Cập nhật thông tin chi tiết về Thuốc Phosphalugel Là Thuốc Gì? Uống Trước Hay Sau Khi Ăn? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đối với nhiều người bị đau dạ dày, thuốc phosphalugel là một loại thuốc khá quen thuộc. Tuy nhiên, vẫn chưa nhiều người nắm được hết các thông tin quan trọng về loại thuốc này. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.Thành phần thuốc phosphalugel
Phosphalugel hay còn được gọi với cái tên quen thuộc hơn là thuốc dạ dày chữ P. Đây là loại thuốc chữa đau dạ dày được dùng rất phổ biến hiện nay.
Trên bao bì của sản phẩm Thuốc phosphalugel có đề cập đến thành phần của loại thuốc này như sau:
Tên biệt dược: Phosphalugel.
Đơn vị sản xuất: Boehringer Ingelheim.
Thành phần chính: Aluminium phosphate (dạng keo 20%).
Quy cách: Mỗi gói Phosphalugel chứa 12,380 g Colloidal aluminium phosphate gel 20%.
Tìm hiểu thêm về thành phần Aluminum, ta biết thêm một số điều sau:
Dược lực học: Aluminium phosphate (hay còn gọi là nhôm phosphate) có khả năng kháng acid.
Dược động học
Khả năng hấp thu: Bản chất Aluminium phosphate không được hấp thụ vào cơ thể nên không gây ảnh hưởng đến sự cân bằng của môi trường acid – kiềm trong cơ thể. Khi vào dạ dày, Aluminium phosphate có tính hòa tan chậm đồng thời chất này phản ứng với acid hydrocloric để cho ra nhôm clorid, nước và một chút acid phosphoric. Theo nghiên cứu, có khoảng 17-30% lượng nhôm clorid được tạo ra sẽ được hấp thu và bị thận nhanh chóng đào thải ra ngoài.
Thải trừ: Aluminium phosphate phần lớn được đào thải qua phân.
Tác dụng của Aluminium phosphate
Trong thực tế, Aluminium phosphate được dùng với vai trò là một loại thuốc kháng acid dạ dày, thường được điều chế ở dạng gel và dạng viên nén. Trong đó, ở dạng gel thuốc hoạt động nhanh và tốt hơn.
Aluminium phosphate có một đặc điểm đó là có khả năng làm giảm acid dịch vị dư thừa nhưng không gây trung hòa. Khi ở dạng gel (keo), chất này tạo thành một màng bảo vệ tương tự như chất nhầy tự nhiên trong dạ dày, có thể che phủ trên diện rộng bề mặt niêm mạc, làm liền nhanh ổ viêm và loét, đồng thời chống lại các tác nhân phá hủy bên ngoài.
Đặc biệt, thuốc phosphalugel chỉ hoạt động trên acid có trong dạ dày mà không ngăn ngừa quá trình sản xuất acid tự nhiên.
Cơ chế tác động của Aluminium phosphate
Khả năng trung hòa, làm tăng pH: 10%
Khả năng đệm, duy trì một độ pH cố định: 90% ở pH 1,6
Về mặt lý thuyết, khả năng bảo vệ của Aluminium phosphate đối với niêm mạc dạ dày như sau:
Từ pH1 – pH2: 15,8mmol ion H+ ở liều duy nhất
Từ pH1 – pH3: 36,5mmol ion H+ ở liều duy nhất.
Cũng trên lý thuyết, tốc độ giải phóng khả năng kháng acid đạt 80-100% trong 30 phút.
Công dụng của thuốc phosphalugel
Vì là một thuốc có tác dụng kháng acid nên thuốc phosphalugel được dùng để đẩy lùi các triệu chứng của acid dạ dày như:
Xoa dịu các cơn đau bụng, cảm giác bỏng rát do tình trạng tăng tiết quá mức của acid trong dạ dày gây ra.
Đẩy lùi các triệu chứng ợ nóng, trào ngược, khó tiêu acid.
Ở dạng viên nang, thuốc thường được dùng để hạ mức phosphat trong điều kiện nhất định của thận.
Thuốc phosphalugel có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng kết hợp với các thuốc khác (Ví dụ: Cimetidin/ ranitidin, omeprazole).
