Xem Nhiều 3/2023 #️ Tim Thai Xuất Hiện Từ Tuần Thứ Mấy? – Hệ Thống Y Khoa Diamond # Top 4 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tim Thai Xuất Hiện Từ Tuần Thứ Mấy? – Hệ Thống Y Khoa Diamond # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tim Thai Xuất Hiện Từ Tuần Thứ Mấy? – Hệ Thống Y Khoa Diamond mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tim thai hình thành như thế nào?

Ở ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai xuất hiện 2 mạch máu hình thành ống dẫn của tim, bắt đầu co bóp làm chức năng của quả tim. Đến cuối tháng thứ nhất dài thêm 1cm và tim thai bắt đầu hoàn thiện.

Đầu tháng 2 tức là tuần thứ 5 của chu kỳ thai, phôi thai hình thành nhiều tế bào có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần đầu sẽ hình thành cột sống và não bé. Phần trên của ống thần kinh bắt đầu phẳng ra và tạo nên mặt trước của não. Lúc này một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ phát triển và hình thành trái tim của thai nhi, khi siêu âm, chị em sẽ nghe thấy nhịp tim của thai nhi.

Ở tuần thứ 7, tim của thai nhi bắt đầu lớn dần và chia thành 2 buồng tim trái và phải. Sau 5 tuần tiếp theo, tim thai sẽ hoàn thiện.

Thai nhi mấy tuần thì có tim thai?

Thông thường, sau 7 tuần mới bắt đầu nghe thấy nhịp tim của bé, nhưng trong một số trường hợp có thể đo được tim thai ở tuần thứ 5 hoặc thứ 6 hoặc trễ hơn ở tuần thứ 8 hoặc 10.

Giai đoạn cuối tuần thứ 5 và đầu tuần thứ 6 của thai kỳ, khi siêu âm chỉ nghe được âm vang. Ở tuần thứ 7 mới có thể nghe được chính xác nhịp tim. Đồng thời, giai đoạn này khi siêu âm bác sĩ sẽ nhìn thấy được phôi thai rõ hơn. Trường hợp tim thai xuất hiện muộn hơn, bác sĩ chuyên khoa sẽ thử đồng độ HCG trong máu, nếu nồng độ HCG cao tức là thai nhi vẫn khỏe mạnh, duy chỉ có tim thai muộn hơn một chút so với bình thường.

Đến tuần thứ 20, tim bé sẽ đập mạnh hơn, thai phụ có thể nghe bằng tai nhịp tim của con yêu. Nhịp đập càng to chứng tỏ thai nhi rất khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Tim thai bình thường là như thế nào?

Ở tuần thứ 12 của thai kỳ, tim của bé gần như hoàn thiện, tuần thứ 14 sẽ đập rõ ràng hơn và tuần thứ 16 tim có thể bơm máu với khoảng 14 lít/ ngày. Ở những tuần tiếp theo, tim tiếp tục lớn kề kích thước lẫn khối lượng. Thông thường tim đập từ 120 – 160 lần/ phút, tuy nhiên khi bé quậy nhiều tim đập nhanh đến 180 lần/ phút nhưng vẫn ở trạng thái thường.

Mẹ nên ăn gì để thai nhi có trái tim khỏe mạnh?

Khi mang ở tuần thứ 7, thai phụ nên cung cấp đủ 4 chất dinh dưỡng cơ bản như: Tinh bột, đạm, chất béo và vitamin. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi và các loại quả chứa nhiều axit folic.

Bên cạnh đó, thai phụ phải chú ý tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm quan trọng trong thời gian mang thai và làm các xét nghiệm khi cần thiết. Đồng thời nên trao dồi thêm kiến thức mang thai, sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh để có kinh nghiệm chăm sóc con yêu tốt hơn.

