Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Hàng Ngày Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Đủ Chất Nhất mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trang chủ » Dinh Dưỡng Bà Bầu » Thực Đơn Hàng Ngày Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Đủ Chất Nhất
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu chuẩn nhất là gì? Thông thường khi mang thai 3 tháng đầu, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi về quá trình sinh lý, nội tiết tố thậm chí là bị cơn ốm nghén hoành hành, không thể ăn uống. Do đó việc nắm bắt thực đơn ăn uống cho các mẹ bầu 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng. Để biết thêm, xem tiếp bài dưới!
Vì sao mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu?
Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu cực kỳ quan trọng với mẹ bầu. Không chỉ giúp tạo tiền để cho thai nhi phát triển tốt mà còn giúp mẹ bầu nhẹ nhàng hơn, giảm nghén hiệu quả. Mẹ bầu cần chú ý tới dinh dưỡng trong 3 tháng đầu là bởi những lý do sau:
Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu có vai trò quyết định đến sự khỏe mạnh của em bé trong bụng mẹ.
Các nhóm chất dinh dưỡng cần bổ sung cho mẹ trong 3 tháng đầu giúp em bé phòng tránh các dị tật và đảm bảo tiền đề phát triển cho sau này.
Dinh dưỡng phù hợp giúp mẹ phòng các trứng dọa sảy thai, giảm nghén, bớt căng thẳng, mệt mỏi.
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu đủ chất
Nếu muốn cho thai nhi phát triển đầy đủ nhất và cơ thể người mẹ đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu thì cần phải chú ý thêm những thực phẩm sau vào thực đơn của mình. Cụ thể là:
Thực phẩm có chất axit folic
Axit folic còn có tên khác là vitamin B9, là dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, nó có thể giúp tổng hợp AND hiệu quả trong 3 tháng đầu cùng những khiếm khuyết về ống thần kinh có thể gặp như bệnh hở hàm ếch, sứt môi,….
Và lượng axit folic cần bổ sung cho cơ thể mẹ trong 3 tháng đầu sẽ rơi vào khoảng 400-600mcg/ngày. Bạn có thể lấy chất này thông qua các loại thực phẩm là thịt gia cầm, ngũ cốc, gan, …
Việc bổ sung thêm axit folic cũng sẽ giúp giảm thiểu tối đa bệnh dị tật ống thần kinh của thai nhi
Thực phẩm có chứa chất sắt
Sắt đóng vai trò là vận chuyển oxy cùng nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt nó đóng vai trò quan trọng với não bộ . Đồng thời sắt còn là yếu tố tạo ra enzym cho hệ miễn dịch, tăng thêm khả năng đề kháng cho mẹ bầu. Nếu như thiếu sắt, mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là sinh non.
Ngay từ bây giờ , các mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu hãy nhanh chóng bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt vào thực đơn ăn uống của mình như thịt bò, rau cải xoăn, ngũ cốc, rau bó xôi,… Bình quân lượng sắt cần thiết của các mẹ là từ 45-90mg/ ngày.
Thực phẩm có chứa Canxi
Lượng canxi cần thiết mà mẹ bầu cần bổ sung thường xuyên cho cơ thể mỗi ngày là từ 800 – 1000mg , số lượng này cần tăng lên theo từng quý mang thai. Có thể kể tới một số sản phẩm giàu canxi như cua đồng, sữa dê, sữa bò,..Và đó cũng là đáp án cho câu hỏi thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu gồm những gì?
Nếu bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết thai nhi sẽ có một hệ thống xương và răng vô cùng vững chắc. Nếu như thiếu canxi, thì rất có thể các bé ở trong bụng sẽ bị các bệnh về xương, còi xương hoặc chiều cao không phát triển,…
Thực phẩm có chứa protein, vitamin và khoáng chất
Protein có vai trò quan trọng để phát triển và tạo mô mới, giúp tăng thêm kháng thể hiệu quả cho hệ miễn dịch, đồng thời giúp mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu luôn cảm thấy khỏe hơn. Khoáng chất và vitamin trong thực phẩm giúp tránh được tình trạng táo bón, đầy hơi hay rạn da khá tốt.
Do đó, thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu tốt nhất chính là nên bổ sung khoảng 90g protein từ thịt, trứng, sữa,… đồng thời nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh để có thêm nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết.[1]
Những thực phẩm mẹ bầu nên tránh ăn khi mang thai 3 tháng đầu
Muốn bảo vệ tốt và phát triển thai như cũng như đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu thì nên tránh ăn những thực phẩm gồm:
Là thực phẩm bị nhiễm độc, sống, tái
Các loại thực phẩm chưa được tiệt trùng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Là đồ ăn sẵn, đóng gói
Rượu, bia và nhiều thực phẩm chứa chất gây nghiện.