Thuốc phosphalugel được chỉ định trong các trường hợp sau:
Viêm dạ dày cấp và mãn tính.
Viêm loét dạ dày hành tá tràng.
Viêm thực quản.
Chứng kích ứng dạ dày.
Tình trạng dư thừa acid dịch vị: Ợ chua, tăng tiết acid, rát bỏng niêm mạc..
Viêm đại tràng, biến chứng của thoát vị cơ hoành.
Ngộ độc các chất kiềm, acid hoặc các chất ăn mòn khác gây xuất huyết dạ dày.
Thuốc phosphalugel uống trước hay sau ăn?
Tùy vào bệnh lý điều trị mà người bệnh dùng thuốc vào khung thời gian quy định như sau:
Đối với bệnh lý thoát vị khe thực quản, viêm thực quản hoặc hồi lưu dạ dày thực quản thì nên uống sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ là tốt nhất.
Trường hợp loét dạ dày thực quản thì dùng 1-2 giờ sau khi ăn, hoặc nếu có cơn đau thì dùng ngay 1 gói.
Đối với bệnh viêm dạ dày và chứng khó tiêu thì phải dùng trước bữa ăn.
Nếu là bệnh lý về ruột thì cần uống vào buổi sáng lúc còn đói hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Cách sử dụng thuốc phosphalugel
Liều dùng đối với người lớn: Sử dụng 1-2 gói thuốc phosphalugel trong 2-3 lần trong ngày. Có thể uống trực tiếp hoặc pha loãng hơn trong một chút nước.
Liều dùng đối với trẻ em:
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Dùng đúng ¼ gói hoặc tương đương 1 muỗng cà phê nhỏ sau mỗi 6 cữ ăn.
Trẻ em trên 6 tháng tuổi: Dùng ½ gói hoặc tương đương với 2 muỗng cà phê nhỏ sau mỗi 4 cữ ăn.
Lưu ý quan trọng: Thuốc này được dùng theo chỉ định lúc có cơn đau hoặc theo hướng dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ. Dùng tối đa 1-2 gói/lần và không được dùng quá 6 lần/ngày.
Tác dụng phụ của thuốc phosphalugel
Trên lâm sàng và thực tế cho thấy, thuốc phosphalugel có thể gây táo bón đặc biệt là với người bị liệt giường và người cao tuổi. Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần tăng cường uống bổ sung nước. Nếu là thuốc phosphalugel thế hệ mới thì đã được bổ sung thành phần sorbitol 70% để khắc phục tình trạng gây táo bón.
Ngoài ra, nếu xuất hiện các triệu chứng đau, sốt, nôn hoặc các triệu chứng khác không mất đi sau 7 ngày thì cần thông báo ngay với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Bên cạnh đó, người bệnh tuyệt đối không dùng phosphalugel trong các trường hợp sau:
Bị bệnh thận nặng.
Dị ứng với nhôm phosphate hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc phosphalugel có thể làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc khác, vì vậy người bệnh trong khi điều trị bằng phosphalugel mà còn uống thuốc điều trị khác thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dùng các thuốc cách nhau ít nhất là 2 giờ.
Trước Khi Mang Thai Cần Uống Thuốc Gì?
1. Trước khi mang thai bạn thật sự có cần uống thuốc bổ?
Theo các chuyên gia lâu năm trong ngành y thì thuốc bổ không được xem là thuốc mà chúng chỉ là một loại thực phẩm nhằm bổ sung cho người sử dụng. Chúng có tác dụng bổ sung thêm các chất dinh dưỡng ngoài những thực phẩm ăn trong các bữa ăn. Những dưỡng chất được bổ sung thường là vitamin và các khoáng chất vi lượng dễ bị thiếu hụt do ăn uống không đủ chất hoặc do bị phân hủy trong quá trình chế biến, đun nấu thức ăn. Khi chuẩn bị mang thai, hầu hết phụ nữ đều được khuyên uống bổ sung các viên đa vi chất để đảm bảo cơ thể không thiếu những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển ban đầu của thai nhi.
Bạn có thường xuyên bị bệnh?
Bạn thường bỏ một bữa hoặc nhiều hơn mỗi ngày?
