Cập nhật thông tin chi tiết về Thuốc Ferrovit: Công Dụng; Liều Dùng; Chỉ Định Và Chống Chỉ Định mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
FERROVIT là thuốc gì? Công dụng; liều dùng; chỉ định; chống chỉ định bacsidanang.com
Tên gốc: sắt fumarat, axit folic, vitamin B12
Tên biệt dược: Ferrovit
Phân nhóm: vitamin; khoáng chất (trước; sau sinh)/thuốc trị thiếu máu
Tác dụng
Tác dụng của thuốc sắt Ferrovit là gì?
Thuốc sắt Ferrovit thường được dùng để bổ sung sắt cho phụ nữ có thai và các chứng thiếu máu thiếu sắt.
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc Ferrovit cho người lớn như thế nào?
Bạn uống 2 đến 4 viên sắt Ferrovit mỗi ngày. Phụ nữ có thai uống 1 viên sắt Ferrovit mỗi ngày kể từ khi phát hiện có thai.
Liều dùng thuốc Ferrovit cho trẻ em như thế nào?
Bạn cho trẻ uống 1 đến 2 viên sắt Ferrovit mỗi ngày.
Cách dùng
Bạn nên dùng thuốc sắt Ferrovit như thế nào?
Bạn phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được dùng nhiều hơn hoặc ít hơn so với liều chỉ định, không được tự ý ngưng thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc sắt Ferrovit?
Thuốc bổ máu Ferrovit có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm:
Tiêu chảy
Táo bón
Khó chịu dạ dày
Phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phát ban, ngứa, phù mặt, môi, lưỡi hoặc họng, chóng mặt nhiều, khó thở.
Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng thuốc sắt Ferrovit, bạn nên lưu ý những gì?
Trước khi dùng thuốc bổ máu Ferrovit, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc
Bạn đang gặp bất kì vấn đề nào về sức khỏe
Bạn bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hoặc bất kì con vật nào
Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi lợi ích của việc dùng thuốc được xác định cao hơn nguy cơ.
Tương tác thuốc
Thuốc sắt Ferrovit có thể tương tác với thuốc nào?
Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Một số thuốc có thể tương tác với thuốc bổ máu Ferrovit khi dùng chung bao gồm:
Bisphosphonate như alendronate
Thuốc trị bệnh tuyến giáp như levothyroxine
Kháng sinh nhóm tetracycline, chloramphenicol
Levodopa, carbidopa, methyldopa
Penicillamin
Kháng sinh nhóm quinolone.
Thuốc bổ máu Ferrovit có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc.
Bạn cần thận trọng khi dùng thuốc này với các thực phẩm. Bạn không nên uống nước trà nhiều vì sẽ giảm sự hấp thu sắt.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc sắt Ferrovit?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Quá tải sắt
Bệnh gan
Bệnh đường ruột, dạ dày như loét, viêm đại tràng
Thiếu vitamin B12 (thiếu máu hồng cầu khổng lồ).
Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản thuốc sắt Ferrovit như thế nào?
Bạn nên bảo quản thuốc bổ máu Ferrovit ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Dạng bào chế
Thuốc sắt Ferrovit có những dạng và hàm lượng nào?
Thuốc sắt Ferrovit có dạng viên nang mềm, mỗi viên chứa các thành phần với hàm lượng sau:
Sắt fumarat 162 mg
Axit folic 750 mcg
Vitamin B12 7,5 mcg.
Các bài viết của chúng tôi Group chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
“Bacsidanang.com – Trang web cung cấp những thông tin chính thống về sức khỏe và địa chỉ khám bệnh tin cậy ở Đà Nẵng. Email:bacsidanang@gmail.com.”
— Group: bacsidanang.com
Bacsidanang.com– Danh bạ bác sĩ, khám bệnh ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.”
“Quý bác sĩ, dược sĩ, phòng khám và bệnh viện muốn đăng bài quảng bá dịch vụ khám chữa bệnh, thuốc, thực phẩm chức năng, địa chỉ khám bệnh uy tín, chất lượng xin vui lòng liên hệ với admin qua email: bacsidanang@gmail.com.” Xin cảm ơn!
Thuốc Ferrovit: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý
Thành phần hoạt chất: Sắt Fumarat, A-xít folic, Vitamin B12
Thuốc chứa thành phần tương tự: FE gold, Humared
Ferrovit là thuốc chứa 3 hoạt chất chính là sắt Fumarat (53,25mg Sắt nguyên tố), axit folic và vitamin B12:
Sắt: là một trong những nguyên tố vi lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Không những tham gia vào sự tạo thành hồng cầu, mà sắt còn góp phần vào quá trình oxy hóa khử để tạo năng lượng cho cơ thể.
