Cập nhật thông tin chi tiết về Tiểu Buốt Tiểu Rắt Khi Mang Thai Tháng Cuối Có Sao Không? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Khi mang thai đa số chị em phụ nữ có nhu cầu đi vệ sinh nhiều hơn bình thường. Bên cạnh đó, xuất hiện triệu chứng đi kèm như đi tiểu buốt, nước tiểu có mùi khai nhẹ, hay vừa mới đi tiểu xong lại muốn đi tiếp, mặc dù mỗi lần đi lượng nước tiểu ra rất ít.
Thậm chí ở một số bà bầu, còn xuất hiện hiện tượng sốt nhẹ khiến nhiều người lo lắng không yên. Tuy nhiên các bạn không cần quá lo lắng vì đây có thể là biểu hiện sinh lý bình thường của một người phụ nữ khi mang thai tháng cuối. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng này?
Bà bầu bị tiểu buốt, tiểu rắt khi mang thai tháng cuối có sao không?
Nguyên nhân chứng tiểu rắt, tiểu buốt khi mang thai tháng cuối
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt trong giai đoạn bầu bí đặc biệt trong những ngày cuối thai kỳ. Mỗi nguyên nhân sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau. Các nguyên nhân này được chia thành 2 nhóm là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý
Khi phụ nữ mang thai, lượng hormone HCG trong cơ thể tăng cao đột biến. Thêm vào đó là tử cung ngày một to lên chèn ép vào bàng quang khiến cho mẹ bầu luôn cảm thấy căng tức và có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục. Tuy nhiên do lượng nước tiểu trong bàng quang không nhiều nên mỗi lần đi vệ sinh chị em thường đi rất ít.
Như ở trên đã phân tích, trong quá trình mang thai phụ nữ sẽ có thói quen đi tiểu nhiều hơn mức bình thường. Chính điều này khiến cho âm đạo của chị em luôn trong tình trạng ẩm ướt, nếu như không vệ sinh sạch sẽ và cẩn thận sẽ rất dễ bị viêm nhiễm vùng kín, phụ khoa hoặc viêm đường tiết niệu. Trong khi đó, biểu hiện rõ nhất của các bệnh viêm nhiễm là tiểu buốt tiểu rắt.
Dấu hiệu của chứng tiểu buốt tiểu rắt khi mang thai tháng cuối
Số lần đi tiểu nhiều hơn 8 lần vào ban ngày và 1 lần vào ban đêm
Khi đi tiểu có cảm giác buốt rát, nước tiểu nóng và có mùi khai nhẹ
Một số phụ nữ xuất hiện tình trạng sốt nhẹ, hay tiểu ra máu
Tiểu buốt tiểu rắt khi mang thai tháng cuối có xu hướng nặng hơn
Thông thường tình trạng tiểu buốt tiểu rắt ở bà bầu sẽ xuất hiện ở những tháng đầu thai kỳ và có dấu hiệu giảm dần ở những tháng giữa thai kỳ. Tuy nhiên khi đến những tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là những ngày gần sinh tình trạng này có xu hướng nặng hơn.
Lý do là vì ở những tháng cuối của thai kỳ, tuần hoàn máu tăng cao hơn trước khiến cho nước tiểu bài tiết nhiều hơn. Thêm vào đó tử cung phát triển ngày càng lớn khiến cho bàng quang bị chèn ép nặng nề dẫn tới tình trạng chị em sẽ bị tiểu buốt tiểu rắt ngày một nặng hơn.
Tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia, hiện tượng này không gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên nó khiến chị em cảm thấy khó chịu khi ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của họ. Vậy phải làm sao để hạn chế tình trạng tiểu rắt tiểu buốt khi mang thai tháng cuối?
Trong quá trình mang thai, việc sử dụng kháng sinh là điều gần như cấm kỵ và được hạn chế mức tối thiểu bởi những loại thuốc này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi.
Sử dụng bí xanh
Bí xanh là loại thực phẩm mát và lành tính được sử dụng rất nhiều trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Ngoài tác dụng làm thực phẩm chế biến món ăn hàng ngày, bí xanh còn có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh rất tốt, một trong những bệnh đó là tiểu buốt, tiểu rắt.