Bạn có bị stress vì công việc hay áp lực tâm lý nào khác?
Bạn có ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn?
Bạn bị dị ứng thực phẩm hoặc không hấp thu một số loại thực phẩm nào đó? Bạn có bị quầng thâm dưới mắt?
Bạn có ăn ít nhất 1 loại rau có lá xanh đậm mỗi ngày?
Trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn chảy máu màu sậm hoặc đen, bị chuột rút và có cục máu đông?
Bạn có ngủ đủ?
Bạn có ăn đủ 2 phần trái cây mỗi ngày?
Bạn có ăn đủ 3 phần rau củ mỗi ngày?
Trong trường hợp bạn đang gặp phải một trong những vấn đề kể trên, điều đó chứng tỏ bạn đang thuộc nhóm cần bổ sung chất dinh dưỡng, nhất là trong quá trình chuẩn bị mang thai.
2. Bạn cần bắt đầu uống bổ sung dinh dưỡng vào thời gian nào?
Theo các chuyên gia thì mỗi người phụ nữ chuẩn bị có kế hoạch sinh con thì nên bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn chuẩn bị mang thai là bắt đầu khoảng 3 tháng trước thời điểm bạn có ý định mang thai. Bởi trứng sẽ bắt đầu trưởng thành khoảng 3 tháng trước ngày rời khỏi buồng trứng (hay còn được gọi là hiện tượng rụng trứng). Việc bổ sung đúng các chất dinh dưỡng thích hợp vào lúc này chính là bước chuẩn bị tuyệt vời cho giai đoạn có tính “khởi động” nhưng lại đóng vai trò quyết định đối với sức khỏe lâu dài của bé. Nếu bạn đợi đến tận buổi khám thai đầu tiên mới bắt đầu uống các loại thuốc bổ thì đã bỏ qua mất giai đoạn chuẩn bị tối quan trọng cho sự phát triển của thai nhi rồi đấy.’
3. Chuẩn bị mang thai thì những dưỡng chất nào là quan trọng?
Theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng cho bà bầu thì trước khi mang thai bạn nên bổ sung ba loại dưỡng chất quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm từ trước lúc mang thai và kéo dài ít nhất đến hết tam cá nguyệt thứ nhất, đó là axit folic, sắt và canxi.
Quá trình vận chuyển oxy thì sắt là thành phần quan trọng nhất và chúng còn là sự cần thiết cho sự phát triển thai nhi, và đặc biệt là giúp mẹ tránh nguy cơ thiếu máu.
Quá trình hình thành xương và răng ở trẻ thì canxi là nguyên liệu chính. Do đó, trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ không bổ sung đủ canxi thì bé sẽ sử dụng chính canxi từ cơ thể mẹ.
Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh (những dị tật xảy ra ngay từ ngày thứ 28 sau khi thụ thai, khi ống thần kinh hình thành).
4. Nên sử dụng những loại thuốc bổ nào trong giai đoạn này?
Các nhà nghiên cứu cho chúng ta biết, trong giai đoạn chuẩn bị mang thai thì việc lựa chọn viên uống không phụ thuộc vào tên thuốc hay thương hiệu của thuốc mà người dùng cần xem xét thành phần của viên uống. Do đó, để bạn chọn loại thuốc phù hợp nhất với bản thân thì bạn cần có bác sỹ tư vấn kỹ cho bạn. Chẳng hạn, nếu bạn đã có thói quen uống sữa, ăn các thực phẩm giàu canxi thì có thể bác sỹ sẽ chỉ khuyến khích bổ sung viên đa vi chất chứa axit folic và sắt. Ngược lại, khi chế độ ăn của bạn chưa cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, bạn thường cần phải kết hợp uống cả viên đa vi chất và canxi dạng nước hay dạng viên mỗi ngày. Nhưng quan trọng nhất vẫn là bổ sung sao cho đầy đủ 3 dưỡng chất axit folic – 400 mcg mỗi ngày, sắt – 27 mg mỗi ngày và canxi – 1000 mg mỗi ngày.
