Top 14 # Bà Bầu Ăn Gì Để Không Bị Chuột Rút Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bà Bầu Bị Chuột Rút Là Thiếu Chất Gì ? Bà Bầu Bị Chuột Rút Nên Làm Gì

Với một số bà bầu, chuột rút là một trong nhiều biểu hiện gây khó chịu và đau đớn, đôi khi đó là dấu hiệu của một số bệnh lý quan trọng cần được phát hiện và xử lý sớm. Vì sao bà bầu bị chuột rút và chuột rút có phải do bà bầu thiếu chất, cùng trả lời câu hỏi qua bài viết sau:

Vì sao bà bầu bị chuột rút ?

Chúng ta biết rằng, khi phụ nữ mang thai, cơ thể sẽ có rất nhiều thay đổi cả về hình thức lẫn nội tiết cũng như các chức năng khác.

Khi cơ thể bà bầu tăng cân, trung bình một thai kỳ, phụ nữ sẽ tăng khoảng 12 đến 20kg. Trọng lượng cơ thể tăng, dồn áp lực lên hai chân nhiều hơn, khiến cho tình trạng phù chân và hiện tượng bị chuột rút xảy ra.

Mang thai đồng nghĩa với việc bụng bạn sẽ ngày một lớn, các cơ thành bụng sẽ giãn nở nhiều, các dây chằng ở bẹn, hông sẽ căng hơn để làm nhiệm vụ đỡ bào thai lớn dần khiến cho bà bầu cũng dễ bị chuột rút.

Một số trường hợp do thiếu chất, thiếu canxi vì bị ốm nghén cũng khiến cho hệ xương của bà bầu yếu đi dễ khiến chuột rút xảy ra nhiều hơn.

Nhìn chung, chuột rút là bệnh mà nhiều bà bầu bị khi mang thai, biểu hiện này sẽ hết nếu bà bầu có chế độ sinh hoạt khoa học và hợp lý.

Bà bầu bị chuột rút cần đi khám và điều trị khi nào?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, bà bầu hay bị chuột rút là do lượng canxi, magie, kali trong cơ thể quá thấp, gây mất cân bằng điện giải, xương bị yếu.

Tác dụng của canxi đối với bà bầu?

​ Trung bình một ngày, phụ nữ khi đang mang thai cần bổ sung khoảng 1.000mg canxi để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Đây là chất có vai trò quan trọng trong việc tạo nên một hệ xương và răng chắc khỏe ở bà bầu cũng như góp phần hình thành khung xương ở thai nhi. Thiếu canxi là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác ngoài bị chuột rút ở bà bầu:

Tác dụng của Kali đối với bà bầu?

Đây là chất điện giải cần thiết cho toàn bộ hoạt động của bà bầu, nhất là với các cơ. Có khoảng gần 90% kali nằm trong các cơ của cơ thể, nó tác động rất lớn đến việc bà bầu có bị chuột rút hay không. Trung bình một ngày, bà bầu cần khoảng 5.000mg kali.

Bà bầu bị chuột rút nên ăn gì ?

Vậy để phòng chống bệnh tật và ngăn ngừa bị chuột rút ở bà bầu, một số loại thực phẩm bà bầu nên sử dụng thường xuyên trong thai kỳ như:

Các loại rau: Nhiều loại rau xanh chứa lượng canxi lớn, như cải bắp, cải xoăn, cải cúc, rau dền… chứa khoảng 40mg trên 100g rau xanh. Riêng súp lơ hay còn gọi là bông cải xanh chứa khoảng 70mg canxi trên 100g rau.

Ăn khoai nướng: Khoai vừa có tác dụng giúp bà bầu hạn chế táo bón lại vừa có tác dụng trong việc bổ sung kali, với khoang lang nướng có khoảng 700mg kali, khoai tây nướng là 550mg.

Bà bầu bị chuột rút một cách thông thường hoàn toàn có thể kiểm soát và hạn chế nếu biết cách. Đối với những trường hợp nặng hơn thì bà bầu cần chủ động đi khám và lắng nghe những tư vấn của các bác sỹ để có giải pháp phù hợp !

Thực Phẩm Cho Bà Bầu Bị Chuột Rút? Bị Chuột Rút Khi Mang Thai Ăn Gì?