Cách chữa tiểu rắt, tiểu buốt cho bà bầu bằng bí xanh như sau: Bí xanh gọt vỏ, bỏ ruột cho vào nồi luộc. Thịt bí dùng để ăn thay rau, nước bí luộc uống thay nước lọc. Sử dụng trong 1 tuần tình trạng đái buốt đái rắt khi mang bầu sẽ cải thiện.
Rau mồng tơi là một loại rau quen thuộc với tất cả chúng ta. Vào những ngày hè nóng bức, ăn rau mồng tơi nấu canh cua là một món ăn giải nhiệt vô cùng bổ dưỡng. Với tình trạng bà bầu tiểu rắt, tiểu buốt thường xuyên ăn mồng tơi cũng sẽ giúp bạn giảm thiểu tình trạng này. Các bạn có thể chế biến rau mồng tơi thành các món ăn quen thuộc hoặc đơn giản chỉ là luộc với nước lọc.
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh nguồn gốc thảo dược thiên nhiên lành tính
Các mẹ bầu có thể kết hợp áp dụng chế độ ăn từ rau mồng tơi hoặc bí đao như trên với sử dụng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh có nguồn gốc từ thảo dược. Thuốc được điều chế dạng siro, dễ sử dụng và hoàn toàn an toàn với mẹ bầu tháng cuối, có thể sử dụng lâu dài không tác dụng phụ.
Hy vọng rằng với những chia sẻ của bài viết sẽ giúp cho chị em có thêm thông tin hữu ích về hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt khi mang thai tháng cuối. Chúc chị em sớm khắc phục được tình trạng này và có một thai kỳ khỏe mạnh.
Mẹ bầu muốn tư vấn thêm về sản phẩm hoặc về bệnh tiểu buốt, tiểu rắt, vui lòng để lại thông tin dưới form đăng ký hoặc gọi ngay 1900 63 64 55. Các chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Đăng ký tư vấn
Bị Tiểu Buốt Tiểu Rắt Khi Mang Thai
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Bị tiểu buốt tiểu rắt khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở nhiều nữ giới. Tình trạng này khiến nhiều chị em cảm thấy lo lắng và hoang mang không biết có phải mình bị bệnh gì hay không? Vậy tại sao phụ nữ khi mang thai thường hay bị tiểu buốt tiểu rắt. Cách khắc phục tình trạng này như thế nào. Xin mời các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiểu buốt tiểu rắt khi mang thai
Trong suốt quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày, cơ thể chị em phải chịu nhiều thay đổi đột ngột từ ngoại hình cho đến sức khỏe. Thai nhi cần nhiều chất dinh dưỡng và đề kháng, do đó hệ miễn dịch của người mẹ cũng yếu hơn.
Vì vậy, trong quá trình mang thai mẹ bầu rất dễ bị các vi sinh vật có hại tấn công gây bệnh. Một trong số đó là xuất hiện triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?
Khi mới bước vào những tháng đầu của thai kỳ, lượng hormone HCG của chị em sẽ tăng cao hơn bình thường khiến lượng máu và chất lỏng bài tiết qua thận nhiều hơn. Bên cạnh đó, thai nhi phát triển lớn dần đè vào bàng quang khiến cho mẹ bầu có cảm giác thường xuyên muốn đi tiểu.
Tuy nhiên bà bầu đi tiểu buốt và nhiều lần là do lượng nước tiểu có trong bàng quang không nhiều nên mỗi lần lượng nước tiểu thải ra rất ít gây nên hiện tượng tiểu rắt.
Thông thường tình trạng tiểu buốt khi mang thai là dấu hiệu mẹ bầu đang mắc phải một số bệnh lý về phụ khoa, bệnh xã hội hay bệnh về đường tiết niệu.
Như ở trên chúng ta đã phân tích, khi mang thai phụ nữ sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường. Điều này khiến cho âm đạo của chị em luôn trong tình trạng ẩm ướt. Nếu không được vệ sinh cẩn thận, vệ sinh sai cách rất dễ dẫn tới viêm nhiễm âm đạo, viêm đường tiết niệu. Trong khi đó, tiểu buốt, tiểu rắt chính là dấu hiệu đặc trưng của những bệnh này.
