Xem Nhiều 3/2023 #️ Thai Nhi Tuần Thứ 21 # Top 4 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Thai Nhi Tuần Thứ 21 # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thai Nhi Tuần Thứ 21 mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thai nhi tuần thứ 21

Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Ở tuần thứ 21 trẻ đã bắt đầu hình thành rõ dáng dấp của trẻ sơ sinh. Ở thời điểm này, thai nhi đã có trọng lượng khoảng 450 g, chiều dài cũng đáng kể với kích thước khoảng 28 cm.

Hình ảnh thai nhi 21 tuần tuổi trong máy siêu âm có thể giúp mẹ xác định rõ ràng được giới tính của con mình bởi cơ quan sinh sản đã dần hoàn thiện. Các bé gái với buồng trứng và tử cung đưa ra ngoài và cả âm đạo bắt đầu hoàn tất, bé trai thì có sự di chuyển tinh hoàn từ bụng về vị trí chính xác.

Thai nhi tuần thứ 21 phát triển như thế nào?

Lông tơ có thể đã phủ kín người bé với những nếp nhăn sâu đợi chờ được lấp đầy bởi lớp mỡ đệm. Khi này trong bụng, tuyến tụy cũng đang phát triển cho sự tạo ra một số nội tiết tố quan trọng.

 Da của bé ban đầu là trong suốt, sau đó dần dần chuyển từ màu hồng sang màu đỏ, đồng thời các mao mạch cũng hình thành bên dưới làn da.

Cặp lông mày của bé trở nên dày hơn, đôi môi cũng được tách ra rõ hơn, đồng thời con ngươi của trẻ cũng đang chuyển động liên tục dưới đôi mắt đang nhắm lại.  

Nếu mẹ bầu đã bắt đầu cảm nhận được các cử động của bé thì rất có thể trong những tuần tiếp theo, mẹ bầu còn được chứng kiến nhiều hơn nữa. Thậm chí các mẹ còn có thể cảm thấy con mình giống như đang luyện võ bởi những lần trẻ động dần có xu hướng biến thành những cú đá và những cú huých nhẹ. 

Mẹ bầu còn có thể theo dõi chu trình hoạt động của trẻ trong một ngày, ví dụ như khi nào trẻ tỉnh táo hay khi nào thì bé đang ngủ.

Nhau thai của mẹ bầu phát triển không ngừng trong suốt thai kỳ, và cho đến tuần tuổi này này, nhau thai đã nặng hơn cả em bé trong bụng.

Cũng từ thời điểm này trở đi, sự phát triển của bé sẽ hạn chế dần sự phát triển của nhau thai, tuy vậy nhau thai vẫn sẽ tiếp tục phát triển và cung cấp dưỡng chất cho trẻ cho đến khi bé được sinh ra.

Thai nhi 21 tuần tuổi đã biết đạp chưa? Thai 21 tuần máy như thế nào?

Các bà mẹ rất hồi hộp rằng thai nhi 21 tuần tuổi biết làm gì. Ngoài biết đạp, máy trong bụng mẹ thai nhi 21 tuần tuổi có thể cuộn tròn, đá, nấc cục.. mà mẹ bé có thể cảm nhận rõ ràng…. từ tuần 20 đổ đi. Sau tuần 20, mẹ càng cảm nhận rõ ràng sự cựa quậy của bé trong bụng.

Việc bé cử động trong bụng tùy thuộc vào thời gian trong ngày cũng như độ hiếu động của bé. Bé thường đạp sau khi mẹ ăn, sáng sớm hay buổi trưa.

Bé đạp nhiều có nghĩa bé đang khỏe mạnh hoặc phát triển tốt, một số trường hợp khác có thể là do dây rốn khiến bé khó thở. Bạn cần theo dõi thai nhi thường xuyên. Thai nhi tuần thứ 21 có thể đạp 15-20 lần một ngày cơ đấy.

Thai nhi 21 tuần đạp

Thai máy khiến cho bụng mẹ sôi lên vì những hoạt động nhào lộn của bé, lượng nước ối nhiều khiến bé dễ di chuyển hơn. Thế nhưng thai nhi 21 tuần ít máy thì sao, đôi khi bé lại quá “ngoan ngoãn” khiến mẹ lo lắng.