Chuột rút là hiện tượng phổ biến mà hầu hết các bà bầu đều gặp phải khi mang thai. Chuột rút xảy ra đồng nghĩa với việc có thể mẹ bầu đang có những thay đổi theo giai đoạn thai kỳ. Một số khác cho rằng chuột rút là sự biểu hiện của việc thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Tuy vậy, chuột rút khi mang thai vẫn mang đến cho bà bầu những bất tiện nhất định. Vậy bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Thực phẩm cho bà bầu bị chuột rút là gì? Bà bầu bị chuột rút nên ăn gì?

Thực phẩm cho bà bầu bị chuột rút: canxi

Nguyên nhân dẫn đến chuột rút khi mang thai là do cơ thể thiếu canxi. Đặc biệt khi hiện tượng chuột rút xảy ra ở vùng lưng và chân, thì bà bầu cần phải bổ sung sanxi vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày ngay.

Những thực phẩm giàu canxi cho bà bầu đó là:

Hải sản: cá hồi, cá mòi, hàu, tôm, cua,…

Sữa

Các chế phẩm từ sữa: sữa chua, phô mai, bơ,…

Yến mạch

Rau xanh: súp lơ, bắp cải, rau chân vịt,

Các loại hạt: đậu đen, đậu đỏ, gạo lức, óc chó,…

Trái cây như cam quýt, bưởi, đu đủ chín,…

Món ăn cho bà bầu bị chuột rút: quả bơ

Để ngin miệng hơn bà bầu có thể chế biến bơ theo những cách sau:

Thực phẩm cho bà bầu bị chuột rút: chuối

Món ăn tốt cho bà bầu bị chuột rút là chuối. Trong chuối có chứa lượng kali dồi dào, loại khoáng chất giúp cơ thể bạn phá vỡ carb và tạo cơ bắp. Vai trò của kali có thể kể đến đó là tham gia vào các hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh. Nếu cơ bắp thiếu kali sẽ xảy ra hiện tượng chuột rút. Ngoài kali, chuối cũng cung cấp canxi và magiê cần thiết để giảm nguy cơ chuột rút.

Món ăn cho bà bầu bị chuột rút: socola đen

Thực phẩm cho bà bầu bị chuột rút: thơm/dứa

Tác dụng của dứa giúp tăng sự thư giãn cho cơ bắp và làm giảm co thắt cơ đột ngột. Ăn dứa còn giúp bù nước và bổ sung lượng glycogen. Glycogen là nguồn năng lượng cho cơ bắp, có tác dụng giảm viêm và đau hiệu quả.

Bà bầu bị chuột rút hãu uống 1 ly ép thơm moãi ngày để cảm nhận được hiệu quả. Chú ý không nên quá nhiều thơm/dứa vì có thể làm cho lưỡi bị tê rát.

Dinh dưỡng cho bà bầu bị chuột rút: thực phẩm giàu Carbohydrate

Một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị chuột rút đó là thiếu hụt Glycoen. Glycogen thường bị mất đi do cơ thể hoạt động hay làm việc quá sức. Người bị chuột rút có thể bổ sung glycogen bằng các thực phẩm giàu Carbohydrate.

Thực phẩm giàu Carbohydrate cho bà bầu đó là:

Thực phẩm cho bà bầu bị chuột rút: dưa hấu

Món ăn cho bà bầu bị chuột rút là dưa hấu. Dưa hấu chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng tốt như kali, magiê, canxi và ít natri. Những vận động hàng ngày có thể khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, dẫn đến mất natri và nước, là nguyên nhân của hiện tượng chuột rút. Bà bầu bị chuột rút ăn một chén dưa hấu hàng ngày có thể cải thiện tình trạng rắc rối này.

Lưu ý cho bà bầu bị chuột rút

Người bị chuột rút nên làm gì?

Uống đủ nước, khoảng từ 6 đến 8 cốc, tương đương 1,5 đến 2 lít nước.

Ăn nhiều rau củ trong bữa ăn chính

Tập thể dục đều đặn, chọn những bài tập và thời gian tập phù hợp với bản thân. Tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước khi đi ngủ.

Tránh vận động và làm việc quá sức

Hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, tránh để tâm trạng xấu, stress hay căng thẳng.

Qua bài chia sẻ hôm nay mong rằng đã giúp các mẹ trả lời các câu hỏi về thực phẩm cho bà bầu bị chuột rút là gì? Phụ nữ mang thai bị chuột rút nên ăn gì và những lưu ý sức khỏe khi bị chuột rút.

