Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Trạng Chung Về Mang Thai Tuổi Vị Thành Niên Và Các Chương Trình mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thực trạng chung về mang thai tuổi vị thành niên và các chương trình/chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
I-THỰC TRẠNG MANG THAI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
1. Thế giới
Báo cáo“Làm mẹ khi chưa trưởng thành: Thách thức mang thai ở tuổi vị thành niên”cho thấy hàng năm thế giới có hơn 7 triệu em gái ở các quốc gia nghèo sinh con trước 18 tuổi, trong đó khoảng 2 triệu ca là các bà mẹ dưới 14 tuổi. Các bà mẹ chưa trưởng thành này sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng và kéo dài về mặt sức khỏe và xã hội do việc mang thai sớm.
Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho biết, mỗi năm có khoảng 16 triệu em gái tuổi 15-19 sinh con; cứ 10 trẻ vị thành niên (VTN) thuộc nhóm này thì 9 đã lập gia đình. Các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ với các em gái 15-19 tuổi ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trên toàn cầu, cứ 3 nữ thanh niên tuổi 20-24 thì có 1 người (khoảng 70 triệu người) kết hôn trước tuổi 18.
2. Việt Nam
Theo thống kê của Trung tâm Tư vấn SKSS-KHHGĐ của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong 5 năm 2008-2012, mỗi năm có xấp xỉ 80-100 ca đẻ/nạo,phá thai ở độ tuổi VTN. Tỷ lệ mang thai VTN trong tổng số ca nạo phá thai ở Bệnh viện này chiếm 1-3%.Tại Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ đẻ/phá thai ở độ tuổi VTN cũng chiếm khoảng 2,2-3,4% tổng số ca đẻ/phá thai ở Bệnh viện. Tuy nhiên,trong2 năm 2011-2012, tỉ lệ phá thai VTN ở Bệnh viện Từ Dũ tăng cao đột biến lên 6,8%. Theo các chuyên gia, việc gia tăng này có thể xuất phát từ 2 lý do: Thực sự là do số ca nạo phá thai tăng lên, hoặc do các em nhận thức tốt hơn về phá thai an toàn nên đến các Bệnh viện chuyên khoa, có trang thiết bị, tay nghề bác sĩ tốt.
Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế), tỷ lệ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010:2,9%; năm 2011:3,1%; năm 2012:3,2%, tương ứng tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2,2% (2010), 2,4% (2011) và 2,3% (2012).
Theo điều tra quốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY 2) năm 2009, tỉ lệ nạo phá thai ở VTN trên tổng số ca đẻ ước tính khoảng 20%, cao hơn nhiềuso với số liệu củaBệnh viện Phụ sản Trung ươngvàBệnh viện Từ Dũ.Vì thế, theo các chuyên gia,sựchênh lệchnàyphản ánh mảng tối trong việc phá thai không an toàn hiện nay.
Thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho thấy, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 ngàn ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60 – 70% là học sinh, sinh viên.Theo Tổng cục Dân số-KHHGĐ, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm gần đây giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ VTN, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng, chiếm hơn 20% các trường hợp nạo phá thai.
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở VTN Việt Nam ngày càng sớm. Tuy nhiên, kiến thức của VTN về phòng tránh thai, HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác vẫn còn rất hạn chế – chỉ có khoảng 20,7% sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên.
Với con số mang thai và nạo hút thaiVTN nhưtrên, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi VTN cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Đây không chỉ là một gánh nặng, thách thức lớn cho công tác dân số, mà đáng lưu tâm hơn là nó để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ.Nguyên nhân của thực trạng trên được các chuyên gia dân số lý giải đó là do tình trạng tảo hôn và quan hệ tình dục trước hôn nhân; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục còn chưa được phổ biến rộng rãi; giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính; tiếp cận với các dịch vụ chăm sócSKSS, sức khỏe tình dục không dễ dàng, đặc biệt là VTN, thanh niên sống ở nông thôn vàmiền núi.
Hậu quả
Nguyên nhân của thực trạng trên là do tảo hôn và quan hệ tình dục trước hôn nhân; các dịch vụ chăm sóc SKSS, tình dục chưa được phổ biến rộng rãi; thiếukiến thức về SKSS, thiếusố liệu thống kê chính thức về tình trạng mang thai, tỷ lệ phá thai và sinh con sớm ở tuổi vị thành niên…Nhữngrủi ro thường xảy ra khi sinh con ở tuổiVTNgồm: nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân, thai lưu và chết sơ sinh cao. Bên cạnh đó, kết hôn sớm cũng khiến các em phải chịu áp lực trong sinh nở, chăm sóc con cái và gia đình khi chưa đủ trưởng thành.
II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH/CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
1. Môi trường pháp lý cho thực hiện các can thiệp
Cho đến nay, có thể nói, Việt Nam đã có một hệ thống các văn bản chính sách thuận lợi cho việc triển khai các can thiệp nhằm đáp ứng nhu cầu SKSS VTN. Tuychưacó một Chiến lược quốc gia, song SKSS VTN đã được đề cập trongnhiềuvăn bản pháp lý quan trọng (luật, pháp lệnh, chiến lược) về chăm sóc SKSS hoặc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho VTN.
Tháng 11/2005, Luật Thanh niên được Quốc hội thông qua-một dấu mốc quan trọng cho việc hoàn thiện các quyền của thanh niên. Đây là văn bản chính thức giúp hoàn thiện môi trường pháp lý cho các can thiệp SKSS VTN ở Việt Nam. Điều 21và 22quy địnhvềchính sách đầu tư, khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng các cơ sở y tế, cơ sở hoạt động thể dục, thể thao; phát triển các hoạt động tư vấn về tình yêu, hôn nhân, gia đình, thực hiện kế hoạch hóa gia đình trong thanh niên;nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho thanh niên, tổ chức tư vấn cho thanh niên về dinh dưỡng, sức khỏe tinh thần, SKSS, kỹ năng sống, phòng chống ma túy, HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tháng 1/2003, Pháp lệnh Dân số được ban hành và sửa đổi vào 8/2008. Pháp lệnh gồm các giải pháp thực hiệnc ho từng nhóm đối tượng, giáo dục giới tính, SKSS và kỹ năng sống tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, giáo dục dạy nghề và phổ thông.Tháng6/2006, Luật Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt nam thông qua.
Tháng 11/2011, Chiến lược Dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020đượcChính phủ phê duyệt.“Cải thiện tình hình SKSS của VTN&TN thông qua việc giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ SKSS phù hợp với lứa tuổi” và “Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và nam giới về giới tính và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản, xây dựng quan hệ tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng cao SKSS và chất lượng cuộc sống”. Đó là giải pháp mở rộng các hình thức giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục dân số, SKSS, giới và giới tính trong và ngoài nhà trường; giải pháp về chăm sóc SKSS và nâng cao dân trí, tăng cường vai trò của gia đình và bình đẳng giới.
Có thể thấy rằng, một chiến lược chăm sóc SKSS cho VTN&TN bao gồm hệ thống các văn bản pháp lý đề cập đến vấn đề chăm sóc SKSS VTN, các chương trình hành động nêu lên mục tiêu, giải pháp và sự phân định trách nhiệm các tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc thực hiện là một đáp ứng hết sức cơ bản của Nhà nước và Chính phủ đối với các nhu cầu SKSS VTN hiện tại cũng như trong tương lai. Các văn bản pháp lý này thể hiện sự cam kết của Chính phủ trong các hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cũng như hỗ trợ tài chính.
