Xem Nhiều 6/2023 #️ Thai Nhi Đạp Nhiều Hay Ít? Thực Hư Thế Nào? # Top 13 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Thai Nhi Đạp Nhiều Hay Ít? Thực Hư Thế Nào? # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thai Nhi Đạp Nhiều Hay Ít? Thực Hư Thế Nào? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bạn đang mang bầu và đang mong chờ từng ngày cảm nhận được những chuyển động của em bé? Bạn có biết rằng nếu bạn mang thai lần đầu thì những chuyển động này có thể sẽ nhận thấy chậm hơn, từ khoảng tuần thứ 18-20, mặc dù thai nhi đã biết “múa máy” chân tay từ lúc 9 tuần.

Mỗi chuyển động của em bé được coi là dấu hiệu thai nhi đang phát triển tốt trong bụng mẹ nhưng ngoài tín hiệu này, còn rất nhiều điều thú vị khác về những cú máy, đạp của em bé trong tử cung mà không phải bà mẹ nào cũng biết.

#1. Thai nhi chuyển động là dấu hiệu bé đang phát triển tốt

Một cú đạp là dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ thai nhi có sức khỏe và sự phát triển tốt. Những lần đạp chính là lúc bé đang hoạt động. Trên thực tế thì bé không chỉ đạp mà còn có rất nhiều hoạt động khác như nấc, quơ tay, quay người, lộn nhào… Khi em bé có những chuyển động đầu tiên của thai kì, mẹ sẽ cảm nhận được sự rung động và cảm giác như có tiếng sột soạt trong bụng mình.

#2, Bé đạp để phản ứng với môi trường bên ngoài

Bé đạp là để thích ứng với thay đổi nhất định từ môi trường. Một em bé di chuyển, quay người hoặc kéo duỗi tay chân để đáp ứng với một số kích thích bên ngoài như tiếng ồn hoặc thức ăn mà mẹ tiêu thụ. Những cú đạp của bé hoàn toàn là sự phát triển bình thường nên mẹ không phải lo lắng gì về điều đó.

#3. Mẹ nằm nghiêng về bên trái, bé sẽ đạp nhiều hơn

Khi nằm nghiêng bên trái – tư thế nằm lý tưởng cho bà bầu – mẹ cảm thấy thai nhi đạp nhiều hơn bình thường. Điều đó là do, nằm ở tư thế này sẽ làm tăng lượng máu và dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Do đó, bé sẽ phải hoạt động nhiều hơn để thích ứng với sự trao đổi này. Hơn nữa, theo nghiên cứu thì nằm nghiêng sang bên trái là tư thế tốt nhất cho thai nhi để tránh tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới làm giảm lượng máu về tim, gây giảm lưu lượng tim, đồng thời cũng làm giảm hiện tượng phù tay, chân cho mẹ. Tuy nhiên, nằm nghiêng sang một bên suốt sẽ khiến cơ thể không được thoải mái, bạn nên thay đổi tư thế nằm nghiêng sang bên này hoặc bên kia nhưng nghiêng sang bên trái nhiều vẫn là tốt nhất.

#4. Mẹ vừa ăn xong, con sẽ đạp nhiều hơn

Thông thường, một em bé khỏe manh sẽ đạp khoảng từ 15 đến 20 lần trong một ngày nhưng mẹ sẽ cảm nhận được bé đạp nhiều hơn sau mỗi bữa ăn. Như đã giải thích ở trên, đó là thích ứng với những thức ăn từ bên ngoài đưa vào và bé cũng sẽ được cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn sau mỗi bữa ăn của mẹ.

#5. Thai nhi chuyển động ngay từ tuần thứ 9

Khi nào bé bắt đầu đạp trong thời kì mang thai? Trong thực tế thì thai nhi bắt đầu đạp ngay sau tuần thứ 9 của thai kì. Tuy nhiên, những chuyển động đầu tiên của bé chỉ được phát hiện khi siêu âm, bác sĩ sẽ cho mẹ những nhận xét về sự phát triển của thai nhi. Khoảng tuần thứ 18, 19 của thai kì, mẹ mới có thể cảm nhận được khi bé đạp, cũng có nhiều mẹ cảm nhận được sự chuyển động của con từ rất sớm khi mới ở tuần thứ 13 của thai kì. Và đến sau tuần thứ 24, các mẹ cảm nhận được bé đạp thường xuyên hơn.

