Top 12 # Ăn Gì Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Những Món Ăn Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu, 3 Tháng Giữa, 3 Tháng Cuối

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

6 thực phẩm mẹ bầu ăn giúp con có chỉ số IQ hơn người.

Từng tam nguyệt cá, bà bầu sẽ có chế độ ăn với các món ăn khác nhau. Nguyên nhân do mỗi giai đoạn, cơ thể mẹ cần bổ sung chất nhất định cho sự hình thành và phát triển của bé yêu. Để ăn đúng, ăn đủ và nên ăn những món ăn tốt cho bà bầu, mẹ nên ăn các món ăn lành tính, bổ dưỡng, tốt cho thai nhi qua trong 3 kỳ tam nguyệt cá.

Những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

3 tháng đầu là giai đoạn trứng được thụ tinh, bắt đầu làm tổ, thai nhi dần được hình thành và đang trong quá trình ổn định.

Giai đoạn này, mẹ cần lưu ý và cẩn trọng trong chế độ ăn uống, phải kiêng tuyệt đối các thực phẩm gây hại và bổ sung nhiều thực phẩm giàu axit folic tránh dị tật bẩm sinh ở trẻ và các thực phẩm giàu chất đạm, sắt, canxi, vitamin…

3 tháng đầu, mẹ có thể ăn những món tốt cho bà bầu sau đây:

1. Cháo cá chép đậu xanh

Cá chép chứa nhiều dưỡng chất như sắt, canxi, chất đạm, omega 3, vitamin B12, phốt pho, axit béo có lợi… rất tốt với bà bầu và sự phát triển của thai nhi.

Đậu xanh là thực phẩm chứa hàm lượng axit folic cao – hợp chất này rất tốt, cần thiết và quan trọng với bà bầu trong 3 tháng đầu. Thực phẩm giàu axit folic sẽ giúp thai phát triển tốt, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh.

Cháo cá chép đậu xanh là một trong những món ăn tốt cho bà bầu, có tác dụng an thai, tránh nguy cơ động, sảy thai cao, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ. Ngoài ra loại cháo này cũng có tác dụng lợi tiểu, chữa ho, ốm nghén, mẩn ngứa, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho bà bầu.

2. Cháo gà ác hầm thuốc bắc hạt sen

Gà ác là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất như protein, các axit amin, sắt, canxi cao và có hàm lượng chất béo thấp rất tốt cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và đang bị ốm nghén.

Gà ác nấu cháo, kết hợp với thuốc bắc, hạt sen giúp mẹ bầu an thai, bổ máu, chữa suy nhược cơ thể, chán ăn, mất ngủ… rất hiệu quả. Loại cháo này có mùi thơm vô cùng hấp dẫn, bổ dưỡng kích thích vị giác mẹ bầu, giúp mẹ bầu nạp đủ năng lượng cơ thể yêu cầu và tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Mẹ nên ăn cháo gà ác hầm tuần từ 1 – 2 lần để đủ dưỡng chất, giảm ốm nghén.

3. Canh ngao nấu cà chua

Ngao là loại hải sản giàu vitamin A, C, phốt pho, sắt, chất đạm, kẽm… là những dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu.

3 tháng đầu mẹ ốm nghén liên tục và cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Canh ngao nấu chua với vị thanh mát, dễ ăn, không bị ngán sẽ giúp mẹ bầu giảm thiểu tình trạng ốm nghén, dễ ăn hơn.

4. Măng tây xào thịt bò

Măng tây là loại rau vô cùng tốt, nhiều dưỡng chất và đặc biệt rất tốt với bà bầu. Trong măng tây chứa nhiều hàm lượng axit folic, sắt, canxi, kẽm, chất xơ… Đặc biệt là axit folic rất cần thiết đối với sự hình thành của thai nhi trong giai đoạn này.

