Top 9 # Bà Bầu Ăn Gì 3 Tháng Đầu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bà Bầu Ăn Gì Trong 3 Tháng Đầu

Bà bầu ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ là quan tâm của mọi chị em phụ nữ khi biết mình mang thai. Ảnh Internet

1. Ăn uống trong 3 tháng đầu thai kỳ quan trọng như thế nào?

Chúng ta phần lớn đều biết rằng, 3 tháng đầu thai kỳ cực kỳ quan trọng vì ở thời điểm đầu của tam cá nguyệt đầu tiên, các tế bào hình thành, não và tủy sống của em bé bắt đầu hình thành, phát triển. Đây cũng là giai đoàn hình thành các cơ quan quan trọng trong cơ thể con như tim chẳng hạn. Đến cuối tam cá nguyệt thứ nhất, em bé đã có cánh tay và chân, các phần khác như móng tay, móng chân, cơ quan sinh sản cũng bắt đầu hình thành.

Trong khi đó, thực phẩm mà chúng ta nạp vào có một phần tác động vào sự phát triển này. Chính vì thế, ăn uống trong 3 tháng đầu rất cần được chú ý, nếu mẹ muốn con của mình thật khỏe mạnh. Việc ăn uống lành mạnh đầu thai kỳ, cũng chính là một bước khởi động tuyệt vời cho cả 2 mẹ con, cho một thai kỳ tươi khỏe và đầy sức sống.

Thêm vào đó, việc ăn uống lành mạnh có kế hoạch khoa học trong 3 tháng đầu còn góp phần giúp mẹ giảm thiểu được nhiều triệu chứng khó chịu, trong đó bao gồm ốm nghén, táo bón, mệt mỏi,….

Ăn uống trong 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng vì nó có những tác động nhất định đến sự phát triển của em bé ở giai đoạn đầu tiên. Ảnh Internet

2. Lượng dinh dưỡng bà bầu cần đến trong 3 tháng đầu cụ thể là bao nhiêu?

Chúng ta vẫn có khái niệm khi mang bầu là ăn cho 2 người, nên ngay từ khi biết có thai, lập tức rất nhiều bà bầu đều cố gắng bồi bổ và ăn uống vô cùng “tích cực”. Vấn đề đáng bàn hơn, lại không phải là bạn ăn cho 2 người, mà cần biết rõ nên ăn như thế nào tức là tập trung nhiều vào chất lượng hơn là số lượng, thì sẽ bảo đảm cho sức khỏe, và cung cấp đủ dưỡng chất cho em bé phát triển – đấy mới là điều quan trọng.

Ở 3 tháng đầu thai kỳ , nhu cầu dinh dưỡng của em bé chưa cao. Trung bình, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu chỉ cần nạp 2.000 calo/ ngày. Con số này đương nhiên có thể xê xích, tùy theo bà bầu đó có hoạt động nhiều hay không, có tiêu tốn nhiều năng lượng hay không.

Một vấn đề khác được đặt ra trong 3 tháng đầu thai kỳ là, các bà bầu đa phần đều trải qua thời gian ốm nghén, cảm thấy ăn uống không ngon miệng, dễ có cảm giác bị buồn nôn, đầy bụng và táo bón. Chính những điều này có thể là nguyên nhân cản trở việc các bầu không thể nạp đủ dễ dàng 2000 calo như ước tính.

Trung bình, mỗi bà bầu cần 2.000calo mỗi ngày. Ảnh Internet

Để dễ dàng hơn cho việc tiêu thụ đủ lượng calo cần thiết, các bầu có thể chia nhỏ bữa ăn, áp dụng các bữa phụ. Chúng ta có thể chia lượng calo cần nạp ở 3 bữa chính với mỗi bữa tiêu thụ được khoảng 350-400 calo. Lượng calo còn lại chia đều cho các bữa phụ tăng cường, mỗi bữa từ 90-150 calo và cộng thêm sữa. Như vậy, việc đảm bảo tiêu thụ đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể sẽ dễ thực hiện hơn.