Tránh những thực phẩm có thể gây sinh non như rau ngót, sam, răm, dứa,…[2]
4 Mẫu thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu đủ chất
Mẫu thực đơn hàng ngày cho bà bầu số 1
Bữa sáng: Nên ăn 1 chiếc bánh mỳ kẹp thịt, trứng, .. + 1 cốc sữa + 1 quả táo
Bữa phụ 1: Nên ăn 1 miếng xoài, 1 hộp sữa chua.
Bữa trưa: Nên ăn 1 món canh, 2 chén cơm, 1 món mặn như thịt, cá,…1 món rau xào.
Bữa phụ 2: Nên ăn 1 chiếc bánh bao và uống 1 cốc sữa
Bữa tối: Nên ăn 2 chén cơm, 1 món mặn, 1 món xào và 1 món canh
Bữa phụ 3: 1 hộp sữa chua và 1 cốc sinh tố hoa quả.
Mẫu thực đơn hàng ngày cho bà bầu số 2
Bữa sáng: nên uống 1 cốc sữa và 1 chiếc bánh giò
Bữa phụ 1: Nên ăn món bánh bèo nậm lọc
Bữa trưa: 1 canh, 2 bát cơm, 1 món mặn, 1 món rau xào.
Bữa phụ 2: Nên ăn khoảng 1,2 miếng há cảo hấp cùng 1 quả cam.
Bữa tối: Nên ăn khoảng 2 chén cơm , 1 món canh, 1 món mặn và 1 món xào
Bữa phụ 3: Ăn khoảng 1 quả trứng luộc, 1 quả chuối
Mẫu thực đơn hàng ngày cho bà bầu số 3
Bữa sáng: Nên ăn khoảng 1-2 chiếc bánh giò, 1 lạng giò lụa và uống kết hợp với 1 cốc nước chanh.
Bữa phụ 1: Ăn khoảng 2 lạng nho và 1 cốc cháo thịt băm
Bữa trưa: Nên ăn khoảng 2 chén cơm, cùng với 1 món mặn, 1 món xào và 1 món canh.
Bữa phụ 2: Có thể lựa chọn ăn một vài quả chôm chôm cùng 1 bat tô súp cua
Bữa tối: Ăn khoảng 2 bát cơm, cùng 1 món mặn, 1 món xào và 1 món canh.
Bữa phụ 3: 1-2 khoai lang + vài miếng lê
Mẫu thực đơn hàng ngày cho bà bầu số 4
Bữa sáng: Nên uống 1 cốc sữa kết hợp cùng 1 nắm xôi
Bữa phụ 1: Ăn khoảng 1 miếng Sandwich và thêm một chút hoa quả
Bữa trưa: Một thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu đủ chất nhất chính là ăn khoảng 2 chén cơm, 1 mặn, 1 xào và 1 canh kết hợp.
Bữa phụ 2: Uống 1 cốc sữa và ăn thêm một chút hoành thánh
Bữa tối: Tốt nhất chính là ăn khoảng 2 chén cơm kết hợp cùng 1 canh, 1 xào và 1 món mắn.
Bữa phụ 3: Ăn thêm một chút thạch hoa quả.
Mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào trong 3 tháng đầu
Dinh dưỡng với mẹ bầu cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên khác với trước khi mẹ biết có em bé, mẹ cần chú ý việc bổ sung dinh dưỡng một cách phù hợp. Mẹ nên chú ý cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý để tránh sai cách khiến mẹ thêm mệt mỏi ảnh hưởng tới con. Cụ thể:
Mẹ bầu nên chú ý bổ sung dinh dưỡng theo nhu cầu. Không nên bổ sung quá nhiều và theo kiểu “cố”. Việc bổ sung cố này có thể khiến mẹ bị áp lực về dinh dưỡng. Thậm chí có những mẹ nghén không thể ăn được nhưng cố khiến cả thời gian thai kỳ sợ hãi với loại thực phẩm đó.
Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Không nên ăn quá no một lúc vì có thể khiến mẹ bị áp lực lên hệ tiêu hóa. Tốt nhất mẹ hãy ăn thành 6 bữa một ngày, mỗi bữa ăn nên ăn từng ít một. Nhất là các mẹ bầu bị nghén nên bổ sung liên tục vì không ăn được sẽ càng làm mẹ chán ăn và tăng cảm giác buồn nôn vì dạ dày mẹ đang “rỗng”.