Nguồn: Tổng hợp

Bà Bầu Bị Chuột Rút

Bà bầu bị chuột rút là tình trạng phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng là điều tự nhiên. Khi mang thai cần cảnh giác để “giải cứu” mình với những cơn đau có thể do các nguyên nhân nguy hiểm khác.

Tìm hiểu về hiện tượng chuột rút ở bà bầu

Đầu tiên, chuột rút là tình trạng cơ đột nhiên co thắt đột ngột. Ở bắp thịt xuất hiện cảm giác đau dữ dội, dẫn đến bệnh nhân khó có thể chuyển động được. Chuột rút gây cảm giác đau đớn do sự co cơ thường gặp vào mùa đông. Các trường hợp hoạt động quá mức, sức khỏe giảm sút hay có thể do bị ngộ độc…

Chuột rút thường hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng là chủ yếu. Thật nguy hiểm khi bị chuột rút trong lúc bạn đang bơi và đang lái xe. Ở mọi lứa tuổi, chuột rút đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, đa phần chuột rút xảy ra ở người cao tuổi và phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.

Chuột rút ở bà bầu thường gặp nhất là các cơn đau vùng bụng, bồn chồn vùng chân. Đây là hiện tượng thường xuyên gặp khi mang thai. Chuột rút gây cảm giác đau nhói đột ngột hết sau khoảng 5 phút hoặc đau âm ỉ khó chịu. Đặc biệt, bà bầu hay xuất hiện các cơn co thắt ở bụng.

Theo các bác sĩ sản khoa, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút khi mang thai.

– Khi thai nhi trong bụng mẹ càng phát triển, trọng lượng cơ thể mẹ bầu tăng lên. Cân nặng toàn cơ thể gây áp lực tới các cơ bắp ở chân. Các bó cơ dễ bị co quắp gây tình trạng chuột rút ở chân.

– Để tạo điều kiện tốt cho thai nhi phát triển, tử cung của bà bầu thường phải mở rộng ra. Khi đó các dây chằng và cơ bị chèn ép, gây ra hiện tượng chuột rút khi mang thai.

– Tình trạng nôn ói trong thời kì mang thai cũng là lí do khiến cơ thể mất nhiều nước, mất cân bằng điện giải và chất dinh dưỡng. Từ đó, dẫn đến tình trạng cơ bị co cứng.

– Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì? Thiếu canxi cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút. Khi mang thai, thường thì nhu cầu canxi tăng lên gấp đôi so với phụ nữ bình thường nhằm cung cấp cho thai nhi. Nếu không bổ sung lượng canxi cho cơ thể. Mẹ bầu phải tự động rút canxi để truyền cho bé.

Các cơ thiếu canxi dẫn đến tình trạng căng cứng cơ và co rút. Khi mất cân bằng nhiều photpho, ít canxi trong cơ thể. Thiếu sắt hoặc acid folic cũng gây ra tình trạng bồn chồn chân – tăng nguy cơ chuột rút.

– Các nguyên nhân khác: khó tiêu, sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang…

Chuột rút khi mang thai đừng chủ quan

Bà bầu bị chuột rút thường xảy ra ở bắp chân và vùng bụng. Trong đó, các cơn đau do chuột rút vùng bụng cần chú ý hơn cả.

Bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không?

Dấu hiệu chuột rút lúc mang thai với các cơn đau liên tiếp và biểu hiện sưng chân, vùng xung quanh chạm vào có cảm giác nóng. Trường hợp này có thể gặp nguy cơ đông máu. Bà bầu cần được thăm khám bác sĩ ngay.

Cẩn trọng vùng bụng chuột rút khi mang thai

Cơn đau khi bị chuột rút thông thường cũng rất dễ nhầm tưởng với các cơn đau nguy hiểm khác. Một số dấu hiệu đau bụng cần đặc biệt cảnh giác khi bị chuột rút ở vùng bụng:

– Mang thai ngoài tử cung (trứng thụ tinh ngoài tử cung). Tình trạng này dễ gây các cơn chuột rút dạng đau thắt kèm choáng váng, cần được đến bác sĩ ngay.

– Hiện tượng đau quặn kèm dấu hiệu chảy máu âm đạo. Các bà bầu cần thăm khám ngay bởi có nguy cơ bị sảy thai.