Đề cập đến đây, chúng ta có thể sẽ băn khoăn, liệu mình có thể ước lượng lượng calo như thế nào. Điều này thực sự không khó khăn. Với các thực phẩm tiêu thụ, chúng ta đều có thể tìm hiểu được khá rõ ràng, rằng trong 100g thực phẩm loại chúng ta chọn sẽ cung cấp bao nhiêu calo, từ đó bạn có thể ước tính được, mình nên dùng bao nhiêu gam thực phẩm đó trong một bữa ăn của mình.

Ngoài trang thông tin của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, bạn cũng có thể tra cứu thành phần dinh dưỡng của thực phẩm tại trang thông tin khá đầy đủ như Self Nutrition Data . Sự tra cứu này khá hữu ích, vì nó giúp bạn nắm sơ qua lượng thực phẩm có thể cung cấp cho bạn lượng calo trung bình là bao nhiêu và các vitamin khoáng chất bạn nhận được từ đó gồm những gì. Nhờ đó, bạn sẽ yên tâm hơn về việc lựa chọn thực phẩm, cũng như tổ chức bữa ăn cho mình sao cho phù hợp hơn.

3. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ gồm các chất nào?

Người ta hẳn đều nói với bạn khi bắt đầu mang thai rằng, bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để tốt cho sự phát triển của em bé, hạn chế dị tật cho thai nhi và giúp bạn có một khoảng thời gian thai kỳ khỏe khoắn bình yên. Thế nhưng, nếu bạn không tìm hiểu thì đương nhiên sẽ không nắm rõ được những vitamin và khoáng chất cần thiết đó là gì.

Bạn cũng đừng hoang mang quá về điều ấy, vì những vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho 3 tháng đầu thai kỳ không phải là một danh sách dài dằng dặc khiến bạn phải khổ sở. Thực tế, để đảm bảo “mọi thứ đều ổn” các chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ không thể thiếu được sẽ bao gồm:

Sắt : Vì sắt cần thiết cho chính cơ thể bạn và em bé sản sinh tế bào, hình thành các cơ quan trong cơ thể. Sắt cũng cần được cung cấp đầy đủ trong suốt thai kỳ để tránh việc em bé bị nhẹ cân và sinh non.

Sắt cực kỳ cần thiết cho bạn và em bé ở 3 tháng đầu thai kỳ. Ảnh Internet

Choline : Chất này cần thiết cho quá trình trao đổi chất, quan trọng trong việc hình thành tủy sống và phát triển trí não của thai nhi.

Axit béo Omega-3 : Đây là thành phần quan trọng cho sự phát triển của não và võng mạc của thai nhi. Axit này còn góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa trầm cảm chu sinh (trầm cảm khi mang thai/ sinh con hoặc năm đầu tiên sau sinh)

Vitamin B12 : Thiếu vitamin này trong thai kỳ dễ dẫn đến tình trạng thai nhi nhẹ cân và tăng nguy cơ sinh non .

Kẽm: Cần thiết cho sự phân chia tế bào và sản xuất DNA

Vitamin A và D : Góp phần phát triển các cơ quan, xương, phân chia tế bào và khả năng miễn dịch.

Vitamin D tốt cho xương. Ảnh Internet

4. Bà bầu ăn gì trong 3 tháng đầu – các nhóm thực phẩm quan trọng nên có trong thực đơn

4.1 Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất – nhóm rau củ

Bạn sẽ cần 3-5 phần rau củ/ ngày. Một khẩu phần có thể là 1 chén canh rau xanh; 1/2 chén đậu xanh nấu chín; hoặc 1/2 chén đậu lăng nấu chín.

Các loại rau củ giàu folate và sắt trong thời gian này bạn có thể chú ý tăng cường như rau bina (rau chân vịt), bông cải xanh, đậu xanh, cà chua, ớt chuông, măng tây và khoai lang.