Mẹ có thể áp dụng những cách sau đây có thể kích thích bé “hiếu động” trở lại: Nằm nghiêng sang một bên rồi ngồi dậy, thực hiện các phương pháp thai giáo như thai giáo âm nhạc, hay thai giáo ngôn ngữ bằng cách trò chuyện, đọc sách cho con yêu…

Thai nhi tuần thứ 21 mẹ thay đổi thế nào?

Khi này, các mẹ sẽ cảm thấy bụng nhô cao hơn và tập trung nhiều ánh nhìn của người khác hơn. Mẹ sẽ cảm nhận và nhìn thấy những vết rạn trên da do bụng bắt đầu to ra để điều chỉnh kích thước của bé đang lớn dần.

Thai nhi tuần thứ 21

Có thai 21 tuần nên ăn gì?

Với thai nhi tuần thứ 21 bạn tăng lượng calo hấp thụ mỗi ngày lên 300 calo. Không nên ăn quá nhiều vì có thể khiến mẹ lên cân quá đà, sau đó khó giảm hơn và mắc một số bệnh sau sinh đó.

Những thực phẩm mà mẹ bầu bổ sung, nên đầy đủ các loại dinh dưỡng phổ biến như tinh bột, đạm, chất béo, axit folic, sắt, canxi, khoáng chất và các loại vitamin… để giúp cho sự phát triển của bé một cách toàn diện.

Bà bầu cần ăn uống hợp lí

Các mẹ bầu bắt buộc phải ăn uống đầy đủ các bữa chính và uống đủ nước. Có thể ăn nhiều bữa nhẹ với các món ngon lành như ngũ cốc, hoa quả trộn sữa chua, salad, súp…

Thai giáo giúp tối ưu sự phát triển thai nhi tuần 21

Thai giáo là gì?

Thai giáo là phương pháp khoa học nhằm tạo ra môi trường phù hợp giúp con yêu phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ.

Thông qua các hoạt động tương tác giữa ba mẹ với thai nhi, tạo ra các kích thích tích cực tới các giác quan và não bộ, giúp con yêu phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, để con yêu có một khởi đầu vượt trội.

Đồng thời, các nghiên cứu khoa học cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo cho con yêu đúng thời điểm theo sự phát triển của thai nhi giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

Nắm bắt được tầm quan trọng của việc thai giáo, nuôi dạy con ngay từ trong bụng mẹ, POH đã nghiên cứu và xây dựng nên một chương trình thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Đây được coi là một cuốn cẩm nang thai giáo, có chứa đầy đủ giáo trình thai giáo đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt 280 ngày.

Nguồn: Babycenter

*** Phan Hồ Điệp – mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cố vấn chuyên sâu

Mua ngay các khóa học dành cho bà mẹ bận rộn của POH:

Thai giáo 280 ngày yêu thương: POH Thai giáo 

Giúp con ăn no ngủ đủ theo nếp EASY & tự ngủ (0-19 tuần): POH Easy One

Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ con yêu (0-12 tháng): POH Acti 

Giáo dục Montessori tại nhà (1-3 tuổi): POH Acti (1-3 tuổi)

Thai Nhi 21 Tuần Tuổi

So với 7 ngày trước, thai nhi 21 tuần tuổi đã lớn lên trông thấy với kích cỡ chiều dài khoảng 27cm (đo từ đầu đến mông) và cân nặng trung bình 340gr – tương đương một củ cà rốt bự. Không chỉ thế, lông mày và mí mắt con đã bắt đầu xuất hiện; nếu là bé gái, âm đạo cũng hình thành và tiếp tục phát triển từ tuần này…

Thai nhi 21 tuần tuổi – bé cưng hoạt động nhiều hơn

Mẹ đã không còn phải nín thở để cảm nhận những cử động rất khẽ của bé như lúc đầu nữa, đến tuần này thai nhi “quậy phá” hơn rất nhiều nên thường xuyên đạp, huých và bụng mẹ như… tập võ!