Thịt bò là thực phẩm chứa nhiều chất sắt, canxi, chất đạm… Đây được coi là một trong những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu, mẹ tích cực nên ăn để ngừa dị tật bẩm sinh thai nhi và cung cấp đủ dưỡng chất cơ thể cần thiết.

Tuy nhiên, mẹ không nên cho nhiều tỏi vào xào, mùi tỏi sẽ khiến mẹ cảm thấy buồn nôn, sợ đồ ăn hơn.

5. Các món rau luộc

Các loại rau xanh có màu đậm như: Cải bó xôi, súp lơ, đậu bắp, các loại đậu… chứa rất nhiều axit folic tốt cho thai nhi 3 tháng đầu. Ngoài ra, các loại rau này cũng chứa nhiều chất xơ, vitamin giúp mẹ bầu giảm tình trạng táo bón, dễ tiêu hóa và giảm cảm giác sợ đồ ăn.

3 tháng đầu, mẹ rất sợ mùi thức ăn, đồ ăn nhiều dầu mỡ các món rau củ luộc lại là lựa chọn của bà bầu, giúp các mẹ ăn ngon hơn, dễ ăn các thực phẩm cá, thịt, trứng hơn.

6. Nước ép trái cây

3 tháng đầu, ngoài những món ăn tốt cho bà bầu, các mẹ nên bổ sung các loại nước ép trái cây giàu hàm lượng vitamin C như: Nước ép dưa hấu, nước cam, xoài, chuối, bơ… để bổ sung hàm lượng vitamin cần thiết, giúp mẹ đẹp da, con phát triển, tăng cân hơn.

Các loại nước ép trái cây có tác dụng giảm các triệu chứng ốm nghén (Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn…) hiệu quả. Mẹ có thể uống các loại nước trước hoặc sau bữa ăn 1 tiếng để giảm cảm giác sợ đồ ăn, buồn nôn.

Những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

3 tháng giữa là thời điểm nhẹ nhàng nhất của mẹ, lúc này mẹ đã hết ốm nghén. Bước sang tam nguyệt cá thứ 2, là thời điểm thai nhi bắt đầu phát triển hệ xương và các bộ phận trên cơ thể như mặt, chân tay, não đang phát triển mạnh vì vậy nhu cầu về kẽm, sắt, cao.

Thai nhi từ tuần 13 phát triển nhanh, tăng về kích thước cân nặng, các bộ phận dần phát triển vì thể cơ thể cần sản sinh nhiều máu đi nuôi cơ thể. Mẹ cần bổ sung chất sắt nhiều hơn, nếu không sẽ gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, tụt huyết áp, ngất xỉu ở mẹ bầu và thai nhi chậm phát triển, nhẹ cân…

3 tháng giữa, mẹ nên ăn những món ăn tốt cho bà bầu giàu sắt, canxi, kẽm như sau:

1. Canh xương hầm bí đỏ

Thời điểm này, mẹ có thể bổ sung món canh xương hầm bí đỏ vào khẩu phần ăn của mình. Bí đỏ là thực phẩm giàu chất sắt nhất trong các thực phẩm, rất tốt cho sự phát triển thai nhi giai đoạn này. Xương, chân giò heo là thực phẩm giàu chất đạm, canxi, sắt… rất cần thiết với bà bầu.

Canh bí đỏ hầm xương là một trong những món ăn tốt cho bà bầu, rất giàu dưỡng chất, bổ dưỡng thai nhi giai đoạn này cần thiết. Mẹ nên ăn tuần ít nhất 1 lần món này và có thể kết hợp nấu bí đỏ với thịt băm để đổi vị.

2. Các món từ trứng gà

Trứng gà là thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng, tốt với bà bầu. Nó chứa nhiều dưỡng chất như sắt, magie, kali, natri, phốt pho, canxi, protein, omega 3, vitamin A, D, C… Đặc biệt lòng đỏ trứng gà rất giàu chất sắt.