– Tiền sản giật có thể gây cơn đau dữ dội ở vùng bụng trên.

– Chuột rút gây đau bụng, co thắt liên tục kèm hiện tượng giãn nở tử cung trước 37 tuần thai kỳ thì bà bầu có nguy cơ sinh non.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây đau bụng dưới, đi tiểu đau. Co thắt kèm đau bụng dữ dội, buồn nôn có thể là do viêm ruột thừa, sỏi thận.

– Tình trạng cơn chuột rút đau đớn kéo dài không khỏi rất nguy hiểm. Lúc này bà bầu có thể gặp hiện tượng nhau thai tách ra khỏi tử cung trước khi sinh. Một số tình trạng cơn đau không giảm, 1 giờ có hơn 6 cơn co thắt cũng là dấu hiệu cần lưu ý.

Dẹp bỏ lo lắng nếu bà bầu bị chuột rút thông thường

Chuột rút là tình trạng phổ biến ở bà bầu. Khi đã phân biệt được các cơn đau nguy hiểm thì các mẹ đừng quá lo lắng với chuột rút thông thường.

Trường hợp chuột rút ở bắp chân khi mang thai hoặc bắp tay là các dấu hiệu tự nhiên trong thai kỳ. Chỉ cần xử trí bằng các biện pháp giúp giảm đau sau vài phút thư giãn lại cơ bắp.

Chuột rút khi mới mang thai vùng bụng là dấu hiệu trứng thụ tinh làm tổ. Đây cũng là hiện tượng tốt để bạn biết tử cung đang thích nghi với sự thay đổi. Các cơ tử cung sẽ có phản ứng co thắt nếu gặp áp lực.

Bà bầu bị chuột rút thường xảy ra vào giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Khi mới mang thai, nồng độ hormone thai kỳ tăng. Các hiện tượng đầy hơi, táo bón dễ gây ra cơn đau quặn trong 16 tuần đầu.

Giữa thai kỳ, các cơn đau nhẹ có thể xảy ra chứng tỏ tử cung đang mở rộng, em bé ngày một lớn lên. Các mẹ nên vui mừng thay vì lo lắng nếu không có hiện tượng gì bất thường.

Cuối thai kỳ, các mẹ sẽ gặp cơn đau gần như chuyển dạ, mức độ co thắt mạnh hơn. Lúc này hãy thư giãn, massage nhẹ nhàng vùng bị chuột rút.

Hiện tượng chuột rút khi mang thai ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của thai phụ. Việc phòng ngừa hiện tượng này là một điều hết sức cần thiết. Bà bầu có thể thực hiện một số cách sau:

– Thường xuyên thay đổi tư thế đứng, nằm.

– Xoa bóp, massage vùng bụng xuống đùi đến bắp chân, bàn chân để tăng quá trình lưu thông máu tốt hơn. Trước khi đi ngủ nên co dũi bắp chân, xoay mắt cá chân khi ngồi.

– Gác chân lên 1 cái gối mềm hoặc nằm nghiêng bên trái giúp giảm áp lực cho phần bắp chân và cơ bụng.

– Mỗi ngày nên dành ra 30 phút để thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, căng cơ,… Vận động nhẹ nhàng giúp tăng tuần hoàn khí huyết.

– Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh đủ chất. Kết hợp đi tiểu thường xuyên tránh bàng quang bị căng gây co thắt tử cung.

– Dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn, giữ tinh thần thoải mái.

– Sử dụng nước ấm để tắm. Ngâm chân với muối và gừng, thảo mộc trước khi ngủ cũng giảm nguy cơ chuột rút ở bà bầu.

– Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết đặc biệt là canxi và vitamin. Khẩu phần ăn cần chú trọng và nên bổ sung thêm từ các thực phẩm chức năng cho bà bầu.

Thiếu Canxi là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút khi mang thai. Khi mang thai, nhu cầu Canxi của người phụ nữ tăng lên gấp 40% so với người bình thường. Đặc biệt, ở những cuối thai kì, nhu cầu Canxi của mẹ rất cao, khoảng 1500mg/ngày.

Với nhu cầu lớn như thế này, việc bổ sung canxi bằng chế độ ăn là không đủ bởi bà bầu cũng chỉ ăn được hạn chế số lượng thực phẩm giàu canxi. Khi đó, uống thêm những thực phẩm chức năng bổ sung canxi là điều cần thiết giúp mẹ phòng tránh thiếu hụt canxi gây nên những triệu chứng khó chịu như chuột rút khi mang thai.