Khoai lang rất tốt cho bà bầu. Ảnh Internet

4.2 Thực phẩm giàu vitamin – nhóm trái cây

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ nên tiêu thụ ít nhất 2-3 khẩu phần trái cây/ ngày. Một khẩu phần được tính là 1 quả cỡ trung bình như quả táo/ chuối và nếu là quả nhỏ hơn như mận hay kiwi thì sẽ là 2 quả/ phần ăn.

Các loại quả tốt cho bà bầu thời gian này có thể kể đến như họ cam chanh quýt bưởi, bơ, chuối, lê, ổi, táo, dưa hấu, lựu và xoài.

Các bà bầu cũng được khuyến khích dùng trái cây tươi thay vì nước ép, do nước ép đã mất một phần chất xơ thường chứa nhiều đường hơn.

Xoài giàu vitamin C tốt cho bà bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ. Ảnh Internet

4.3 Thực phẩm giàu chất sắt

Bạn cần 2-3 phần ăn có thực phẩm giàu chất sắt mỗi ngày.

Thực phẩm giàu chất sắt có thể kể đến như trứng, đậu xanh, đậu thận, một số loại rau như rau bina và bông cải xanh, thịt gà, thịt đỏ và hải sản. Riêng với hải sản thì bạn cần chú ý không dùng các loại có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, các kiếm.

4.4 Thực phẩm giàu choline

Như chúng ta đã đề cập choline có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi ở 3 tháng đầu thai kỳ.

Gan chứa nhiều choline – bạn có thể chế biến các món ăn từ gan để nhận thêm choline cần thiết. Ảnh Internet

4.5 Thực phẩm giàu canxi – Sữa và chế phẩm sữa

Bạn cần 2-3 phần sữa và chế phẩm sữa mỗi ngày.

Bạn có thể chọn sữa bầu hoặc sữa ít béo. Về các chế phẩm sữa bạn có thể chọn phô mai vừa giàu protein vừa giàu canxi và sữa chua ít béo tốt cho sức khỏe bà bầu ở giai đoạn này.

Hãy dùng sữa chua để có thêm canxi tốt cho thai kỳ. Ảnh Internet

4.6 Thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột và vitamin B – Ngũ cốc nguyên hạt

Bạn được cho là sẽ cần từ 5-8 phần ăn/ ngày tùy theo việc bạn chia calo cần nạp cho mỗi bữa là bao nhiêu. Việc chia nhỏ lượng ngũ cốc cho các bữa cũng khiến dạ dày của bạn dễ chịu hơn.

Ngũ cốc nguyên hạt có thể là lúa mì nguyên hạt, yến mạch, lúa mạch, ngô, kê, gạo và một số loại ngũ cốc nguyên hạt khác. Các thực phẩm chế biến từ các loại ngũ cố này khá lành mạnh cho 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể sử dụng thường xuyên trong thực đơn như bánh mì ngũ cốc, bánh mù lúa mạch, cơm, mì, nui,…

Ngũ cốc nguyên hạt góp phần tạo thực đơn lành mạnh cho bà bầu. Ảnh Internet

4.7 Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh – các loại hạt và dầu thực vật

Lượng chất béo lành mạnh cần được bổ sung đều đặn hàng ngày trong thực đơn của bạn.

Chất béo lành mạnh có trong các thực phẩm như các loại hạt gồm hạt lanh, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,…bơ, dầu thực vật và cá hồi.

Hãy dùng hạt óc chó vì óc chó giàu chất béo lành mạnh. Ảnh Internet

4.8 Thực phẩm giàu I-ốt

I-ốt cũng rất cần cho hệ thần kinh của bé vì vậy trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ cũng đừng bỏ qua việc bổ sung nhóm thực phẩm có I-ốt để đảm bảo mình không bị thiếu hụt.