Bước sang tuần thứ 21, phổi của bé cũng dần hình thành surfactant – một chất cực kì quan trọng giúp bé có thể hít đầy không khí vào phổi khi chào đời. Ngoài ra, tai của con đã hoàn thiện chức năng và có thể nghe được hay phản ứng lại với âm thanh lớn, đột ngột.

Giai đoạn này, xương của bé phát triển cứng cáp hơn. Con cũng có thể cử động gần như tất cả các cơ trên cơ thể nên mẹ mới thấy bé “ngọ nguậy” suốt ngày – đây cũng là niềm vui của mẹ vì biết bé đang lớn lên khỏe mạnh mỗi ngày. Mẹ cũng nhớ bổ sung canxi đầy đủ để hệ xương của con chắc khỏe, đồng thời giúp mẹ tránh bị nhức mỏi, đau cơ, co giật,… do thiếu canxi gây ra.

Thai nhi 21 tuần tuổi – cơ thể mẹ thay đổi những gì?

Một số bà bầu bắt đầu bị mụn nhọt, nám da nhiều lên – đây cũng là “lỗi” tại các hormone thai kì nên mẹ đừng lo lắng. Quan trọng nhất là luôn giữ cho da sạch sẽ; tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Nếu muốn làm đẹp, tốt nhất mẹ hãy sử dụng các loại thực phẩm như rau củ, trái cây hoặc mĩ phẩm có nguồn gốc tự nhiên, an toàn. Tuyệt đối tránh xa các loại thuốc trị mụn, các loại mĩ phẩm chứa thành phần hóa học không an toàn như chì, Isotretinoin, triclosan và triclocarban, phthalates,… vì chúng có thể khiến thai nhi mang dị tật.

Những “rắc rối” nói trên mẹ sẽ dễ dàng gặp phải nhưng chúng không gây nhiều khó chịu, cũng không ảnh hưởng gì đến thai nhi hay sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy những dấu hiệu như bị chảy máu âm đạo, đau bụng, rò rỉ/vỡ ối, thai nhi không cử động trong thời gian dài, rối loạn thị giác, hoa mắt chóng mặt,… thì cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

Thai nhi 21 tuần tuổi – mẹ nên làm những gì?

Dù ở nước ta thường kiêng sắm đồ cho bé trước tháng thứ 8, tuy nhiên đây lại là thời điểm thích hợp nhất cho việc đó. Thai nhi mới 21 tuần tuổi nên cơ thể mẹ còn nhanh nhẹn, gọn gàng và sức khỏe tốt, do đó việc mua sắm sẽ dễ dàng hơn. Nếu mẹ không quá quan trọng việc kiêng khem, hãy nghĩ đến chuyện sắm sửa áo quần, đồ dùng sơ sinh và tất cả những gì mẹ muốn dành cho bé cưng. Chuẩn bị sớm vừa giúp mẹ chủ động hơn lại không lo bị thiếu như khi sắm sửa lúc cận kề ngày sinh.

Nếu mẹ muốn dành việc sắm sửa này vào thời gian tới, vậy thì ngay từ bây giờ hãy lên danh sách những thứ cần mua. Tham khảo ý kiến của những người đã làm mẹ là một mẹo rất hay để mua sắm hợp lý, tiết kiệm.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tìm hiểu về chế độ thai sản, sắp xếp công việc để chuẩn bị bàn giao cho chủ động đồng thời tìm hiểu thêm những kiến thức về chăm sóc thai kì, chăm sóc bé sơ sinh,… Cuối cùng, hãy dành cho mình những khoảng thời gian rảnh rỗi để cùng bé yêu nghe nhạc. Điều này vừa giúp mẹ thư giãn, vừa giúp bé yêu phát triển trí não tốt hơn vì thai nhi 21 tuần tuổi đã có thể nghe và phản ứng với âm thanh rồi mà.

Tìm Hiểu Sự Phát Triển Của Thai Nhi 21 Tuần Tuổi

Bước sang tuần thứ 21 của quá trình mang thai, bé yêu đã đạt được kích thước khoảng 28cm và nặng khoảng 450g. Kích cỡ bé nhỏ như một quả lựu nhưng đã bắt đầu có hình dáng của trẻ sơ sinh. Các bộ phận trên khuôn mặt như môi, mí mắt và lông mày trở nên rõ nét hơn và thậm chí chồi răng tí hon bên dưới lợi cũng đã bắt đầu hình thành.