HỆ THỐNG Y KHOA DIAMOND

☎ Tổng đài: (028) 3930 75 75 🌐 Website: ykhoadiamond.com 📩 Fanpage: https://www.facebook.com/ykhoadiamond

✨ Phòng khám Đa Khoa Diamond ĐC: Số 181 Võ Thị Sáu, P7, Q3, HCM

✨ Phòng khám Sản Nhi Diamond ĐC: Số 9 Trần Quốc Thảo, P6, Q3, HCM

Chuyển Dạ Và Dấu Hiệu Cần Biết – Hệ Thống Y Khoa Diamond

Chuyển dạ là một quá trình sinh lý làm cho thai và phần phụ của thai được đưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ. Mẹ bầu và người thân cần biết rõ các dấu hiệu chuyển dạ để đến cơ sở y tế kịp thời nhằm sinh đẻ an toàn, tránh tình trạng sinh đẻ tại nhà hoặc đẻ rơi dọc đường dễ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ lẫn con Đồng thời cũng cần có những kiến thức khi sinh con, phối hợp với nhân viên y tế để sinh nở an toàn và cảm thông nếu có xảy ra tai biến y khoa ngoài mong đợi.

Tìm hiểu về chuyển dạ

Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là một loạt hiện tượng diễn ra ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn cuối của thai kỳ làm cho thai nhi và bánh nhau được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo.

Chuyển dạ sinh đủ tháng khi tuổi thai từ 38 – 42 tuần (trung bình là 40 tuần, là ngày sinh dự kiến), khi đó thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập khỏe mạnh ngoài tử cung.

Sinh non khi tuổi thai từ 22 – 37 tuần, thai nhi có thể sống được.

Sinh già tháng khi tuổi thai ≥ 42 tuần.

Chẩn đoán sự chuyển dạ không chính xác có thể dẫn đến sự lo lắng cho chính mẹ bầu cùng người thân hoặc xử trí can thiệp không cần thiết làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của mẹ và con.

Các giai đoạn của chuyển dạ

1. Tiền chuyển dạ

Tiền chuyển dạ là giai đoạn trước chuyển dạ thật sự, có thể kéo dài một vài tuần. Thai phụ có thể có các triệu chứng: Tiểu nhiều lần, tăng dịch tiết âm đạo, bụng sụt, tử cung có các cơn co thưa – nhẹ – không đau rõ, đau các khớp vùng chậu,…

2. Chuyển dạ thực sự

Chuyển dạ thật sự khi có 3 trong 5 tiêu chuẩn sau:

Đau bụng từng cơn tăng dần;

Ra dịch nhầy hồng âm đạo;

Có sự thay đổi ở ổ tử cung (cổ tử cung xóa và mở);

Đầu ối được thành lập;

Có sự tiến tiển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung;

Khi có các cơn đau bụng gò cứng, ra dịch nhầy âm đạo, ra nước loãng âm đạo,… mẹ bầu nên nhập viện khám ngay vì đó là thời điểm cho thấy mẹ sắp sinh.

Các dấu hiệu của chuyển dạ

Bụng tụt xuống thấp

Khi đầu em bé xoay thấp xuống xương chậu là bé đã sẵn sàng để chào đời, thường được gọi là sa bụng. 

Đau co tử cung

Gần tới ngày sinh, mẹ bầu có thể cảm thấy cái gì đó như các cơn co không thoải mái và cường độ khác nhau. Không nhẹ nhàng như các cơn tử cung của chuyển dạ giả, chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó.

Các cơn co chuyển dạ thường mạnh, lặp đi lặp lại và liên tục. Bạn có thể bấm giờ, khi các cơn co cách nhau từ 5 – 7 phút trong ít nhất 1 trong tiếng tức là bạn đang chuyển dạ. 

Vỡ ối

Túi chất lỏng bao quanh em bé có thể bể ra bất cứ lúc nào trong quá trình chuyển dạ. Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu.