Trứng gà là những món ăn tốt cho bà bầu không thể thiếu trong quá trình thai nghén. Các món từ trứng gà giúp mẹ bầu giảm hàm lượng cholesterol trong máu, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ tăng cân.

Mẹ có thể ăn những món từ trứng gà như: Trứng gà luộc, trứng gà hấp thịt, trứng gà rán với ngải cứu, trứng gà xào cà chua…

3. Cháo chim bồ câu

Thịt chim bồ câu rất tốt cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Thực phẩm này chứa nhiều chất sắt, kẽm, canxi, phốt pho, chất đạm, vitamin A, B, E… đặc biệt nó chứa hàm lượng cholesterol rất tốt, tốt cho sự sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Cháo chim bồ câu là món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng giữa. Đây là thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng, thơm ngon, dễ tiêu hóa hơn các loại thịt gà, thịt vịt… và giúp mẹ bầu tránh đầy hơi khó chịu.

3 tháng giữa, mẹ bầu nên ăn cháo chim bồ câu để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất mà thai nhi, cơ thể cần thiết đặc biệt là chất sắt, kẽm, canxi.

4. Cá hồi áp chảo sốt bơ tỏi

Cá hồi là thực cực kỳ tốt, bổ dưỡng cho bầu và sự phát triển của thai nhi. Cá hồi chứa hàm lượng sắt, canxi, omega 3, protein, kẽm… giúp bé trí não của thai nhi phát triển, trẻ tăng cân, mẹ khỏe mạnh.

Tam nguyệt cá thứ 2, mẹ nên ăn nhiều món từ cá hồi, đặc biệt cá hồi áp chảo sốt bơ tỏi là top những món ăn tốt cho bà bầu mẹ nên bổ sung. Món ăn này rất thơm ngon, bổ dưỡng, kích thích vị giác của mẹ, mẹ ăn được nhiều hơn.

5. Salad hoa quả và nước trái cây

Những món ăn, đồ uống giàu vitamin C sẽ giúp mẹ hấp thụ chất sắt tốt hơn. Mẹ có thể ăn kèm salad hoa quả, nước trái cây với các món ăn, thực phẩm giàu sắt.

Thời gian này, thai nhi đã ổn định mẹ bầu có thể uống các loại nước trái cây thanh mát như nước dừa, nước mía, nước cam, nước ép bưởi…

Những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng cuối

3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi tăng tốc, phát triển nhanh về cân nặng và chiều dài, trí não. Thời điểm này mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu omega 3, sắt, canxi, vitamin… để bé phát triển tốt, sinh đủ cân nặng và sinh đủ ngày.

Giai đoạn này, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi đáng kể như: Chuột rút, phù nề chân tay, đau lưng, choáng, mệt mỏi… mẹ nên ăn những món ăn tốt trong 3 tháng cuối như sau:

1. Canh cua mồng tơi

Cua đồng là thực phẩm rất giàu canxi, sắt, tốt cho sự phát triển hệ xương và răng của thai nhi trong 3 tháng cuối. Ngoài ra, các chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng đào thải cholesterol trong cơ thể qua hệ bài tiết, phòng ngừa táo bón, béo phì ở những mẹ thừa cân.

Tuy nhiên, mẹ không nên ăn canh mồng tơi với cà muối (đồ muối không tốt cho bà bầu). Mẹ có thể ăn kèm canh cua với thịt, cá, trứng… để dễ ăn, ăn ngon hơn.

2. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại hạt như: Óc chó, hạt chia, hạt điều, hạnh nhân, hạt sen, hạt bí… là thực phẩm rất giàu omega 3 – rất tốt cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của trẻ.

Ngũ cốc nguyên hạt là 1 trong những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng cuối mẹ nên ăn nhiều và bổ sung đầy đủ. Mẹ có thể bổ sung món này vào các bữa phụ, ăn kèm với sữa tươi hoặc sữa chua đều được.