Vào thời kì này tuy mắt của bé chưa mở nhưng vẫn có thể phân biệt được ánh sáng, bóng tối và phản ứng rõ ràng với ánh sáng. Các đường dây thần kinh của bé đã phát triển mở rộng và nhịp tim cũng đều đặn hơn. Ở trong bụng của bé, tuyến tụy đang phát triển là vai trò tạo ra một số nội tiết tố quan trọng.

Có thể mẹ chưa biết, ở tuần 21, mùi vị của dịch ối sẽ thay đổi theo thực phẩm mà mẹ chọn ăn. Do đó, mẹ ăn gì thì bé cũng sẽ được nếm thông qua nước ối trong bụng mẹ. Hệ thống tiêu hóa của bé vẫn đang được dần hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống ở bên ngoài, chính vì vậy lượng phân su tăng lên đáng kể trong tuần này. Để bảo vệ và giúp bé dễ dàng di chuyển trong môi trường nước ối thì bao bọc toàn bộ cơ thể của bé là một chất trắng như mỡ được gọi là gây. Đa phần các bé khi sinh ra vẫn còn lưu giữ lớp gây trên người.

Trong thời kỳ thai 21 tuần, các hoạt động của bé trong bụng mẹ trở nên “sôi động” hơn với những cú đá, cú huých mạnh mẽ. Đây là thời kỳ bé sẽ tích cực di chuyển, bơi lội trong nước ối. Ngoài ra bé có thể nghe được hầu hết mọi âm thanh nhờ phần xương tai trong đã phát triển hoàn thiện. Cảm xúc của mẹ trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng vì bé có thể phân biệt và cảm nhận những vui, buồn, tức giận… từ mẹ.

Thai nhi 21 tuần tuổi và những thay đổi của mẹ

Khi thai nhi 21 tuần tuổi, bụng của mẹ sẽ lớn lên trông thấy. Mẹ sẽ cảm thấy những cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên hơn do hoocmon thai sản gây ra. Bên cạnh đó, dịch âm đạo ra nhiều hơn, có màu trắng hoặc trong, thường lỏng và không mùi.

Mẹ sẽ có cảm giác được gắn kết với bé yêu ngày càng rõ nét hơn nhờ vào những chuyển động của con trong bụng. Điều quan trọng nhất trong quá trình này là mẹ cần thăm khám thường xuyên để đảm bảo chắc chắn rằng bé đang phát triển theo đúng lộ trình.

Do cân nặng tăng lên gây áp lực lên tử cung làm cho lưu lượng máu ngày càng tăng dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch. Cẳng chân và bàn chân của mẹ sưng lên vào cuối ngày nhưng mẹ đừng lo lắng vì hiện tượng này là do thay đổi nồng độ máu.

Những điều mẹ cần chú ý vào giai đoạn thai nhi 21 tuần

Thai 21 tuần, mẹ cần bổ sung thêm sắt cho cơ thể vì bé lúc này cần có đủ sắt để tạo hồng cầu. Mẹ nên ăn những thực phẩm giàu chất sắt như: thịt nạc đỏ, thịt lợn, cá, ngũ cốc bổ sung sắt, rau chân vịt….

Mẹ không nên uống trà, cà phê vì nó sẽ làm hạn chế quá trình hấp thu và tiết axit của dạ dày. Thay vào đó, mẹ cần uống đủ 6- 8 cốc nước mỗi ngày và bổ sung thêm các loại hoa quả ít ngọt như cam, nước dừa….

