Cập nhật thông tin chi tiết về Thai Nhi 36 Tuần Tuổi Như Thế Nào? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi thai nhi đến tuần 36 cũng là giai đoạn bạn chuẩn bị cho cuộc vượt can, lúc này em bé của bạn lúc này đã bớt hiếu động hơn do lượng nước ối đang dần dần giảm xuống và đầu thì đang lộn ngược xuống phía dưới. Chúc mừng các mẹ đã sắp sửa đón nhận niềm hạnh phúc lớn lao không gì có thể sánh được trong một vài tuần nữa.
Thai nhi 36 tuần tuổi. Các mẹ có biết rằng, khi bước vào tuần tuổi thứ 36 thì bé yêu sẽ nặng khoảng 2,8kg và được coi là đủ ngày đủ tháng rồi đấy. Chính vì quá trình trường thành về các cơ quan của bé đã khiến cơ thể mẹ bầu thay đổi thường xuyên hơn với những cơn co thắt chuyển dạ hay có sự xuất hiện của các chất dịch từ âm đạo. Nếu vào tuần thai này mà mẹ bầu gặp phải tình trạng trên thì có khả năng sẽ chuyển dạ sớm trong vài ngày tới đấy. Và để hiểu thêm về quá trình phát triển của thai nhi trong tuần thai thứ 36 thì các mẹ hãy tham khảo bài viết chia sẻ kiến thức 40 tuần thai kì này.
Từ tuần thai thứ 36, bé đã được coi là “đủ ngày đủ tháng”, mặc dù phải ba tuần nữa mới đến ngày dự sinh. Nếu mẹ chuyển dạ bây giờ, phổi của bé có thể đã đủ khả năng để thích ứng được với cuộc sống bên ngoài.
Tuy nhiên, một số em bé cần thêm chút thời gian. Vậy nên nếu mẹ đã có kế hoạch sinh mổ, bác sĩ cũng sẽ không tiến hành ca mổ trước 38 tuần trừ khi có lý do để can thiệp y tế sớm.
Thai 36 tuần tuổi cân nặng khoảng 2,8kg và dài hơn 48cm một chút. Nhiều bé khi sinh ra tóc đã dày, lọn tóc dài từ 1,5 đến 4cm. Đừng ngạc nhiên nếu tóc nhạt hơn màu tóc của bố mẹ. Và tất nhiên, cũng có những bé chỉ có lơ thơ vài sợi tóc tơ.
Ở tuần thai thứ 36 người mẹ cũng có những thay đổi nhất định như:
Các cơn co chuyển dạ giả – Braxton Hicks có thể đến thường xuyên hơn, kéo dài và khó chịu hơn. Bạn có thể nhận thấy sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Nếu bạn thấy chất nhầy có lẫn một lượng nhỏ máu, cơn chuyển dạ có lẽ chỉ còn vài ngày nữa thôi. Nếu bạn ra nhiều đốm máu to hơn hoặc chảy máu, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.
Đôi khi, các cơn co Braxton Hicks khó phân biệt với các dấu hiệu của chuyển dạ sớm.
Hãy nắm chắc các triệu chứng và đừng cố tự chẩn đoán. Nếu em bé chưa đủ 38 tuần và bạn thấy có 4 cơn co trong vòng một giờ, hoăc bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ sớm nào, hãy lập tức gọi điện cho bác sĩ hoặc tới khám tại các cơ sở y tế.
Bạn cũng cần hỏi bác sĩ về kết quả xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B của mình để nhân viên y tế có thể chuẩn bị kháng sinh kịp thời khi cần thiết dù chưa có kết quả khi bạn nhập viện.
Giờ có thể là lúc bạn khó thoải mái để ngủ ngon vào ban đêm. Trong khi ngủ, bạn có thể sẽ gặp những giấc mơ dữ dội. Nếu có thể, hãy tranh thủ ngủ thêm vào ban ngày. Chú ý tiếp tục theo dõi chuyển động của bé và báo ngay cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy những chuyển động giảm đi. Dù đang ở trong môi trường chật chội hơn, bé vẫn nên hoạt động như trước.