#6. Thai nhi giảm chuyển động có thể là dấu hiệu bé đang không ổn

Sau tuần thứ 28 của thai kì, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách theo dõi sức khỏe của bé bằng việc đếm số lần đạp của con . Bạn phải ghi nhớ số lần đạp của con. Việc bé giảm số lần đạp có thể là do bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng, oxy hoặc lượng đường của mẹ giảm. Nếu em bé không đạp trong hơn 1 tiếng đồng hồ mặc dù mẹ vẫn ăn uống đều đặn và đầy đủ thì đó là một vấn đề cần quan tâm. Bạn thử uống một ly nước lạnh hoặc đi bộ xung quanh xem có chút thay đổi gì không. Nếu không có dấu hiệu gì của việc bé chuyển động thì bạn phải đến gặp bác sĩ để được siêu âm, xét nghiệm tìm ra nguyên nhân. Nếu bác sĩ phát hiện ra bất cứ vấn đề gì nghiêm trọng, họ sẽ đưa ra cách điều trị để tăng khả năng sống sót của thai nhi.

Một số bà mẹ cho rằng, em bé ít đạp là bé có tính cách trầm lặng, điều này hoàn toàn sai vì rất có thể là bé đang cần sự trợ giúp. Vì vậy, các mẹ cần phải lưu ý đến điều này.

#7. Sau 36 tuần, bé sẽ đạp ít hơn

Đôi khi, bé cần được nghỉ ngơi trong tử cung của người mẹ một thời gian, miễn là thời gian đó không vượt quá 40 -50 phút. Ở tuần thứ 36 của thai kì, mẹ có thể cảm nhận bé giảm số lần đạp, điều này là do trọng lượng của bé ngày càng tăng, vì vậy không gian trong bụng mẹ trở nên chật hẹp.  

Thai Nhi Đạp Ít, Đạp Nhiều Ở Tháng Thứ 7

Số lần thai nhi đạp, hay còn gọi là thai máy, là dự liệu rõ ràng giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của em bé trong bụng mẹ. Bất kỳ sự thay đổi nào của thai nhi, nhất là trong giai đoạn tháng cuối thai kỳ cũng có thể làm mẹ lo lắng. Vậy, thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 hay thai nhi đạp nhiều ở tháng thứ 7 có đáng lo? Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo sức khỏe em bé trong bụng mẹ? Tham khảo ngay bài viết sau đây nhé!

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 có nguy hiểm?

Trung bình, một em bé khỏe mạnh có thể đạp đến 15-20 lần/ ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thai nhi có thể đạp ít hơn bình thường. Miễn “thời gian nghỉ” giữa những lần đạp của bé nằm trong khoảng 40-50 phút, mẹ không cần quá lo. Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 có thể cục cưng chỉ đang muốn nghỉ ngơi. Trong một số trường hợp khác, thai nhi đạp ít cũng có thể do lượng đường trong máu mẹ bầu hạ thấp.

Không chỉ mang đến những cảm xúc ngọt ngào, thai máy còn là dữ liệu quan trọng thể hiện sự phát triển và sức khỏe của em bé trong bụng mẹ

Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn, tử cung càng chật chội cũng có thể là nguyên nhân thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7, hoặc những tháng càng về cuối thai kỳ.

Trường hợp bé rất lâu không cử động, mẹ nên nằm nghiêng người về bên trái để tập trung cảm nhận từng chuyển động của con trong vòng 2 giờ. Mẹ có thể uống một ly nước mát để “đánh thức” em bé trong bụng, nhắc bé cử động nhiều hơn.

Ngay cả khi mẹ đã ăn, thai nhi vẫn không đạp, mẹ nên lập tức đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để kiểm tra ngay. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, hoặc đo tim thai để tìm nguyên nhân thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7. Rất có thể bé cưng giảm cử động do không nhận đủ lượng oxy cần thiết hoặc bé cưng đang gặp một vấn đề sức khỏe bất thường nào đó. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp tăng khả năng sống sót của thai nhi.