Thực phẩm giàu I-ốt nhất chính là hải sản và thực phẩm khác như một số loại quả khô, một số loại bánh mì, ngô,….

Dùng hải sản và các thực phẩm giàu I-ốt thường xuyên để bổ sung đủ I-ốt cần thiết. Ảnh Internet

4.9 Thực phẩm khác

Phần lớn nhóm thực phẩm khác này được đề cập là nhóm thực phẩm có tác dụng giúp cho bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhất là những ai gặp tình trạng ốm nghén, hay buồn nôn.

Hãy mang theo bên mình bánh quy giòn làm từ ngũ cố nguyên hạt, bánh cookies, các loại hạt khô, một số loại quả sấy khô hoặc một vài loại bánh lành mạnh mà bạn yêu thích. Dùng đến nó bất cứ khi nào bạn cảm thấy hơi đói và có cảm giác buồn nôn. Các thực phẩm này sẽ giúp bạn giảm nôn ói, dạ dày và cả tâm trạng cũng cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Hãy mang theo bánh quy và dùng chúng khi có cảm giác đói. Ảnh Internet

Bà Bầu Kiêng Ăn Gì Trong 3 Tháng Đầu?

Ba tháng đầu của thai kỳ luôn là giai đoạn nhạy cảm nhât của mẹ bầu và thai nhi. Bởi trong giai đoạn này cơ thể của bé đang dần hình thành nên còn rất mong manh. Nếu không biết cách chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Thế nên việc bà bầu kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu được rất nhiều người quan tâm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng ttbacsi.com tham khảo bài viết sau đây mẹ nhé.

Bà bầu kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu?

Nội Dung Chính (nhấn để xem nhanh)

Trong đu đủ xanh có chứa nhiều thành phần latex. Đây là chất kích thích các cơ trơn hoạt động gây co thắt tử cung. Đồng thời nó còn kích thích tuyến sữa hoạt động gây tiết sữa. Ngoài ra các enzym trong đu đủ xanh còn gia tăng ngy cơ sảy thai.

Nhãn là loại trái cây bà bầu không nên đưa vào thực đơn hàng ngày. Bởi đây là loại quả có tính nóng và hàm lượng đường trong rất cao. Nếu bà bầu ăn nhiều dễ gây táo bón và gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Dứa là nguồn cung cấp vitamin C rất phong phú. Tuy nhiên trong thành phần của nó có chứa chất bromelain. Chất này có tác dụng làm mềm và gây co bóp tử cung. Thế nên, bà bầu ăn dứa trong 3 tháng đầu dễ làm bóc tách túi thai và gây sảy thai.

Dứa là trái cây bà bầu không nên đưa vào trong thực đơn 3 tháng đầu

Ăn rau răm trong thai kỳ dễ gây co bóp cơ trơn, gây sảy thai.

Trong thành phần của mướp đắng có chứa chất quinin, monodicine, vicine là 3 chất gây co bóp tử cung. Chất này có thể gây sảy thai ở bà bầu nếu sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Ngải cứu được xem là vị thuốc tự nhiên giúp an thai, điều hòa khí huyết cho bà bầu. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai.

Chất hormone alpha-sitosterol trong rau chùm ngây cực độc với bà bầu. Ăn thường xuyên có thể gây nguy hại cho sự an toàn của em bé trong bụng mẹ.

Hàm lượng vitamin, chất sắt và chất xơ trong rau ngót rất phong phú. Tuy nhiên, trong thành phần của rau ngót có chứa chất papaverin kích thích tử cung co bóp. Nếu bà bầu ăn rau ngót trong 3 tháng đầu dễ dẫn đến động thai thậm chí là sảy thai.

Trong thành phần của rau ngót có chứa chất papaverin dễ gây sảy thai

Trong cà phê có chứa hàm lượng lớn chất kích thích. Chất này không những gây khó ngủ mà còn gia tăng ngu cơ sảy thai.