Axit Folic (vitamin B9): được hấp thu tốt vào cơ thể và tham gia vào quá trình tạo hồng cầu bình thường cho máu.
Vitamin B12: tham gia vào quá trình tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh bình thường cho cơ thể.
Ferrovit được chỉ định để điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai, trẻ em, thanh thiếu niên, hay người lớn bị chảy máu bên trong. Ví dụ như chảy máu đường ruột hay trong các trường hợp nhất định như ung thu ruột kết và chảy máu do loét, người đang điều trị thẩm tách hay phẫu thuật dạ dày.
Ngoài ra, Ferrovit còn được dùng để dự phòng thiếu sắt và axit folic ở trẻ em; thiếu nữ ở giai đoạn hành kinh…
Bạn nên uống Ferrovit sau bữa ăn, mỗi lần 1 viên, 1 – 2 lần/ngày tùy vào nhu cầu sắt của cơ thể.
Uống ngay liều đã quên ngay khi nhớ ra
Bỏ qua liều đã quên nếu sắp đến liều kế tiếp.
Không được uống bù liều đã quên mà uống liều tiếp theo như bình thường
Không sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Chỉ sử dụng axit folic khi loại bỏ được chứng thiếu máu ác tính qua chẩn đoán.
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú, Ferrovit có thể được sử dụng một cách an toàn.
Các phản ứng dị ứng có thể xảy ra song rất hiếm gặp như: buồn nôn, nôn, ban da, tiêu chảy, đau thượng vị, hoặc đỏ mặt và tứ chi.
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Ferrovit là , phân đen. Bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ bất cứ tác dụng phụ không mong muốn nào trong quá trình dùng thuốc.
Một số loại thuốc khi sử dụng chung có thể ánh hưởng đến tác dụng điều trị của Ferrovit hoặc ngược lại. Một số trường hợp như:
Sử dụng kết hợp cùng với 200mg hàng ngày cho mỗi 30mg Sắt nguyên tố làm tăng khả năng hấp thu đường uống của Sắt.
Ferrovit có thể làm giảm tác dụng của các thuốc tetracycline, fluoroquinolon, methyldopa và penicilamin, phenitoin.
Thuốc kháng axit, cimetidine, thuốc ức chế bơm proton( omeprazole, esomeprasol, lansoprazol …) có thể làm giảm sự hấp thu sắt của cơ thể.
Khi sử dụng cùng với chloramphenicol, tác dụng của Vitamin B12 có thể bị giảm sút.
Hiệu quả điều trị của Raltitrexed có thể bị ảnh hưởng bởi axit folic
Giá bán tham khảo của thuốc Ferrovit khoảng 1.200 đồng/viên.
Tránh xa tầm tay của trẻ em
Bảo quản ở nhiệt độ phòng
Bảo quản trong hộp nguyên vẹn để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm
Ferrovit là thuốc bổ sung sắt và axit folic cho người có nhu cầu cao như phụ nữ mang thai, người vừa mới phẫu thuật, thanh thiếu niên, thiếu nữ đang ở chu kỳ kinh nguyệt… Tuy nhiên, việc sử dụng Ferrovit cần có chỉ định của bác sĩ, tránh việc lạm dụng tự ý mua thuốc. Trong quá trình sử dụng nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:
Thuốc Kháng Sinh Zinnat: Công Dụng, Liều Dùng, Tác Dụng Phụ
Zinnat là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin, thường được sử dụng ở cả người lớn và trẻ em. Thuốc được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như viêm tai giữa, viêm amidan, viêm họng,…
I. Zinnat được chỉ định điều trị những bệnh lý nào?
Thuốc Zinnat được chỉ định để điều trị một số bệnh nhiễm trùng sau đây:
Viêm amidan và viêm họng do liên cầu khuẩn.
Nhiễm trùng da và các mô mềm không gây biến chứng.
Viêm xoang cấp tính do nhiễm khuẩn.
Viêm bể thận.
Viêm tai giữa cấp tính.
Viêm bàng quang.
Viêm phế quản mãn tính.
Bệnh Lyme (một bệnh lây lan do ký sinh trùng gây nên)
II. Không dùng Zinnat trong trường hợp nào?
Người bệnh bị dị ứng với axetil cefuroxime, thành phần của thuốc kháng sinh cephalosporin hoặc bất cứ thành phần nào có trong Zinnat, tốt nhất không nên dùng thuốc để điều trị bệnh.