Dấu hiệu nên nhập viện sớm

Cơn co thắt ở mỗi người mẹ là khác nhau, vì vậy, sẽ rất khó để nhận biết chính xác dấu hiệu bạn nên nhập viện. Tuy nhiên, bác sĩ Diamond khuyên rằng những trường hợp sau, người mẹ nên tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Người mẹ sinh bé lần đầu, những cơn co thắt xảy ra 5 phút một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 30 giây. Nhìn chung, những thai phụ sinh con đầu lòng bao giờ cũng có thời gian chuyển dạ dài hơn so với bà mẹ sinh con lần 2.

Cường độ của những cơn co thắt mỗi lúc mỗi mạnh hơn, đến mức người mẹ không chịu đựng nổi.

Người mẹ mang thai dưới 37 tuần và xuất hiện những cơn co thắt dồn dập.

Người mẹ không còn nhận thấy cảm giác thai nhi cử động sau những cơn co thắt.

HỆ THỐNG Y KHOA DIAMOND

Tổng đài & Đặt hẹn: (028) 3930 7575

Chi nhánh: Đa Khoa Diamond

Địa chỉ: Số 181 Võ Thị Sáu, P7, Q3, HCM

Địa chỉ: Số 9 Trần Quốc Thảo, P6, Q3, HCM

Xét Nghiệm Trước Khi Mang Thai Có Thực Sự Cần Thiết – Hệ Thống Y Khoa Diamond

Việc khám tiền sản trước khi mang thai nhằm thực hiện mốt số xét nghiệm trước khi mang thai có vai trò vô cùng quan trọng, nhất là trong việc xác định các đột biến của bệnh di truyền. Nếu chị em tiến hành xét nghiệm từ sớm  sẽ có thể phòng tránh những căn bệnh di truyền nguy hiểm từ mẹ sang con từ đó đảm bảo sức khỏe bé lâu dài trong tương lai.

Xét nghiệm trước khi mang thai có lợi ích gì?

Thực hiện xét nghiệm trước khi mang thai sẽ giúp xác định bố hoặc mẹ có gen đột biến nào gây ra rối loạn nghiêm trọng về di truyền cho con hay không. Các rối loạn thường gặp nhất ở đây gồm xơ nang, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, thiếu máu di truyền Thalassemia và bệnh Tay-Sachs,…

Các bệnh được nhắc ở trên đều hiếm gặp nhưng một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy 24% bệnh nhân được xét nghiệm đều ít nhất mang 1 đột biến. Nguy cơ trẻ em mắc phải những chứng bệnh này còn cao hơn cả nguy cơ mắc phải bệnh Down vì nếu cả bố và mẹ đều mang gen bệnh thì tỷ lệ sinh con ra mắc bệnh lên đến 25%. Việc thực hiện xét nghiệm, khám tiền sản trước khi mang thai có thể hạn chế được khả năng xét nghiệm chọc ối hay sinh thiết nhau gai trong quá trình mang thai về sau.

Xét nghiệm trước khi mang thai như thế nào?

Xét nghiệm trước khi mang thai hay còn gọi là khám tiền sản giúp chị em chuẩn bị một sức khỏe tốt nhằm chuẩn bị mang thai. Nếu phát hiện cả hai vợ chồng cũng mang gen một loại bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn sinh con an toàn cho bệnh nhân.

Có 2 lựa chọn khi tiến hành xét nghiệm trước khi mang thai: Xét nghiệm sàng lọc một số bệnh và xét nghiệm mở rộng.

Hiện nay, các cặp vợ chồng chỉ được xét nghiệm sàng lọc một hoặc hai kiểu đột biến thường gặp nếu bệnh nhân có nguy cơ mang gen gây bệnh thuộc một chủng tộc có nguy cơ cao hoặc gia đình có người mang gen bệnh.