Đây là 2 loại thức uống có cồn bà bầu nên tránh xa trong thời gian mang thai. Bởi chúng có thể gây dị tật cho thai nhi hoặc gây sảy thai.

Thủy ngân có nhiều trong cá kiếm, cá ngừ xanh, cá thu…chúng có thể gây nên các cơn co thắt tử cung rất dễ sảy thai.

Đây là thực phẩm chứa nhiều Listeria gây nguy hại đến sự phát triển của thai nhi.

Gan động vật thường chứa nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch. Ăn nhiều thực phẩm này có thể khiến bà bầu bị dư thừa vitamin A. Điều này có thể khiến em bé khi sinh ra bị dị tật bẩm sinh.

Trong thực phẩm này có thể chứa các loại vi khuẩn gây hại. Chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Hamburger, pizza, gà rán, khoai tây rán… đều chứa chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe bà bầu.

Tóm lại, khi mới có thai mẹ nên tìm hiểu kĩ càng các loại thực phẩm. Để từ đó có một chế độ ăn uống lành mạnh trong suốt thai kỳ nhé. Chúc mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh!

Các bạn đang xem bài viết: Bà bầu kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu? trên trang ttbacsi.com

Ăn Gì Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu?

Ba tháng đầu là giai đoạn hình thành và phát triển một số cơ quan quan trọng của thai nhi. Thiếu hụt một số chất trong giai đoạn này có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng. Vậy ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu?

Chế độ ăn lành mạnh cho bà bầu 3 tháng đầu

Một chế độ ăn uống lành mạnh là điều vô cùng quan trọng trong suốt cả thai kỳ. Thực đơn với những món ăn tốt cho sức khỏe và tỉ lệ hợp lý sẽ đem lại cho bạn sức khỏe tốt để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng em bé trong bụng. Đồng thời chế độ ăn cân bằng, đủ chất sẽ giúp thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Sau đây là lời khuyên dành cho các mẹ mang thai 3 tháng đầu:

Ăn nhiều trái cây và rau quả mỗi ngày để cung cấp đủ vitamin (vitamin A, C, axit folic), chất khoáng và chất xơ.

Cung cấp tinh bột trong mỗi bữa ăn: cơm, bánh mì, ngũ cốc. Đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Ăn các món ăn ít chất béo, dầu mỡ.

Ăn thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá. Trứng, đậu, đỗ cũng giàu protein và sắt, axit folic. Ăn hai bữa cá mỗi tuần giúp bạn cung cấp các axit béo Omega-3 cần thiết. Tránh ăn các loại cá có chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá kình.

Ba tháng đầu bạn chưa cần thêm năng lượng nên không nhất thiết phải cố ăn thật nhiều. Cho đến hết tháng thứ 3, em bé của bạn mới chỉ có kích thước bằng một quả đào mà thôi.

Tránh xa những thức ăn, đồ uống có thể gây hại cho em bé như rượu, cafe, đồ ăn chưa nấu chín.

Chế độ ăn lành mạnh là chế độ ăn đủ dinh dưỡng và tỉ lệ hợp lý Xem thêm:Ăn gì cho con thông minh/Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Bổ sung vitamin tổng hợp

3 tháng đầu tiên bạn cần bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất quan trọng:

Axit folic (vitamin B9): uống bổ sung 400-600mcg axit folic mỗi ngày từ trước khi mang thai và trong 12 tuần đầu tiên đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh (xảy ra ở trước tuần thứ 28), sứt môi, hở hàm ếch đến hơn 70%. Nếu bạn không bổ sung axit folic từ trước khi mang thai thì cũng đừng quá hoang mang, hãy bắt đầu bổ sung ngay khi bạn biết mình mang thai nhé.