Gợi ý cho tuần này:
Tìm hiểu về an toàn cho trẻ sơ sinh. Mẹ cần biết cách bế bé sao cho an toàn khi ngồi trên xe gắn máy hoặc xe hơi. Với các gia đình có xe hơi riêng, bố mẹ có thể quyết định lắp thêm ghế cho bé trong xe.
Thai Nhi Tuần 36 Phát Triển Như Thế Nào
Thai nhi tuần 36 phát triển như thế nào?
Ở tuần thai thứ 36, bé yêu lúc này đã có chiều dài khoảng 47,4cm và cân nặng khoảng 2813g Với kích thước này, tử cung của mẹ dường như đã khá chật chội với bé. Đây cũng chính là lý do vì sao mẹ bầu nhận thấy bé chuyển động ít hơn trong thời gian này.
Chỉ số thai nhi 36 tuần tuổi đã tăng trưởng với tốc độ chậm hơn so với vài tuần trước đó. Lúc này, thai nhi gần như đã sẵn sàng cho việc chào đời. Một số thay đổi đáng kể bên trong và ngoài cơ thể bé nhỏ của thai nhi phải kể đến như:
Lớp bã nhờn bên ngoài của thai nhi 36 tuần biến mất
Lớp bã nhờn màu trắng bao phủ bên ngoài cơ thể bé gần như sẽ biến mất hoàn toàn trong tuần thai kỳ này. Lớp mỡ dưới da bé đã được hình thành từ các tuần trước đó nay phát triển nhanh chóng. Bé trở nên mập mạp và mũm mĩm hơn, da bé hồng hào và mịn màng, ra dáng của một em bé sơ sinh thực sự.
Hệ tiêu hóa đã hình thành nhưng chưa hoạt động
Thai nhi tuần 36 đã hình thành hệ tiêu hóa trong cơ thể nhưng nó chưa hoạt động. Sẽ mất khoảng một thời gian nữa để hệ tiêu hóa hoàn thiện đầy đủ các chức năng như người trường thành.
Thai nhi tuần 36 đã di chuyển dần xuống vùng xương chậu và ống dẫn sinh. Thông thường, bé sẽ ở vị trí thuận ngôi, đầu bé ở tư thế quay đầu ra hướng âm hộ. Đây là vị trí thuận tiện nhất cho việc sinh đẻ của mẹ bầu. Nếu siêu âm cho kết quả ngược ngôi vào tuần thai này, mẹ cần thực hiện theo đúng những hướng dẫn từ bác sĩ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, thai nhi có thể cảm nhận và nghe được tiếng nói thân thuộc của mẹ ngay từ khi còn chưa ra đời. Tuần thứ 36 của thai kỳ cũng là giai đoạn mà thính giác của bé trở nên nhạy bén hơn bao giờ hết. Bé có thể nghe được thậm chí phản xạ lại với các âm thanh từ thế giới bên ngoài.
Thai nhi 36 tuần tuổi cơ thể mẹ có những thay đổi gì?
Cùng với sự phát triển thai nhi tuần 36, cơ thể mẹ cũng có rất nhiều thay đổi mà mẹ cần chú ý. Thời gian này các triệu chứng khi mang thai những tuần cuối ngày càng trở nên khó chịu hơn nữa.
Mẹ bị mất ngủ nhiều hơn: Nguyên nhân chứng mất ngủ là do bàng quang bị chèn ép khiến mẹ phải tiểu đêm thường xuyên. Ngoài ra, thai nhi ngày càng lớn dần trong bụng mẹ khiến tư thế nằm của mẹ không được thực sự thoải mái. Chưa kể đến rất nhiều mẹ bầu mang tâm lý lo lắng, sợ hãi khiến tình trạng mất ngủ càng kéo dài và tồi tệ hơn.