Đừng quên ăn nhiều rau xanh mỗi ngày để bổ sung vitamin B cần thiết cho cơ thể

Thai 21 tuần mẹ hãy nhớ kiểm tra tiền sản định kỳ và nên thăm khám với các bác sĩ đầu ngành có chuyên môn cao để chăm sóc toàn diện mẹ và bé. Bệnh viện Vinmec với đội ngũ bác sĩ nhi khoa đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm là địa chỉ tin cậy để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Danh sách các bác sĩ Nhi khoa giàu kinh nghiệm tại Vinmec bao gồm:

Bên cạnh đó hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec hiện có gói dịch vụ “THAI SẢN TRỌN GÓI” , bao gồm cả chăm sóc trước sinh, chăm sóc trong khi sinh và chăm sóc sau sinh. Ngoài đội ngũ các y- bác sĩ đầu ngành, Vinmec còn cung cấp hệ thống trang thiết bị tiên tiến nhất thế giới đồng thời cùng hợp tác chuyên môn toàn diện với các bệnh viện uy tín nhất Việt Nam và các nước phát triển: Singapore, Mỹ, Nhật Bản…Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ hoàn hảo chăm sóc sức khỏe mẹ và bé, giúp bạn có thể yên tâm bảo vệ con yêu của mình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Đau Bụng Khi Mang Thai Tuần Thứ 21 Có Nguy Hiểm Hay Không?

Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai tuần thứ 21

Do dây chừng liên kết với các khớp xương bị kéo căng ra khi tử cung phát triển và một khi mẹ thay đổi tư thế đột ngột sẽ làm căng dây chằng khiến vùng bụng dưới bị đau nhói trong vài giây.

Do tâm lý mang thai bị hồi hộp lo lắng cùng những sang chấn mạnh trong đời sống sinh hoạt cũng là nguyên nhân khiến bà bầu đau tức bụng.

Do bà bầu mắc phải một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, bệnh phụ khoa, viêm đại tràng,…nên có thể gây ra hiện tượng đau bụng.

Bong nhau thai khiến bà bầu bị đau bụng âm ĩ, nhưng có lúc lại đau bụng dữ dội kèm theo đó là tình trạng xuất huyết âm đạo, đây có thể là một tai biến sản khoa mà mẹ đừng chủ quan.

Nếu mẹ bầu đã từng sinh mổ trước đây và lần mang thai này cách lần sinh trước chưa tới 2 năm thì đau bụng khi mang thai tuần thứ 21 có thể là do tử cung phát triển nên làm cho các đường khâu cũ bị căng gây đau khó chịu.

Do táo bón thai kỳ gây nên bởi thai càng lớn, tử cung càng phát triển gây chèn ép tới ruột, khiến ruột bị giảm phần nào khả năng vận động, từ đó dẫn tới chứng táo bón gây đau bụng.

Thêm nữa cũng là do bà bầu bị viêm tắc ruột, viêm tụy, viêm ruột thừa, nên ngoài đau bụng sẽ kèm theo hiện tượng sốt, buồn nôn. Nhìn chung thì đây là trường hợp rất hiếm nhưng nếu gặp phải thì cần nhanh chóng đưa thai phụ đi cấp cứu, làm phẫu thuật ngay, bằng không sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng đó.

Vậy thì theo tôi để cho yên tâm nhất thì bạn cũng nên đi kiểm tra sức khỏe chung của mình, kiểm tra những cơ quan như vậy xem có vấn đề gì hay không. Và nếu như được loại trừ tức là những cơ quan đó hoàn toàn bình thường thì mình sẽ tập trung vào tử cung, bây giờ bạn mang thai được 21 tuần rồi đây là thời điểm vô cùng quan trọng. Chính là cái tử cung, tử cung mà đau biểu hiện là tử cung có thể co và như vậy sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khi mà mang thai.

Các tình trạng đau bụng khi mang thai tuần thứ 21 nguy hiểm

Mang thai ngoài tử cung

Những phụ nữ mang thai đã từng có tiền sử bệnh viêm hố chậu hoặc đậu thai sau khi điều trị hiếm muộn sẽ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn người bình thường. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là mẹ bị đau bụng dữ dội, cảm giác như bị ai đâm vào, từng cơn từng cơn ập đến khiến mẹ đau đớn, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, ra máu âm đạo…

Sinh non

Giai đoạn thai nhi 21 tuần tuổi đến 36 tuần tuổi là giai đoạn mẹ dễ gặp phải tình trạng có dấu hiệu chuyển dạ sinh non. Mẹ cần phải hết sức cảnh giác các dấu hiệu như đau quặn thắt vùng bụng dưới kèm theo co thắt tử cung, đau lưng, chuột rút, ra máu âm đạo…

Nhau bong non

Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng nhau bong non thì dấu hiệu dễ thấy nhất là ra máu âm đạo đồng thời là đau bụng. Nếu chỉ ở mức độ nhẹ thì mẹ cũng sẽ chỉ đau nhẹ, còn nếu ở mức độ nghiêm trọng thì mẹ sẽ đau quằn quại, co thắt từng cơn rất nguy hiểm.