Thai nhi đạp nhiều ở tháng thứ 7 có sao không?

Thực tế, đạp không phải là cử động duy nhất của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Bé còn có thể nấc, quơ tay, nhào lộn và rất nhiều cử động khác nữa. Nhưng dù là gì, tất cả những chuyển động của thai nhi cũng là một phần của sự phát triển bình thường.

Khoảng từ tuần 16-25 của thai kỳ, mẹ bắt đầu cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất chuyển động của thai nhi. Mẹ di chuyển ngoài đường, nhạc quá lớn, nói chuyện quá ồn ào cũng có thể là nguyên nhân mang thai tháng thứ 7 thai nhi đạp nhiều. Thậm chí, ngay khi mẹ ăn quá no, bé cưng cũng sẽ cử động nhiều để báo rằng mình đang được bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng.

Theo dõi thai máy là cách đơn giản để biết thai nhi có khỏe không. Nếu số lần thai nhi đạp ít hơn 10 lần/ngày, hoặc cử động nhiều hơn 20 lần, mẹ nên đến bệnh viện để được siêu âm, xét nghiệm tìm ra nguyên nhân. Một số trường hợp thai nhi đạp nhiều hơn bình thường có thể do ngạt thở hoặc thiếu oxy do dây rốn quấn cổ. Trường hợp này nếu không giải quyết kịp thời có thể dẫn đến sảy thai, hoặc thai chết lưu.

Tóm lại, việc thai nhi đạp nhiều hay đạp ít ở tháng thứ 7 không hẳn là dấu hiệu nguy hiểm. Mẹ chỉ nên cẩn thận với những trường hợp thai nhi không có bất cứ chuyển động nào trong vòng 2 tiếng đồng hồ, kể cả khi mẹ đã ăn hoặc uống thêm nước. Lúc này, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay.

Ngoài ra, mẹ mang thai tháng thứ 7 nếu cần tìm hiểu thêm thông tin có thể tham khảo bài viết

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái Đặt tên cho con gái Đặt tên con trai hay

Thai Nhi 36 Tuần Ít Đạp

Sự phát triển của thai nhi 36 tuần có gì đặc biệt?

Thai nhi 36 tuần có nghĩa là mẹ đang bước vào tháng thứ 9 của thai kỳ, bé cưng đã chuẩn bị sẵn sàng chào đời với những đặc điểm cụ thể như sau:

Khi mẹ mang thai 36 tuần, em bé có kích thước tương đương một quả đu đủ. Bé sẽ có chiều dài khoảng 50 cm từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 3kg. Trong tháng cuối này em bé sẽ tăng trưởng chậm lại

Thính giác của bé trở nên nhạy bén hơn bao giờ hết. Con thậm chí đã có thể phản xạ với âm thanh nghe được từ bên ngoài

Hệ tiêu hóa của bé tương đối phát triển và sẽ tiếp tục hoàn thiện trong 1 – 2 năm đầu đời

Nhiều cơ quan và hệ thống như hệ tuần hoàn máu, hệ miễn dịch của bé đã khá trưởng thành để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài

Má của bé hình thành lớp mỡ và cơ tạo nên khuôn mặt phúng phính của bé. Ngoài ra, lớp sáp bã nhờn bao phủ 9 tháng qua cũng biến mất

Các xương sau này tạo nên hộp sọ của bé giờ đây vẫn chưa liền hẳn nhằm giúp bé dễ dàng di chuyển qua kênh sinh trong khi đầu bé được bảo vệ trong xương chậu của mẹ (hiện tượng này được gọi là sự đúc khuôn hộp sọ và sẽ bảo vệ đầu bé trong khi bé được sinh ra); hầu hết các xương và sụn của bé vẫn khá mềm cho phép quá trình sinh nở dễ dàng hơn.