: thật ngạc nhiên vì hệ thống não bộ và thị giác của em bé đã bắt đầu phát triển. Bổ sung DHA và EPA dành riêng cho bà bầu (tỉ lệ DHA/EPA~4/1, hàm lượng DHA từ 100-200mg) ngay lúc này giúp não và mắt của em bé phát triển toàn diện, tăng cường trí thông minh, tư duy và thị lực của bé sau này.

giúp cơ thể bạn hấp thu canxi tốt hơn. Phụ nữ mang thai cần 10mcg vitamin D mỗi ngày. Cơ thể chúng ta tự tổng hợp được vitamin D dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Hòa mình trong ánh nắng mỗi ngày 5-10 phút là đủ (nhớ là ánh nắng xuyên qua cửa kính không có tác dụng nhé!).

: nhu cầu vitamin A của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cao hơn một chút so với bình thường. Lưu ý chỉ nên bổ sung vitamin A thực vật (b-caroten). Dạng vitamin A động vật (từ gan động vật, dầu gan cá) có thể tích lũy và nguy cơ gây độc cho mẹ và thai nhi.

bổ sung đủ sắt để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Xem thêm: Chọn thuốc bổ bà bầu nào để sinh con thông minh ? * Lưu ý khi lựa chọn vitamin tổng hợp:

Lựa chọn sản phẩm có hàm lượng các chất phù hợp với khuyến cáo. Lượng khuyến cáo bổ sung bằng tổng lượng hấp thu từ thức ăn và viên bổ sung, do đó bạn cần xem xét chế độ ăn của mình để chọn 1 loại thuốc bổ thích hợp.

Chỉ lựa chọn những thuốc có nguồn gốc rõ ràng: tất cả những thứ đưa vào cơ thể bạn lúc này đều có tác động đến thai nhi trong bụng. Vì vậy, chỉ lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được lưu hành chính thức tại Việt Nam và được nhiều người sử dụng.

Nói không với hàng xách tay: thực ra buôn bán hàng xách tay là một hình thức kinh doanh phi pháp. Mua hàng xách tay bạn phải chịu rất nhiều rủi ro như dễ mua phải hàng giả, hoặc hàng không được vận chuyển bảo quản đúng tiêu chuẩn dẫn đến chất lượng bị ảnh hưởng.

Đối phó với tình trạng ốm nghén

70-80% phụ nữ mang thai 3 tháng đầu gặp tình trạng ốm nghén. Hãy giữ cho tinh thần thoải mái bởi vì bạn chưa cần tăng cân trong 3 tháng đầu tiên. Duy trì việc bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết và thử sử dụng một số cách dưới đây để cải thiện tình trạng ốm nghén:

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn ít một.

Các loại thực phẩm giàu tinh bột thường được dung nạp tốt hơn như cơm, bún, bánh mì, bánh qui…

Tránh ăn thức ăn cay và quá béo.

Một biện pháp hữu dụng có thể giúp giảm buồn nôn đó là gừng. Bạn có thể sử dụng kẹo gừng, bánh qui gừng hoặc nước gừng. Ngoài ra bạc hà hoặc trà hoa cúc cũng có thể giúp ích.

Tránh xa những mùi có thể khiến bạn buồn nôn. Có thể mang theo vỏ cam, chanh, lá bạc hà hoặc bất cứ mùi gì khiến bạn thấy dễ chịu.

Vận động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và dễ sinh hơn.

Mặc dù nhu cầu dinh dưỡng trong thời gian ba tháng đầu thai kỳ chưa tăng nhiều. Tuy nhiên, để thai nhi phát triển khỏe mạnh, an toàn thì mẹ vẫn cần lưu ý cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yêu như: axit folic 400-600mcg, DHA, EPA, vitamin D, A, sắt… Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý kết hợp với vận động và nghỉ ngơi phù hợp trong 3 tháng đầu sẽ giúp bạn có một thai kỳ mạnh khỏe.

DS. Vân Hà

Bà Bầu 3 Tháng Đầu Không Nên Ăn Gì?

