Top 9 # Bà Bầu Ăn Món Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bà Bầu Nên Kiêng Ăn Những Món Gì?

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thai kỳ , mẹ bầu cũng cần chú ý những món ăn nên hạn chế. Vậy bà bầu nên kiêng gì đảm bảo sức khỏe và an toàn cho thai nhi?

Mẹ bầu nên tránh và tuyệt đối tránh các thực phẩm sau trong suốt thời gian mang thai:

1. Thịt không được nấu chín

Mẹ bầu nên tránh các loại thịt tái, sống nộm, thịt chưa được nấu chín, thịt sống… Để đảm bảo an toàn cho thai nhi ở những tháng đầu cũng như thời gian sau, mẹ bầu cần chế biến thịt chín kỹ.

2. Cá sống

Các món ăn cá sống như sushi có thể gây ra ngộ độc thực phẩm cho thai nhi, nguy hiểm đến thai nhi. Trong các món cá sống lượng vi khuẩn khá lớn ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Tương tự với các món cá xông khói cũng không hề an toàn cho mẹ bầu. Cá nên được nấu chín rồi mới ăn để đảm bảo an toàn.

3. Cá chứa lượng thủy ngân cao

Mặc dù cá có chứa nhiều omega 3 rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung 340g/ tuần. Tuy nhiên nên biết chọn lựa loại cá tốt cho sức khỏe. Mẹ bầu cần tránh các loại cá chứa nhiều chất thủy ngân như cá mũi kiếm, cá mập, các thu vua, cá walleye. Đối với cá đóng hộp thì có thể dùng 340g/ tuần.

4. Trứng sống

Mẹ bầu cần tránh các món món salad Caesar có thể được chế biến bằng trứng sống. Trứng sống cực kỳ có hại đối với sự phát triển của bào thai, bởi chứa nhiều vi khuẩn gây nhiễm độc. các loại sốt mayonnaise cũng nên được hạn chế tối đa tránh ảnh hưởng cho sức khỏe thai nhi.

5. Các loại pho mai mềm

Phomai mềm được chế biến từ sữa không được diệt khuẩn, chứa nhiều vi khuẩn. Các loại phomai mềm như phô mai xanh, camembert, feta, brie, phô mai kiểu Mexico (blanco, fresco và decrema) nên được tránh không ăn trong thai kỳ.

6. Thịt nguội, thịt xông khói

Đây là các loại thực phẩm dễ bị lây nhiễm chéo vi khuẩn từ các thực phẩm khác. Cần được chế biến cẩn thận nếu mẹ bầu thực sự thích ăn và nên ăn rất ít, hạn chế tối đa.

7. Chất ngọt nhân tạo

Các chất làm ngọt như Saccharin, Stevia, Cyclamate, Sucralose, Aspartame đều được xem là không an toàn đối với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên dùng với một lượng nhỏ thôi.

8. Trà rau thơm

Tác dụng tốt của trà rau thơm đối với thai nhi chưa được khẳng định. nên tốt nhất mẹ bầu không nên sử dụng, tránh những tác dụng không tốt cho thai nhi.

9. Thực phẩm mau hư

Các thực phẩm mau hư hỏng trong nhiệt độ thường nên hạn chế tối đa ăn, tránh gây ngộ độc cho mẹ bầu.

10. Bia rượu, cà phê các chất kích thích

Thay vì uống các loại rượu, bia, rượu hỗn hợp, mẹ bầu nên uống nước trái cây như nước táo, cà chua, rượu trái cây, và các thức uống không cồn khác.

Mẹ bầu nên kiêng các loại thực phẩm kể trên và chú ý cung cấp đủ 5 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu là chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin, khoáng chất cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần ăn những thức ăn giàu folate có trong nước cam, dâu tây, rau dền, bông cải, ngũ cốc..

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ.

Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn

Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường

Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ

Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Video đề xuất: Có nên bổ sung vitamin E khi mang thai?

Bà Bầu Nên Ăn Và Tránh Món Gì

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, để một đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh, đủ cân, chiều cao đạt chuẩn, hay ăn, chóng lớn, người mẹ cần ăn ngon, ngủ tốt, giữ BMI trong khoảng từ 18,5 đến 23. Thai phụ c ần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối 4 nhóm thực phẩm đạm, béo, bột đường, vitamin, khoáng chất.

Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang thai cần chú ý tăng cường một số chất dinh dưỡng cần thiết như:

– Sắt và axit folic. Bổ sung viên sắt và axit folic khi chuẩn bị mang thai để giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh của trẻ có thể xuất hiện từ rất sớm trong quá trình mang thai. Tăng cường các thực phẩm nhiều axit folic như các loại rau xanh (rau chân vịt, cải xanh), các loại đậu đỗ và ngũ cốc, gan, thịt gà và một số hoa quả như cam, bưởi…

– Omega-3 là chất không thể thiếu trong quá trình phát triển trí não của trẻ nên mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ omega-3 trong chế độ ăn. Dầu thực vật và các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi… là những thực phẩm giàu omega-3.

– Tăng cường thực phẩm giàu canxi và các vi chất khác như magiê, kẽm. Người mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi để đảm bảo xương chắc khỏe, giúp thai nhi đạt được chiều cao tối đa và là nền tảng cho trẻ phát triển chiều cao, hệ xương, răng tốt, đồng thời giúp mẹ phòng được chứng hạ canxi huyết và loãng xương sau này. Các thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, trứng…nên được đưa vào thực đơn hàng ngày.

– Chú ý chọn các loại thức ăn có nhiều vitamin E như đậu, vừng, các loại hạt, lòng đỏ trứng gà, bột mì… Vitamin E được chứng minh có khả năng thúc đẩy quá trình thụ thai trong cơ thể phụ nữ.

Riêng với thai phụ gầy còm, ăn nhiều mà vẫn thiếu cân, nên tăng cường chất béo và chất bột đường trong khẩu phần, ăn thêm bữa tối trước khi đi ngủ. Nếu cảm thấy ăn không ngon miệng, có thể bạn đang có bệnh hoặc thiếu một sốu dưỡng chất, hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn điều trị.

Với thai phụ thừa cân, cần quyết tâm giảm trọng lượng cơ thể về mức BMI bình thường từ 18,5 đến 23 . Bên cạnh đó, cần tăng cườ ng vận động nhiều hơn hiện tại 30-60 phút mỗi ngày. Nên giảm khoảng 1/4 lượng thực phẩm bạn đang ăn trong bữa chính. Tăng cường rau, trái cây ít ngọt. Tránh thực phẩm béo, ngọt. Ăn đủ 3 bữa chính trong ngày, không nhịn ăn hay bỏ bữa. Không ăn khuya sau 20h. Ngủ đủ giấc, ban đêm cần ngủ trước 22h.

Tất cả phụ nữ mang thai được khuyến cáo từ bỏ những thói quen có hại như hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá . H ạn chế nước uống có cồn và các loại thuốc gây nghiện, cà phê, các chất kích thích. Bỏ thói quen lười vận động.

Để đảm bảo đứa con trong bụng phát triển ổn định, mẹ nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần nhằm phát hiện những bất thường của cơ thể để điều chỉnh kịp thời. Phụ nữ trước khi muốn có thai cũng cần chú ý lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia y tế sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho con sau này.

Thi Trân

Món Ăn Vặt Cho Bà Bầu

Món ăn vặt cho bà bầu nào tốt? Đây có lẽ là một trong những câu hỏi được các bà mẹ quan tâm nhất. Bởi trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ cần rất nhiều dinh dưỡng, thường xuyên cảm thấy đói. Thế nhưng ăn quá nhiều, chế độ ăn không hợp lý sẽ không có tác dụng, thậm chí khiến cho người mẹ mắc các bệnh thừa cân béo phì, hoặc người mẹ ăn nhiều nhưng các chất dinh dưỡng không được thai nhi hấp thụ.

1. Bánh yến mạch – món ăn vặt cho bà bầu

Đây là một sự lựa chọn không tồi cho các bà bầu “háo” ngọt. Làm bánh yến mạch rất đơn giản, chỉ cần khoảng 20-30 phút là bạn đã có một món ăn vặt vừa ngon vừa bổ dưỡng.