Ở thời điểm này, thai nhi 36 tuần đã trưởng thành và đang trong giai đoạn “tăng tốc” để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, 1 điều khác biệt mẹ có thể thấy được trong tuần này chính là con đạp ít hơn so với những tuần thai trước. Theo ý kiến của các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu có thể do:

Bé bị suy dinh dưỡng hoặc nguồn cung cấp oxy từ mẹ đến thai nhi không đủ

Kích thước và cân nặng thai nhi quá lớn, tử cung trở nên chật chội làm bé ít đạp hơn

Ở tháng cuối cùng, đầu bé đã quay xuống dưới và xuống sâu gần tử cung hơn, việc vận động với bé lúc này trở nên khó khăn hơn

Mẹ bầu 36 tuần nếu nhịn ăn, ăn kiêng, ăn chay sẽ làm giảm nồng độ đường trong máu khiến bé ít cử động.

Tuy nhiên không phải em bé nào cũng sẽ ít đạp hơn từ tuần thai này trở đi, với những mẹ đã từng sinh con trước đó, vùng chậu của mẹ sẽ nở ra ở 1 mức độ nhất định nên vẫn có đủ chỗ cho bé cử động. Ngoài ra việc thai nhi vận động nhiều hay ít còn là đặc điểm riêng của từng bé, có những em bé đã nghịch ngợm và vận động nhiều ngay từ khi còn trong bụng mẹ trong khi 1 số bé khác lại “hiền lành” hơn nên ít đạp hơn.

Mẹ nên làm gì khi thai nhi 36 tuần ít đạp?

Tùy vào nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà mẹ nên có biện pháp giải quyết khác nhau. Nếu thai nhi cử động ít do nguyên nhân sinh lý bình thường thì mẹ hoàn toàn không cần quá lo lắng về chuyện tần suất bé đạp ít đi. Thay vào đó, mẹ nên dành nhiều thời gian để ngủ và nghỉ ngơi chờ ngày bé chào đời.

Trường hợp khác nếu do nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé thì mẹ nên lưu ý các biện pháp khắc phục kịp thời như sau:

Chú trọng chế độ dinh dưỡng khi mang thai đầy đủ và cân đối, tránh ăn kiêng, nhịn đói để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh

Khi thấy bé “im ắng”, mẹ có thể ăn một chút đồ ngọt hoặc nằm nghỉ ngơi thư giãn, nghe nhạc để kích thích bé cử động

Mẹ nên học cách đếm thai máy để theo dõi các cử động của thai nhi, bắt đầu đếm từ 9h sáng cho đến hết ngày, đối với thai nhi 36 tuần thì ít nhất phải có 10 cử động

Nếu thấy bé không cử động trong suốt 24 giờ thì mẹ cần thông báo việc này cho bác sĩ để kiểm tra cử động thai.

Khi mẹ bầu mang thai tuần 36, các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ nên:

Vận động nhẹ nhàng: Bác sĩ khuyến khích các mẹ bầu nên vận động một cách nhẹ nhàng để giúp máu được lưu thông, kích thích tuần hoàn đến thai nhi tốt hơn

Chuẩn bị vật dụng cần thiết khi sinh

Chọn bệnh viện phù hợp để sinh bé

Khi nào cần gặp bác sĩ ngay?

Mẹ bầu nên gặp ngay bác sĩ nếu có triệu chứng sau:

Cơn đau co thắt rất mạnh và liên tục

Chảy máu âm đạo từ trung bình đến nhiều

Đau bụng dữ dội

Rò rỉ nước ối với số lượng trung bình đến nhiều

Em bé giảm hẳn cử động hoặc không cử động.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Thai Nhi 34 Tuần Tuổi Đạp Nhiều Biết Làm Gì, Phát Triển Như Thế Nào

Ở thời điểm thai nhi 34 tuần tuổi, bé gần như đã phát triển hoàn thiện về thể chất. Chính vì thế, mẹ bầu nào cũng quan tâm đến sự phát triển của bé, ăn uống sao cho hợp lý và những điều nên làm để tốt cho thai nhi. Mời bạn đọc tìm hiểu các thông tin mà MAJAMJA tổng hợp sau đây.