Ngoài ra, nếu bạn đã từng bị dị ứng nghiêm trọng với bất cứ loại kháng sinh betalactam nào như carbapenems, penicillin và monobactam,… tuyệt đối không được dùng thuốc.
Ngoài các trường hợp nêu trên, để an tâm hơn bệnh nhân nên nhờ bác sĩ tư vấn cụ thể về những trường hợp cần tránh sử dụng thuốc Zinnat.
III. Liều dùng Zinnat dành cho người lớn và trẻ em như thế nào?
1/ Liều dùng dành cho người lớn và trẻ em trên 40kg
Viêm amidan cấp tính và viêm họng, viêm xoang cấp tính do vi khuẩn: 250 mg hai lần mỗi ngày.
Viêm tai giữa cấp: 500 mg hai lần mỗi ngày.
Các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: 500 mg hai lần mỗi ngày.
Viêm bể thận: 250 mg hai lần mỗi ngày.
Các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: 500 mg hai lần mỗi ngày.
Viêm bàng quang: 250 mg hai lần mỗi ngày.
Bệnh Lyme: 500 mg hai lần mỗi ngày trong 14 ngày (khoảng 10 đến 21 ngày).
Nhiễm trùng da và mô mềm không biến chứng: 250 mg hai lần mỗi ngày.
2/ Liều dùng thông thường dành cho trẻ dưới 40kg
Viêm amidan cấp tính, viêm xoang cấp tính và viêm họng do vi khuẩn: 10 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 125 mg hai lần mỗi ngày.
Viêm bàng quang: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày.
Nhiễm trùng da và mô mềm không biến chứng: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày.
Trẻ em từ hai tuổi trở lên bị viêm tai giữa hoặc bị nhiễm trùng nặng hơn: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày.
Bệnh Lyme: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày trong 14 ngày (10 đến 21 ngày).
Viêm bể thận: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày trong 10 đến 14 ngày.
Lưu ý: Trẻ em dưới 3 tháng tuổi không được sử dụng Zinnat để điều trị bệnh.
(*) Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh sử dụng quá liều?
Sử dụng thuốc Zinnat quá liều có thể dẫn đến các di chứng về thần kinh như bệnh não, hôn mê và co giật, động kinh. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được đưa ngay đến bệnh viện. Ngoài ra, ở những bệnh nhân bị suy thận, quá liều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
(*) Người bị gan có nên uống thuốc Zinnat hay không?
Người bị gan nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Bởi cefuroxime có trong Zinnat chủ yếu được đào thải qua thận. Do đó, thuốc có thể gây rối loạn chức năng gan.
(*) Thuốc Zinnat có được dùng cho phụ nữ mang thai?
Có một số tài liệu khuyến cáo nên hạn chế sử dụng cefuroxime ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, dựa trên một số nghiện cứu động vật cho thấy, thuốc không gây tác dụng có hại nào đối với sự phát triển của thai kỳ. Nhưng Zinnat chỉ được chỉ định sử dụng ở thai phụ khi bác sĩ nhận thấy lợi ích do thuốc mang lại vượt trội hơn nguy cơ có thể xảy ra.
(*) Phụ nữ cho con bú có được dùng Zinnat?
Hoạt chất Cefuroxime được bài tiết qua sữa mẹ với số lượng nhỏ và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con như gây tiêu chảy. Do đó, mẹ không nên dùng Zinnat để điều trị bệnh, tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến trẻ. Nếu mẹ đã sử dụng thuốc, tốt nhất, nên ngưng cho con bú một thời gian.
(*) Thuốc có gây ảnh hưởng đến người đang lái xe không?
Thuốc Zinnat không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe của người sử dụng. Tuy nhiên, vì thuốc có thể gây chóng mặt và khiến bạn kém tập trung. Do đó, người bệnh nên thận trọng, nếu dùng thuốc, bạn không nên lái xe.
IV. Tác dụng phụ của thuốc Zinnat
Giống như các loại thuốc khác, Zinnat cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải ai thuốc cũng gây tác dụng phụ giống nhau. Do đó, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên đến viện để được bác sĩ kiểm tra, từ đó có hướng xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Thuốc Zinnat có thể gây ra một vài phản ứng phụ như:
1/ Dị ứng da
Một số trường hợp gây dị ứng da nghiêm trọng như:
Da bị ngứa, nổi mẩn đỏ và sưng, đôi khi biểu hiện này xuất hiện ở mặt và miệng gây khó thở.