Mẹ bầu nên bổ sung theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trong 3 tháng đầu. 3 Tháng đầu em bé còn nhỏ và chưa cần quá nhiều dinh dưỡng. Mẹ chỉ cần ăn đủ chất, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm là được.
Mong rằng những ai quan tâm có thể nhận được thông tin hữu ích. Ngoài ra, để tiện lợi hơn bạn cũng có thể lựa chọn, quan tâm và sử dụng sản phẩm Prenacy Gold. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe và tràn đầy năng lượng.
Thực Đơn Hàng Ngày Cho Bà Bầu Sao Cho Đủ Chất
Khi biết chắc chắn mình đã mang thai, ngoài sự vui sướng, hạnh phúc, người mẹ nào cũng băn khoăn lo lắng làm thế nào để khi sinh ra con được hoàn thiện, khỏe mạnh và xinh đẹp…. Một trong những yếu tố quan trọng đó là dinh dưỡng, dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé sinh ra có cân nặng tốt, hạn chế những dị tật trong thời kỳ bào thai, giúp bé phát triển trí não tốt, thậm chí có thể hạn chế những bệnh lý mãn tính như béo phì, tiểu đường,… Riêng đối với mẹ, thực đơn hàng ngày cho bà bầu đảm bảo dinh dưỡng tốt và hợp lý sẽ giúp mẹ tăng cân đúng mức, giúp tăng sức đề kháng, có sức khỏe để chịu đựng những thay đổi trong thai kỳ, giảm tai biến sản khoa và làm tăng khả năng tạo sữa mẹ sau sinh,…
Về chế độ dinh dưỡng theo tuổi thai cho các mẹ, bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cho biết:
Phụ nữ mang thai cần thêm 15% năng lượng so với những người bình thường, thường tăng 300-500 kcal mỗi ngày để tăng cân và hoạt động. Mục tiêu: Tổng cân nặng tăng thêm khuyến cáo là 8-12 kg (dành cho những phụ nữ có BMI từ 18 đến 23) – 3 tháng đầu ↑ 1-2kg. – 3 tháng giữa ↑ 3-4kg. – 3 tháng cuối ↑ 5-6kg. Chế độ dinh dưỡng hợp lý với mỗi giai đoạn mang thai: chia thành 2 giai đoạn 4 tháng đầu và 5 tháng tiếp theo.
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu:
Nỗi lo lắng đó thường lớn hơn ở những mẹ mang thai lần đầu.Trong muôn vàn suy nghĩ đó là thực đơn cho bà bầu là gì, ăn như thế nào để đạt được điều mà mẹ bầu mong muốn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng Việt Nam: nhu cầu về năng lượng, protein, chất béo, glucid dành cho phụ nữ mang thai theo từng nhóm tuổi và thời kỳ mang thai theo quý, như sau:
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng (kcal/ngày).
Trong đó nhu cầu về protein trung bình là 60g/ngày, khi có thai 3 tháng đầu, thêm 1g, 3 tháng giữa thêm 10g và 3 tháng cuối thêm 31g.
Ví dụ: 1 quả trứng cho 7 – 10g protein; 100g thịt nạc cho 20 g protein.
Nhu cầu khuyến nghị lipid (g/ngày): với nhóm tuổi 20-29 tuổi: là 46-57g lipid/ngày; với nhóm 30 – 49 tuổi: là 45- 56g/ngày. Nếu có thai 3 tháng đầu: thêm 1,5g; 3 tháng giữa thêm 7,5g; 3 tháng cuối: thêm 15g lipid/ngày.
Vì dụ: 30g dầu = 24ml tương đương 5 muỗng cà phê (tỉ trọng dầu = 0,8).
Nhu cầu khuyến nghị glucid (g/ngày) : với nhóm tuổi 20-29 tuổi: là 320-360g glucid/ngày; với nhóm 30 – 49 tuổi : là 290-320g/ngày.Nếu có thai 3 tháng đầu: thêm 7-10g; 3 tháng giữa thêm 35-40g; 3 tháng cuối: thêm 65-70g glucid/ngày.
Vì dụ: 1 chén cơm có 45g glucid.
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu, cơ bản phải đảm bảo:
▪ Ăn sáng: bà bầu có thể dùng phở, bún, cháo, súp, bánh mì, bánh nậm,bánh canh… tùy theo khẩu vị của mình nhưng tuyệt đối không nên bỏ bữa sáng.