2. Cung cấp dịch vụ y tế
Dù còn nhiều hạn chế về chất lượng, mức độ thân thiện, bảo mật, các dịch vụ lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị về SKSS và cung cấp các biện pháp tránh thai của hệ thống y tế nhà nước đã đáp ứng phần nào nhu cầu của VTN. Sự cởi mở về mặt chính sách của nhà nước (chủ trương xã hội hóa công tác y tế, khuyến khích hành nghề y, dược tư nhân…) đã bước đầu tạo điều kiện cho sự ra đời các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS VTN do các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cộng đồng hoặc các cá nhân phụ trách. Chính hệ thống dịch vụ này đã bổ sung cho hoạt động của các dịch vụ nhà nước và mở ra hướng đi mới cho việc phát triển đa dạng các hình thức cung ứng dịch vụ linh hoạt, thân thiện cho VTN, thậm chí dành riêng cho những nhóm đối tượng khác nhau như nam, nữ, học sinh, VTN nghiện chích ma túy, VTN nhiễm HIV. Trong tương lai, các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS VTN của các tổ chức, cá nhân không thuộc nhà nước sẽ đóng vai trò quan trọng, giúp việc cung cấp dịch vụ SKSS VTN trở nên đa dạng, hiệu quả hơn.
Bộ Y tế đã ban hành “Chuẩn quốc gia về dịch vụ SKSS” (2002) và hiện nay đang xây dựng “Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ sức khỏe thân thiện dành cho VTN&TN”. Đây là đáp ứng quan trọng tiến tới hoàn thiện về mặt chất lượng, kỹ thuật đối với các dịch vụ SKSS cung cấp cho VTN. Tháng 8 năm 2006, Bộ Y tế ra quyết định (số 23/2006/QĐ-BYT) chuyển đổi các Trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ ở các tỉnh, thành phố trực thuộc TW trước đây thành các Trung tâm chăm sóc SKSS, theo đó các trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh/thành phố sẽ có khoa Chăm sóc SKSS vị thành niên và nam học.
3. Cung cấp thông tin – giáo dục – truyền thông
Trong lĩnh vực giáo dục, nối tiếp với chương trình thí điểm giáo dục dân số được thực hiện từ những năm đầu của thập kỷ 80, từ năm 1998, các nội dung giáo dục SKSS VTN được xác định cần ưu tiên và đưa vào lồng ghép, tích hợp trong 4 môn học: Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngữ văn của chương trình giảng dạy chính khóa. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện phương thức giáo dục lồng ghép này không cao do thời lượng các môn học chính khóa đã quá tải, giáo viên thiếu kiến thức và có thái độ e ngại khi nói về các vấn đề SKSS.
Các hoạt động truyền thông cung cấp thông tin, tư vấn về SKSS VTN tới các đối tượng VTN ngoài trường học đã được Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện với nhiều hình thức như: biên soạn các tài liệu giáo dục SKSS VTN (tờ rơi, sách, sổ tay, băng hình…); tổ chức chiến dịch truyền thông; thiết lập trang web và đường dây nóng tư vấn về các vấn đề SKSS VTN. Các mô hình can thiệp về SKSS VTN dành cho VTN đã luôn được Đoàn thanh niên chú trọng phát triển: Trung tâm tư vấn thanh niên; Câu lạc bộ tiền hôn nhân và SKSS; Góc dịch vụ thân thiện dành cho VTN đặt trong các cơ sở của Đoàn thanh niên; Thanh niên tình nguyện thực hiện giáo dục về SKSS VTN…. Tuy nhiên, hiện nay mức độ đáp ứng của tổ chức Đoàn tại tuyến cơ sở còn không đồng đều. Các hoạt động can thiệp SKSS VTN nói trên được tổ chức rời rạc, thiếu tính đồng bộ và quy mô.
Việc tuyên truyền về SKSS VTN trong cộng đồng, tới các bậc cha mẹ cũng đã bắt đầu được thực hiện. Hội Phụ nữ, Hội nông dân là đã tham gia thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, các can thiệp còn rất ít và chỉ mới ở những bước ban đầu. Thực tế, dưới góc độ chính sách và xây dựng chương trình, nội dung này hoàn toàn được coi là tiểu phần xây dựng môi trường thuận lợi cho việc tiến hành các can thiệp về SKSS VTN chứ chưa được đánh giá ở tầm chiến lược như là một yếu tố nền tảng, trực tiếp nâng cao SKSS VTN.
4. Cam kết tài chính cho thực hiện các can thiệp
Thách thức quan trọng đối với Chính phủ hiện nay là ưu tiên về SKSS VTN chỉ là một trong rất nhiều ưu tiên về phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo. Mặc dù ngân sách nhà nước chi cho các hoạt động y tế, giáo dục năm sau đều cao hơn so với năm trước song thực chất còn rất eo hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Việc thực hiện các cam kết về mặt tài chính cho các can thiệp về SKSS VTN từ trước đến nay gặp nhiều khó khăn.
Trong ngân sách nhà nước dành cho ngành y tế, chỉ 10 tỷ VNĐ (ngân sách Bộ Y tế) được dành cho hoạt động chăm SKSS năm 2006. Dự án chăm sóc SKSS hiện mới được trình Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt để đưa vào chương trình mục tiêu y tế quốc gia triển khai thực hiện từ năm 2008 với một con số ngân sách khiêm tốn 100 tỷ VNĐ/năm (ngân sách Bộ Y tế: 20 tỷ, ngân sách địa phương: 80 tỷ). Tương tự, dự án y tế học đường có thể bao gồm cả nội dung chăm sóc SKSS VTN trong trường học cũng được dự toán chi 50 tỷ VNĐ/năm (ngân sách Bộ Y tế: 10 tỷ, ngân sách địa phương: 40 tỷ). Kế hoạch tổng thể chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho VTN&TN Việt Nam giai đoạn 2006-2010 trong đó bao quát hết các nội dung SKSS VTN, ước tính một ngân sách khiêm tốn là 100 tỷ VNĐ (khoảng 6,3 triệu USD) cho việc triển khai thực hiện song cũng vẫn chỉ là ngân sách dự kiến huy động từ nhiều nguồn và đến nay vẫn chưa có một cam kết cụ thể nào.
5. Thực hiện điều phối, tổ chức
Để thực hiện Chiến lược chăm SKSS, trong đó có mục tiêu chăm sóc SKSS VTN do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ban chỉ đạo đã được thành lập gồm Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ LĐ-TB-XH, Tổng cục Dân số-KHHGĐ-Bộ Y tế, Tổng cục Thể dục thể thao và các tổ chức đoàn thể là Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ. Trong đó, Bộ Y tế giữ vai trò chủ đạo.
Khuyến nghị các Chương trình/Chính sách tiếp theo về chăm sóc SKSS VTN
a. Hiện thực hóa các chính sách, tăng cường cam kết của chính quyền
b. Đa dạng và mở rộng các dịch vụ SKSS VTN
Các dịch vụ SKSS VTN thiết yếu nên được cung cấp bao gồm: thông tin, tư vấn và dịch vụ về các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, dinh dưỡng, vệ sinh kinh nguyệt, nạo thai an toàn; thông tin, giáo dục và tư vấn về HIV/AIDS, tiếp cận với các phương tiện phòng tránh như bao cao su, bơm kim tiêm sạch, tư vấn và xét nghiệm tự nguyện, chẩn đoán sớm và điều trị điều trị HIV/AIDS bao gồm cả tiếp cận thuốc ARV.
Kinh nghiệm có được từ việc thực hiện các can thiệp SKSS VTN ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác cho thấy các dịch vụ SKSS VTN không thể chỉ được cung cấp ở tuyến Trung ương cũng như chỉ ở các cơ sở y tế công lập. Đa dạng hóa và mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ SKSS VTN, đặc biệt là các dịch vụ thân thiện là hết sức cần thiết để có thể đáp ứng ngày một tốt hơn các nhu cầu SKSS của VTN&TN. Cụ thể, cần đưa dịch vụ SKSS VTN xuống các cơ sở y tế thuộc tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu (trạm y tế xã/phường, các trung tâm y tế quận/huyện) hoặc các cơ sở trực thuộc các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội dân sự địa phương. Cần huy động các tổ chức y tế tư nhân, tổ chức phi chính phủ quốc tế, tổ chức phi chính phủ Việt Nam, tổ chức cộng đồng… tham gia cung cấp dịch vụ SKSS VTN có chất lượng.