2/3 chén bơ đậu phộng, 1/2 gói socola chip, 1 chén yến mạch, 1/2 thìa hạt lanh, 2 thìa mật ong. Tất cả trộn đều, để ngăn lạnh 15 phút, sau đó đem viên tròn và thưởng thức.

Lớp vỏ mỏng tang, cùng với nhân trứng sữa thơm béo, ngọt mà không ngấy sẽ làm các mẹ bầu “liêu xiêu” vì thèm ăn.

Cách là món ăn vặt cho bà bầu – bánh bao kim sa cũng không hề cầu kì.

Xay mịn hỗn hợp: 6 lòng đỏ trứng gà (đã chín), 130g đường, 1 thìa bột ngô, 115g bơ, 60g sữa bột không đường, 6 thìa bột custard, cho và ngăn mát tủ lạnh trong vòng 2 tiếng.

Cho 3 thìa đường, 3/4 thìa muối, 3/4 thìa baking soda, 2 thìa dầu hạt cải, 240ml nước ấm (40 độ), 190g bột mì, 280g bột cake flour. Thêm 2 thìa men bột nở khô. Nhào trộn đều, bọc hỗn hợp lại khoảng 1 giờ. Nhào lại một lần nữa và để bột nghỉ thêm 30 phút.

Chia làm 18 phần đều nhau, bỏ thêm nhân bánh rồi đem hấp trong khoảng 8-10 phút.

Ăn khi bánh còn nóng.

Nhắc tới món ăn vặt cho bà bầu nhất định không thể bỏ qua bánh chuối chiên xù. Chuối chứa nhiều K, Ca, vitamin (A, C, B6)… giảm phù nề, ốm nghén, giúp phát triển não bộ thai nhi. Đây quả thật là một món “1 người ăn 2 người bổ”.

Chuối cắt thành từng miếng vừa ăn, lăn qua lòng đỏ trứng gà.

Lăn tiếp vào hỗn hợp: bột mì + bột chiên xù + mè đen.

Chiên chuối tới khi có màu vàng nâu giòn rụm, thấm bằng giấy thấm dầu và thưởng thức.

Chỉ với cách làm đơn giản vậy thôi là chúng ta đã có một món ăn vặt cho bà bầu cực ngon, cực bổ rồi, phải không?

Chocolate có khả năng ngăn ngừa tiền sản giật, huyết áp cao ở các bà bầu. Đồng thời chocolate giúp chống lại quá trình oxy hóa, giảm ung thư, kích thích endorphin làm tâm trạng của mẹ luôn vui vẻ. Vừa ngọt vừa ngon lại có nhiều tác dụng, các mẹ bầu chắc hẳn không thể bỏ qua món ăn vặt này.

Các bà bầu bị tiểu đường phải hạn chế chất béo từ thịt, nhưng thai nhi rất cần chất béo để có thể phát triển một cách bình thường. Giải pháp ở đây chính là cá hồi.

Cá hồi là thực phẩm “vàng” dành cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Ăn cá hồi giúp ổn định tâm trạng bà bầu, tốt cho sự phát triển trí não, hệ thần kinh và võng mạc thai nhi. Món ăn vặt cho bà bầu từ cá hồi cũng khá đơn giản, cùng bắt tay vào làm luôn thôi.

250g cá hồi phi lê, cắt miếng vuông, ướp với gia vị, để ngấm khoảng 10 phút.

Luộc chín 150g đậu Hà Lan, 100g hạt sen và 300g khoai tây (gọt vỏ, thái miếng vuông). Phi tỏi thơm, cho cá vào xào.

Khi cá săn lại, đổ thêm sữa tươi (250ml), một ít kem tươi và nước dùng.

Chờ hỗn hợp sôi, cho tiếp khoai tây, đậu, hạt sen đã luộc chín và gừng thái sợi vào, nêm gia vị vừa miệng để sôi lại.

Dùng nóng với bánh mì.

Lưu ý: bà bầu chỉ nên bổ sung 300g cá hồi một tuần.