Sữa là đồ uống giàu canxi, cần phải bổ sung trong suốt quá trình thai nghén vì vậy mẹ nên uống sữa vào các bữa phụ, với các đồ ăn nhẹ và uống 2 ly sữa mỗi ngày.

3. Thịt gà luộc

Thịt gà rất giàu chất đạm, sắt, canxi, vitamin A, B, D, E… Đặc biệt là chất sắt trong thịt gà giúp máu được sản sinh nhiều, đủ đi nuôi các cơ quan trong cơ thể, giúp bà bầu giảm các triệu chứng chóng mặt, ngất xỉu, đau đầu… do thiếu chất sắt.

Thịt gà luộc là món ăn tốt cho bà bầu, giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân ở thai nhi. Thịt gà luộc rất bổ dưỡng, dễ chế biến, dễ ăn 3 tháng cuối thai kỳ mẹ nên ăn nhiều món này để con tăng cân, mẹ khỏe.

4. Cá chép kho

Cá chép là thực phẩm tốt cho bà bầu. Nó cung cấp chất sắt, omega 3, protein, canxi… Trong 3 tháng cuối, các mẹ có thể ăn cá chép kho để bổ sung các dưỡng chất giai đoạn thai kỳ này cần thiết.

Những món ăn tốt cho bà bầu, mẹ nên bổ sung món cá chép kho vào thực đơn. Món này giúp giảm thiểu các tình trạng phù nề chân tay, chuột rút ở các tháng cuối thai kỳ hiệu quả.

Cá kho giúp mẹ dễ ăn, ăn ngon hơn với cơm. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn cá kho mặn, nhiều gia vị riềng, sả, ớt…

5. Tôm rim nước mắm

Chất sắt, canxi, omega 3, protein, vitamin B12… trong tôm giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt, tăng cân chuẩn theo tuần. Mẹ có thể thêm món tôm rim nước mắm vào thực đơn các món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng cuối để bổ sung dưỡng chất.

Với món tôm rim, mẹ nên lựa chọn những con tôm đồng, không rim mặn để tốt cho hệ bài tiết, nhiều dưỡng chất.

Chất sắt, canxi, protein, omega 3, vitamin… rất cần thiết và quan trọng mẹ cần bổ sung suốt thời gian mang thai. Mẹ có thể tham khảo những món ăn tốt cho bà bầu theo từng giai đoạn thai kỳ ở trên và lên thực đơn chi tiết mỗi tuần để có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, khoa hợp tốt cho sự phát triển của con yêu.

Các thực phẩm và đồ uống bà bầu không nên sử dụng

Ngoài những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối thì các mẹ cần lưu ý, tránh kết hợp chế biến các thực phẩm và đồ uống sau đây.

– 3 tháng đầu không ăn, chế biến các thực phẩm gây hại tới thai nhi như: Rau ngót, ngải cứu, đu đủ xanh, dứa, mướp đắng, rau răm…

– Hạn chế ăn gan, nội tạng động vật.

– Cá đông lạnh chứa nhiều thủy ngân, mẹ chỉ nên ăn tối đã 2 lần/tuần.

– Không uống các loại sữa tươi chưa tiệt trùng.

– Không ăn thực phẩm sống, tái chín, chế biến nhiều lần.

– Không uống các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước có ga…

Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

(https://eva.vn/mang-thai/nhung-mon-an-tot-cho-ba-bau-3-thang-dau-3-thang-giua-3-thang-cuoi-c383a410065.html)

Ăn Gì Tốt Cho Bà Bầu Tháng Cuối Mang Thai?

Mẹ bầu nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và uống thêm sữa để bổ sung canxi cho trẻ cũng như tránh thiếu canxi gây loãng xương ở bản thân mẹ.

Bên cạnh đó thai phụ còn cần một cơ thể khỏe mạnh cho thời điểm sinh nở sắp tới, tăng khả năng hồi phục do tiêu hao thể lực, mất máu sau khi sinh để cho con bú. Do vậy những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như sữa, thịt nạc và các loại cá cũng không thể bỏ qua.