Thông tin và các dịch vụ SKSS VTN được cung cấp qua nhiều mô hình can thiệp đa dạng và có sự lồng ghép với nhau. Các mô hình can thiệp đó có thể là: Lồng ghép giáo dục SKSS VTN với các môn học chính khóa trong nhà trường; Giáo dục SKSS VTN thông qua các hoạt động ngoại khóa; Các chương trình truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng; Trung tâm tư vấn SKSS cho VTN&TN; Góc dịch vụ thân thiện; Góc tư vấn thân thiện; Tư vấn qua điện thoại, internet; Giáo dục đồng đẳng, truyền thông nhóm nhỏ; Câu lạc bộ VTN&TN; Điểm vui chơi, giải trí có cung cấp dịch vụ SKSS VTN; Góc cung cấp thông tin, dịch vụ tại các điểm bưu điện, nhà văn hóa xã/phường; Các nhóm sân khấu – kịch; Lồng ghép tuyên truyền SKSS VTN trong các lễ hội truyền thống, giao lưu văn hóa, văn nghệ của đồng bào dân tộc; Nhà thuốc thân thiện…
c. Xác định các ưu tiên và can thiệp đặc thù
Trong điều kiện nguồn lực hạn chế của nước ta, xác định ưu tiên là một biện pháp quan trọng, cần thiết khi thực hiện các chương trình, can thiệp SKSS VTN từ Trung ương xuống địa phương. Can thiệp ưu tiên hướng vào các mục tiêu ưu tiên và đối tượng ưu tiên hoặc đối tượng có nguy cơ cao. Trong mỗi mục tiêu của chương trình, các hoạt động ưu tiên cũng cần được xác định. Xác định ưu tiên được dựa trên xác định tính cấp bách của vấn đề, khả năng khả thi tức thời và yêu cầu đầu ra. Cơ sở để xác định các ưu tiên gồm có: (1) Thông tin phân tích tình hình kinh tế – xã hội của địa phương; (2) Thông tin đánh giá nhu cầu SKSS VTN; (3) Thông tin của các nghiên cứu tác nghiệp; (4) Thông tin phân tích đối tác.
Trong Kế hoạch tổng thể chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho VTN&TN Việt Nam, giai đoạn 2006-2010, các vấn đề ưu tiên cần được giải quyết là:
1. SKSS/sức khỏe tình dục;
2. Phòng, chống lây nhiễm HIV;
3. Tai nạn thương tích;
4. Sử dụng chất gây nghiện;
5. Sức khỏe tâm thần;
6. Công bằng trong tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe cho nhóm VTN&TN có khó khăn và có hoàn cảnh đặc biệt.
Các can thiệp SKSS VTN nhằm mục đích:
7.Cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS có chất lượng; phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS;
8.Hạn chế mức tăng và tiến tới giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn trong VTN&TN.
Các can thiệp SKSS VTN mang tính đặc thù cao, đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương, và các đối tượng VTN khác nhau. Việc triển khai các hoạt động can thiệp cần tính đến các yếu tố tuổi, giới, các đặc trưng văn hóa, kinh tế – xã hội của các nhóm đối tượng đích (nhóm 10-14 tuổi, 15-19 tuổi, 20-24 tuổi; nhóm nam, nữ; nhóm sống ở thành thị – nông thôn, đồng bằng – miền núi; nhóm yếu thế, nhóm có hoàn cảnh đặc biệt, nhóm người dân tộc…).
9. Mở rộng phạm vi và vùng can thiệp
Khả năng mở rộng phạm vi cung cấp các dịch vụ SKSS VTN về mặt địa lý ở nước ta cần được xem xét dựa trên trình độ phát triển kinh tế – xã hội, thực trạng cơ sở hạ tầng và mức độ cam kết về tài chính của chính quyền các địa phương. Việc mở rộng phạm vi địa lý cho các can thiệp SKSS VTN cần có chiến lược và được chia thành nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu (khoảng 5-7 năm trước mắt), các dịch vụ SKSS VTN nên được triển khai ở vào các vùng đô thị (thành phố, thị xã) và một vài vùng nông thôn phát triển. Đối với các vùng đô thị, nên đẩy mạnh xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ. Các hỗ trợ ban đầu có thể được huy động, sau đó tính bền vững phải được đảm bảo thông qua cơ chế lấy thu bù chi. Đối với các vùng nông thôn, ngân sách bao cấp nên được tăng cường để giảm các phí dịch vụ, thu hút khách hàng VTN&TN. Giai đoạn 2, các nguồn lực hỗ trợ lúc này cần dồn vào để nhân rộng các mô hình cung cấp dịch vụ SKSS VTN cho các vùng nông thôn kém phát triển và tiến dần đến vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, xa, khó khăn.
Ngay trong giai đoạn đầu, các vùng có những vấn đề SKSS VTN nổi cộm hoặc các vùng công nghiệp mới ở Đông Bắc bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) và Đông Nam bộ (thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu) nên được tập trung ưu tiên.
Việc mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ SKSS VTN cần phải tính toán đến các yếu tố: mức biến động tự nhiên dân số; mức độ tập trung dân cư; mức độ di biến động của nhóm dân số VTN&TN giữa các vùng, tỉnh/thành phố.
10. Cơ chế quản lý, điều phối và lồng ghép
Chương trình, can thiệp SKSS VTN cần phải sự điều phối liên ngành, với sự phối kết hợp hợp lý giữa các cơ quan chính phủ như Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, các cơ quan thông tin đại chúng và các tổ chức chính trị xã hội như Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ… Hoạt động điều phối liên ngành là một biện pháp xã hội hóa nhằm nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống xã hội, những thế mạnh và kinh nghiệm của các ngành trong các can thiệp SKSS VTN. Việc điều phối phải có sự phân cấp quản lý từ Trung ương xuống cơ sở. Ngành y tế phải giữ vai trò điều phối chủ đạo cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho việc triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá.
Cơ chế giám sát, đánh giá cũng cần được thực hiện liên ngành. Các chỉ báo tổng hợp, bộ công cụ phục vụ cho việc giám sát và đánh giá cần được xây dựng và phát triển để đo lường mức độ tiến triển của các chương trình, can thiệp SKSS VTN được tiến hành. áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở về quyền, trong quá trình thực hiện, giám sát, đánh giá các chương trình, can thiệp SKSS VTN, cần đảm bảo sự tham gia của VTN&TN.
11. Xây dựng năng lực các cấp
Xây dựng năng lực (quản lý, kỹ thuật) cho các đối tác ở các cấp là một khâu quan trọng, tiền đề đảm bảo cho các chương trình, can thiệp SKSS VTN được thực hiện hiệu quả. Việc xây dựng năng lực đòi hỏi cả nguồn lực con người lẫn tài chính đáng kể. Trong hệ thống Chính phủ, những năng lực cần được tăng cường cho các ban, ngành, đoàn thể tuyến Trung ương gồm: năng lực lập kế hoạch, điều phối, giám sát; ở cấp địa phương là năng lực thực hiện một chương trình SKSS VTN toàn diện. Các đối tác trong cộng đồng như các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cộng đồng hiện đang rất cần được nâng cao năng lực để triển khai các can thiệp hay cung cấp các dịch vụ SKSS hiệu quả cho VTN&TN. Chính vì vậy, một đánh giá về năng lực của các đối tác tham gia thực hiện chương trình cần phải được thực hiện. Đây là bước đầu tiên trong quá trình triển khai nhân rộng các can thiệp SKSS VTN. Nó giúp xác định các nhu cầu xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật thiết yếu nhất cần được ưu tiên. Việc xây dựng năng lực được thực hiện thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn; phát triển các hướng dẫn, các tiêu chuẩn về dịch vụ SKSS VTN và chính trong quá trình triển khai các can thiệp SKSS VTN trong thực tế.