▪ Bữa chính:
Nhu cầu trong ngày mẹ bầu cần:
4 đến 6 chén cơm ( hoặc mỳ, khoai, ngô đổi bữa…);
50-60gr thịt (bò hoặc heo hay gà …);
70-100gr cá hoặc tôm hoặc cả hai;
100gr đậu hủ;
1 đến 2 bát canh rau, củ, quả;
300 đến 500gr trái cây;
2 đến 3 thìa cà phê dầu ( lạc, mè, gạo, oliu…);
2 đến 3 ly sữa bột hoặc sữa tươi, sữa tự pha như sữa đậu nành, sữa bắp, sữa gạo…
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: có thai mỗi ngày nên sử dụng 6 đơn vị sữa và chế phẩm sữa, tương đương 30g phô mai (2 miếng phô mai), 200ml sữa chua (2 hộp sữa chua) và 200ml sữa dạng lỏng (2 ly sữa nhỏ).
1/ Thời kì 3 tháng đầu:
Đây là giai đọan hình thành các cơ quan, tổ chức của thai nhi như tủy sống, não, tim, phổi, gan… nên thực đơn hàng ngày cho bà bầu cần ăn tăng cường các thực phẩm giàu đạm như: trứng, sữa, thịt,…
Nhiều bà mẹ mang thai trong tình trạng ốm nghén, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khó chịu …
Thời gian 3 tháng đầu là thời kì cấu tạo các cơ quan của bé nên rất cần cung cấp dinh dưỡng đủ và hợp lí nhưng mẹ lại ốm nghén, đôi khi mẹ sụt cân nếu không cố gắng ăn uống. Trong 3 tháng đầu mẹ có thể tăng 1 đến 2 kg nhưng đôi khi chỉ tăng 0,4 đến 1,7kg.
Vì vậy thực đơn hàng ngày cho bà bầu, như trên phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất như protein, lipit (cá, thịt, đậu, dầu), can xi, sắt, axit folic, thực phẩm giàu sắt như huyết, gan, thận, trứng, đậu đỏ, rau dền đỏ, đu đủ chín, nho…, thực phẩm giàu can xi như cá, sữa, tôm, cua, đậu tương, …, các loại vitamin, khoáng chất có trong rau, củ, quả chín.
Sữa bột dành cho bà bầu cũng là lựa chọn có trong thực đơn hàng ngày cho bà bầu và rất cần cho bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu.
Bên cạnh đó, các mẹ không nên ăn mặn, ăn gia vị và thức uống có tính kích thích như ớt, tiêu, chè đặc hay cà phê, không uống bia rượu, hút thuốc.
Nên thay đổi thực đơn cho bà bầu nhằm tạo sự ngon miệng cho mẹ.
Dù mệt mỏi bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu cố gắng tạo cho mình sự thoải mái về tinh thần và cố gắng ăn uống đầy đủ để có thể đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con.
2/ Thời kỳ 3 tháng giữa (mang thai tháng thứ 3 đến hết tháng thứ 6):
Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ là giai đoạn phát triển về khung xương, chiều cao của trẻ, vì vậy mẹ nên chú ý ăn các thực phẩm giàu can xi, kẽm như: tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản,…Giai đoạn này mẹ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn, các triệu chứng ốm nghén giảm và có thể hết hẳn nên thuận lợi cho việc cung cấp và hấp thụ các chất dinh dưỡng, mẹ bầu có thể tăng 1 đến 2kg mỗi tháng, thai nhi khoảng 640gr. Vì vậy ngoài khẩu phần ăn hàng ngày như 3 tháng đầu mẹ bầu cần có thể bổ sung thêm:
1 cái bánh chưng nhỏ hoặc một lát bánh tét (hoặc bánh gạo, 1 bắp ngô, củ khoai…);
400ml sữa, nước dừa, sữa đậu;
Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa thay vì 3 bữa. Không nên bỏ bữa, nhịn ăn.
Nguyên tắc mẹ bầu cần nhớ và thực hiện trong 3 tháng giữa thai kỳ:
Ăn thêm nhiều thực phẩm giàu can xi để bảo vệ cho hệ xương mẹ và phát triển xương bé;
Bổ sung thức ăn chứa i ốt, phốt pho (rong, tảo,thịt nạc, xương…);
Uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn ngừa phù, tránh ăn quá ngọt đề phòng bị đái tháo đường trong thai kì;
Ăn thực phẩm giàu sắt (gan, huyết, thịt nạc …) để ngừa thiếu máu, thiếu sắt, uống viên sắt và vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ;
Tránh ăn thực phẩm ôi thiu, sống và dễ gây dị ứng ngăn ngừa sẩy thai;
Hạn chế dùng hải sản có nhiều thủy ngân (cá biển như cá ngừ…);
Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, thức ăn nhiều dầu (đồ chiên rán), tránh tăng cân quá mức sẽ gây khó khăn khi sinh. Ăn nhiều chất béo lành mạnh từ các loại hạt (đậu lạc, mè, óc chó) và cá hồi, nên ăn cá hồi, cá ba sa tuần 2-3 lần để bổ sung omega 3 giúp não bé phát triển tốt.