Thai phụ nên tăng cường các loại thức ăn khác nhau như bột mì, ngũ cốc thô, gạo, đậu nành và các sản phẩm từ đậu. Nên tăng cường ăn rau để tăng cường chất xơ chống táo bón và sử dụng nhiều thực phẩm ít muối để tránh bị phù nề chân tay.

Hướng dẫn chăm sóc bà bầu tháng thứ chín

1. Thay đổi sinh lý của thai phụ

Bụng càng to hơn, chiều cao của đáy tử cung khoảng 30 đến 32cm. Do tử cung to ra và phình lên trên nên gây sức ép nghiêm trọng đối với dạ dày, phổi và tim gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, khó thở, tiêu hoá kém, có thể có cảm giác tim đập nhanh, thở dốc. Hơn nữa do tử cung đè ép bàng quang nên thai phụ sẽ đi tiểu nhiều hơn.

Chứng phù càng nghiêm trọng hơn, chân tay và mặt cũng có thể phù. Tình trạng chuột rút ở chân càng tăng, lưng đau, chất phân tiết từ âm đạo nhiều và đặc hơn. Nướu răng cũng thường xuyên bị chảy máu. Một số mẹ còn có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…

Cách xử trí khi gặp các triệu chứng

– Mệt mỏi: Hãy nghỉ ngơi hàng ngày trong tư thế chân gác cao, tốt nhất là nằm nghiêng bên trái. Cách này sẽ giúp tăng cường sức chịu đựng của mẹ đồng thời tăng cường máu đến bánh nhau.

– Hội chứng ống cổ tay bao gồm các triệu chứng tê, châm chích ở các ngón tay. Hội chứng này sẽ khỏi sau khi sinh nên các mẹ có thể đeo nẹp ở cổ tay và dùng vitamin B6 hàng ngày

2. Cấm kỵ khi mang thai tháng cuối

Đây là thời kì âm đạo có thể bị viêm nhiễm cao. Trong tháng này, thai phụ không nên ăn nhiều đồ ngọt vì lượng đường trong cơ thể tăng sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.

Không nên sợ việc sinh đẻ vì trong điều kiện y học ngày nay, tuyệt đại đa số quá trình sinh đẻ của phụ nữ điều diễn ra thuận lợi. Chúc chị em mẹ tròn con vuông.

promom.com.vn

Bà Bầu Nên Ăn Gì Trong 3 Tháng Cuối Để Tốt Cho Mẹ Và Thai Nhi

Trong thành phần của thịt bò chứa hàm lượng lớn protein, sắt và các vitamin A, B, D, K… giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, tăng năng lượng, bổ định đường huyết và cũng giúp sản xuất sữa hiệu quả. Với thịt bò mẹ bầu có thể chế biến thành các món như: xào, nướng, hầm, …

Các món ăn từ thịt gà được nhiều người rất yêu thích, đặc biệt nó còn là món ăn vô cùng bổ dưỡng dành cho bà bầu. Trong thịt gà có chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu như protein, sắt, canxi, vitamin A, D, E, B1, B2… giúp cung cấp dinh dưỡng, tăng cường năng lượng, an thai cho mẹ bầu hiệu quả. Đây là món vô cùng bổ dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn như: nấu cháo, hầm, luộc, chiên…

Cá hồi là được biết đến là thực phẩm vô cùng dồi dào axít béo (omega3) rất tốt cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ này thì cá hồi càng cần được bổ sung để em bé trong bụng mẹ lớn lên và phát triển toàn diện.

Trứng là thực phẩm rất tốt cho bà bầu ở suốt thời kỳ mang thai. Mẹ hãy sử dụng trứng ở chế độ vừa phải để có đủ protein để hoạt động. Ngoài ra, trong trứng còn có chất dinh dưỡng tên choline giúp hỗ trợ hoạt động của tế bào cần thiết cho sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn cuối và nó còn có khả năng giảm nguy cơ rối loạn tăng trưởng tụy và thận.