Ngoài những thành phần của thuốc thì bạn cũng nên chú ý đến thành phần DHA và vitamin D trong các loại viên uống bổ sung của bạn. Các thống kê đã chỉ ra rằng, các bà bầu thường bị thiếu hụt vitamin D. Hãy đảm bảo bạn bổ sung khoảng 200 IU vitamin D mỗi ngày, kết hợp tắm nắn 2 lần mỗi tuần. Đối với DHA, bạn cần khoảng 200 mg mỗi ngày và có thể bổ sung thông qua viên uống hoặc một số loại dầu thực vật hay cá béo.
Việc các bạn chuẩn bị cho giai đoạn mang thai, thì các chuyên gia cũng khuyên rằng, các bạn cần tránh những loại thuốc bổ có chứa quá nhiều vitamin A, D, E, K, nếu liều cao quá mức khuyến nghị có thể gây dị tật bẩm sinh cho em bé khi được sinh ra.
Trước Khi Mang Thai Nên Uống Thuốc Bổ Gì?
Trước khi mang thai nên uống thuốc gì ? Nhớ hồi trước chuẩn bị có ý định mang thai, do chưa có kinh nghiệm nên mình có rất nhiều thắc mắc về việc uống thuốc gì trước khi mang thai. Mình cũng đi hỏi quanh các mẹ có kinh nghiệm cũng như tìm hiểu trên mạng. Sau đó mình đi khám bác sĩ và được bác sĩ tư vấn khá nhiều thông tin bổ ích (chắc do mục tư vấn cũng được tính tiền cho nên bs nói khá kĩ, haha).
Khám bác sĩ rồi thì mình cứ theo chỉ định của bác sĩ mà uống thôi. Uống cho đến khi mang thai thì bác sĩ lại cho thuốc khác. Mỗi giai đoạn lại uống 1 loại thuốc khác nhau. Sau khi sinh xong thì lại uống 1 loại thuốc khác nữa. Mình nghĩ các mẹ sắp có ý định mang thai chắc cũng có nhiều thắc mắc như mình hồi đó nên mình tổng hợp lại luôn, sau có gì các mẹ vào xem cho đỡ mất công đi tìm quanh trên mạng.
Có cần đi khám trước khi mang thai không?
Câu trả lời là có. Mình thấy cực kì cần thiết luôn. Để làm gì?
Khi mình mang thai, nếu mình mắc bệnh thì không những ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà nguy hại hơn là bệnh rất dễ lây qua cho em bé. Vì vậy, việc làm đầu tiên của mình là thăm khám bác sĩ để khám tổng quát và tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh.
Chi tiết các mũi tiêm các mẹ có thể tham khảo ở đây. Nói chung là mình tiêm tất cả các mũi mà trong tờ giấy ghi chú của phòng tiêm dịch vụ có ghi, phòng bệnh cho chắc vậy 😀 . Lưu ý là sẽ tiêm vắc xin ít nhất 3 tháng trước khi quyết định mang thai. Yên tâm, về việc này, khi lên tiêm bác sĩ sẽ yêu cầu mình cam đoan và nhắc nhở mình.
Thứ 2, để chữa bệnh
Để chuẩn bị tốt cho việc có thai, cần thăm khám về hệ thống sinh sản và khám phụ khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem mình có bị các bệnh về nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây qua đường tình dục khác hay không . Nếu có thì cần chữa bệnh sớm, vì nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.
Trong khi mang thai, mình không được phép tẩy giun sán. Cho nên mình cần tẩy giun sán trước khi muốn có thai. Nếu tẩy thì tẩy cho cả gia đình trong cùng một thời gian luôn, để đảm bảo khỏi lây chéo nhau.
Ngoài ra, có một bệnh dễ gia tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật (cao huyết áp thai kỳ) đó là viêm nha chu. Còn viêm nướu và nhiễm trùng nướu sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có thể theo đường máu vào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo cho thai kỳ an toàn thì nên vệ sinh răng miệng tốt, kiểm tra và khám răng miệng trước khi mang thai sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và xử lý triệt để các căn bệnh nguy hiểm này.
Kiểm tra huyết áp và hỏi bác sĩ kĩ về vấn đề này. Vì khi mang thai nếu huyết áp cao thì rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Nếu mẹ có tiền sử đái tháo đường thì cũng cần hỏi bác sĩ để kiểm soát lượng đường huyết cho tốt để chuẩn bị tốt về mặt dinh dưỡng, vận động trong thai kỳ sao cho hợp lí.
