Cập nhật thông tin chi tiết về Thai Nhi Tuần Thứ 11 mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thai nhi tuần thứ 11
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 11
Thai nhi tuần thứ 11 phát triển như thế nào?
Tuần thai này bé có nhiều sự phát triển mạnh mẽ, nhanh đến chóng mặt. Tính từ đỉnh đầu tới chóp mông, bé dài khoảng 4.1cm, bằng với kích cỡ của một quả sung.
Tay con sẽ sớm mở ra và nắm lại thành nắm đấm, con cũng có thể nắm được dây rốn của mình. Tĩnh mạch và động mạch đang phát triển, có thể nhìn thấy rõ dưới lớp da mỏng của bé.
Mặt con trông giống người hơn, vì các đặc điểm bắt đầu hình thành và miệng đã hoàn thiện đầy đủ. Xương vòm miệng đang hợp nhất với nhau và chồi răng sữa chuẩn bị nhú trên nướu. Ngón tay của bé có thể cũng đã mọc những móng tay nhỏ xíu xiu rồi đó.
Mặc dù vậy, mẹ cũng khó có thể cảm nhận những chuyển động này. Hầu hết các bà mẹ không cảm thấy con đạp, đá cho đến tuần 18 hoặc 20, và khoảng thời gian này có thể dài hơn nếu đây là con đầu lòng của bạn.
Hầu hết sự phát triển quan trọng của bé sẽ kết thúc trong một vài tuần tới. Nhiệm vụ chính trong sáu tháng tới của con là phát triển lớn hơn và khỏe mạnh hơn, bao gồm cả sự phát triển nhanh chóng về não bộ.
Các bộ phận chính của cơ thể như gan, thận, ruột, não và phổi đã phát triển đầy đủ. Đầu của bé khá lớn, nó chiếm gần như một nửa chiều dài cơ thể. Các “chi tiết” cũng đang được hoàn thiện như móng tay và lông tơ.
Bộ phận sinh dục đã bắt đầu nhìn rõ nhờ sự phát triển từ những tuần trước đó. Nếu được nhìn bé lúc này, mẹ sẽ thấy rõ xương sống và các ống thần kinh xương sống chạy dọc theo xương sống.
Hình ảnh thai nhi tuần thứ 11
Hình ảnh thai nhi tuần thứ 11
Sự phát triển đặc biệt nhất của bé trong tuần thai này là phản xạ. Bé đã có thể bắt đầu nuốt và đá chân. Ngón tay bé có thể bắt đầu xòe ra và nắm lại được, các ngón chân cụp lại, cơ mắt nhắm chặt, và miệng sẽ có cử động mút.
Vậy thai 11 tuần đã biết đạp chưa?
Trên thực tế, nếu mẹ động vào bụng mình thì em bé đã có thể lúng búng bên trong để hồi đáp lại, dù là mẹ sẽ không cảm thấy gì.
Ruột bé phát triển rất nhanh và trồi lên thành dây rốn, bắt đầu chuyển vào khoang bụng vào thời điểm này, và thận bé bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang.
Trong khi đó, các tế bào thần kinh đang nhân bản nhanh đến chóng mặt, và trong não bé các khớp thần kinh cũng đang hình thành với tốc độ khủng khiếp. Khuôn mặt bé giờ đã rất ra dáng người rồi: Hai mắt đã chuyển ra phía trước đầu, và đôi tai đã ở đúng vị trí của chúng.
Thai 11 tuần đã thấy bụng chưa?
Việc thai 11 tuần bụng to chưa cũng tùy theo vóc dáng của từng mẹ, nếu mẹ là người “mũm mĩm” thì có thể thấy bụng gồ lên không rõ, trong khi đó các mẹ bầu có dáng mảnh mai sẽ thấy sự thay đổi rõ hơn.
Mẹ có thể tìm hiểu kĩ hơn điều này tại: Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần thứ 11?
Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh
Tâm trạng chung của các mẹ khi mang thai là lúc nào tâm trạng cũng hồi hộp, lo lắng không biết thai nhi trong bụng có phát triển khỏe mạnh không, dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh là gì?