Phát ban da có thể gây phồng rộp.
Phát ban lan rộng với các mụn nước gây bong tróc và đau nhức. Có thể đây là dấu hiệu của hoại tử biểu bì độc hại hoặc hội chứng Stevens – Johnson.
2/ Nhiễm nấm
Thuốc Zinnat có thể là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển quá mức của nấm men Candida trong cơ thể dẫn đến nhiễm nấm ở miệng, còn gọi là tình trạng tưa miệng. Tác dụng phụ này xuất hiện có thể là do người bệnh dùng thuốc Zinnat trong một thời gian dài.
3/ Gây ảnh hưởng hệ đường ruột
Thuốc Zinnat có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ đường ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy nặng hay còn gọi là viêm đại tràng giả mạc. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây đau dạ dày, viêm đại tràng,…
4/ Phản ứng của Jarisch-Herxheimer
Trong một số trường hợp, thuốc Zinnat gây phản ứng Jarisch-Herxheimer. Người bệnh có thể bị sốt cao, cơ thể cảm thấy ớn lạnh, đau đầu, đau cơ kèm theo sốt phát ban. Phản ứng này xảy ra khi người bệnh sử dụng Zinnat điều trị bệnh Lyme. Các triệu chứng thường kết thúc sau đó vài giờ hoặc cũng có thể kéo dài vài ngày.
V. Cách bảo quản thuốc Zinnat
Thuốc Zinnat cần được bảo quản ở nơi khô ráo, dưới 30 độ C, tránh ánh nắng mặt trời.
Để thuốc khỏi tầm nhìn và xa tầm ray trẻ em.
Không sử dụng thuốc Zinnat nếu thuốc đã hết hạn sử dụng.
Nếu có bất cứ thông tin về thuốc Zinnat, bạn hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Công Dụng Của Tổ Yến Đối Với Bà Bầu Và Liều Lượng Khuyên Dùng.
” Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.Với việc chứa đựng 18 loại axit amin và 30 loại khoáng chất có trong tổ yến thì việc bổ sung cho giai đoạn này là vô cùng thích hợp”.
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng đối với cả mẹ và bé. Các khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho mẹ và thai nhi, không phải dùng nhiều là tốt.
Nhằm đảm bảo cho người mẹ tăng đủ 10 – 12 kg, thì chị em cần ăn nhiều hơn bình thường về tất cả các chất dinh dưỡng. Ví dụ: mỗi ngày năng lượng cần ăn nhiều hơn 350 kcal, protein (đạm) (15g), vitamin A (600mg), B1 (0,2 mg), B2(0,2 mg), PP (2,3mg), C (10 mg), muối khoáng (Canxi : 1000 mg, Sắt: 30 mg)
Một chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai cụ thể là nên ăn thêm 1 chén ở mỗi bữa hoặc ăn thêm 1 bữa mỗi ngày và đồng thời là mỗi bữa nên ăn đủ cả 4 nhóm thực phẩm là bột, đạm, mỡ, rau). Thức ăn là đa dạng, nhưng nên ưu tiên các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như đạm động vật có trong thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, và những đạm thực vật quý như đậu đỗ… vì những loại thực phẩm này ngoài cung cấp chất đạm còn cung cấp chất vi lượng như vitamin A, D, E, K, C, B, Sắt, Đồng, Kẽm…) và muối khoáng (canxi) giúp cho sự phát triển của thai nhi. Yến sào với hơn 50% protein giúp phụ nữ mang thai đầy đủ năng lượng cho mẹ và bé. Chế độ dinh dưỡng nên ăn đều 03 chén yến /tuần với liệu lượng 1 ít khoảng 3g/chén.
Theo tài liệu cổ, yến sào là tên một loại thực phẩm – dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến, có vị ngọt, tính bình, bổ phế, vị, tăng cường sức khỏe, tỉnh táo tinh thần, tăng cường trí nhớ, thường được dùng trong những tiệc lớn của vua chúa. Ở Việt Nam, yến sào được xếp vào hàng Bát Trân (tám món ăn cao lương mĩ vị).
Với thành phần nhiều axit amin, protein và khoáng chất, yến rất tốt cho bà bầu. Ăn yến giúp mẹ bầu bù đắp lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bị thiếu sau thời gian thai nghén, mệt mỏi không thể ăn uống đầy đủ. Ngoài tăng cường sức khỏe cho mẹ, yến còn giúp bảo vệ thai kỳ an toàn và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
Theo các các chuyên gia chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai theo nguyên tắc sau đây là tốt nhất:
Ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn, không cữ một loại thức ăn nào. Đặc biệt trong chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai cần chú ý đến sữa, thịt, cá, tôm, cua, trứng và các loại đậu đỗ. Một ngày ít nhất là 300 ml sữa, nếu không uống sữa được thì nên ăn yaout hay tôm cả vỏ và cua đồng để bổ sung canxi cho bé.