Tiền sản giật

Khi mang thai 21 tuần tuổi mẹ sẽ có nguy cơ mắc phải biến chứng tiền sản giật, với các dấu hiệu như huyết áp tăng cao, lượng protein trong nước tiểu cao, sưng phù tay chân, mắt cá và vùng mặt, quanh mắt. Khi phụ nữ mang thai gặp phải biến chứng này mẹ sẽ cảm thấy căng tức và đau đớn vùng bụng trên, đau đầu nặng, ảnh hưởng thị giác, buồn nôn…

Mẹ bầu bị đau bụng bên phải trong tuần 21 có đáng lo không?

Theo các chuyên gia cho rằng, nếu như vào những tháng đầu, hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai là hoàn toàn bình thường, không có gì đáng phải lo ngại cả, bởi đây có thể là dấu hiệu thai đang làm tổ. Đặc biệt, một khi thai tìm cách bám vào tử cung thì cảm giác đau tưng tức vùng bụng sẽ càng rõ hơn và trường hợp đau bụng dưới gây ra cũng có thể là do ốm nghén.

Thường thì hiện tượng đau bụng âm ĩ này sẽ kéo dài từ 2-3 ngày, cảm giác đau dường như không tăng lên nhưng có xu hướng giảm đi. Và khi thai bắt đầu đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ thì phụ nữ mang thai sẽ cảm nhận được cảm giác đau bụng này.

Bước vào những tuần những tháng sau mà điển hình là tuần thứ 21, khi thai đã lớn hơn một chút thì cảm giác đau bụng vẫn có thể xuất hiện. Nếu không thuộc vào trường hợp bệnh lý nào thì nguyên nhân thường thấy là do sự căng cơ và dây chằng, do phải nâng đỡ tử cung đang càng ngày càng lớn dần. Bình thường mẹ sẽ cảm thấy đau bụng khi ho, khi ngồi xổm hoặc khi đứng dậy. Và một điều quan trọng nữa mẹ cần biết đó chính là cảm giác đau sẽ xuất hiện vào tháng cuối trước kỳ sinh nở vì lúc này mẹ sẽ bị đầy bụng và dịch vị cũng tăng theo.

2. Cách khắc phục tình trạng đau bụng khi mang thai tuần thứ 21

Đối với những trường hợp mẹ bị đau bụng nguy hiểm thì tốt nhất là mẹ nên đến bệnh viện và thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng của bản thân để bác sĩ có hướng điều trị phù hợp và đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Còn đối với những trường hợp mang thai 21 tuần tuổi đau bụng bình thường thì chỉ có cách để giảm đau thôi chứ không thể khắc phục triệt để được bởi khi mang thai cơ thể mẹ có rất nhiều sự thay đổi và dẫn đến đau bụng là điều khó tránh khỏi. Tốt nhất mẹ nên lưu ý thực hiện một số điều sau:

Khi đau bụng, hãy tìm chỗ ngồi hoặc lên giường nằm nghỉ, nằm hơi nghiêng và gác chân lên cao để giảm bớt cơn đau.

Nằm thư giãn, thả lỏng người kết hợp chườm khăn ấm lên vùng bụng bị đau.

Khi tắm cũng nên tắm bằng nước ấm chứ không nên tắm bằng nước lạnh.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị đau bụng đầy đủ dưỡng chất, nhất là chất xơ từ rau xanh, trái cây, uống nhiều nước lọc để cải thiện hệ tiêu hóa.

Vận động và tập thể dục phù hợp như đi bộ, tập yoga, bơi lội để tăng cường sức khỏe và giảm bớt cơn đau bụng.

Bạn đang xem bài viết Thai Nhi Tuần Thứ 21 trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!