Lúc nào chị em cũng nôn nao, chờ đến ngày khám thai định kỳ để được bác sĩ siêu âm, kiểm tra tình hình phát triển của thai nhi.
Siêu âm thai 11 tuần tuổi
Theo bác sĩ, đây là tâm trạng chung của hầu hết các mẹ bầu. Thực ra, mẹ bầu không cần siêu âm quá nhiều, cũng đừng quá lo lắng mà chỉ cần theo dõi những dấu hiệu cơ thể mình là cũng có thể biết được em bé trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không.
Mẹ bị ốm nghén
Thai nhi hiếu động
Thường xuyên đi tiểu
Mẹ tăng cân đều
Cảm giác đau nhẹ
Ngực căng đau
Thai 11 tuần đau bụng dưới liệu có nguy hiểm?
Thai 11 tuần đau bụng dưới được cho là bình thường khi nó không đi kèm theo những dấu hiệu đáng ngờ khác. Nguyên nhân có thể do:
Đau bụng do đầy hơi, khó tiêu
Táo bón
Do căng cơ và dây chằng
Ốm nghén
Các trường hợp đau bụng cảnh báo nguy hiểm:
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Thai ngoài tử cung
Tiền sản giật
Sẩy thai
Chửa trứng
Sinh non
Nhau bong non
Đau bụng do nhau thai bị gãy
Dinh dưỡng cho thai nhi tuần thứ 11
Mang thai tuần thứ 11 nên ăn gì?
Triệu chứng táo bón cũng ngày một khó chịu hơn với mẹ. Vì thế, mẹ hãy bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc, cam, chanh và các cây họ đậu… Chúng có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả tốt trong điều trị táo bón cho mẹ bầu.
Về cơ bản, mẹ bầu nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh trong thời kỳ này để bổ sung dưỡng chất và vitamin cho cả mẹ và bé.
Mang thai tuần thứ 11 nên ăn gì?
Mang thai tuần thứ 11 không nên ăn gì?
Ngoài các thực phẩm tốt, bổ sung nhiều dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé, mẹ bầu tuần thứ 11 cần kiêng các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như:
Cafein: Lượng café mà mẹ tiêu thụ cần được giảm bớt trong cơ thể, thay vào đó, mẹ có thể bổ sung bằng các loại đồ uống tốt cho sức khỏe mẹ và bé như trà thảo mộc dành cho bà bầu, nước hoa quả, sữa nóng, sữa chua,…
Hải sản: Mẹ mang thai tuần thứ 11 không nên ăn các loại hải sản như ba ba, cua,… Vì chúng có tác dụng hoạt huyết, nhưng lại tác dụng phụ không tốt tới thai nhi thời kỳ đầu.
Thực phẩm có tính nóng: Bà bầu không nên ăn các loại thực phẩm có tính nóng như: Vải, nhãn, hạnh nhân, thịt dê, thịt chó,… Vì khi ăn nhiều những loại thực phẩm này, nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao, ảnh hưởng không tốt cho thai nhi thời kỳ đầu.
Đồ ăn cay: Bà bầu mang thai tuần 11 tuyệt đối không ăn những đồ cay quá nhiều như: ớt, mù tạt,… vì chúng dễ gây sảy thai.
Thai giáo giúp tối ưu sự phát triển thai nhi tuần 11
Thai giáo là gì?
Thai giáo là phương pháp khoa học nhằm tạo ra môi trường phù hợp giúp con yêu phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ.
Thông qua các hoạt động tương tác giữa ba mẹ với thai nhi, tạo ra các kích thích tích cực tới các giác quan và não bộ, giúp con yêu phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, để con yêu có một khởi đầu vượt trội.
Đồng thời, các nghiên cứu khoa học cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo cho con yêu đúng thời điểm theo sự phát triển của thai nhi giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.
Nắm bắt được tầm quan trọng của việc thai giáo, nuôi dạy con ngay từ trong bụng mẹ, POH đã nghiên cứu và xây dựng nên một chương trình thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Đây được coi là một cuốn cẩm nang thai giáo, có chứa đầy đủ giáo trình thai giáo đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt 280 ngày.