Món tiếp theo mẹ bầu cần phải bổ sung trong khẩu phần ăn của mình là đậu phụ. Bởi vì trong đậu phụ có chứa hàm lượng canxi khá lớn giúp cho mẹ bầu củng cố xương khớp chắc khỏe để chuẩn bị sinh nở tốt. Đặc biệt còn giúp bé phát triển răng, xương tốt nhất. Với đậu phụ mẹ bầu có thể sử dụng để chế biến các món như nấu canh, chiên, hấp, kho…

Đu đủ là trái cây giàu kali, vitamin C và chất xơ. Đu đủ sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe mẹ bầu cũng như có khả năng ngăn ngừa nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên mẹ cũng lưu ý là không nên ăn đu đủ xanh vì nhựa đu đủ có chứa pepsin gây ra những cơn co thắt.

Ngoài ra mẹ cũng nên bổ sung các loại trái cây khác, đặc biệt là loại trái cây giàu vitamin C. Vitamin C sẽ giúp mẹ bầu hấp thụ được chất sắt từ thực phẩm và giúp duy trì được một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trong tam cá nguyệt thứ ba này, mẹ bầu nên ăn các trái cây tươi như: kiwi, dâu tây, chuối, táo và dưa hấu…

Trong 3 tháng cuối các mẹ nên ăn các loại quả khô như óc chó, hạt điều, hồ trăn hay các loại ngũ cốc. Trong các loại này rất giàu chất béo, chất xơ và chất đạm rất tốt cho sự phát triển của mẹ và thai nhi.

Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu, 3 Tháng Giữa Và 3 Tháng Cuối

Trái cây là thực phẩm thiết yếu trong thai kỳ. Vì vậy lựa chọn những trái cây tốt cho mẹ và bé tốt cho sự phát triển của thai nhi luôn được các bà bầu quan tâm.

Ai cũng đều biết rằng một chế độ ăn uống lành mạnh trong thai kỳ sẽ bao gồm nhiều trái cây, rau, protein và chất béo có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, ăn nhiều trái cây tươi sẽ giúp đảm bảo cho mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh.

1. Lợi ích của việc ăn trái cây khi mang thai

Việc mẹ bầu ăn trái cây trong thai kỳ sẽ đem lại rất nhiều ích lợi khác nhau. Một số tác dụng chính có thể kể đến như sau:

Giúp cho sự phát triển của thai nhi

Trái cây là loại thực phẩm giàu vitamin và các chất dinh dưỡng khác như: kali, magie, sắt, canxi….Những chất này cần thiết đối với thai nhi để phát triển mô, tế bào, não bộ, xương, thị giác, hệ thống miễn dịch…

Mẹ tránh được việc tăng cân quá nhiều

Để có được một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ chất trong thai kỳ thì mẹ bầu không thể bỏ qua các loại hoa quả. Với việc chứa lượng vitamin và khoáng chất tương đối cao, trái cây sẽ giúp bà bầu không bị tăng cân quá nhiều.

Hỗ trợ đường tiêu hóa của mẹ bầu

Trong thai kỳ, bà bầu rất dễ phải đối mặt với tình trạng táo bón, gây khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong các loại quả sẽ rất giàu chất xơ, hỗ trợ đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón cho mẹ.

2. Thời điểm tốt để mẹ bầu ăn trái cây

Nên dùng hoa quả trước bữa ăn để tăng cường khả năng hấp thụ vitamin của cơ thể. Điều này đặc biệt có lợi đối với mẹ bầu 3 tháng đầu để không cảm thấy khó chịu, buồn nôn, từ đó sẽ ngon miệng hơn.