♦ Lý do vì sao bà bầu thường bị tiểu không tự chủ khi mang thai
♦ Tiểu buốt tiểu rắt khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không
♦ Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai
Dấu hiệu tiểu rắt, tiểu buốt khi mang thai
Dấu hiệu đặc trưng của tình trạng tiểu buốt tiểu rắt khi mang thai đó là tần suất đi tiểu của chị em tăng cao hơn trước, đặc biệt là vào ban đêm. Ngoài ra, có thể kèm theo một số các biểu hiện khác như:
Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
Nước tiểu có mùi lạ
Màu nước tiểu hơi vàng đục.
Cách chữa tiểu rắt, tiểu buốt cho bà bầu
Để chữa tiểu đi tiểu buốt cho bà bầu các bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:
Nghiêng về phía trước khi đi tiểu
Hầu hết khi các bà bầu khi than vãn về vấn đề đi tiểu rắt trong quá trình mang thai đều được các bác sĩ tư vấn tư thế đi tiểu giúp chị em có thể hạn chế được tình trạng này. Đó là nghiêng người về phía trước khi đi tiểu. Động tác này sẽ giúp lượng nước tiểu trong bàng quang thoát hết ra ngoài nhờ đó mà chị em có thể giảm bớt được tình trạng đi tiểu nhiều lần.
Bài tập Kegel
Các bài tập Kegel hay còn gọi là các bài tập cơ sàn chậu là những bài tập được thiết kế để tăng cường sức mạnh của các cơ vùng xương chậu giúp cải thiện tình trạng tiểu buốt tiểu rắt rất tốt. Đây cũng là đánh giá là bài tập tốt cho mẹ bầu.
Cách thực hiện như sau:
Bạn thực hiện co cơ âm đạo và giữ trong 10 giây. Sau đó nghỉ 10 giây rồi tiếp tục lặp lại. Mỗi lần tập thực hiện khoảng 10 lần. Khi đã quen dần, bạn có thể răng số lần lặp lại động tác thêm 5 giây. Mức độ tốt nhất bạn có thể đạt được là từ 25 – 30 giây.
Thay đổi chế độ ăn uống
Hạn chế ăn uống các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như: trà, cafe, đồ uống có cồn, đồ cay nóng… vì những thực phẩm này có thể khiến bàng quang bị kích thích gây nên tình trạng đi tiểu nhiều hơn.
Tăng cường ăn nhiều hoa quả, rau xanh cũng như các loại thực phẩm giàu chất xơ khác. Đồng thời uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để máu trong cơ thể được tuần hoàn tốt, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Bởi táo bón lâu ngày cũng sẽ gây chèn ép bàng quang làm tăng nguy cơ tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ mang thai.
Áp dụng một số mẹo dân gian
Các phương pháp dân gian luôn được sự ưu ái từ chị em phụ nữ bởi tính an toàn mà nó mang lại. Trong dân gian, để chữa tiểu rắt tiểu buốt cho bà bầu, chúng ta có một số mẹo sau đây: uống nước râu ngô, bột sắn dây, nước rau má, bí đao hay mồng tơi.
Những nguyên liệu này đều rất gần gũi và quen thuộc đối với chúng ta mà lại không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
BẠN bị tiểu buốt, tiểu rắt khi mang thai. BẠN muốn được BÁC SĨ tư vấn MIỄN PHÍ
Để phòng ngừa tình trạng tiểu rắt tiểu buốt khi mang thai, chị em cần nhớ các lưu ý sau đây:
Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đúng cách, đặc biệt là bộ phận sinh dục để ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Khi buồn tiểu nên đi tiểu ngay mà không nên nhịn. Bởi nhịn tiểu sẽ khiến cho các cặn bẩn trong nước tiểu có thể lắng đọng lại ở hệ tiết niệu dễ gây tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu
Uống đủ nước mỗi ngày
Hạn chế quan hệ tình dục thô bạo bởi nó có thể làm ảnh hưởng tới em bé và bộ phận sinh dục. Sau khi quan hệ cần vệ sinh sạch sẽ
Khi thấy tình trạng tiểu rắt tiểu buốt kéo dài liên tục khiến chị em cảm thấy đau đớn, khó chịu ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày kèm các hiện tượng bất thường thì chị em nên nhanh chóng đi khám để được xác định nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc để điều trị bởi những loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Trên thị trường hiện nay có thuốc thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị chứng tiểu buốt, tiểu rắt an toàn. Mẹ bầu có thể tham khảo Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh dạng thuốc nước siro và Bảo Niệu Đức Thịnh dạng viên nén bao phim.