12. Hỗ trợ kỹ thuật và huy động tài chính
Hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ và hiệu quả cho các chương trình, can thiệp SKSS VTN là nhu cầu quan trọng trong điều kiện của nước ta. Cần thành lập các nhóm chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật gồm các chuyên gia thuộc lĩnh vực SKSS, y tế cộng đồng, truyền thông, khoa học xã hội, tâm lý và các chuyên gia có kinh nghiệm về SKSS VTN của các tổ chức quốc tế và trong nước. Huy động sự giúp đỡ về mặt chuyên môn, kỹ thuật của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ quốc tế.
Chiến lược huy động tài chính cho các chương trình, can thiệp SKSS VTN nên áp dụng nhiều giải pháp khác nhau và dựa vào nhiều nguồn khác nhau như:
1. Ngân sách nhà nước và địa phương;
2. Viện trợ quốc tế;
3. Quỹ nhân đạo;
4. Quỹ cộng đồng và bảo hiểm;
5. Đóng góp của cá nhân.
Ngân sách nhà nước, địa phương sẽ là nguồn quan trọng để đảm bảo các chi phí tối thiểu, cơ bản cho việc thực hiện chương trình, song về lâu dài, đây phải là nguồn ngân sách chính chi cho việc triển khai các hoạt động. Nguồn viện trợ giúp phát triển và thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên trong từng giai đoạn. Quỹ nhân đạo (trong nước và quốc tế) giúp cho cho một số can thiệp SKSS dành cho nhóm VTN&TN yếu thế. Quỹ cộng đồng và bảo hiểm dành cho đối tượng học sinh, sinh viên trong nhà trường. Nguồn đóng góp của cá nhân dành cho các dịch vụ SKSS VTN thân thiện. Đây là những chi trả trực tiếp của VTN khi nhận các dịch vụ thân thiện, song trước mắt cần được hỗ trợ một phần cho việc chi trả này bằng các dự án mục tiêu ngắn hạn./.
Mai Xuân Phương
Phó Vụ trưởng Vụ truyền thông-Giáo dục
Tổng cục Dân số= KHHGĐ
Cảnh Báo Tình Trạng Sinh Con Ở Tuổi Vị Thành Niên
Hiện nay trẻ vị thành niên (VTN) sinh con có xu hướng ngày càng tăng. Đây là vấn nạn đang được xã hội quan tâm, bởi hậu quả của tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống tương lai của trẻ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dân số và xã hội.
Làm mẹ ở tuổi học sinh
Trong khi bạn bè đều cắp sách đến trường thì em H.L.A. (15 tuổi, ngụ phường Tân Mai, TP. Biên Hòa) phải nghỉ học giữa chừng để ổn định tâm lý, sức khỏe để sinh con. Cuộc sống của A. trở nên bế tắc, phần vì bạn trai biến mất, phần vì không biết làm gì để nuôi con.
A. cho biết, em quen người đàn ông hơn mình 16 tuổi trên mạng xã hội được khoảng 4 tháng. Qua mấy lần nói chuyện, hai người hẹn hò gặp nhau tại nhà của A., và những lần gặp nhau đó, 2 người đã gần gũi, thân mật với nhau. Hậu quả sau đó là A. có thai mà không hề hay biết. Đến khi mẹ của A. về thăm con, thấy con có những biểu hiện khác thường, bụng nhô to nên đưa em đi khám thì phát hiện em đã mang thai 28 tuần.
Khi biết A. có bầu và sinh con, bạn trai của A. đã bỏ trốn. Bên cạnh việc ổn định sức khỏe sau khi sinh mổ, A. phải điều trị thêm bệnh sùi mào gà do lây từ chính người bạn trai của mình. Làm mẹ khi tuổi còn quá nhỏ, lại không có kiến thức về chăm sóc con nên mọi công việc từ thay tã, uống sữa… đều do mẹ của A. làm thay.
“Khi đưa con đi khám, bác sĩ nói thai đã 28 tuần rồi. Tôi thật sự không thể ngờ, chỉ biết ôm con khóc. Lỗi một phần cũng do tôi” – bà T., mẹ A. nghẹn ngào nói.
Theo bà T., hai vợ chồng bà đã ly hôn, A. ở cùng với bố, còn bà đi thêm bước nữa. Do A. không có điện thoại nên bà không thể điện thoại tâm sự thường xuyên với con mà thi thoảng mới tranh thủ đến thăm đôi lần, không ngờ lần thăm gần đây thì mọi chuyện đã đi quá xa.
Lau giọt nước mắt trên má, bà T., bộc bạch: “Giờ tôi chỉ biết động viên, an ủi để giúp cháu ổn định sức khỏe, vượt qua giai đoạn khó khăn này. Trước mắt, tôi sẽ đưa 2 mẹ con cháu về bên gia đình tôi ở để chăm sóc, sau đó sẽ lên trường xin bảo lưu kết quả học tập cho cháu. Chờ đến khi cháu thật sự ổn định sẽ cho cháu tiếp tục trở lại trường”.
Nữ hộ sinh khoa Sản, Bệnh viện ĐK Đồng Nai tư vấn cho 1 trẻ VTN trước khi sinh con.
Nữ hộ sinh trưởng trại hậu sản thuộc khoa Sản, Bệnh viện ĐK Đồng Nai Trần Thủy Tiên cho biết, khi tiếp nhận chăm sóc những “bà mẹ trẻ” như thế này cảm thấy thương cho các em. Bởi các em đang tuổi ăn, tuổi học đã phải làm mẹ. Trong quá trình tiếp xúc, trò chuyện các em thường thu hẹp bản thân lại. Đáng thương hơn cho những em đến từ các cơ sở Mái ấm không có người thân bên cạnh, nếu không có bạn bè trong mái ấm chăm sóc thì các em phải tự học cách tự chăm sóc bản thân lẫn đứa con thơ.
“Phần lớn các trường hợp vào đây sinh con đều được sự đồng ý và chăm sóc của 2 bên gia đình, chỉ chờ đến ngày cả 2 đủ tuổi sẽ kết hôn. Đây là nguồn động viên, an ủi để các “bà mẹ trẻ” vượt qua. Tuy nhiên, việc làm mẹ quá sớm sẽ gây gây nhiều thiệt thòi cho trẻ VTN và sẽ gây ra nhiều hậu quả về sau” – nữ hộ sinh Tiên chia sẻ.
Theo thống kê từ khoa Sản, Bệnh viện ĐK Đồng Nai, trong năm 2019 có 333 ca trẻ VTN đến sinh/tổng số 11.535 ca sinh, chiếm 3%. Riêng từ đầu năm 2020 đến hết tháng 4, có 3.640 ca sinh, trong đó có 48 ca VTN, chiếm 1,3%.
Hậu quả nặng nề
Cơ thể trẻ ở tuổi VTN chưa phát triển đầy đủ, khi sinh con ở độ tuổi này sẽ đối diện với nhiều nguy cơ về tâm lý cũng như sức khỏe.
Bác sĩ Phương Anh cho hay, việc mang thai và sinh con ở tuổi VTN để lại hậu quả rất nghiêm trọng và kéo dài. Do khi mang thai cơ thể trẻ chưa phát triển đầy đủ gây chèn ép cho bé, người mẹ trẻ có tâm lý sợ hãi và dễ xảy ra tình trạng sinh non, thai lưu và hội chứng thần kinh như tự kỷ, trầm cảm… Còn đứa bé do trẻ VTN sinh ra bị nhẹ cân và có nguy cơ tự kỷ cao hơn so với những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ đã trưởng thành. Bên cạnh đó, việc chăm sóc và nuôi dạy đứa bé không được đảm bảo, bởi người mẹ quá trẻ, chưa có kiến thức, kỹ năng và kinh tế. Việc học hành của các bà mẹ trẻ bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này.