Mang thai là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn của Mẹ. Hơn ai hết, Mẹ mong muốn thai nhi luôn được an toàn, phát triển tốt, khỏe mạnh và không bị dị tật.

Quá trình mang thai thông thường gồm 3 giai đoạn: 3 tháng đầu thai kỳ, 3 tháng giữa thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ. Mỗi giai đoạn mang thai có một ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. 3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn mong manh; giai đoạn thai nhi đang hình thành cơ thể của bé. Do đó, mọi tác nhân từ bên ngoài hay bên trong đều có thể làm nguy hại đến thai nhi. Vậy, mẹ có thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?

Những loại thực phẩm dạng trái cây không nên ăn khi có thai 3 tháng đầu:

Đu đủ: đây là loại trái cây có nhiều enzym giúp tiêu hóa tốt, nhưng nó có đặc tính kích thích các cơ trơn hoạt động làm co thắt. Đồng thời kích thích các tuyến sữa gây tiết sữa. Tử cung là một khối cơ trơn và rất mong manh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi Mẹ ăn đu đủ dạng chín hay dạng chưa chín đều có thể làm tử cung co bóp, dễ gây sẩy thai. Do vậy, bà bầu không nên ăn đu đủ, bất kể dưới dạng nào.

Thơm (Dứa): là loại trái cây có nhiều vitamin C, nhiều chất enzym, có tác dụng tiêu hóa các thành phần protein nhanh. Ngoài ra, thơm còn có thành phần Bromelain. Chất này có tác dụng làm mềm tử cung, sau đó kích thích tử cung co bóp. Do vậy, ăn thơm trong 3 tháng đầu thai kỳ dễ làm bóc tách túi thai và gây sẩy thai.

Nhãn: chứa nhiều glucose. Ăn nhiều nhãn làm đường huyết tăng cao, gây táo bón, nổi mụn nhiều. Bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ cũng hạn chế ăn nhãn để tránh bị táo bón, đặc biệt là những mẹ có tiền căn đái tháo đường thì tuyệt đối không nên ăn nhãn.

Những loại thực phẩm dạng rau củ quả không nên ăn trong 3 tháng đầu mang thai.

Rau răm: có tác dụng kích thích tiêu hóa, gây co bóp cơ trơn. Do đó, ăn nhiều rau răm có thể gây sẩy thai.

Rau ngót: thường có mặt trong món canh hàng ngày. Rau ngót có nhiều vitamin, chất sắt và nhiều chất xơ. Tuy nhiên, trong rau ngót có thành phần Papaverin, là loại chất gây mềm cổ tử cung, kích thích tử cung co bóp. Vì vậy, Mẹ bầu không nên ănrau ngót, đặc biệt ở 3 tháng đầu thai kỳ, vì sẽ có nguy cơ gây sẩy thai hoặc động thai.

Khổ qua (mướp đắng): là loại rau quả có nhiều vitamin và chất xơ. Nhưng trong chất đắng của khổ qua có chứa nhiều Quinin, Monodicine, Vicine có tác dụng làm co bóp tử cung, gây động thai, sẩy thai. Thế nên, Mẹ có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng không nên ăn trái khổ qua dưới bất kỳ hình thức nào.

Những loại thực phẩm dạng uống không nên uống khi có thai:

Café: Mẹ có thai 3 tháng đầu không nênuống café, vì sẽ gây sẩy thai, hoặc làm thai chậm phát triển do trong café có tính kích thích, gây hưng phấn và làm mất ngủ. Theo các nhà chuyên gia uống café 5 ly trong 1 ngày, thì tỷ lệ sẩy thai gấp 3.4 lần so với người không uống café.

Rượu và bia: là loại thực phẩm có cồn không tốt cho Mẹ bầu, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, vì sẽ gây dị tật cho thai nhi, thai chậm tăng trưởng, sẩy thai.

BSCKII. NGUYỄN HỮU THUẬN