga còn chứa men Lactase có khả năng phân rã các thành phần khó tiêu, giảm thiểu tối đa cảm giác đầy bụng, buồn nôn, táo bón.

Một ưu điểm lớn nhất mà nhiều mẹ bầu lựa chọn sữa Morinaga đó là hàm lượng đường thấp, hàm lượng chất béo chỉ bằng ⅕ trong sữa tươi nên dinh dưỡng sẽ vào con chứ không vào mẹ nhiều. Mẹ không cần lo lắng về việc tăng cân quá nhiều khi mang thai hay nguy cơ tiểu đường thai kì.

Sữa bầu Meiji Mama được đánh giá là dòng sữa bột tốt cho mẹ bầu. Loại sữa này chứa đến 25 dưỡng chất thiết yếu, bao gồm canxi, sắt, photpho, kẽm, các loại vitamin, DHA và đặc biệt là vitamin K – một loại vitamin thiếu hụt trong sữa mẹ.

Meiji Mama được các mẹ nhận xét là loại sữa khá dễ uống, vị nhạt, không quá ngọt, thơm ngon và không ngậy, không béo nên mẹ bầu không phải lo lắng uống sữa bị tăng cân nhiều. Loại sữa này còn bao gồm cả axit docosahexaenoic (DHA) giúp kích thích khả năng tăng trưởng khỏe mạnh của thai nhi, fructooligosaccharides. Sữa có nhiều chất xơ đảm bảo cho mẹ bầu không bị đầy bụng, táo bón và buồn nôn.

Đây là loại sữa được nhiều mẹ bầu lựa chọn nhất là trong thời gian 3 tháng đầu hay ốm nghén. Loại sữa này có mùi thơm nhẹ, thanh nhã không gây kích ứng khứu giác, dễ uống.

Ngoài ra, hàm lượng đường trong sữa Imperial Mom XO không cao, lại là đường tự nhiên nên rất dễ uống, không quá ngọt nên mẹ bầu cũng không lo sẽ bị tiểu đường thai kì hoặc tăng cân nhiều. Đặc biệt, loại sữa này có xuất xứ từ Hàn Quốc, với quy trình công nghệ hiện đại nên mẹ bầu hoàn toàn yên tâm về chất lượng.

Bà Bầu Ăn Táo Có Tốt Không ?

Dinh dưỡng có trong quả táo

Các chất chống oxy hoá trong táo giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho sức khoẻ.

Trong quả táo chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kali, magie, canxi, vitamin A, B, C,..

Ngoài ra, trong quả táo còn chứa chất pectin giúp cung cấp axit galacturonic, làm giảm nhu cầu sử dụng insulin của cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bà bầu ăn táo có tốt không ?

Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên bổ sung quả táo vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình để tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi. Bà bầu ăn táo sẽ mang lại những lợi ích sau :

Tăng cường khả năng miễn dịch : Các chất chống oxy hoá trong quả táo không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ, mà còn là tiền đề cho sự phát triển tốt nhất của thai nhi. Đặc biệt mẹ bầu ăn táo mỗi ngày, cũng sẽ tăng cường miễn dịch cho bé sau sinh, giúp bé sinh ra ít bị dị ứng hơn các trẻ khác.

Giảm táo bón : Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu. Chỉ cần mẹ bầu ăn từ 1-2 quả táo/ngày sẽ rất tốt cho hệ tiêu hoá, làm giảm đáng kể triệu chứng táo bón ở mẹ bầu.

Giảm nguy cơ mắc bệnh cho bé : Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, những mẹ bầu ăn táo thường xuyên sẽ giảm thiểu được các nguy cơ mắc bệnh cho bé như hen suyễn, để bé phát triển một cách tốt nhất.

Giúp trẻ sinh ra thông minh : Quả táo chứa các nguyên tố vi lượng, carbohydrate, các vitamin, lượng kẽm dồi dào và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác, đặc biệt chứa lượng chất xơ phong phú hỗ trợ cho các cạnh của vỏ não bào thai phát triển, tốt cho bộ nhớ của bé sau này và thông minh hơn.

Bảo vệ hệ xương chắc khoẻ : Chất phloridzin và boron trong quả táo giúp hỗ trợ, bảo vệ hệ xương. Vì vậy, ăn táo thường xuyên trong thai kỳ và sau khi sinh sẽ mẹ và bé có hệ xương chắc khoẻ.

Như đã nêu ở trên, thành phần dinh dưỡng có trong một quả táo cực kì phong phú, đặc biệt là các loại vi chất, sinh tố và axit hoa quả rất tốt cho mẹ bầu. Vậy nên, khi mẹ bầu ăn táo đã phần nào cung cấp một phần chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ. Từ đó làm giảm nguy cơ co thắt bất thường trong quá trình mang thai. Bởi một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng co thắt bất thường này là do bà bầu thiếu chất.

Bảo vệ sức khoẻ răng miệng : Sau mỗi bữa ăn nếu mẹ bầu ăn táo sẽ rất tốt cho hệ tiêu hoá, ngoài ra nó còn giúp cho lợi khoẻ mạnh và phòng chống các bệnh về răng miệng. Phụ nữ mang thai rất dễ mắc các bệnh về răng miệng như đau răng, viêm lợi,…gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân. Vì vậy nên mẹ bầu nên ăn táo sau mỗi bữa ăn.

Lấy lại vóc dáng sau sinh : Duy trì ăn 1-2 quả táo mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hạ thấp lượng chất béo trung tính có hại trong máu, vừa giúp mẹ bầu có sức khoẻ tốt và thân hình thon gọn, nhanh chống lấy lại vóc dáng sau sinh.