“Mang thai và sinh con ở tuổi VTN là một tổn thương quá lớn chứ không phải là thiên chức làm mẹ nữa. Bởi cơ thể của trẻ phát triển chưa đầy đủ về thể chất và tinh thần mà phải làm mẹ khi tuổi đời còn quá trẻ” – bác sĩ Phương Anh nói.
Còn chúng tôi Nguyễn Mạnh Hoan, Trưởng khoa Sản, Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho hay, việc sinh con ở tuổi VTN để lại rất nhiều hệ lụy về sau cho trẻ. Vì trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn sẽ dẫn đến mắc nhiều căn bệnh như: giang mai, sùi mào gà, HIV, viêm gan B, nhiễm HPV có nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung, nhiễm vi rút gây vô sinh. Điển hình như trường hợp của trẻ VTN H.L.A., do không có sự hiểu biết và quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến lây bệnh sùi mào gà từ bạn trai.
Giáo dục giới tính cho trẻ cần sự quan tâm từ gia đình
Hiện nay, xu hướng yêu và quan hệ tình dục ở lứa tuổi VTN quá sớm, trong khi các kiến thức về sức khỏe sinh sản còn hạn chế dẫn tới việc mang thai, nạo phá thai và sinh con…
Theo bác sĩ Hoan, nguyên nhân chung của tình trạng này là do sự thiếu hiểu biết về kiến thức sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục quá sớm, trong khi thiếu sự quan tâm từ bố mẹ. Do đó, để hạn chế tình trạng mang thai ở tuổi VTN điều quan trọng là cần sự chia sẻ từ gia đình các bé. Bố mẹ không nên né tránh hay chờ khi con trưởng thành, có bạn trai mới nói mà nên tâm sự cùng trẻ khi trẻ còn nhỏ.
Chẳng hạn, nếu trẻ nhỏ thì chia sẻ cho trẻ cách phát hiện lạm dụng tình dục, trẻ lớn hơn nói về những hậu quả của việc quan hệ tình dục quá sớm… “Phần lớn phụ huynh có quan niệm sợ chia sẻ với con quá sớm như kiểu “vẽ đường cho hươu chạy” nhưng thật ra “hươu” đã chạy từ lâu rồi mà phụ huynh không biết. Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, các phụ huynh nên mạnh dạn tâm sự với trẻ càng sớm càng tốt” – chúng tôi Hoan nói.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh, Trưởng khoa Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong năm 2019 toàn tỉnh có 2.145 trẻ VTN sinh con. 3 tháng đầu năm 2020, có 378 trẻ VTN sinh con. Tình trạng mang thai, nạo phá thai và sinh con ở trẻ tuổi VTN Việt Nam đứng hàng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 5 thế giới.
Sao Mai
Làm Cha Mẹ Ở Tuổi Vị Thành Niên
Những trẻ mang thai ở tuổi dậy thì có những nỗi lo sợ, bất an về tương lai. Nếu bạn nhận thấy trẻ vị thành niên nhà mình có các dấu hiệu xung đột về cảm xúc, bạn nên nhanh chóng báo cho bác sĩ để được giúp đỡ.
Chăm sóc trẻ trong thời kì mang thai
Khi con bạn quyết định sinh con, nên để bác sĩ sản khoa chăm sóc cô ấy, tốt hơn hết là những bác sĩ từng có kinh nghiệm làm việc với trẻ ở tuổi dậy thì. Các cô gái nên đặt lịch khám thai theo định kì mỗi 2 – 4 tuần cho tới tuần thứ 33. Sau đó tăng gấp đôi số lần khám đến khi đứa trẻ ra đời.
Theo các bác sĩ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu dành cho những trẻ mang thai ở tuổi dậy thì cần có sự kết hợp của việc chăm sóc y khoa với tư vấn về dinh dưỡng và các dịch vụ về tâm lý. Trẻ có thể hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa về các chương trình này.
Bên cạnh việc cảnh báo những nguy cơ tiềm tàng trong sinh nở, thì một trong những ưu tiên hàng đầu của nhân viên y tế là nhấn mạnh cho người phụ nữ trẻ biết về tầm quan trọng của việc tự giữ gìn sức khỏe. Về mặt y khoa thì hầu hết trẻ mang thai ở tuổi dậy thì cũng giống như người lớn.
Nguy cơ cao bị biến chứng trong thời kì mang thai của trẻ là do các yếu tố về hành vi, như hút thuốc hay lạm dụng chất, hoặc là việc bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục trong thời kì mang thai. Tiếp nhận chăm sóc sức khỏe trễ trong thời kì chu sinh cũng làm tăng những nguy cơ tương tự.
Giúp trẻ vị thành niên chuẩn bị tâm lý làm cha mẹ
Những lo sợ về tương lai đều phổ biến ở những người bắt đầu làm mẹ, trẻ mang thai ở tuổi dậy thì cũng không ngoại lệ. Thậm chí trước khi sinh, họ có thể bắt đầu cảm thấy tách biệt với bạn bè đồng trang lứa và cảm thấy chán nản bởi những hạn chế trong thời kì mang thai. Trong khi trẻ phải đến phòng khám để kiểm tra hoặc tham gia vào lớp học sinh đẻ tự nhiên, thì những người bạn của họ lại tổ chức tiệc tùng và vui vẻ biết bao. Nhiều trẻ thấy ghen tị vì điều đó.
Nếu bạn nhận thấy ở trẻ các dấu hiệu xung đột về cảm xúc, bạn nên nhanh chóng báo cho bác sĩ sản khoa. Bác sĩ có thể giới thiệu cho bạn và trẻ một nhà tư vấn sức khỏe tinh thần hoặc chuyên gia về lo âu, trầm cảm để trẻ được giúp đỡ.
Bên cạnh đó, giúp con bạn hiểu rằng, có con nhỏ không phải lúc nào cũng vui vẻ, chăm sóc em bé là một trách nhiệm vĩ đại và là một nhiệm vụ suốt đời. Chuẩn bị trước tâm lý cho trẻ rằng trẻ sẽ không có nhiều thời gian cho mình, cuộc sống của trẻ sẽ thay đổi và em bé sẽ được ưu tiên hơn.
Là cha mẹ, bạn có thể có sức ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con và đứa cháu mình. Bằng cách hỗ trợ con, chăm sóc trước khi sinh tốt, lắng nghe những gì mà con chia sẻ về nỗi sợ hãi và lo lắng của mình, con bạn có thể vượt qua khủng hoảng và sẵn sàng chào đón một em bé sắp sửa chào đời.
Hỗ trợ xã hội cho những trẻ làm cha mẹ ở tuổi vị thành niên
Trước khi bé được sinh ra, ai đó trong gia đình nên tìm hiểu thông tin về các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng dành cho cặp vợ chồng trẻ hay ông bố/ bà mẹ trẻ đơn thân. Số lượng các chương tình này sẽ thay đổi tùy nơi sống. Nhưng nếu so sánh với thế hệ trước đây, trẻ có nhiều dịch vụ hơn để chọn lựa trong tương lai.
Nếu nơi trẻ sống có nhân viên xã hội thì trẻ may mắn đấy! Những nhân viên xã hội này hoạt động như một người quản lý trường hợp; công việc của họ là kết nối những bệnh nhân, khách hàng với các dịch vụ hỗ trợ phù hợp. Mặc dù những nhiệm vụ này thường được bố mẹ hay thành viên khác trong gia đình đảm nhiệm.