Bên cạnh đó, bạn có thể xét nghiệm sàng lọc nhiều kiểu đột biến gây bệnh khác nhau – con số này lên đến hơn 100 bệnh thay vì chỉ một hoặc hai bệnh “có nguy cơ”. Khi làm xét nghiệm, bạn sẽ lấy mẫu máu và nước bọt. Nếu kết quả cho thấy bạn mang gen bệnh thì chồng bạn cũng sẽ được xét nghiệm. Hoặc cả hai vợ chồng cùng làm xét nghiệm đồng thời để có kết quả nhanh hơn. Đây là một bước đi khôn ngoan khi chuẩn bị mang thai để ngăn ngừa phần lớn nguy cơ cho thế hệ sau.

Các căn bệnh di truyền phổ biến

1/ Bệnh xơ nang

Xơ nang là bệnh di truyền đe dọa đến tính mạng. Xơ nang xoay quanh các vấn đề về hô hấp như: Nhiễm trùng phổi và tổn thương phổi nghiêm trọng, các vấn đề về tiêu hóa và nhiều biến chứng khác.

2/ Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Đây là một dạng rối loạn hồng cầu khá nguy hiểm. Các nhóm chủng tộc có nguy cơ cao bao gồm người gốc châu Phi, Caribe, Nam hoặc Trung Mỹ, Địa Trung Hải, Ấn Độ hoặc Ả Rập.

3/ Bệnh thiếu máu Thalassemia

Thalassemia là nhóm bệnh rối loạn máu di truyền, trong đó có một số bệnh tương đối nhẹ và một số khác có thể gây thiếu máu nghiêm trọng và các vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.

4/ Bệnh Tay-Sachs

Tay-Sachs là một bệnh về hệ thần kinh trung ương có thể gây tử vong và các biến chứng nghiêm trọng như mù lòa, chậm phát triển trí tuệ, liệt,…

Phải làm gì khi xét nghiệm trước khi mang thai phát hiện gen bệnh?

Nếu phát hiện gen gây bệnh nhờ xét nghiệm trước khi mang thai, chị em có thể thử phương pháp thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng của một người hiến tặng khỏe mạnh. Hoặc có thể thụ tinh ống nghiệm, các chuyên viên sẽ thực hiện các xét nghiệm đặc biệt trên phôi trước khi cấy vào tử cung người mẹ. Xét nghiệm này là “chẩn đoán di truyền tiền cấy ghép”.

Tuy nhiên, hầu hết các chị em phụ nữ hiện nay đều chỉ khám sàng lọc sau khi đã mang thai. Nếu bạn đã có thai và muốn xét nghiệm sàng lọc di truyền, cần tiến hành xét nghiệm này càng sớm càng tốt. Như thế, bạn sẽ có thêm thời gian trao đổi với bác sĩ về khả năng em bé có thể mắc phải một trong những bệnh nguy hiểm và quyết định xem có cần làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác.

HỆ THỐNG Y KHOA DIAMOND

☎ Tổng đài: (028) 3930 75 75 🌐 Website: ykhoadiamond.com 📩 Fanpage: https://www.facebook.com/ykhoadiamond

✨ Phòng khám Đa Khoa Diamond ĐC: Số 181 Võ Thị Sáu, P7, Q3, HCM

✨ Phòng khám Sản Nhi Diamond ĐC: Số 9 Trần Quốc Thảo, P6, Q3, HCM

3 Cách Tính Ngày Rụng Trứng Chính Xác &Amp; Dễ Nhớ Nhất – Hệ Thống Y Khoa Diamond

Xác định được ngày rụng trứng có phải là cơ hội vàng để thụ thai?