3/ Thời kì 3 tháng cuối:
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn tốc độ phát triển cân nặng của thai nhi nhanh nhất, thai nhi phát triển mạnh cuối tháng thứ 7 và cân nặng khoảng 1.230gr, hoạt động trong bụng mẹ, đến tháng cuối thai nhi tăng lên 3000gr và mẹ bầu tăng từ 4 đến 5 kg trong 3 tháng cuối và đạt số cân nặng cần tăng trong suốt thai kỳ đến cuối tháng thứ 9 là từ 10 đến 12 kg. Vì vậy mẹ bầu cần duy trì chế độ ăn uống tốt, đảm bảo vệ sinh, hợp lý để cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển hoàn thiện của bé và chuẩn bị sức khỏe cho mẹ để sinh nở.
Thời gian này cơ thể mẹ bầu ngày một nặng nề do bụng to, không nên ăn quá no.
Mỗi ngày nên ăn 4 đến 5 bữa ngoài bữa ăn sáng;
Tiếp tục cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày như 3 tháng đầu và giữa;
Ăn thêm thực phẩm giàu can xi và phốt pho (có nhiều trong sữa, cá hồi, súp lơ xanh, phô mai…). Trong thời kì này nhiều mẹ bầu bị chuột rút do thiếu can xi, phốt pho vì vậy cần bổ sung;
Ăn thêm các thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như dưa hấu, dưa leo, đậu đỏ, hành tây…;
Uống nhiều nước, hạn chế muối;
Ăn thêm cá giàu chất béo (cá basa, cá hồi, cá chép…) giúp phát triển não thai nhi tăng chỉ số IQ trong tương lai;
Tăng cường rau xanh, hoa quả;
Hạn chế các đồ ăn vặt ít dinh dưỡng.
Mẹ nên lưu ý, thực đơn hàng ngày cho bà bầu là chung cho tất cả phụ nữ có sức khỏe và phát triển cơ thể bình thường, vì vậy những trường hợp phụ nữ dưới 35kg, cao dưới 145cm hoặc béo phì hoặc đang điều trị bệnh nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện mang thai để nhận tư vấn chăm sóc ăn uống phù hợp hơn từ chuyên gia dinh dưỡng.
Như vậy trong suốt thời kỳ mang thai để bảo vê tốt sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé thì ngoài việc khám thai định kỳ, tiêm chủng vắc xin chống uốn ván, vệ sinh thai nghén, chuẩn bị tinh thần tốt, lao động và nghỉ ngơi hợp lý… thì việc cung cấp một chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, các chất vi lượng là rất quan trọng cần được chú ý và quan tâm đặc biệt của người thân và mẹ mang thai.
TLTK: Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng cho Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú (Ban hành kèm theo Quyết định số 776/QĐ-BYT ngày 08 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Bí quyết ăn để con lớn, mẹ bầu không tăng cân
Tinh bột (bún, bánh mì, cơm): 25%
Protein (cá, thịt, trứng): 25%
Rau, củ, quả: 50%
Độ đa dạng trong thực đơn: để tránh tình trạng ăn một món trong thời gian quá dài, gây ra cảm giác ngán và sự mất cân đối chất dinh dưỡng, mẹ bầu nên đa dạng hóa các loại thực phẩm cho mỗi bữa ăn.
Hạn chế thức ăn ngọt: mẹ nên tránh xa các loại bánh kẹo, nước ngọt vì chúng sẽ khiến mẹ tăng cân rất nhanh
Ăn các loại thức ăn tốt cho sức khỏe bà bầu như: trái cây, các loại đậu, khoai lang, sữa,…
Thực đơn hàng ngày cho mẹ không tăng cân
Như đã đề cập, mẹ nên chia ra ăn nhiều bữa trong ngày để bổ sung đủ lượng calo cần thiết, hạn chế tích lũy mỡ thừa và lượng đường trong máu cao. Với cách ăn này, thai nhi cũng được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Cụ thể, các bữa ăn trong ngày của mẹ sẽ được chia ra như sau: bữa sáng – bữa phụ sáng, bữa trưa – bữa phụ chiều, bữa tối – bữa phụ đêm
Để mẹ ăn đủ chất mà không tăng cân, thực đơn cần được đảm bảo như sau:
cơ thể mẹ cần nạp đủ 2-3 lít nước mỗi ngày. Lượng nước này bao gồm cả nước trong mỗi bữa ăn như nước canh, súp, trái cây,…
Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các nào!