Các chương trình chăm sóc trẻ em, để cha mẹ có thể tiếp tục đi học
Các lớp học kỹ năng làm cha mẹ và học về sự phát triển của bé
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Tư vấn về các kỹ năng sống như là giải quyết vấn đề, ra quyết định và xây dựng mối quan hệ với mọi người
Các chương trình dạy nghề
Hỗ trợ tìm kiếm việc làm
Học phí và chăm sóc bé trong khi cha mẹ học hè
Hỗ trợ học tập cho cha mẹ tuổi vị thành niên
Dịch vụ trông trẻ
Sự tham gia của những người cha trẻ
Nhiều lúc, cha mẹ của người mẹ trẻ, chứ không phải là cô ấy, tìm cách gạt hình ảnh người cha ra một bên. Có thể là họ cảm thấy rất giận người này vì anh ta làm con gái mình mang bầu. Nhưng họ cũng nhận ra rằng đứa bé sẽ được hưởng nhiều lợi ích nếu có cả cha lẫn mẹ, cũng như là cả ông bà nội ngoại.
Ngay cả khi người cha chưa thể hỗ trợ về kinh tế, sự tham gia của họ sẽ là nguồn hỗ trợ về thể chất và tinh thần cho con gái và cháu của bạn. Vì vậy, nếu được thì hãy để chàng trai cùng chăm sóc cô gái với gia đình.
Tương lai chứa đựng những gì?
Bạn có thể giúp con cái mình tránh khỏi những sai lầm mà các bạn trẻ khác từng mắc phải. Điều đầu tiên và quan trọng nhất là tránh có nhiều con trước khi bước vào đời sống hôn nhân và có nguồn thu nhập ổn định. Khuyến khích con bạn (cả con trai và con gái) học hết cấp ba, sau đó là đại học. Giúp đỡ con mình tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ trước (đã được nêu ra ở trên), để giảm bớt gánh nặng của chúng ngay bây giờ.
Nếu bạn là điểm tựa để con và cháu mình có thể hướng tới tương lai tươi sáng hơn những thanh thiếu niên cùng cảnh ngộ, thì chúng thật may mắn khi có bạn đấy!
Tìm Hiểu Mang Thai Ở Tuổi Vị Thành Niên, Hiv/Aids
SINH HỌCNhóm 5Bài thuyết trình của nhóm chúng em bố cục gồm: Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên – Hiện trạng – Nguyên nhân – Hậu quả – Biện pháp Các bệnh lây qua đường tình dục – Bệnh lậu – Bệnh giang mai – Căn bệnh thế kỉ HIV ; Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thaiVấn đề mang thai ở tuổi vị thành niênHiện trạng: – Như chúng ta đã biết, vị thành niên theo tổ chức y tế thế giới (WHO) là nhóm người trong lứa tuổi 10-19 tuổi. Vị thành niên có tỉ lệ khá lớn trong dân số thế giới, trong đó có tới 500 triệu vị thành niên phần lớn đã quan hệ tình dục
Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niênHiện trạng: – Mang thai ở lứa tuổi vị thành niên là những trường hợp phụ nữ mang thai trước 18 tuổi. Một số phụ nữ mang thai và sinh con ở độ tuổi vị thành niên đã lập gia đình, tuy nhiên còn một bộ phận đáng kể mang thai là vị thành niên còn rất trẻ, chỉ có 14, 15 hoặc 17 tuổi chưa chồng, mà theo Luật hôn nhân và gia đình quy định tuổi kết hôn là 18 tuổi đối với nữ và 20 tuổi đối với nam, chỉ khi đến độ tuổi này thì việc lập gia đình, mang thai, sinh con mới là hợp pháp
– Hiện nay thực trạng phá thai to ở vị thành niên đang trở nên phổ biến, chiếm hơn 10% trong tổng số ca phá thai và tập trung chủ yếu ở học sinh, sinh viên. – Việt Nam có tỉ lệ nạo phá thai đứng thứ 5 trên thế giới: – Ở nước ta, 50% dân số dưới 20 tuổi thì có 20% có độ tuổi 10-19, tức là khoảng 15 triệu người mang thai ở tuổi vị thành niên – Theo thống kê chính thức năm 1995 cả nước ta có chừng 1,5 triệu ca nạo hút thai thì số vị thành niên trong đó chiếm tới 1/5 tổng số – Trong tổng kết toàn cầu, trong số tử vong do thai sản thì 15% là nạo phá thai bị nhiễm trùng ở đọ tuổi 15-19 ước tính khoảng 5 triệu trong tổng số 50 triệu ca phá thai hàng năm, khoảng 20-60% những người sinh con dưới 20 tuổi là ngoài ý muốn Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên Nguyên nhân: – Ở độ tuổi dậy thì, các em có nhiều biến đổi về tâm lý và sinh lý, bản năng tình yêu và tình dục cũng bắt đầu trỗi dậy, vì vậy, nhu cầu tình dục với người khác giới xuất hiện. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận các nguồn thông tin chính thống về sức khỏe sinh sản và tình dục của trẻ vị thành niên rất hạn chế. – Do các trẻ em gái bị xâm hại tình dục, bị bóc lột tình dục, trong khi bản thân không biết cách tự bảo vệ
Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên – Do cha mẹ các em thường ngại, lảng tránh khi các em hỏi hay nhắc tới những vấn đề về sức khỏe sinh sản (SKSS). Nhà trường cũng rất ít khi đề cập đến giáo dục SKSS, những lớp học, câu lạc bộ tổ chức tuyên truyền về vấn đề này cũng thiếu nhiều, vì vậy các em không có các kênh thông tin chính thống để tìm hiểu về vấn đề này. – Do ảnh hưởng của trào lưu trong giới trẻ, chạy theo quan niệm cứ thích là quan hệ tình dục, sống buông thả; báo chí đăng tải quá nhiều về vấn đề này nhưng làm không đến nơi đến chốn, không phân tích rõ các hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn, mang thai khi còn quá trẻ… vì vậy không có tác dụng cảnh báo, răn đe. – Do phim ảnh hiện nay cũng đề cập đến những vấn đề tình dục quá nhiều song không có định hướng rõ ràng cũng là nguyên nhân khơi dậy, đánh động bản năng tình yêu, tình dục của các em; đặc biệt trẻ em bây giờ không phải lao động chân tay nhiều, ít vận động nên dẫn đến dư thừa năng lượng. Khi năng lượng không được sử dụng, nó sẽ chuyển vào các hoạt động khác để lấy lại cân bằng tâm lý, vì thế nhiều em đã tìm đến những “cuộc yêu” vụng trộmVấn đề mang thai ở tuổi vị thành niênVấn đề mang thai ở tuổi vị thành niênVấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên Hậu quả: – Khi mang thai ở tuổi vị thành niên dễ dẫn đến các biến chứng do thai nghén như: Dễ bị sẩy thai, đẻ non, nhiễm độc thai nghén, làm tăng nguy cơ tử vong mẹ hoặc làm mẹ quá trẻ, cơ thể chưa phát triển đầy đủ dẫn đến thiếu máu, thai kém phát triển dễ bị chết lưu hoặc trẻ thiếu cân, con suy dinh dưỡng. -Nạo phá thai không an toàn, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và vô sinh trong tương lai, gây nguy cơ tử vong cao; bên cạnh đó, rất nhiều phụ nữ chịu những hậu quả nghiêm trọng về tinh thần sau khi nạo phá thai. – Đẻ khó do khung chậu chưa phát triển đầy đủ, cần phải can thiệp bằng các thủ thuật và phẫu thuật trong quá trình sinh con. -Tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong của trẻ sơ sinh cao hơn nhiều so với các bà mẹ ở tuổi trưởng thành. Dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong đó có cả HIV/AIDS. – Có thai ở tuổi vị thành niên dẫn đến bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai sau này. Việc bỏ học giữa chừng sẽ dẫn tới việc mất cơ hội có tương lai nghề nghiệp tốt đẹp.
Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niênVấn đề mang thai ở tuổi vị thành niênVấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên Hậu quả: – Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm và thiếu điều kiện tốt trong cuộc sống. -Tử vong ở mẹ để lại cho con thiếu sự chăm sóc của mẹ và làm tăng thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Ảnh hưởng đến tâm lí, sức khoẻ, cuộc sống và cả những người xung quanh bạnVấn đề mang thai ở tuổi vị thành niênVấn đề mang thai ở tuổi vị thành niênVấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên Biện pháp: Để thật sự giúp ngăn ngừa việc mang thai sớm ở lứa tuổi vị thành, chúng ta cần phải tạo điều kiện cho trẻ vị thành niên hiểu biết về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn thông qua các hoạt động như giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện chương trình giáo dục giới tính toàn diện kết hợp với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhóm lứa tuổi vị thành niên. Đồng thời giúp trẻ vị thành niên có một quan điểm tích cực về tình dục, kỹ năng sống để có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình, nhận thức được hậu quả của việc mang thai sớm ở lứa tuổi vị thành niên. Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên
Các bệnh lây qua đường tình dụcHIV/AIDSLậuChlamydia hạ cam HSV (Bệnh tình dục) Bệnh lậu: Là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hàng đầu trên thế giới, do vi khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra. * Biểu hiện:Bệnh lậu thường có hai giai đoạn: Lậu cấp tính và lậu mạn tính. – Lậu cấp tính: Bệnh lậu cấp tính thể hiện ở nam giới và nữ giới có khác nhau. + Ở nam giới: Sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 đến 6 ngày đa số các trường hợp có triệu chứng của viêm niệu đạo cấpSong cầu khuẩn – Bệnh lậutính: đau dọc theo niệu đạo, rát, nóng, buốt khi đi tiểu. Mủ tự chảy ra hoặc tiểu ra lẫn với nước tiểu (nước tiểu đục). Mủ đặc có màu vàng. + Ở nữ giới: Thời gian ủ bệnh rất khó xác định vì các triệu chứng lậu ở nữ giới rất kín đáo nhất là bệnh biểu hiện ở âm đạo, cổ tử cung.Vì vậy ít có triệu chứng gì biểu hiện sự cấp tính của bệnh lậu ở nữ giới. Có thể thấy có tiểu dắt, đau vùng xương mu sau khi giao hợp. Khám thấy viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm âm hộ, âm đạo (viêm tấy đỏ, có mủ).
Bệnh lậu: * Biểu hiện:Bệnh lậu thường có hai giai đoạn: Lậu cấp tính và lậu mạn tính.– Lậu cấp tính: Bệnh lậu cấp tính thể hiện ở nam giới và nữ giới có khác nhau.Ở nam giới: Sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 đến 6 ngày đa số các trường hợp có triệu chứng của viêm niệu đạo cấp tính: đau dọc theo niệu đạo, rát, nóng, buốt khi đi tiểu. Mủ tự chảy ra hoặc tiểu ra lẫn với nước tiểu (nước tiểu đục). Mủ đặc có màu vàng.Ở nữ giới: Thời gian ủ bệnh rất khó xác định vì các triệu chứng lậu ở nữ giới rất kín đáo nhất là bệnh biểu hiện ở âm đạo, cổ tử cung.Vì vậy ít có triệu chứng gì biểu hiện sự cấp tính của bệnh lậu ở nữ giới. Có thể thấy có tiểu dắt, đau vùng xương mu sau khi giao hợp. Khám thấy viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm âm hộ, âm đạo (viêm tấy đỏ, có mủ).
Bệnh lậu: * Con đường lây lan của bệnh: – Bệnh lậu chủ yếu lây qua đường tình dục, qua việc dùng chung khăn tắm, quần áo lót có dính mủ niệu đạo, âm đạo của người bị lậu – Bên cạnh bệnh lậu gặp ở đường sinh dục-tiết niệu còn có thể gặp bệnh lậu do viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh. Trường hợp này là do người mẹ mắc bệnh lậu, khi đứa trẻ sinh đi qua cổ tử cung, âm đạo mà bị lây bệnh. Biểu hiện là trẻ lọt lòng mắt nhắm nghiền, kết mạc sưng to, chảy mủ vàng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời đứa trẻ có thể bị mù. – Một số trường hợp bị lậu mà không phát hiện và điều trị sớm có thể gây nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn lậu, viêm khớp do lậu, tuy nhiên các tỷ lệ này thấp.
Bệnh lậu: * Biểu hiện:Bệnh lậu thường có hai giai đoạn: Lậu cấp tính và lậu mạn tính.– Lậu cấp tính: Bệnh lậu cấp tính thể hiện ở nam giới và nữ giới có khác nhau.Ở nam giới: Sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 đến 6 ngày đa số các trường hợp có triệu chứng của viêm niệu đạo cấp tính: đau dọc theo niệu đạo, rát, nóng, buốt khi đi tiểu. Mủ tự chảy ra hoặc tiểu ra lẫn với nước tiểu (nước tiểu đục). Mủ đặc có màu vàng.Ở nữ giới: Thời gian ủ bệnh rất khó xác định vì các triệu chứng lậu ở nữ giới rất kín đáo nhất là bệnh biểu hiện ở âm đạo, cổ tử cung.Vì vậy ít có triệu chứng gì biểu hiện sự cấp tính của bệnh lậu ở nữ giới. Có thể thấy có tiểu dắt, đau vùng xương mu sau khi giao hợp. Khám thấy viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm âm hộ, âm đạo (viêm tấy đỏ, có mủ).
Bệnh lậu: *Hậu quả: – Đối với nam giới gây chít hẹp niệu đạo là biến chứng thường hay gặp nhất và cũng là vấn đề làm cho bệnh nhân mắc lậu mạn tính buồn phiền nhất do gây tiểu khó, bí tiểu rất khó chịu và đến lúc không thể chịu được. Nhiều trường hợp chít hẹp niệu đạo phải thông tiểu nhiều lần đưa đến viêm đường tiết niệu ngược dòng rất phức tạp cho điều trị. – Đối với nữ giới: Gây viêm âm hộ và các tuyến ở vùng âm hộ, âm đạo tạo thành các túi mủ. Đang tuổi sinh đẻ nếu có thai thì rất dễ lây cho con sau khi sinh đặc biệt là gây viêm kết mạc mắt có thể dẫn đến mù lòa. Cũng cần lưu ý rằng mắc lậu mạn tính rất dễ gây vô sinh do lây nhiễm gây viêm cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng và tiểu khung mà để khắc phục điều đó (chữa vô sinh) thật không đơn giản chút nào.Ngoài ra có thể gây viêm bàng quang biểu hiện tiểu dắt, buốt.
Bệnh lậu: * Biểu hiện:Bệnh lậu thường có hai giai đoạn: Lậu cấp tính và lậu mạn tính.– Lậu cấp tính: Bệnh lậu cấp tính thể hiện ở nam giới và nữ giới có khác nhau.Ở nam giới: Sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 đến 6 ngày đa số các trường hợp có triệu chứng của viêm niệu đạo cấp tính: đau dọc theo niệu đạo, rát, nóng, buốt khi đi tiểu. Mủ tự chảy ra hoặc tiểu ra lẫn với nước tiểu (nước tiểu đục). Mủ đặc có màu vàng.Ở nữ giới: Thời gian ủ bệnh rất khó xác định vì các triệu chứng lậu ở nữ giới rất kín đáo nhất là bệnh biểu hiện ở âm đạo, cổ tử cung.Vì vậy ít có triệu chứng gì biểu hiện sự cấp tính của bệnh lậu ở nữ giới. Có thể thấy có tiểu dắt, đau vùng xương mu sau khi giao hợp. Khám thấy viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm âm hộ, âm đạo (viêm tấy đỏ, có mủ).