Nhờ đó chữa trị tận gốc chứng bệnh đái dầm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không tự chủ,…Thuốc được sản xuất thành dạng thuốc nước siro thảo dược dễ uống, phù hợp cho trẻ từ 1 tuổi trở lên đến người lớn.
Hy vọng rằng với những chia sẻ của bài viết về vấn đề phụ nữ bị tiểu buốt tiểu rắt khi mang thai sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về vấn đề này. Chúc các mẹ sớm khắc phục hiệu quả và luôn khỏe mạnh để chăm sóc tốt thai nhi.
Đăng ký tư vấn
Tiểu Buốt Khi Mang Thai Tháng Cuối Do Đâu?
Tiểu buốt khi mang thai tháng cuối do thai nhi
Thông thường, sau 3 tháng đầu của thai kỳ thì các hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt gần như sẽ giảm hẳn rõ rệt. Tuy nhiên, trong tháng cuối cùng thì hiện tượng tiểu buốt rất dễ quay trở lại do thai nhi sẽ tụt thấp để chuẩn bị quá trình chào đời, đè vào bàng quang của người mẹ.
Tiểu buốt khi mang thai tháng cuối do bệnh lý
Mặc dù không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng tình trạng tiểu buốt khi mang thai ở tháng cuối thai kì cũng được cho là ít gặp, các chuyên gia y tế cho biết hiện tượng này cũng có thể nguyên nhân là do một số bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra.
– Nhiễm khuẩn thông thường: trong trường hợp này, các dấu hiệu lâm sàng không mấy rõ ràng, nhưng khi xét nghiệm nước tiểu thấy vi khuẩn. Hiện tượng này làm người bệnh khó phát hiện ra bệnh để điều trị sớm.
– Viêm bàng quang cấp: tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu sẫm và cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi là những biểu hiện điển hình của bệnh lý này. Khi đi xét nghiệm nước tiểu sẽ cho kết quả protein âm tính.
– Viêm thận – bể thận cấp: Toàn thân người mẹ sốt cao, rét run, mạch nhanh, đau vùng hạ vị và thắt lưng nhất là bên phải. Kèm theo đó là chứng rối loạn tiểu tiện, đi tiểu buốt khi có thai ở trường hợp này là rất nguy hiểm.
Khi mắc phải bệnh lý này, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những triệu chứng như sốt cao, rét run, đau vùng hạ vị, vùng thắt lưng nhất là phía bên phải và mạch đập nhanh. Kèm theo đó là các triệu chứng về rối loạn tiểu tiện, tiểu buốt… Trường hợp này rất nguy hiểm với các mẹ bầu.
Trong trường hợp các chị em gặp phải những tình trạng bệnh lý, biểu hiện bất thường trên dù mức độ là nặng hay nhẹ đi chăng nữa cũng cần đi thăm khám sớm để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Đã có rất nhiều những trường hợp chủ quan dẫn tới viêm nhiễm nặng nề, hậu quả là thai nhi sẽ phát triển không toàn diện, kém phát triển, thai nhi bị dị tật, sinh non hoặc bị sảy thai.
Điều trị tình trạng tiểu buốt ở tháng cuối thai kỳ ở đâu tốt?
Nếu chị em phụ nữ đang mang thai, sinh sống tại Hà Nội mắc phải chứng tiểu buốt ở tháng cuối thai kì có nhu cầu thăm khám, điều trị nhanh chóng giúp quá trình chuẩn bị sinh thuận lợi thì Phòng khám đa khoa y học quốc tế Hà Nội là một trong những địa chỉ uy tín tốt nhất trên địa bàn của thủ đô. Đây là một cơ sở y tế chất lượng cao đã được Sở Y Tế Hà Nội công nhận và cấp giấy phép hoạt động.
Hiện nay, phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế 12 – 14 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội đã và đang thăm khám và điều trị hiệu quả chứng tiểu buốt bằng phương pháp Đông Tây kết hợp cho hàng nghìn bệnh nhân khi đến thăm khám và điều trị, cụ thể như sau:
Phác đồ tây y là chủ đạo:
Thuốc tây y chuyên khoa hoặc thuốc tây y phối hợp giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý gây ra tình trạng tiểu buốt.