1. Thai nhi 34 tuần tuổi phát triển như thế nào

1.1. Sự phát triển các bộ phận của thai nhi

Khi siêu âm định kỳ thai tuần 34, bé đã có cân nặng khoảng 2,4kg và chiều dài 46cm. Đây là thời điểm bé đã phát triển hầu hết về thể chất, vì thế thể trạng và các bộ phận của thai nhi có những sự thay đổi. Lá gan của bé đã sản xuất được chất thải, thận cũng phát triển nhiều hơn. Ruột bé chứa phân, đây là hỗn hợp như nhựa đen và đó là yếu tố để khiến hệ ruột bé hoạt động lần đầu trong đời. Hơn nữa, khung xương bé khá phức tạp, sẽ không thể hợp nhất nếu thai chưa đủ số tuần tuổi. Khi sinh, khung xương của bé xốp và uốn theo ống dẫn thai từ mẹ.

Thai nhi 34 tuần tuổi phát triển như thế nào và biết làm gì trong bụng mẹ? (Nguồn: babycenter.com)

1.2. Thai nhi 34 tuần tuổi biết làm gì?

Vào tuần thai 34, bé đang dịch chuyển để sẵn sàng tư thế chui ra từ bụng mẹ. Không gian tử cung không còn đủ để bé có thể nhào lộn như trước và chuyển động cũng bị hạn chế, tuy nhiên bé vẫn thực hiện động tác đạp bụng mẹ. Nếu đây là lần mang thai đầu của bạn, thì đến tuần 33 của thai kỳ bé đã chúi đầu xuống vùng xương chậu của mẹ. Nhưng nếu như bé chưa xoay đầu vào lúc này, thì mẹ nên hỏi ngay ý kiến từ các bác sĩ hay hộ sinh.

2.1. Món ăn giàu đạm, chất xơ

Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ quả tươi sạch kết hợp với chất đạm có trong thịt, cá,… vào thực đơn hàng ngày trong giai đoạn thai nhi 34 tuần tuổi để bé có sự phát triển tốt nhất cũng như bồi bổ sức khỏe cho mẹ để chuẩn bị quá trình vượt cạn sắp đến gần được suôn sẻ.

Thực đơn mỗi ngày của mẹ nên có đầy đủ chất đạm, chất xơ từ các thực phẩm tươi sạch (Nguồn: conlatatca.vn)

Khi mang thai thì phụ nữ có cảm giác thèm ăn vặt, tuy nhiên mẹ nên chọn lọc các thực phẩm có lợi cho thai nhi như các loại hạt bổ dưỡng, thơm ngon là một sự lựa chọn đúng đắn. Theo đó, bổ sung các loại hạt không lo tăng cân bởi chứa ít lượng calo, giàu axit béo cần thiết, vitamin B, các khoáng chất, protein tốt cho não bộ của thai nhi.

Bên cạnh đó, để có thế tăng sức đề kháng cho cơ thể thì mẹ bầu nên bổ sung nước hoa quả ít đường từ các loại trái cây tốt sức khỏe, sạch và an toàn như: cam, cà rốt, cà chua, nho,… Bạn có thể uống mỗi ngày một ly nước ép từ loại hoa quả yêu thích để bổ sung một hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu.

Sữa chua giàu canxi tốt cho răng và xương bé chắc khỏe, vì thế mẹ bầu nên ăn đúng thời điểm trong ngày để có thể đáp ứng được sự phát triển cho thai nhi. Thêm vào đó, mẹ nào thường mắc chứng táo bón khi mang thai, vì thế ăn sữa chua là một phương pháp chữa táo báo hiệu quả cho bà bầu giúp cho hệ tiêu hóa được ổn định, hạn chế sự đầy hơi khó tiêu.

Hàm lượng canxi cao trong sữa chua giúp răng và xương bé phát triển tốt (Nguồn: babaucanbiet.com)

2.5. Vitamin và các loại dưỡng chất bổ sung

Ngoài ra, các chị em khi mang thai cũng nên cung cấp đủ các loại vitamin có lợi như: A, B, C, D, E,… cũng như các loại dưỡng chất bổ sung: sắt, canxi,… để cho bé lẫn mẹ có sức khỏe tốt. Ngoài ra, mẹ bầu nên kiểm tra và chắt lọc các loại thực phẩm an toàn và tìm hiểu những loại thực phẩm gây sảy thai cao cần tránh, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc ăn uống để bảo vệ được cho mẹ và thai nhi.