*** Phan Hồ Điệp – mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cố vấn chuyên sâu
Mua ngay các khóa học dành cho bà mẹ bận rộn của POH:
Thai giáo 280 ngày yêu thương: POH Thai giáo
Giúp con ăn no ngủ đủ theo nếp EASY & tự ngủ (0-19 tuần): POH Easy One
Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ con yêu (0-12 tháng): POH Acti
Giáo dục Montessori tại nhà (1-3 tuổi): POH Acti (1-3 tuổi)
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 11
Trong tuần thai thứ 11, khuôn mặt của bé bắt đầu có hình dáng hoàn chỉnh: Mắt đã di chuyển từ hai bên vào giữa khuôn mặt và tai đã ở đúng vị trí. Mẹ bắt đầu gặp chứng ợ nóng và sẽ có đôi chút khó chịu
Thai 11 tuần phát triển như thế nào?
Khi thai 11 tuần, bé bắt đầu phát triển khả năng phản xạ. Những ngón tay của bé có thể xòe ra và nắm lại, ngón chân co lại, cơ mắt nhắm chặt, miệng của bé sẽ làm những động tác như đang mút. Nếu mẹ chèn ép bụng mình, bé sẽ vặn mình để phản ứng lại dù mẹ không cảm nhận được. Ruột của bé phát triển rất nhanh, bắt đầu được sắp xếp vào trong khoang bụng của bé. Thận cũng bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang của bé.
Điểm quan trọng trong sự phát triển của thai 11 tuần là các tế bào thần kinh được nhân lên rất nhanh. Trong não của bé, các khớp thần kinh được hình thành. Khuôn mặt của bé bắt đầu giống như khi ra đời: mắt đã di chuyển từ hai bên vào giữa khuôn mặt và tai đã ở đúng vị trí. Từ đỉnh đầu đến chóp mông, bé dài khoảng 5cm gần bằng một trái chanh, nặng chừng 15g.
Thai nhi tuần thứ 11 là bao nhiêu tháng? Nếu thai được 11 tuần tức là bạn đang ở tháng thứ 3 của thai kỳ.
Vị trí của bé đang thay đổi. Trong khi đó, cơ thể của bé đang thẳng và thân của bé đang dài ra – nghe giống như một tư thế yoga, phải không? Các tư thế khác mà bé có thể thực hiện bây giờ gồm vươn vai, lộn nhào và cuộn người về phía trước.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao khi thai nhi 11 tuần tuổi?
Tử cung đã lớn đến mức bác sĩ có thể cảm nhận được phần chóp (đáy tử cung) ở bụng dưới của mẹ, ngay trên xương mu. Mẹ có thể bắt đầu mặc đồ bầu từ tuần thai này, nếu không thích mặc đồ bầu, mẹ cũng vẫn nên mặc những loại quần áo rộng rãi và có độ co dãn nhiều.
Mẹ bắt đầu gặp chứng ợ nóng, cảm giác nóng rát thường kéo dài từ phía dưới của xương ức đến phần dưới cổ họng, tình trạng này có thể nặng hơn nếu mẹ đã từng bị trước đây. Trong quá trình mang thai, nhau thai sản sinh rất nhiều hormone progesterone, làm giãn van ngăn cách thực quản và dạ dày, đặc biệt là khi mẹ đang nằm, axit dạ dày có thể đi ngược đường lên thực quản, gây cảm giác nóng rát khó chịu và làm mẹ mất tập trung.
Từ tuần này, mẹ nên tạm biệt sở thích uống cà phê. Thay vì uống cà phê sáng, hãy thử một tách sữa nóng, sirô trái cây hoặc sữa chua trái cây, những thức uống này vừa ngon lại tốt cho mẹ và bé.