Nếu mẹ bị thiếu máu thì cũng cần hỏi bác sĩ để bác sĩ hướng dẫn bổ sung viên sắt. Nếu không khi mang thai sẽ rất mệt mỏi, yếu ớt.
Thứ 3, để chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp
Cần xét nghiệm máu để biết công thức máu, Hb, Hct để xác định tình trạng thiếu máu, nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu, yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Việc xác định yếu tố Rh rất quan trọng, một số trường hợp trẻ sau khi chào đời đã tử vong vì mẹ mang máu Rh-.
Xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường, xét nghiệm đánh giá chức năng gan, chức năng thận.
Xét nghiệm nước tiểu, tìm các bất thường trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn … trong nước tiểu.
Xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền qua con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai.. để được bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có con.
Siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.
Chụp nhũ ảnh để phát hiện u vú nếu bà mẹ trên 35 tuổi.
Xét nghiệm Pap Smear để phát hiện ung thư cổ tử cung.
Điện tâm đồ, phát hiện các bệnh lý về tim.
Khi nào bắt đầu bổ sung thuốc trước khi mang thai?
Bổ sung dinh dưỡng cũng như thuốc trong giai đoạn chuẩn bị mang thai nên được bắt đầu khoảng 3 tháng trước thời điểm bạn dự định có thai. Bởi trứng sẽ bắt đầu trưởng thành khoảng 3 tháng trước ngày rời khỏi buồng trứng (hay còn được gọi là hiện tượng rụng trứng).
Mình nghĩ cũng nhờ một phần mình chuẩn bị tốt dinh dưỡng cũng như các thuốc bổ cần có cho nên khi tới ngày gần rụng, bác sĩ có kiểm tra và bảo trứng tròn, đều, phát triển tốt.
Trước khi mang thai có cần uống thuốc gì?
Trước khi mang thai bạn cần bổ sung 5 loại dưỡng chất quan trọng là axit folic, DHA/EPA, Chất sắt, canxi, vitamin D3.
P/s: hồi trước, mình chỉ uống sắt, axit folic trước khi mang thai do bác sĩ chỉ kê như vậy. Sau này tìm hiểu thì được biết có nhiều loại cũng cần thiết nên mình liệt kê thêm. Tốt nhất là các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ lại để xác nhận các loại phù hợp với cơ thể của mình.
Axit Folic
Theo các khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 400 microgram axit folic mỗi ngày, kể từ khi muốn có thai cho đến khi thai nhi được 12 tuần tuổi.
Sắt
Sắt là thành phần cấu tạo nên Hemoglobin, chất vận chuyển Oxy và Carbonic quan trọng trong máu, cần thiết cho cả thai nhi và bà mẹ.
Canxi
Canxi thì giúp phát triển hệ xương của em bé và phòng ngừa mất xương ở người mẹ.
Vitamin D3
Theo thống kê thì bà bầu thường bị thiếu hụt vitamin D trước khi mang thai nên mẹ cũng cần bổ sung thêm vitamin D dạng Vitamin D3 vì D3 là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp hấp thu Canxi từ ruột vào trong máu, từ máu vào trong xương.
DHA/EPA
DHA đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của não bộ em bé, DHA được vận chuyển tốt nhất qua nhau thai khi có tỷ lệ DHA/EPA khoảng 4/1. Ngoài ra, DHA và EPA được bổ sung trước khi mang thai còn giúp tăng dòng máu tới tử cung người phụ nữ, làm gia tăng khả năng thụ thai thành công.
Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Chữ P (Phosphalugel) =
Chào bác sĩ, thuốc chữa đau dạ dày chữ P (Phosphalugel) sử dụng như thế nào? Thuốc chữa đau dạ dày có hiệu quả hay không? Tôi bị đau dạ dày nhiều năm nay, bụng thường xuyên nóng rát, khó tiêu, đau vùng thượng vị. Nghe đồng nghiệp nói thuốc chữ P điều trị cơn đau dạ dày rất tốt. Không biết có đúng như vậy hay không? Xin bác sĩ tư vấn. Cảm ơn bác sĩ.