Thực Đơn Hàng Ngày Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối Thai Kỳ
Các chuyên gia cho rằng tình trạng sức khỏe cũng như chế độ dinh dưỡng của mẹ chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Trong giai đoạn mang thai nguồn dưỡng chất duy nhất mà trẻ có được chính là hấp thụ từ mẹ.
Một khi hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng cần thiết thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh, thai phụ tăng sức đề kháng phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên trước khi áp dụng thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng cuối bạn cần nắm rõ nguyên tắc dinh dưỡng.
Nhiều phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ thường nghĩ ăn càng nhiều thức ăn càng tốt vì đây là thời điểm thai nhi phát triển cân nặng nhanh chóng. Nhưng thực tế việc ăn quá nhiều không được các chuyên gia khuyến khích vì 3 tháng cuối nếu hấp thu dinh dưỡng lớn khiến mẹ và bé tăng cân nhanh, con sinh ra dễ béo phì về sau.
Vậy nên mẹ bầu cần đi theo một chế độ dinh dưỡng phù hợp, nạp vào cơ thể mỗi ngày lượng calorie khoảng 1950. Và mẹ duy trì khẩu phần ăn hàng ngày làm sao đến tháng sinh nở chỉ tăng mức 4 – 6 kg là đủ tiêu chuẩn. Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng cuối nên giàu dưỡng chất như vitamin, chất xơ, khoáng chất, chất béo và đạm.
Muốn bé phát triển não và thần kinh toàn diện tăng cường bổ sung acid béo Omega 3 và Choline. Hơn nữa mẹ bổ sung thêm canxi ở giai đoạn 3 tháng cuối là 2500mg Canxi/ngày để cấu tạo hệ khung xương và răng vững chắc.
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối
Trong giai đoạn này thai nhi cần nhiều dưỡng chất để phát triển trí não cũng như cân nặng. Vì thế việc đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng qua chế độ ăn uống khoa học hàng ngày của bà bầu là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.
Bước sang tháng thứ 7 thai kỳ là thời điểm cơ thể mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất sắt. Nguồn thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất này mà mẹ không được bỏ qua là thịt nạc, gan động vật, họ đậu, trái cây…
Bên cạnh đó mẹ nên bổ sung thêm nhiều canxi, phốt pho, kẽm thông qua các thực phẩm như rong biển, đậu phụ, rau cải, trứng gà, lạc, cá… Đồng thời mẹ không nên ăn quá no để tránh xảy ra tình trạng ợ hơi, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày và hạn chế đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng.
Tháng thứ 8 mẹ không được lơ là trong chế độ dinh dưỡng mà phải bổ sung nhiều chất cho cơ thể. Một số loại thực phẩm mẹ nên nạp vào hàng ngày được các chuyên gia khuyến khích là các loại hạt ngũ cốc, trứng, thịt, cá, sữa, rau xanh cùng các loại trái cây.
Đặc biệt trong giai đoạn này trí não của bé đang trên đà phát triển nhanh chóng, vì thế mẹ cần tăng cường Omega 3. Trong các loại hạt dinh dưỡng như óc chó, hạnh nhân, chia,… và các loại hải sản nhất là cá hồi có chứa nhiều dưỡng chất này. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều mà chỉ sử dụng ở mức vừa phải, để để cung cấp dưỡng chất cho con và tránh cơ thể mẹ tăng cân quá nhanh.
Tháng thứ 8 mẹ hạn chế ăn nhiều đậu nành, khoai lang để tránh bị chướng bụng. Hơn thế mẹ không quá lạm dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng như dầu cá, vitamin tổng hợp … mà chỉ nên tăng cường dưỡng chất cho cơ thể qua thức ăn. Đây là cách an toàn, hiệu quả lại tiết kiệm giúp con hấp thụ tối đa nguồn dinh dưỡng cần thiết để phát triển toàn diện.
Mẹ không nên bỏ bữa hay nhịn ăn quá lâu, cần chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.
Cung cấp lượng canxi cho cơ thể giúp xương và răng bé được chắc khỏe, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao về sau.