Ăn trái cây sau bữa sáng 1 tiếng

Vào thời điểm sau bữa sáng 1 tiếng, lượng đường fructose trong trái cây sẽ được hấp thụ nhanh hơn vào cơ thể. Vì thế mẹ bầu nên ăn trái cây sau bữa sáng khoảng 1 tiếng là tốt nhất.

Đây là một trong các loại trái cây tốt cho bà bầu. Quả lựu có chứa nhiều các chất bổ dưỡng như: vitamin K, vitamin C, canxi, folate, sắt, chất đạm, chất xơ…Hàm lượng sắt cao có trong lựu sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt của bà bầu. Ngoài ra, vitamin C làm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt có ích trong tam cá nguyệt thứ nhất. Một vài nghiên cứu còn cho thấy rằng uống nước ép lựu có thể giúp giảm nguy cơ tổn thương nhau thai.

Lượng vitamin C có trong kiwi lớn hơn rất nhiều so với cam. Loại vitamin này ngoài tốt cho hệ miễn dịch còn giúp sản xuất collagen, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi về xương, sụn và mạch máu. Trong kiwi còn giàu axit folic – một chất rất quan trọng trong thời kỳ đầu mới mang thai của người phụ nữ, giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, hen suyễn, eczema ở em bé.

Trong nho có nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Những mẹ bầu nào bị ốm nghén có thể sử dụng nho như một món ăn vặt vì nó có vị chua ngọt tự nhiên.

Ngoài hàm lượng sắt khá cao, cherry còn chứa chất melatonin có tác dụng kích thích các tế bào phát triển. Nếu thường xuyên ăn cherry, sự tuần hoàn máu và chức năng tiêu hóa của mẹ bầu sẽ được tăng cường. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý chọn cherry có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín và chất lượng.

Nếu so sánh với cam, lượng vitamin C trong táo có thể cao gấp 7 lần. Ngoài ra, táo cũng giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, có nghiên cứu còn chỉ ra rằng, nếu trong thai kỳ mẹ bầu ăn táo sẽ ngăn ngừa tình trạng hen suyễn và dị ứng ở trẻ sau này.

Trong đu đủ chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin C, magie….Đặc biệt là loại quả này chứa ít đường nên giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi nhưng không làm mẹ tăng cân nhanh hoặc tiểu đường thai kỳ.

Ăn chuối cũng là một cách giúp mẹ bầu hạn chế sự khó chịu vì ốm nghén. Lượng kali cao trong chuối sẽ ngăn ngừa và hạn chế tình trạng phù nề khi người phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn chuối khi no để không phá vỡ sự cân bằng canxi và magie có trong máu.

Đây là loại quả quá quen thuộc trong mùa hè. Ngoài hương vị thơm ngon, xoài còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó là nguồn bổ sung vitamin A và C cao nhất trong các loại quả, rất tốt cho mẹ bầu.

Là một trong các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu, hồng xiêm giúp hạn chế các triệu chứng ốm nghén như: buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, các chất có trong loại trái cây này như carbohydrate, vitamin A…sẽ làm hạn chế các bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ…và giảm mệt mỏi khi mang thai cho phụ nữ đang mang thai.

4. Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

Việt quất có nhiều axit omega-3 và các chất chống oxy hóa tốt cho sự phát triển của não bộ thai nhi, tăng cường trí nhớ cho mẹ. Ngoài ra, loại quả này cũng giúp nâng cao sự miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng cho bà bầu.

Loại quả này được đánh giá là tốt cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ hai là do nó có tác dụng điều chỉnh huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật. Việc ăn sung cũng giúp mẹ giảm cảm giác thèm ăn và tránh bị thừa cân.

Theo Đông y, thanh long có vị ngọt, chua và có chứa nhiều nước. Vì vậy mà giúp thanh nhiệt, giảm đờm tốt cho mẹ bầu. Vì lớp vỏ dày bên ngoài, trái cây này cũng ít bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu nên mẹ có thể thưởng thức mà không lo em bé trong bụng bị ảnh hưởng.