Các bà bầu phát ngát với những món ăn đầy dầu mỡ, nhiều đạm? Hay “tẩy chay” các loại sữa vì đã uống quá nhiều? Hãy thay đổi khẩu vị bằng món phomai que. Đây là món ăn vặt cho bà bầu với đầy đủ protein, lipid, vitamin, đường, 4 nhóm chất chính quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi.

Phomai que lăn qua lòng đỏ trứng gà, lăn tiếp qua bột mì.

Lăn lại bằng lòng đỏ trứng rồi phủ lớp bột chiên phù bên ngoài cùng.

Chiên giòn, thấm qua giấy thấm dầu rồi thưởng thức với tương cà.

Hẳn các bà mẹ là fan của phim hàn không còn lạ lẫm với món ăn vặt này. Bánh kim chi chua chua cay cay chắc chắn sẽ khiến cho mẹ bầu không thể cưỡng lại.

Cách làm món ăn vặt cho bà bầu từ kim chi:

Ba tháng đầu tiên của thai kỳ rất quang trọng, đây là giai đoạn thai nhi yếu ớt nhất, cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Đồ ăn vặt ở giai đoạn này phải được chọn lựa kĩ càng. Các món ăn vặt tốt cho bà bầu ở giai đoạn này mà chuyên gia y tế khuyên sử dụng như sữa chua, hay hoa quả sấy (nhất là khoai lang sấy)…

Không thể bỏ qua sữa chua khi nhắc tới các món ăn vặt cho bà bầu. Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ, cung cấp canxi cho thai nhi. Các bà mẹ mang bầu có thể mua các loại sữa chua ngoài hoặc trực tiếp làm tại nhà theo công thức như sau.

Cho sữa tươi, sữa đặc, kem tươi vào nồi và bật bếp lửa nhỏ vừa, nấu cho hỗn hợp nóng già tầm 70 độ là tắt bếp, để cho sữa nguội bớt.

Khi sữa hơi ấm bạn cho sữa chua mua sẵn vào cùng, khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan là được.

Rót sữa chia đều vào các hũ đựng sữa đã được tiệt trùng trước khi sử dụng.

Đậy nắp các hũ sữa chua rồi bạn đem cất vào nơi ấm áp, bạn không cần ủ nước ấm như các công thức khác. Để khoảng 8-10 tiếng là sữa lên men chua vừa, đem cất sữa chua vào tủ lạnh để ăn dần.

Khoai lang sấy cũng là một món ăn vặt cho bà bầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Khoai lang chứa nhiều K, chất xơ, vitamin… tốt cho cả mẹ lẫn bé.

Miếng khoai lang giòn giòn ngọt ngọt sẽ thỏa mãn cơn thèm ăn của mẹ bầu. Mẹ bầu có thể mua khoai lang sấy bán sẵn tại các cửa hàng hoặc siêu thị. Tuy nhiên khoai lang sấy tự làm sẽ có lượng chất béo ít hơn so với các loại khoai lang sấy bán sẵn.

Rửa sạch khoai lang, gọt vỏ rồi cắt hình que hoặc thái miếng tròn, có độ dày vừa ăn. Ngâm khoai trong nước lạnh khoảng 1 giờ rồi vớt ra để ráo.

Cho bột ngô vào một túi nylon sạch.

Cho tiếp khoai lang đã ráo nước vào túi rồi xóc đều để khoai ngấm bột.

Đổ khoai lang đã tẩm bột ra khay nướng, rưới đều 2 thìa dầu ăn lên khắp bề mặt khoai.

Trộn đều để khoai lang ngấm đều dầu. Sau đó, cho khoai vào lò nướng trong 15 phút ở 250oC.

Lấy khoai lang ra khỏi lò và thưởng thức.

Món Ăn Cho Bà Bầu Bị Đau Đầu? Bà Bầu Bị Đau Đầu Ăn Gì?

Bà bầu bị đau đầu khi mang thai là tình trạng phổ biến mà các mẹ thường gặp, đặc biệt là ở 3 tháng đầu. Những nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai thể kể đến như là sự thay đổi hormone, sự phát triển của thai nhi hay do thói quen sinh hoạt không khoa học của mẹ. Bị đau đầu khi mang thai mang đến nhiều khó khăn cho bà bầu, đôi khi cũng ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vậy bà bầu bị đau đầu nên ăn gì để giảm ơn đau? Món ăn cho bà bầu bị đau đầu là gì? Những thực tốt giúp trị cơn đau đầu?