Mỗi chị em phụ nữ có một lượng trứng nhất định bên trong cơ thể và mỗi tháng sẽ có một nàng trứng “rời tổ”, rơi xuống tử cung chờ đợi chàng tinh binh. Nếu không được thụ tinh, sau hai tuần nồng độ hormone trong máu làm cho các niêm mạc tử cung vỡ ra, chảy ra ngoài theo đường âm đạo bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt mới. Chu kỳ kinh nguyệt là cơ sở để tính ngày rụng trứng. Thời gian sống và chờ đợi của “nàng trứng” gói gọn trong 24 giờ và có thể thụ tinh trong gia đoạn này. Do đó, nhiều người cho rằng đây là thời điểm có khả năng thụ thai cao nhất. Thực tế thời gian sống của trứng chỉ có 1 ngày còn tinh trùng kéo dài từ 3-5 ngày. Do đó, trước thời điểm rụng trứng nếu có sẵn một đội quan đang chờ thì khả năng thụ thai thành công sẽ rất cao.

3 cách tính ngày rụng trứng dễ nhớ nhất

1. Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đèn đỏ đầu tiên và kết thúc khi một chu kỳ mới bắt đầu. Tùy cơ địa của mỗi người, chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 28 – 30 ngày, trường hợp đặc biệt sẽ kéo dài 32 hoặc 40 ngày. Để tính được chính xác ngày rụng trứng không hề dễ cho dù có dùng các thiết bị máy móc hiện đại. Tuy nhiên, chị em có thể nhẩm tính khoảng thời gian có khả năng thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt bằng cách: Đếm lùi 12 ngày kể từ ngày chị em cảm nhận sẽ là ngày đầu tiên của chu kỳ kinh kế tiếp, sau đó tiếp tục đếm lùi thêm 4 ngày. Khoảng thời gian 5 ngày này thường được gọi là “cửa sổ thụ thai” vì hiện tượng rụng trứng sẽ xảy ra vào khoảng thời gian này. Đối với chị em có chu kỳ kinh nguyệt ổn định 28 ngày, ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày 12-16 của chu kỳ. Với phụ nữ có chu kỳ dài hơn, ngày rụng trứng sẽ nằm trong khoảng ngày thứ 15 – 20 của chu kỳ hoặc trễ hơn. Chị em lưu ý, đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, phương pháp này thường không hiệu quả.

2. Cách tính ngày rụng trứng dựa vào dịch tiết âm đạo

Trước ngày trứng rụng 1-2 ngày, “cô bé” tiết dịch nhiều hơn bình thường. Dịch tiết thường loãng, trơn, trong và có độ co giãn hơn so với dịch âm đạo trong phần còn lại của chu kỳ kinh nguyệt.

3. Cách tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt cơ bản

Nếu chú ý bạn sẽ cảm nhận được nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng cao trong những ngày rụng trứng do sự thay đổi của một số loại hormone trong cơ thể. Sự thay đổi này không đáng kể nên phải thật tinh ý mới có thể nhận ra. Bạn nên ghi lại thân nhiệt từ ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ nhanh chóng xác định được thời điểm rụng trứng. Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý đo nhiệt độ vào thời điểm cố định mỗi ngày và giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tránh những trường hợp cảm, sốt làm giảm độ chính xác của phương phá dự đoán.

Ngoài 3 cách tính ngày rụng trứng trên, chị em có thể nhận thấy một số dấu hiệu sau đây trong những ngày trứng rụng:

Ngực đau.

Bụng đầy hơi.

Xuất hiện một vài đốm máu nhỏ.

Ham muốn “yêu” cao hơn bình thường.

HỆ THỐNG Y KHOA DIAMOND

☎ Tổng đài: (028) 3930 75 75 🌐 Website: ykhoadiamond.com 📩 Fanpage: https://www.facebook.com/ykhoadiamond

✨ Phòng khám Đa Khoa Diamond ĐC: Số 181 Võ Thị Sáu, P7, Q3, HCM

✨ Phòng khám Sản Nhi Diamond ĐC: Số 9 Trần Quốc Thảo, P6, Q3, HCM

Bạn đang xem bài viết Tim Thai Xuất Hiện Từ Tuần Thứ Mấy? – Hệ Thống Y Khoa Diamond trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!