Nhắc đến những trái cây tốt cho mẹ bầu không thể không kể tới quả cam. Ngoài việc chứa nhiều nước và vitamin C, cam còn cung cấp nhiều loại vitamin và chất khoáng khác giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh. Chất folate có trong cam còn có tác dụng phòng tránh khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Lượng nước ối trong thai kỳ của người mẹ có thể thay đổi thất thường. Chính vì thế, nước dừa sẽ là nguồn bổ sung nước ối rất tốt. Ngoài ra, nước dừa cũng giúp làm giảm ợ nóng và táo bón – hai triệu chứng gây nhiều khó chịu cho bà bầu.

Lưu ý: Mẹ bầu chỉ nên uống nước dừa bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi.

Đây là loại quả có tác dụng giúp bà bầu chống béo phì trong thai kỳ. Lượng chất xơ cao trong quả roi sẽ khiến cho lượng đường hấp thu vào trong máu một cách từ từ. Ngoài ra, nó cũng giúp bài tiết chất béo và lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.

5. Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối

Đây là loại quả chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt, bơ chứa chất béo lành mạnh giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng khác, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Ngoài ra, kali có trong bơ giúp giảm đau do chuột rút ở chân – một triệu chứng thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi cần nhiều omega-3 và các loại axit béo có lợi khác để đáp ứng sự phát triển nhanh của não bộ. Mỗi ngày, mẹ bầu ăn khoảng 300g dâu tây thì sẽ giúp mang lại 200mg omega-3 và 250mg omega-6. Việc này có tác dụng làm bé tăng cân và khỏe mạnh khi sinh ra đời.

Do có lượng vitamin C dồi dào, bưởi là trái cây rất tốt cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ ba. Việc bổ sung thêm vitamin C trong giai đoạn này có thể ngăn ngừa tình trạng vỡ ối sớm của thai phụ. Đồng thời, vitamin C có trong bưởi giúp việc hấp thụ sắt và canxi của bà bầu tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.

Trong những tháng cuối, mẹ bầu rất cần chú ý tới dinh dưỡng, đặc biệt là không được để bị thiếu máu. Ngoài việc uống viên bổ sung và ăn thịt, trứng….thì mơ cũng giúp mẹ bổ sung thêm sắt cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ cũng cần ăn nhiều loại trái cây chứa nhiều vitamin C để cơ thể hấp thụ sắt từ thực vật được tốt hơn.

Ở trong tam cá nguyệt thứ ba, nếu mẹ bầu ăn dưa hấu đều đặn sẽ giúp giảm bớt triệu chứng chuột rút, ợ nóng, sưng phù nề…Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn nhiều và tránh ăn loại quả này vào buổi tối để không bị đầy bụng, khó chịu, đi tiểu nhiều.

Lưu ý: Đối với những trường hợp bà bầu bị chân hay lạnh, bụng sôi và đại tiện lỏng thì không nên ăn dưa hấu.

6. Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn trái cây

– Ngâm, rửa kỹ trước khi ăn để loại bỏ thuốc trừ sâu và vi khuẩn có hại.

– Gọt đi những phần bị dập, hỏng vì có khả năng chứa nhiều vi khuẩn.

– Chỉ ăn trái cây tươi, đã chín. Nếu trái cây đã gọt vỏ, để trong tủ lạnh quá 4 tiếng thì không nên ăn.

– Bảo quản trái cây trong ngăn riêng ở trong tủ lạnh, tránh để cùng với các loại thực phẩm sống.

– Không ăn trái cây vào lúc khuya muộn vì sẽ không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.

– Mỗi ngày, mẹ bầu ăn từ 350-500 gram trái cây là đủ.

– Ngoài việc ăn trái cây tươi, mẹ bầu có thể uống sinh tố hoặc nước ép hoa quả.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/trai-cay-tot-cho-ba-bau-3-thang-dau-3-thang-giua-va-3…

Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)