Món ăn cho bà bầu bị đau đầu: cá hồi

Món ăn cho bà bầu bị đau đầu: rau chân vịt/rau bina

Ngoài ra, rau bina còn chứa nhiều vitamin thiết yếu đối với cơ thể như: A, K, D, E và một loạt các khoáng chất khác rất có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé.

Thực phẩm cho bà bầu bị đau đầu: sắt

Một trong những nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai đó là thiếu máu thai kỳ. Khi thiếu máu, bà bầu thường có triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, choáng váng,.. Để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai, cụ thể là giảm chứng đau nhức đầu bà bầu cần bổ sung sắt vào thực ăn dinh dưỡng hàng ngày.

Những thực phẩm giàu sắt tốt cho bà bầu là:

Món ăn cho bà bầu bị đau đầu: đậu trắng

Món ăn cho bà bầu bị đau đầu: dưa hấu

Thực phẩm giúp giảm cơn đau đầu cho bà bầu là dưa hấu. Dưa hấu có tác dụng trị đau đầu hiệu quả nhờ chứa lượng nước đồi dào. Phụ nữ mang thai bị đau đầu có thể ăn dưa hấu để giúp giảm tình trạng đau nhức. Nếu mẹ không muốn ăn thì có thể ép lấy nước hoặc làm thành sinh tố để dễ hấp thụ hơn.

Một số thực phẩm có nhiều nước tốt trong việc cải thiện tình trạng đau đầu là:

Ngoài lượng nước tự nhiên dồi dào, rau xanh và trái cây còn chứa nhiều vitamin C và khoáng chất thiết yếu như ma-giê giúp giảm nhanh quá trình đau đầu hữu ích cho bạn hàng ngày.

Món ăn cho bà bầu bị đau đầu: thực phẩm chứa glycogen

Những thực phẩm giàu glycogen:

Thực phẩm cho bà bầu bị đau đầu: thức ăn giàu carbohydrate

Xây dựng một chế độ ăn giàu carbonhydrate là cách cung cấp cho cơ thể glycogen – dưỡng chất tốt cho não bộ. Một chế độ ăn giàu carbonhydrate còn giúp cải thiện tinh thần vì chúng kích thích cơ thể giải phóng ra nhiều serotonin, một hóc-môn có tác dụng làm dịu thần kinh. Bà bầu bị đau đầu hãy ăn những món như bánh mì làm từ bột mì thô, bột yến mạch, trái cây hoặc sữa chua.

Ngoài ra, những thực phẩm giàu carbonhydrate tốt cho bà bầu là:

Lưu ý dinh dưỡng bà bầu bị đau đầu

Bà bầu bị đau đầu không nên ăn gì?

Phụ gia thực phẩm: bột ngọt, các chất làm ngọt nhân tạo, chất tạo màu thường có trong các món tráng miệng, thực phẩm đóng hộp.

Thức ăn nhanh, thịt chứa chất bảo quản, đồ hộp.

Đồ uống có cồn như: rượu, bia.

Các thực phẩm chứa nhiều đường.

Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.

Phụ nữ mang thai bị đau đầu không nên làm gì?

Tránh những nơi ồn ào, có tiếng động lớn. Âm thanh lớn sẽ làm cho tình trạng đau nhức đầu trở nên trầm trọng.

Mẹ bầu bị đau đầu không được tự ý uống bất kỳ loại thuốc giảm đau nào. Nếu tình trạng nhức đầu trở nên trầm trọng kèm theo sốt, đau bụng, tốt nhất các mẹ nên đến gặp ngay bác sĩ để được hỗ trợ.

Qua bài chia sẻ hôm nay mong rằng đã giúp các mẹ trả lời các câu hỏi về món ăn cho bà bầu bị đau đầu là gì? Phụ nữ mang thai bị đau đầu nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh và những lưu ý sức khỏe.

Nguồn: Tổng hợp