Vậy loại canxi nào tốt nhất cho bà bầu?

Mẹ bầu cần lượng lớn canxi nên lựa chọn các loại canxi cho độ hấp thu cao nhất. Trong đó canxi tự nhiên dạng nano được chứng minh tương thích nhất với cơ thể người nên sẽ dễ dàng được cơ thể hấp thu hơn.

Avisure HiCal, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, bổ sung Canxi với thành phần 100% Canxi nano Hydroapatite. Đây là muối canxi nano tự nhiên hữu cơ. Loại canxi cho khả năng hấp thu tốt, cao gấp nhiều lần so với các dạng Canxi thông thường. Bổ sung đủ Canxi mẹ sẽ không còn lo lắng phiền muộn về hiện tượng chuột rút. Đồng thời đảm bảo sự phát triển toàn diện về hệ xương cho bé.

Bị Chuột Rút Nên Làm Gì? Những Điều Bà Bầu Cần Làm Nếu Muốn Hết Chuột Rút!

0 lượt xem

Trọng lượng cơ thể tăng lên: Làm tăng áp lực lên các cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút. Tần suất xảy ra chuột rút thường tăng mạnh ở cuối thời kỳ mang thai, nhất là vào ban đêm.

Thiếu dinh dưỡng do ốm nghén khi mang thai: Nếu bà bầu hay bị ốm nghén vào đầu thai kì gây nôn ói và không ăn uống được có thể làm cho cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải,… dẫn đến chứng co cứng cơ. Khi thai nhi phát triển lớn hơn, tử cung người mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con, kéo theo các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, tạo các cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng,…

Thiếu canxi, Magie: Một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng chuột rút về đêm là thiếu canxi, magie. Lượng canxi trong máu thấp có thể dẫn đến nguy cơ bị các cơn tetani, gây chuột rút và đau cơ. Magie có vai trò quan trọng trong việc củng cố chức năng cơ bắp, là dưỡng chất cần thiết giúp cơ hoạt động hiệu quả. Bà bầu bị thiếu canxi, magie dễ bị chuột rút cơ bắp hơn bà bầu được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất này.

Ngoài ra, có một số trường hợp bà bầu có thai, tử cung to chèn vào tĩnh mạch vùng chậu gây cản trở máu lưu thông cũng dễ gây hiện tượng chuột rút.

2. Bà bầu bị chuột rút nên làm gì?

Cách xử lý như thế nào khi bị chuột rút

Khi bị chuột rút, ngay lập tức bà bầu nên căng cơ bắp chân của mình bằng cách căng thẳng chân, gót chân, nhẹ nhàng uốn cong ngon con. Lúc đầu sẽ khá đau nhưng nó sẽ làm giảm nhanh bớt các cơn đau co thắt do chuột rút gây ra và dần dần sẽ hết bị chuột rút. Hoặc dùng 1 chiếc khăn ấm chườm nóng để xoa bóp các cơ sẽ giúp giãn cơ nhanh hơn. Nếu được bà bầu nên đi bộ nhẹ nhàng vài phút để làm cơn chuột rút mất đi.

Một số cách giúp giảm tình trạng chuột rút khi mang thai:

Mẹ bầu có thể thử những cách sau để giữ cho chân không thường xuyên bị chuột rút:

Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, trường hợp phải đứng một địa điểm trong thời gian dài, bà bầu nên tìm cách di chuyển đôi chân để máu lưu thông tốt hơn.

Tạo thói quen vận động và kéo căng cơ bắp chân thường xuyên vào ban ngày và nhiều lần trước khi đi ngủ.

Xoa bóp mắt cá chân và ngón chân thường xuyên khi ngồi để máu lưu thông tốt hơn.

Bà bầu nên đi bộ mỗi ngày (trừ trường hợp được bác sĩ khuyên là giảm tránh vận động/tập thể dục).

Tư thế nằm nghiên về bên trái giúp cải thiện máu lưu thông đến và đi từ bàn chân.

Tắm bằng nước ấm để thư giãn cơ thể và tinh thần.

Ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ với gừng và muối ấm. Bạn có thể thêm lá hương nhu, lá sả hoặc tinh dầu tràm để thư giãn.

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết khi mang thai.

Theo Dinhduongbabau.net