Cách giảm mệt mỏi khi mang thai
Giai đoạn này, bạn chỉ thích ngồi hoặc nằm. Cảm giác mệt mỏi khi mang thai là bình thường. Lý do là bạn đang điều hành một nhà máy “sản xuất trẻ em” hoạt động 24/7, và bạn là nhân viên duy nhất nên phải làm việc suốt ngày đêm. Điều đó khiến bạn phải làm việc nhiều hơn so với người không mang thai. Do đó, dù chẳng làm gì bạn cũng thấy mệt mỏi.
Để giảm mệt mỏi, bạn hãy tập các bài thể dục nhẹ nhàng để tăng cường năng lượng. Tuy nhiên, bạn cần lắng nghe cơ thể của bạn. Khi cơ thể đòi nghỉ ngơi, hãy nghỉ một chút.
Lập ngân sách những khoản cần chi tiêu cho bé.
Thai Nhi 11 Tuần Tuổi: Học Nuốt
Tác giả bài viết: Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung – Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ thể bé gần như đã hình thành khá hoàn thiện. Bàn tay sẽ sớm xòe ra và đóng vào thành nắm đấm, chồi răng nhỏ tiếp tục xuất hiện dưới nướu răng và thêm một số xương cũng dần cứng lại.
Thai nhi 11 tuần tuổi bằng khoảng quả sung.
Bé đang bận rộn với việc học nuốt và đá chân. Bé sẽ vận động không ngừng, có thể đá, trườn, xoay người… nhưng mẹ đa phần đều không cảm nhận được vì bào thai còn khá nhỏ.
Những động tác co duỗi nhẹ nhàng của bé giống như múa ba lê trong nước. Bé sẽ thực hiện những động tác này thường xuyên hơn khi cơ thể lớn lên, phát triển và có nhiều chức năng hơn. Bạn sẽ không cảm nhận được những trò nhào lộn của bé trong 1-2 tháng nữa cũng như những tiếng nấc xảy ra khi cơ hoành của bé hình thành.
Xem video: Vì sao mẹ bầu cần đi siêu âm thai?
Cuộc sống mẹ bầu 11 tuần thay đổi như thế nào?
Vào tuần thứ 11 thai kỳ, cảm giác ốm nghén của đa số các mẹ bầu sẽ bớt dần đi. Tuy nhiên có thể mẹ bầu sẽ phải đối mặt chứng táo bón (do những thay đổi nội tiết tố có thể làm chậm tiêu hóa) và ợ nóng xuất hiện.
Đừng lo lắng nếu triệu chứng buồn nôn khiến bạn chưa ăn được nhiều loại thực phẩm tốt cho thai nhi hoặc nếu bạn chưa tăng cân (trong 3 tháng đầu tiên, các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên tăng từ 0.5 kg đến 2 kg). Bạn sẽ bắt đầu thèm ăn trở lại và tăng cân khoảng 0.5kg một tuần từ tuần 12.
Trong tuần thai này, mẹ cũng nên tìm hiểu xem triệu chứng nào bạn đang gặp phải là bình thường hoặc nhanh chóng phát hiện ra những dấu hiệu nguy hiểm. Có lẽ bạn cũng đang tự hỏi: “Liệu tôi có thể tiếp tục tập thể thao?”; “Những loại thuốc cảm nào an toàn để dùng?”… Mẹ nên gặp chuyên gia để được giải đáp những thắc mắc này chuẩn xác nhất với tình hình thai kỳ của từng bà bầu.
Thực phẩm an toàn cho bà bầu tuần thứ 11
Bà bầu nên tránh xa những thực phẩm nào trong thời kỳ mang thai?
Tránh bất kỳ loại thực phẩm nào có thể chứa vi trùng hoặc ký sinh trùng khả năng gây bệnh hoặc gây hại thai nhi như: thịt sống, thịt gia cầm hoặc cá chưa được nấu chín, trứng chưa chín hoặc trứng sống, phô mai mềm chưa được tiệt trùng. Không ăn thịt để lâu trong tủ lạnh như: xúc xích, salami, cá hồi hun khói, pate hoặc thịt nguội… trừ khi chúng được đun nóng hoặc hấp chín. Và bỏ qua các món salad đã làm quá 2 tiếng, các loại trái cây hoặc rau chưa được rửa sạch.