Chữa chứng thiếu máu : Những người bị thiếu máu, bị thiếu các vitamin và giảm mức hemoglobin nên ăn táo. Loại quả này được dùng để điều trị bệnh gút và viêm khớp mãn tính, ngăn cản sự hình thành axit uric. Ngoài ra, táo còn là thứ trái cây tuyệt vời làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với hiệu ứng bức xạ và có tác dụng tăng lực cho cơ thể.

Những lưu ý khi bà bầu ăn táo

Mặc dù táo rất tốt cho sức khoẻ của con người, nhất là đối với những mẹ bầu. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường tràn lan những loại táo không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vì vậy khi chọn mua táo các mẹ bầu cũng nên hết sức cẩn thận.

Để đảm bảo an toàn trước khi ăn mẹ nên rửa sạch bằng nước có pha thêm muối, hay cẩn thận hơn mẹ nên gọt vỏ trước khi ăn.

Chọn mua quả tươi màu, không bị dập hay hư hỏng.

Bà Bầu Bị Táo Bón Có Nên Rặn Không ? Vì Sao Bà Bầu Hay Bị Táo Bón ?

Chứng táo bón là một nỗi ám ảnh với nhiều người, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng. Đối với bà bầu bị táo bón có nên rặn không, có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm.

Theo số liệu thống kê, cứ 10 bà bầu thì có 3 bà bầu bị táo bón trong thời kỳ mang thai, chứng tỏ đây là một bệnh khá phổ biến đối với phụ nữ trong thai kỳ.

Để trả lời câu hỏi bà bầu bị táo bón có nên rặn thì các bác sỹ sản khoa đã khuyên chị em là không nên rặn, vì việc cố để đào thải phân ra ngoài bằng cách rặn là phản khoa học, việc làm này còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như trĩ, rách hậu môn, đi ngoài ra máu… Không những ảnh hưởng đến bà bầu, việc rặn này còn dẫn tới nguy cơ sinh non, co cơ tử cung, động thai.

Vì sao bà bầu lại bị táo bón ?

1. Do chế độ ăn uống:

Một trong những quan tâm của mẹ bầu khi mang thai đó là việc dung nạp các thực phẩm nhiều chất với mong muốn con to, khỏe, tuy nhiên, do cung cấp quá nhiều chất, trong đó có sắt và canxi sẽ làm cho mẹ bị táo bón, tình trạng đi ngoài khó càng trầm trọng hơn.

2. Thay đổi vị giác:

Do khi mang thai, mẹ bầu luôn bị nhạt miệng nên thường thích ăn đồ ăn có vị cay, chua, mặn, nóng hoặc lạnh sẽ khiến tình trạng táo bón của mẹ nặng hơn.

3. Thay đổi nội tiết:

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ có sự thay đổi hormone giúp thai nhi phát triển sẽ có tác động lên đường ruột, gây áp lực với chuyển động của ruột từ đó gây ra chứng táo bón.

4. Do lười vận động:

Một số bà bầu có tâm lý lo sợ khi vận động, vì vậy rất hạn chế tập thể dục, thể thao, đây là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở mẹ bầu.

Bà bầu bị táo bón phải làm gì ?

1. Nên tăng cường các thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ:

Hàng ngày, bà bầu dễ bị táo bón nên cân đối thực đơn một cách hợp lý bằng việc bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giúp nhuận tràng: Rau mồng tơi, rau đay, rau cải cúc, chuối, đu đủ, … Chất xơ ngoài việc làm mềm phân, còn kích thích giúp bà bầu buồn đi ngoài, đẩy chất thải ra khỏi cơ thể.

2. Bổ sung đủ nước:

Đây là việc làm rất quan trọng, trung bình một ngày bà bầu cần bổ sung 3 lít nước dưới nhiều dạng để hạn chế tình trạng táo bón. Thông qua việc uống các loại nước trái cây, nước ép hoa quả, sinh tố, ăn canh… bà bầu sẽ giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, phân không bị cứng, gây khó khăn cho quá trình đào thải.

3. Tăng cường luyện tập thể thao:

Tùy thuộc vào sức khỏe của mình, các bà bầu có thể lựa chọn những bài tập thể dục phù hợp, mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút để vận động, tập các bài tập dành riêng cho bà bầu.

4. Bổ sung thêm một số món ăn vặt:

Như các loại đỗ, hoa quả sấy khô, sử dụng thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Bà bầu bị táo bón nên ăn gì ?

1. Bà bầu bị táo nhẹ:

Nên điều chỉnh chế độ ăn, uống sinh hoạt hàng ngày, với thực đơn nhiều rau xanh, nhiều trái cây, các chất dễ tiêu hóa. Không sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn, các món chiên, rán, tẩm ướp nhiều gia vị.

2. Bà bầu bị táo nặng:

Một số trường hợp bác sỹ có thể kê đơn dùng thuốc nhuận tràng, dùng thuốc thụt táo. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ, có thể không tốt đối với thai nhi, vì vậy trước khi sử dụng cần có chỉ định của bác sỹ và dùng theo liều lượng phù hợp.

3. Nên tạo thói quen đi vệ sinh:

Hàng ngày, vào khung giờ nhất định, nên ngồi xổm, nếu bầu to, có thể ngồi bồn cầu, kê một chiếc ghế dưới chân, hai tay chống lên đầu gối.

4. Nên đi vệ sinh ngay khi có cảm giác “mót”.

Với những bà bầu thường xuyên bị táo, cần tạo cho mình một tâm lý thoải mái mỗi khi đi vệ sinh, tuyệt đối không được cố rặn, nên kiên trì áp dụng thực đơn khoa học để giải quyết tình trạng táo bón nhanh nhất.