Hạn chế ăn mặn, tăng cường uống nhiều nước để tránh tình trạng phù nề.
Giảm thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ chế biến dưới dạng chiên xào để tránh tăng cân quá nhiều ở mẹ.
Ăn nhiều rau xanh để giảm táo bón, tăng cường sắt tránh thiếu máu và bổ sung thêm chất béo từ thực phẩm tự nhiên.
Bổ sung nhiều omega 3 hỗ trợ phát triển trí não tốt bằng cách ăn cá và các hạt dinh dưỡng.
Tăng cường lượng vitamin cho cơ thể theo chỉ định bác sĩ, thức ăn được chế biến kỹ càng, không ăn đồ sống để tránh tình trạng sinh non, sảy thai.[1]
Gợi ý thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng cuối
Với công thức “N” dưỡng chất trong 1, Prenacy Gold thực sự là lựa chọn số 1 hiện nay:
Về tác giả
Thực Đơn Cho Bà Bầu Tháng Thứ 4 Đủ Chất Đơn Giản Cho Mẹ Bầu
Bạn đang cảm thấy thế nào khi tam cá nguyệt đầu tiên kết thúc. Những cơn ốm nghén có lẽ cũng đang bị đẩy lùi và bạn bắt đầu có tâm trạng thèm ăn. Đây cũng là thời điểm được mọi người gọi là thời kỳ trăng mật mang thai vì bạn ăn uống và có tinh thần thoải mái hơn rất nhiều.
Đây cũng là giai đoạn em bé của bạn phát triển nhất và lượng máu của bạn tăng lên để có thể nuôi dưỡng em bé. Do đó, trong thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4, bạn nên cân bằng lượng chất xơ, canxi, sắt, axit folic để bé có thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Bổ sung lượng chất xơ cao
Vào tháng thứ tư của thai kỳ, hormone progesterone làm chậm quá trình tiêu hóa. Tử cung của bạn bắt đầu phát triển kích thước để phù hợp với em bé đang lớn của bạn. Điều này có thể gây ra hiện tượng táo bón . Vì thế, để ngăn ngừa táo bón và kích thích nhu động ruột thường xuyên, bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ để không bị táo bón trong cả thai kì cũng như sau khi sinh.
Một số thực phẩm nhiều chất xơ như: ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, cám và lúa mạch), rau xanh, các loại hạt (hạt lanh, hạt chia, hạnh nhân, hồ đào, hồ trăn), các loại rau (mầm Brussels, bông cải xanh, ngô ngọt, atisô và đậu xanh), các loại quả (quả mâm xôi, dâu tây quả sung , táo, chuối và lê).
Tiêu thụ những axit béo thiết yếu
Trong thời gian này, em bé và bạn cần những axit béo để giảm nguy cơ chuyển dạ sớm, nhẹ cân và chậm phát triển trí tuệ và nhận thức ở trẻ. Axit béo omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển của mắt và não ở thai nhi. Axit béo omega-6 rất quan trọng đối với sức khỏe của tim, hoạt động đúng đắn của hệ thống sinh sản và sự phát triển của da, tóc và xương.
Hãy xây dựng thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4 với đủ lượng axit béo Omega 3, 6, 9 bằng cách ăn các loại thực phẩm như cá nước ngọt, cá ngừ đóng hộp, dầu ô liu, cá hồi, cá mòi, đậu nành, các loại hạt như quả óc chó và hạnh nhân, hạt chia và hạt lanh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm canxi tự nhiên từ thực phẩm giàu canxi như: cải xoăn, sữa , sữa chua , phô mai , cá mòi, cải xoong, bông cải xanh, đậu bắp và hạnh nhân .
Nếu những cơn buồn nôn ốm nghén đã không còn, bạn hãy bổ sung thêm thịt vào thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4. Hãy rửa nó và nấu thật kĩ bởi nếu thịt chưa nấu chín có thể mang virus và vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng tới chính bạn và thai nhi.
Bên cạnh những loại thịt, rau xanh, sữa thì bạn cần bổ sung vào thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4 nuồn vitamin và khoáng chất dồi dào trong trái cây tươi. Tốt nhất, để hạn chế các loại thuốc bảo quản trái cây, bạn nên ăn trái cây theo mùa. Bạn có thể tự trồng hoặc mua của những gia đình trồng cây ăn trái chỉ cung cấp cho chính họ. Nếu ăn được trái cây, bạn sẽ bổ sung được thêm chất xơ, sẽ tốt hơn việc bạn ép chúng ra và chỉ uống nước.
Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt
Bổ sung thực phẩm giàu kẽm và vitamin C
Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết để xây dựng protein, sự phát triển của hệ thống thần kinh và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Thực phẩm giàu kẽm bao gồm hàu, thịt cừu, thịt bò, rau bina, mầm lúa mì, nấm, bí ngô và hạt bí, các loại hạt, thịt gà và đậu.
Vitamin C rất cần thiết cho sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Thực phẩm giàu Vitamin C là ớt xanh và đỏ, cà chua, khoai lang, bông cải xanh, mầm Brussels, súp lơ, bắp cải và rau xanh.
Protein và carbohydrate
Protein là chất chủ yếu để tạo nên cơ bắp, mô và DNA. Carbonhydrat tạonguồn năng lượng cho cơ thể chúng ta. Bởi thế, bạn nên ăn uống đủ lượng protein và carbohydrate tinh bột trong thực đơn của mình. Protein có nhiều trong các loại đậu, đậu lăng, các loại hạt, bơ hạt, thịt, gà và đậu nành. Carbohydrate có nhiều trong tinh bột như khoai tây, gạo, mì ống và bánh mì.
Thực phẩm giàu axit Folic
Cơ thể bạn cần thêm máu khi mang thai, và axit folic sẽ giúp bạn điều đó. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng gần 70% các khuyết tật ống thần kinh có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêu thụ axit folic. Một số thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thiết yếu này là đậu lăng, rau lá xanh, đậu và các loại hạt.
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4 cần tránh những gì?
Bột tinh chế rất khó tiêu hóa và có thể gây táo bón và thậm chí dẫn đến bệnh trĩ sau sinh . Nó cũng làm tăng lượng đường trong máu. Điều này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ , có hại cho cả mẹ và bé. Vì thế, bạn nên tránh ăn nhiều bột tinh chế, thay vào đó nên ăn lúa mì sẽ tốt hơn.
Phô mai xanh như Camembert và phô mai mềm như Brie có thể chứa các vi sinh vật như vi khuẩn hoặc listeria có thể gây ngộ độc thực phẩm ở người mẹ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của em bé. Vì vậy, tránh phô mai xanh và phô mai mềm, và chỉ ăn các loại phô mai cứng như Parmesan hoặc Cheddar.
Trứng sống và thịt chưa nấu chín
Trứng sống có thể chứa vi khuẩn salmonella có thể gây nhiễm khuẩn salmonella, một loại ngộ độc thực phẩm. Điều này có thể gây hại cho em bé. Vì vậy, chỉ ăn trứng chín. Thịt chưa nấu chín cũng có thể gây ngộ độc salmonella, vì vậy hãy đảm bảo tất cả thịt bạn tiêu thụ được nấu chín kỹ.
Pâté là một hỗn hợp của thịt xay và chất béo nấu chín ở dạng bột nhão. Bất kỳ loại pa-tê nào cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn listeria. Do đó, tốt hơn là tránh pâté trong khi mang thai.
Chất ngọt nhân tạo không có hại khi được tiêu thụ trong một giới hạn. Tuy nhiên, hãy thử và thay thế các chất ngọt tự nhiên như mật ong, chà là hoặc xi-rô thích bất cứ nơi nào có thể.
Muối giữ nước trong cơ thể và gây đầy hơi, cùng với tăng huyết áp. Do đó, tiêu thụ muối trong chừng mực. Hãy thử và sử dụng muối natri thấp, tốt cho sức khỏe hơn nhiều.
Gợi ý một vài thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4
Bữa sáng: Mẹ hãy chuẩn bị bữa sáng với:
Bữa sáng phụ:
2 lát bánh mì, mẹ nên chọn bánh mì đen
Phô mai (đã được tiệt trùng): 4 miếng nhỏ
Cà chua hoặc dưa leo
Bữa trưa: Bữa trưa của mẹ bầu tháng thứ 4 nên:
Bữa trưa phụ:
Các loại hạt (100gr) như hạt hạnh nhân, hạt dẻ…
Trái cây sấy khô 100gr hoặc là một salad rau.
Bữa tối: Hãy chuẩn bị bữa tối với:
Kết luận
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày của mình để đảm bảo an toàn, sự phát triển ổn định và toàn diện của thai nhi, đặc biệt là thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4, giai đoạn mà thai nhi phát triển một cách nhanh chóng và cần bổ sung nhiều dưỡng chất hơn.
https://parenting.firstcry.com/articles/fourth-month-pregnancy-diet13-16-weeks/
Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Hàng Ngày Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Đủ Chất Nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!