(Anh Hoàng Phúc, Tuyên Quang)
GÓC TƯ VẤN – [Bác sĩ Trần Tú Anh – Khoa tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM giải đáp.]
Đối với những người bị bệnh đau dạ dày, thuốc chữ P không còn là một cái tên lạ lẫm. Thuốc chữa đau dạ dày chữ P tên đầy đủ Phosphalugel, là loại thuốc kháng axit, chống viêm loét có mặt trong hầu hết các đơn thuốc dạ dày. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều người bệnh tìm tới thuốc khi chỉ mới “nghe nói” mà chưa tìm hiểu kĩ về sản phẩm. Với hiểu biết chuyên môn cùng kinh nghiệm của mình, tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về thuốc, giúp người bệnh đỡ lúng túng bỡ ngỡ.
I. Thông tin đầy đủ của thuốc chữa đau dạ dày chữ P (Phosphalugel)
Thuốc chữ P ( Phosphalugel) thuộc nhóm thuốc kháng axit, thuốc chống loét dạ dày. Thành phần chính của thuốc là Colloidal aluminium phosphate dạng gel 20%, được sản xuất và bảo quản dưới dạng gói.
1. Thành phần, công dụng của thuốc dạ dày chữ P
– Thành phần: Colloidal aluminium phosphate dạng gel 20%
– Công dụng: Thuốc điều trị đau dạ dày chữ P có tác dụng kháng axit, được dùng làm giảm mật độ axit trong dạ dày. Sản phẩm được chỉ định để điều trị một số trường hợp sau:
Bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính và mãn tính.
Người bị thoát vị khe thực quản.
Bệnh nhân bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Người bị chướng bụng, khó tiêu, thường xuyên xuất hiện cảm giác nóng rát vùng thượng vị.
Bệnh nhân điều trị các bệnh lú đường ruột nhưng chủ yếu là rối loạn chức năng tiêu hóa.
Một số trường hợp bị ngộ độc kiềm, axit gây tình trạng xuất huyết dạ dày.
– Chống chỉ định: Không dùng thuốc chữ P cho những trường hợp sau:
Người bị bệnh suy thận nặng và mãn tính.
Dị ứng với aluminuum phosphate hoặc với bất kì thành phần nào của thuốc.
– Tương tác thuốc
Thuốc kháng axit có thể làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc khác.
Không sử dụng thuốc kháng axit cùng một lúc với các loại thuốc khác. Nên dùng các thuốc riêng biệt với thuốc kháng axit.
2. Cách sử dụng thuốc chữa đau dạ dày chữ P
Tùy từng đối tượng và tình trạng bệnh sẽ có cách sử dụng thuốc khác nhau:
– Đối với người lớn: Dùng 1-2 gói, liều dùng 2-3 lần/ ngày, dùng nguyên chất hoặc pha với một ít nước.
Cách dùng cho một số trường hợp cụ thể:
Đối với bệnh nhân bị thoát vị khe thực quản, viêm thực quản, hồi lưu dạ dày thực quản, dùng thuốc sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Đối với những bệnh nhân bị viêm dạ dày, khó tiêu: dùng thuốc trước mỗi bữa ăn.
Đối với những người mắc bệnh dạ dày tá tràng: dùng 1-2 giờ trước bữa ăn. Dùng một gói khi cơn đau xuất hiện.
Đối với những bệnh nhân có bệnh lý về ruột: dùng trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ.
– Đối với trẻ em
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: dùng 1 muỗng cafe Phosphalugel hoặc 1/4 gói, sau mỗi 6 cử ăn trong ngày.
Trẻ trên 6 tháng tuổi: dùng 2 muỗng cà phê hoặc 1/2 gói sau mỗi 4 cử ăn trong ngày.
– Cảnh báo trong các trường hợp:
Thuốc có chứa sorbitol nên ảnh hưởng nhẹ trên đường tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.
Người mắc bệnh di truyền hiếm gặp và không có khả năng dung nạp fructose thì không được phép dùng loại thuốc này.
Hỏi ý kiến của bác sĩ sau một tuần dùng thuốc khi các triệu chứng không có có dấu hiệu thuyên giảm.
Hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc và có các biểu hiện nôn ói, sốt.
II. Thắc mắc thường gặp về thuốc chữa đau dạ dày chữ P
1. Thuốc dạ dày chữ P bao nhiêu tiền, mua ở đâu?
Hiện nay trên thị trường có bán thuốc dạ dày chữ P với giá dao động từ 95.000 đến 100.000 nghìn đồng 1 hộp gồm 26 gói nhỏ bên trong. Thuốc được phân phối và bán rộng rãi trên khắp các hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc nên bạn có thể mua thuốc tại những cửa hiệu gần nhà.
2. Uống Phosphalugel nhiều có sao không?
Liều dùng hợp lý cho người lớn là 1-2 gói, liều dùng 2-3 lần/ ngày. Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi nên dùng 1 muỗng cafe Phosphalugel hoặc 1/4 gói, trẻ trên 6 tháng tuổi dùng 2 muỗng cà phê hoặc 1/2 gói. Do thuốc có thể làm giảm hấp thu cyclines, muối sắt, kháng histamine H2 và Na fluoride nên nếu dùng thuốc chữ P cần phân bố thời gian hợp lý. Không dùng thuốc nhiều vì dễ gây hiện tượng táo bón.
Để đạt hiệu quả cao khi dùng thuốc chữ P điều trị đau dạ dày, người bệnh nên kiêng rượu bia, thuốc lá, đồ uống chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, hạn chế đồ ăn cay, nóng để tránh kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn. Ngoài ra, người bệnh nên ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh để dạ dày làm việc quá sức, uống nhiều nước để tránh táo bón.
3. Nên uống thuốc chữ P trước hay sau khi ăn
Thuốc chữa P chữa bệnh dạ dày được bào chế dưới dạng del, được đóng thành gói nhỏ với dung lượng 20g. Thuốc Phosphalugel được đưa vào cơ thể qua đường uống nên có thể uống trước, trong hoặc sau bữa ăn, tùy vào biểu hiện bệnh và đối tượng sử dụng. Thuốc dễ tương tác với nhiều loại thuốc khác nên khi dùng thuốc trên thì 2 giờ sau bạn mới được phép dùng lại thuốc khác.
4. Thuốc phosphalugel có dùng được cho bà bầu không? có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Hầu hết các thuốc điều trị có nguồn gốc hóa dược đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, thuốc chữ P không chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai. Vì vậy nếu dùng với liều lượng phù hợp và thời gian điều trị không kéo dài thì phụ nữ đang mang thai vẫn có thể dùng thuốc trên để điều trị những cơn đau, bỏng rát do axit gây ra ở thực quản và dạ dày. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai vẫn nên thận trọng thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Liều dùng thông thường từ 1-2 gói, uống 2- 3 lần/ ngày. Không dùng thuốc quá 7 ngày.
5. Cho con bú uống Phosphalugel được không?
Phụ nữ đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc vì thuốc Phosphalugel vì thuốc có thể gây ra một số phản ứng phụ đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.
6. Thuốc chữa đau dạ dày chữ P có tốt không?
Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện tại thuốc chữ P chữa bệnh dạ dày được dùng phổ biến trong các đơn thuốc. Thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc chỉ mang tính chất hỗ trị điều trị, giảm nhẹ các biểu hiện đau dạ dày. Để khỏi bệnh, bệnh nhân cần dùng các loại thuốc đặc trị khác.
7. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chữ P là gì?
Thuốc chữ P chữa đau dạ dày được đánh giá an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy vậy, trên thực tế, vẫn có một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Đa phần tác dụng phụ đa phần xuất phát từ việc không tuân thủ theo chỉ định của y bác sĩ, khiến bệnh nhân phải hứng chịu một số tác dụng không mong muốn sau:
Bị rối loạn hệ tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón.
Bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, buồn nôn kéo dài.
Suy giảm chức năng thận.
Khi gặp tình trạng trên, bệnh nhân ngưng dùng thuốc ngay lập tức, đồng thời trao đổi với bác sĩ để có điều chỉnh kịp thời và phù hợp.
Bạn đang xem bài viết Thuốc Phosphalugel Là Thuốc Gì? Uống Trước Hay Sau Khi Ăn? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!