Bệnh lậu: * Phòng ngừa – Tuyên truyền giáo dục để người dân biết tác hại của bệnh lậu đặc biệt là gái mại dâm, người đồng tính luyến ái. – Không quan hệ tình dục bừa bãi, thủy chung một vợ một chồng. – Không dùng chung quần áo, khăn tắm với người mắc bệnh lậu. – Những người bị bệnh lậu cần được khám và điều trị dứt điểm. Cần điều trị cho cả cặp vợ chồng hoặc cho từng cặp tình nhân. Bệnh giang mai Là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Nó được phát hiện rabowir Schaudinn và Hoffmann năm 1905. Đây là 1 loại xoắn khuẩn hình lò xo 6-10 vòng xoắn, đường kính ngang không quá Nguyên nhân: 1.Nguyên nhân lây nhiễm trực tiếp do quan hệ tình dục: đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh giang mai. Trong vòng một năm kể từ khi bị lây nhiễm giang mai mà bệnh nhân không được điều trị thì trong giai đoạn này bệnh có tính lây truyền mạnh nhất, càng về giai đoạn sau của bệnh thì tính truyền nhiễm càng giảm, sau đó 4 năm kể từ khi mắc bệnh thì bệnh giang mai thường không lây truyền trực tiếp do quan hệ tình dục nữa.
2.Nguyên nhân lây nhiễm qua máu: người mắc bệnh giang mai ở giai đoạn ủ bệnh thì trong máu có mang xoắn khuẩn giang mai do đó có thể lây nhiễm cho người khác qua con đường truyền máu và dùng chung kim tiêm.
3.Nguyên nhân truyền từ mẹ sang con: thai phụ bị bệnh giang mai có thể lây nhiễm cho thai nhi thông qua nhau thai, thông thường bệnh sẽ lây truyền từ mẹ sang con sau tháng thứ 4 của thai kì. Phụ nữ mắc bệnh giang mai hơn 4 năm mà không được điều trị, tuy thường không truyền nhiễm qua quan hệ tình dục nữa nhưng trong thời kì mang thai vẫn có thể lây truyền cho thai nhi, thời gian bệnh càng lâu thì tính lây nhiễm càng giảm.
4.Nguyên nhân các con đường lây nhiễm khác: Bệnh giang mai có thể lây nhiễm qua các tiếp xúc như hôn môi, bú vú; lây nhiễm khi tiếp xúc với những vật dụng mà người bệnh đã sử dụng như: quần áo, giường ngủ, khăn mặt, dao cạo, khăn tắm, bồn tắm…Các dụng cụ này có thể chứa xoắn khuẩn giang mai của người bệnh, khi tiếp xúc sẽ lây truyền cho người khác.Bệnh giang mai
Triệu chứng:
Vòng tránh thai:
– Ưu điểm: + Có tác dụng lâu dài (5 – 10 năm). + Dễ tháo ra nếu khách hàng muốn. + Có hiệu quả tránh thai lên tới 98%. – Nhược điểm : + Có thể cảm thấy hơi đau trong một số ngày đầu sau khi đặt DCTC. + Ra máu kinh nhiều hơn hoặc kéo dài ngày hơn, nhưng thường giảm đi sau vài tháng. + Không phải ai cũng sử dụng được. Nếu không hợp, nó sẽ khiến bạn đau bụng, đau lưng hoặc ra máu kinh nhiều, thậm chí gây thiếu máu. + Khi mang vòng, nếu bạn bị viêm nhiễm đường sinh dục thì viêm nhiễm có thể theo vòng lan lên trên, gây viêm phần phụ và có thể gây chửa ngoài tử cung.
* Giúp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. Vòng tránh thai:
– Ưu điểm: + Có tác dụng lâu dài (5 – 10 năm). + Dễ tháo ra nếu khách hàng muốn. + Có hiệu quả tránh thai lên tới 98%. – Nhược điểm : + Có thể cảm thấy hơi đau trong một số ngày đầu sau khi đặt DCTC. + Ra máu kinh nhiều hơn hoặc kéo dài ngày hơn, nhưng thường giảm đi sau vài tháng. + Không phải ai cũng sử dụng được. Nếu không hợp, nó sẽ khiến bạn đau bụng, đau lưng hoặc ra máu kinh nhiều, thậm chí gây thiếu máu. + Khi mang vòng, nếu bạn bị viêm nhiễm đường sinh dục thì viêm nhiễm có thể theo vòng lan lên trên, gây viêm phần phụ và có thể gây chửa ngoài tử cung.
* Giúp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. Bao cao su: – Cơ sở: Bao cao su có tác dụng giống như một “túi” đựng tinh dịch khi quan hệ tình dục vì thế tinh trùng không thể đi vào bộ phận sinh dục nữ để gặp trứng – Ưu điểm: + Không đòi hỏi phải kê đơn hoặc khám bác sĩ. + Giúp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. – Nhược điểm: + Gián đoạn hoạt động tình dục. + Luôn phải có sẵn bao cao su trước khi có quan hệ tình dục. + Một số người có thể bị dị ứng với cao su. + Thuốc tránh thai hàng ngày Thuốc tránh thai: – Cơ sở: Thuốc tránh thai có tác dụng như hoocmon của thể vàng progesteron ngăn chặn tuyến yên tiết hoocmon thúc đẩy trứng chín và rụng, nên khi dùng thuốc trứng sẽ không rụng.. Thuốc tránh thai:
– Ưu điểm: + Hiệu quả tránh thai hài lòng nhất (tỉ lệ thất bại chỉ bằng ½ so với sử dụng vòng tránh thai). + Ít tác dụng phụ. Hiện có nghiên cứu còn chỉ ra rõ rằng, thuốc tránh thai đường uống có tác dụng phòng chống ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng, đồng thời không tăng thêm nguy cơ ung thư tuyến sữa. – Nhược điểm : + Tác dụng phụ chủ yếu là ở hệ thống tim mạch, làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng mỡ máu và nguy cơ tắc động mạch. + Ngoài ra, phải uống hàng ngày vào một giờ nên khá phiền phức, nếu quên làm cho việc tránh thai thất bại. + Một số người có thể gặp các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt trong thời gian đầu sử dụng thuốc. + Không có tác dụng phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. Que cấy tránh thai: – Cơ sở: + Làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng xâm nhập buồng tử cung. + Ngăn sự rụng trứng (ở hơn phân nửa các chu kỳ). Vòng tránh thai:
– Ưu điểm: + Đối tượng sử dụng của Implanon là rất rộng. Các bà mẹ đang cho con bú, phụ nữ trên 40 tuổi, người có u xơ tử cung có thể sử dụng Implanon an toàn. Các bà mẹ tốt nhất nên đợi trẻ hơn 6 tuần tuổi mới bắt đầu sử dụng que cấy này. + Các trường hợp có yếu tố nguy cơ cho tim mạch như hút thuốc lá, béo phì, tiểu đường hay cả bệnh nhân cao huyết áp đều có thể dùng Implanon +Implanon chỉ đặt 1 lần duy nhất, chỉ với 1 que cấy, không yêu cầu người sử dụng phải tuân thủ. Không phải uống thuốc mỗi ngày hay phải chuẩn bị trước mỗi lần quan hệ, Implanon cũng không ảnh hưởng đến quan hệ tình dục. – Nhược điểm: + Vô kinh sau khi cấy que hoặc gây rong kinh trong vài tháng đầu. + ra máu thấm giọt âm đạo trong 3 đến 6 tháng đầu. Ngoài ra, chị em có thể gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn … + Cũng như dụng cụ tử cung, Implanon cần phải được đặt tại cơ sở y tế và được thực hiện bởi nhân viên y tế được huấn luyện về cách đặt và rút que cấy.Vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên * Ngoài ra còn có các biện pháp như: + Thuốc tiêm tránh thai (Đây là một mũi tiêm ở cánh tay phóng thích hoóc môn progestin, tăng tiết chất nhầy ở cổ tử cung và làm mỏng nội mạc tử cung. Điều này cũng ngăn rụng trứng, giữ tinh trùng không kết hợp được với trứng.), + Triệt sản ở nam và nữBài thuyết trình của nhóm chúng emđến đây là kết thúcCảm ơn cô và các bạnđã chăm chú lắng nghe
Bạn đang xem bài viết Thực Trạng Chung Về Mang Thai Tuổi Vị Thành Niên Và Các Chương Trình trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!