Nếu nôn, ói thì chia nhỏ bữa ăn: ngày ăn 6- 7 cữ, ăn những thức ăn có mùi vị mà mình ưa thích (không có màu hoá học).
Trong 6 tháng cuối phải ăn nhiều hơn lượng thức ăn của 3 tháng đầu. Tức là nếu 3 tháng đầu ăn 1 bữa 2 chén, thì 6 tháng cuối ăn 1 bữa 3 chén.
Bình thường thì người mẹ tăng trên 10 kg, nhưng nếu mẹ bị béo phì thì chỉ cần tăng 6 kg và nếu song thai (thai đôi) thì phải tăng 16- 20 kg.
Các bà mẹ cần đến khám bác sĩ khi có các biểu hiện sau: Tăng cân quá ít (dưới 1 kg/ tháng đối với người bình thường và dưới 0,5 kg/ tháng đối với người béo phì) hoặc sụt cân (trên 0.5 kg/ tháng); tăng cân quá nhiều (trên 3 kg/ tháng) hoặc bị mệt mỏi xanh xao, hoa mắt, chóng mặt, chuột rút hoặc bị dị ứng thức ăn hay bà mẹ ăn chay cũng như mẹ bị béo phì, tiểu đường, bướu cổ , suy dinh dưỡng.
Cách sử dụng yến sào qua từng giai đoạn phát triển thai nhi:
Phụ nữ mang thai ăn yến rất tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi, song không nên dùng trong thời gian thai nghén và không ăn quá 3 g một ngày.
Từ tháng 1 – 3_ Không nên dùng tổ yến _Trong giai đoạn này, thai nhi đang trong quá trình hình thành các cơ quan, tim, ống thần kinh, bộ phận sinh dục nên việc cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng là điều không nên.
Từ tháng 3-7 _ 1 ngày dùng khoảng 7gr yến sào. 1 tháng phụ nữ mang thai nên dùng khoảng 100gr. _ Nên dùng cách ngày đều đặn, dùng trước khi ăn sáng hoặc trước khi ngủ để bụng đói. _ Giai đoạn này thai nhi có hệ thống tiêu hóa ổn định, thính giác phát triển và có thể nghe được âm thanh xung quanh, hệ thống miễn dịch thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ, xương bắt đầu hình thành và thai nhi có thể chuyển động nên việc bổ xung dinh dưỡng là điều rất cần thiết
Tháng 8,9 _ Nên giảm liều lượng tổ yến bổ xung vào cơ thể, 1 ngày dùng khoảng 4gr yến sào, trung bình khoảng 60gr/tháng. _ Cách dùng tổ yến như trên. _ Giai đoạn này thai nhi đã phát triển mạnh mẽ và không còn thêm sự phát triển nào mới nữa. Bé dành phần lớn thời gian để ngủ và trong bụng mẹ đã cảm thấy chật nên ta bắt đầu giảm việc bổ xung nguồn dinh dưỡng từ tổ yến lại.
Yến sào có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, song cách đơn giản và hiệu quả nhất là chưng cách thủy với đường phèn. Ngâm yến trong nước sạch khoảng 3 giờ để có thể nhắt ra được lông chim và các tạp chất. Sau khi ngâm, kích thước yến sẽ lớn hơn rất nhiều so với trước khi ngâm. Vớt yến đã làm sạch ra khỏi nước để một lúc cho ráo, sau đó chưng cách thủy trong khoảng 10-15 phút. Thời điểm ăn yến tốt nhất là vào buổi tối để cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng.
Một số người cho rằng tổ yến có tính mát, nếu mẹ bầu dùng trong thai kỳ có thể khiến trẻ bị hen suyễn sau khi sinh hay thậm chí làm tăng khả năng bị dị ứng ở trẻ về sau. Song, các nhà nghiên cứu y khoa phủ nhận quan điểm này. Ông cho rằng chưa có tài liệu cũng như cơ sở khoa học nào khẳng định về quan niệm trên, do vậy bà bầu nên an tâm khi dùng yến bồi bổ sức khỏe.
Bạn đang xem bài viết Thuốc Ferrovit: Công Dụng; Liều Dùng; Chỉ Định Và Chống Chỉ Định trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!