3. Bà bầu mang thai tuần 34 nên làm gì?

3.1. Sống chậm lại và tiết kiệm năng lượng

Khi thai nhi 34 tuần tuổi, đây là thời điểm mẹ nên sống chậm lại cũng như tiết kiệm năng lượng cơ thể để chuẩn bị cho lần chuyển dạ đang đến rất gần cũng như việc chăm sóc con yêu sau khi sinh. Theo đó, nếu mẹ bầu nằm nghỉ hoặc ngồi trong thời gian khá lâu rồi đứng dậy hay cử động nhanh là điều không nên, bởi máu lúc này có thể đang dồn ở bàn chân hoặc chân gây nên tình trạng huyết áp giảm tạm thời cho cảm giác chóng mặt.

Nếu thấy da có vết sưng hoặc bị đỏ ngứa trên đùi, mông hay bụng thì có thể mẹ đang bị chứng sẩn phù thai phụ, tuy vô hại nhưng đây là tình trạng gây khó chịu cho mẹ bầu. Vào lúc này, mẹ có thể đến cơ sở y tế để nghe chẩn đoán từ các bác sĩ để chắc chắn đây không phải là vấn đề xấu. Từ đó có những biện pháp hợp lý chẳng hạn như massage thư giãn, trị liệu phương pháp Nhật Bản cho bà bầu.

Sống chậm, tiết kiệm năng lượng là điều nên làm ở những tháng cuối thai kỳ (Nguồn: hellobacsi.com)

Khám thai định kỳ là một việc nên làm vào giai đoạn các tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên dành thời gian đến các cơ sở y tế uy tín, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để nhận các thông tin về sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec là nơi uy tín để chọn mua gói thai sản chất lượng cho mẹ bầu an tâm, đảm bảo sức khỏe cho bé. Tại Vinmec, mẹ sẽ nhận được sự tư vấn tận tình, theo dõi sát sao và chăm sóc chu đáo từ các bác sĩ, nhân viên. Hơn nữa, mẹ sẽ được biết và tận hưởng các lợi ích khi sử dụng dịch vụ tại Vinmec như: dịch vụ 5 sao chất lượng quốc tế, các quyền lợi trước, trong và sau khi sinh,…

3.3 Lên kế hoạch mua sắm đồ cần thiết

Để việc sinh nở diễn ra được thuận lợi, trong thời kỳ thai nhi 34 tuần tuổi thì các chị em nên lên kế hoạch mua sắm các vật dụng thiết yếu cho mẹ và bé, sắp xếp đầy đủ các đồ dùng vào một giỏ đồ tiện lợi, gọn gàng để mang đi đến bệnh viện khi mẹ bầu chuyển dạ. Bên cạnh đó, mẹ nên để ý thời tiết trong thời điểm sắp sinh để chọn mua quần áo sơ sinh cho bé thoáng mát, mềm mịn và cho mẹ tương tự. Nên tìm hiểu kỹ các dịch vụ mà bệnh viện cung cấp để tránh trường hợp mang theo lỉnh kỉnh đồ đạc khi nhập viện. Lưu ý, các mẹ nên đem theo từ 1-2 giỏ đồ khi vào bệnh viện chờ sinh, có thể mang thêm vật dụng khác vào sau nếu nhà gần bệnh viện. Trong gói dịch vụ thai sản của Vinmec đã có tặng kèm những vật dụng thiết yếu cho cả mẹ lẫn bé nên cả nhà đỡ phải ” chạy đôn chạy đáo” trong lúc vợ bầu vượt cạn.

Lên kế hoạch mua sắm các đồ dùng cần thiết cho cả mẹ lẫn bé (Nguồn: daycon.com.vn)

Thai nhi 34 tuần tuổi là giai đoạn chạy nước rút của mẹ, vì thế những thông tin trong bài viết mà MAJAMJA tổng hợp hy vọng sẽ giúp ích cho mẹ có được những kiến thức hay, chuẩn bị tâm lý vững vàng cũng như giây phút thoải mái để có quá trình sinh nở đầy thuận lợi, suôn sẻ.

Bạn đang xem bài viết Thai Nhi Đạp Nhiều Hay Ít? Thực Hư Thế Nào? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!