Một số loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao có thể gây hại sự phát triển não bộ thai nhi. Để giảm thiểu sự tiếp xúc với thủy ngân, bạn không nên ăn quá nhiều những loại cá biển lớn như cá kiếm, cá thu… Cá ngừ cũng có thể ăn được nhưng hạn chế không ăn quá 170gram cá ngừ một tuần.
Mặt khác, hải sản là nguồn cung cấp protein và một số axit béo omega-3 có lợi cho mắt và sự phát triển trí não của bé. Điều quan trọng bạn cần lưu ý là chọn đúng loại cá và ăn chúng trong một chừng mực. Bạn nên ăn khoảng 350gram cá hồi, tôm,… một tuần.
Đồ uống bạn nên tránh khi mang thai?
Rượu là “thủ phạm” khiến sức khỏe của thai nhi suy giảm. Phụ nữ mang thai uống rượu mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm cho bé. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh có một hàm lượng rượu an toàn với mẹ bầu. Vì vậy, tốt nhất là nên tránh hoàn toàn uống rượu và các thức uống chứa cồn. Các đồ uống khác bạn cũng cần loại bỏ khỏi thực đơn như: đồ uống đóng chai sẵn, nước ngọt…
Caffeine là chất kích thích thần kinh phổ biến nhất trên thế giới. Bạn thường được khuyên là caffeine không tốt cho phụ nữ mang thai nhưng thực tế, nếu bạn uống một liều lượng nhỏ thì sẽ không có vấn đề gì. Sau rất nhiều tranh cãi, các nhà khoa học đồng thuận rằng, phụ nữ mang thai có thể tiêu thụ khoảng 200mg caffein mỗi ngày sẽ không gây hại cho bé.
Lưu ý: Trong sô cô la, trà và nhiều loại nước giải khát cũng có chứa caffeine.
Làm thế nào để tránh ngộ độc thực phẩm?
– Bà bầu nên nhớ cần nấu chín tất cả các loại thịt, gia cầm và cá.
– Đừng ăn thức ăn thừa đã để bên ngoài hoặc trong tủ lạnh quá 2 tiếng đồng hồ. Hãy hâm nóng lại trước khi ăn.
– Bảo quản thịt sống tách biệt với các loại thực phẩm khác.
– Rửa kỹ hoặc gọt vỏ trái cây và rau củ.
– Sử dụng nước xà phòng để rửa tay và bất kỳ nơi nào tiếp xúc với thịt, thịt gia cầm, hải sản hoặc trứng còn sống trước khi động vào đồ đã nấu chín để không làm nhiễm khuẩn thức ăn của chính mình.
– Tiêu thụ thực phẩm dễ hỏng và ăn càng sớm càng tốt các thực phẩm sau khi mua về, đặc biệt là khi đã mở gói. Xem kỹ hạn sử dụng cũng như hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì của mỗi sản phẩm.
Lưu ý: Chế độ ăn tốt nhất khi mang thai bao gồm chủ yếu các loại thực phẩm tươi ngon nguyên chất, với nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và bé. Đồ ăn vặt được chế biến sẵn thường chứa rất ít dinh dưỡng, trong khi đó lại rất giàu calo, đường và các chất béo bổ sung. Hơn nữa, đường phụ gia có trong đồ ăn vặt còn làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh như: tiểu đường loại 2 và bệnh tim…
Việc mẹ cần làm khi mang thai tuần 11: Chuẩn bị cho lần khám thai mới
Mốc khám thai 11-13 tuần là vô cùng quan trọng. Trong lần siêu âm thai này, bác sĩ sẽ đo độ mờ da gáy cho em bé để phát hiện sớm hội chứng down. Vì vậy mẹ cần lên lịch khám thai ngay từ bây giờ.
Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/thai-nhi-11-tuan-tuoi-hoc-nuot-c32a661449.html
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung (Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh) (Khám Phá)
Mang Thai Tuần Thứ 11: Sự Phát Triển Của Thai Nhi Và Mẹ Bầu Nên Ăn Gì
Bé đã có đủ mọi bộ phận, từ những chồi răng cho đến các móng chân khi mẹ mang thai tuần thứ 11. Ở giai đoạn này, mẹ cũng chú ý việc ăn uống đầy đủ, đặc biệt là rau quả, để giảm táo bón trong khi mang thai và bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé.
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 11, mẹ đã biết?
Vào tuần thứ 11, độ dài tính từ đỉnh đầu xuống mông bé lúc này ước chừng 4,1 cm, nặng 7g, ước chừng như quả mận đấy mẹ à. Thai nhi 11 tuần tuổi đã có đủ mọi bộ phận, từ những chồi răng cho đến các móng chân; các ngón tay và ngón chân bé cũng đã tách ra hoàn toàn rồi các mẹ ạ.
Mẹ có biết không, hiện giờ bé yêu của mẹ đang bận rộn đấm đá và căng duỗi tay chân . Chuyển động của bé nhẹ êm đến nỗi trông cứ như là đang múa ballet trong nước vậy. Và những cử động này sẽ ngày càng trở nên thường xuyên hơn và hoàn thiện hơn khi bé càng lớn đấy.
Quá trình phát triển thai nhi trong bụng mẹ – Hình hài bé con ở tuần 11
Hầu hết sự phát triển quan trọng của thai nhi trong bụng mẹ sẽ giảm dần trong một vài tuần tới. Công việc chính của bé con trong sáu tháng thai kỳ tiếp theo là phát triển to lớn hơn và khỏe mạnh hơn, cho đến khi bé có khả năng sống sót được ngoài tử cung (dạ con) của mẹ.
Dinh dưỡng cho mẹ bầu 11 tuần thế nào là hợp lý?
Mẹ bầu có thể tham khảo một số món ăn bổ dưỡng, thích hợp cho cả mẹ và bé trong khoảng thời gian này như: đậu bắp xào tôm, salad ngô và đậu, thịt bò hầm khoai tây… Quan trọng là ăn nhiều rau củ và hoa quả để bổ sung chất dinh dưỡng và vitamin cho cả mẹ và bé.
Nếu mẹ bầu vẫn còn ốm nghén, buồn nôn trong thời gian này, mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn, thay vì ăn 3 bữa lớn/ ngày, mẹ có thể ăn 5 – 6 bữa nhỏ/ ngày.
Một số loại thực phẩm mà mẹ bầu không nên ăn
Không còn “tự do” như thời con gái muốn gì ăn cũng được đâu, giờ mẹ đang mang trách nhiệm lớn lắm đấy, bởi lẽ dinh dưỡng mẹ nạp vô là cho những 2 người cơ. Và chắc hẳn không phải tất cả những thứ mẹ thích từ trước tới giờ đều tốt, hãy sàng lọc lại và xây dựng khẩu phần cho mình thật hợp lý.
Cafein. Lượng cafein mà mẹ tiêu thụ cần được giảm bớt. Mẹ có thể thay thế cafein bằng các loại đồ uống tốt cho sức khỏe mẹ và bé như: trà thảo dược dành cho bà bầu, nước hoa quả, sữa nóng, sirô trái cây hoặc sữa chua trái cây.
Hải sản. Không nên ăn một số hải sản như: cua, ba ba… vì chúng có tác dụng hoạt huyết, nhưng lại ảnh hưởng không tốt cho thai nhi thời kỳ đầu.
Thức ăn có tính nóng. Không ăn những thức ăn có tính nóng như: vải, nhãn, hạnh nhân, thịt dê, thịt chó,… vì khi ăn những loại thực phẩm này, nhiệt độ cơ thể người mẹ có thể tăng lên, trở ngại cho việc tạo máu nuôi dưỡng bé.
Đồ ăn cay. Không nên ăn quá nhiều đồ ăn cay như: ớt, mù tạt… vì chúng có thể gây sẩy thai, đẻ non.
Ba mẹ xem video sự phát triển của thai nhi tuần thứ 11 nè:
Bạn đang xem bài viết Thai Nhi Tuần Thứ 11 trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!