Điều trị thêm bằng thuốc đông y:
Sau khi sử dụng phác đồ tây y, bệnh nhân còn được sử dụng thêm thuốc đông y do bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền Nguyễn Thị Minh Tâm – bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền hơn 20 năm kinh nghiệm trực tiếp kê đơn và chỉ định liều lượng. Thuốc đông y giúp tăng cường sức khỏe, thanh lọc cơ thể, kháng viêm, giúp cho việc tiểu tiện trở lại bình thường, hạn chế tình trạng bệnh tái phát mang lại hiệu quả và an toàn đến 99,9%.
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và hỗ trợ điều trị bệnh được mời về từ các bệnh viện lớn như: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện quân đội 108, bệnh viện Vinmec…và hỗ trợ điều trị bệnh trong điều kiện đầy đủ thiết bị y tế hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học tiên tiến theo quy chuẩn quốc tế. Đặc biệt hiện nay phòng khám đã và đang xây dựng và phát triển theo mô hình “Y tế xanh” của tổ chức y tế thế giới (WHO) hướng tới những ưu điểm:
Giảm tác dụng phụ của thuốc Tây y trong quá trình hỗ trợ điều trị
Cân bằng nội tiết tố, cân bằng môi trường bộ phận sinh dục
Tăng cường sức đề kháng cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch
Rút ngắn thời gian hỗ trợ điều trị, tiết kiệm chi phí
Ngăn chặn bệnh tái phát
Với thủ tục khám bệnh nhanh chóng , chi phí niêm yết công khai phù hợp với quy định của bộ y tế,…tất cả tạo nên môi trường y tế chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu mong mỏi của người bệnh.
Hiện Tượng Đi Tiểu Buốt Khi Mang Thai
Đi tiểu buốt khi mang thai là một triệu chứng khá thường gặp ở chị em phụ nữ trong thời gian thai nghén. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này và cách khắc phục nó ra sao? Các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng đi tiểu buốt ở phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân tiểu buốt khi mang thai
– Nhiễm trùng đường tiểu là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tiểu buốt. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ phần nào của đường tiết niệu, bao gồm: niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận.
– Nhiễm trùng đường tiểu thường gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo. Từ đấy, vi khuẩn di chuyển lên bàng quang gây viêm bàng quang. Nếu nữ giới không nhận biết sớm và điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể xâm nhập đến thận qua niệu quản gây viêm thận, viêm bể thận.
– Các bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục cũng có thể gây đi tiểu đau, bao gồm: Chlamydia, benh lau, herpes sinh dục. Chúng có thể gây ra một loạt các vấn đề dẫn đến viêm hoặc kích ứng đường tiết niệu hoặc vùng sinh dục, dẫn đến các triệu chứng đi tiểu đau buốt, bỏng rát.
Triệu chứng của tiểu buốt khi mang thai
Bên cạnh việc đi tiểu đau buốt, các triệu chứng khác của nhiễm trùng tiểu bao gồm:
– Sốt
– Nước tiểu hôi hoặc có mùi
– Nước tiểu đục hoặc có máu
– Tăng tần suất muốn đi tiểu
– Những thay đổi trong dịch tiết âm đạo và có mùi hôi
Điều trị như thế nào?
Đối với nhiễm trùng tiểu, sản phụ có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh, nên sử dụng loại thuốc kháng sinh không có hại cho thai nhi.
Đối với viêm thận, viêm bể thận, sản phụ cần tiến hành các xét nghiệm để đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn, kiểm tra hệ tiết niệu và chức năng của thận sau đó sử dụng kháng sinh dựa theo kết quả của kháng sinh đồ.
Còn đối với tiểu buốt do các bệnh xã hội lây qua đường tình dục thì sản phụ cần phải điều trị triệt để trước lúc sinh để tránh những biến chứng có thể xảy ra cho thai nhi.
Phòng bệnh bằng cách nào?
– Nên xét nghiệm nước tiểu định kỳ 3 tháng một lần
– Không nên nhịn tiểu khi cảm thấy buồn tiểu
– Nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục
– Vệ sinh thường xuyên cơ quan sinh dục để tránh nhiễm trùng
– Nên uống đủ lượng nước mỗi ngày để phòng tránh sỏi tiết niệu
Bạn đang xem bài viết Tiểu Buốt Tiểu Rắt Khi Mang Thai Tháng Cuối Có Sao Không? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!