Đi lại khó khăn: Tình trạng “tụt bụng” do thai nhi đã quay đầu về phía khung xương chậu khiến việc di chuyển và đi lại của mẹ gặp thêm nhiều khó khăn. Lúc này, mẹ bầu hãy dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi và dưỡng sức.
Giảm ợ nóng và đầy hơi: Một tin mừng cho mẹ là trong tuần này, các triệu chứng như đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu, táo bón,… đã được giảm bớt giúp mẹ thoải mái hơn một chút. Mẹ bầu tràn đầy năng lượng để sẵn sàng cho ngày sinh nở, tâm lý thay đổi để thích ứng với bản năng làm mẹ.
Cơ thể bị phù nề: Phù nề tay chân không phải là hiện tượng hiếm gặp trên cơ thể thai phụ ở những tuần cuối trong thai kỳ. Một số mẹ bầu có thể còn bị phù nề cả vùng mặt do cơ thể tích nhiều nước cũng như lượng natri dư thừa.Để giảm sưng và phù nề, mẹ bầu nên bổ sung đủ nước mỗi ngày.
Thai nhi 36 tuần tuổi mẹ nên làm gì cho tốt?
Khi thai nhi tuần 36 là thời điểm mẹ bắt đầu làm hồ sơ sinh tại bệnh viện. Giai đoạn cuối này rất quan trọng nên lịch thăm khám với bác sĩ cũng sẽ dày đặc hơn, ít nhất mỗi tuần mỗi lần. Nhờ đó có thể theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của thai nhi cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu sinh nở bất thường.
Vào thời điểm này, mẹ bầu cũng bắt đầu nghỉ làm để chuẩn bị sinh nở. Bà bầu cần nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn hơn. Mặt khác, những khó khăn khi mang thai tháng cuối cũng khiến bạn không thể tập trung làm việc được nữa.
Đây cũng là thời điểm mẹ cần chuẩn bị mọi đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh . Hãy sắp xếp lại nhà cửa, phòng ở thật sạch sẽ, gọn gàng để chào đón thành viên mới của gia đình. Ngoài ra, trong thời gian thai nhi 36 tuần tuổi, mẹ cũng cần trang bị thêm các kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ sơ sinh và sức khỏe của mẹ sau sinh.
Lưu ý dành cho mẹ bầu mang thai tuần 36
Thai nhi 36 tuần đã ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Ngay lúc này, bé yêu có thể chào đời bất cứ lúc nào mà không hề báo trước. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé, cùng sự chuẩn bị chủ động nhất để đón bé yêu chào đời, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và khoa học: Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất vẫn là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo cho sự phát triển thai nhi tuần 36 được tốt nhất. Các thực phẩm được ưu tiên là nhóm thực phẩm giàu chất đạm, omega 3, vitamin B6… Ở tuần thai kỳ này, mẹ bầu nên ăn uống một cách khoa học, chia nhỏ các bữa ăn. Tốt hơn hết, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều thực phẩm cùng lúc. Việc bồi bổ quá nhiều đồ ăn không hề tốt cho thai phụ cũng như em bé trong suốt thai kỳ.
Trò chuyện cùng bé: Mẹ nên dành thời gian nhiều hơn để trò chuyện, tâm sự hoặc bật nhạc, đọc sách cho con nghe. Chúng vừa giúp mẹ giải tỏa stress và khi thai nhi 36 tuần tuổi thì bộ não sẽ được kích thích rất nhiều.
Lắng nghe cơ thể: Hãy chú ý đến những thay đổi trên cơ thể của mình để phát hiện sớm những dấu hiệu báo sinh. Đừng quên báo cho người thân về việc sắp đến ngày sinh để có sự chuẩn bị chu đáo nhất trong ngày đón bé yêu chào đời.
Thăm khám bác sĩ: Nếu một vài tuần trước đó mẹ bầu chưa đi khám thai thì nên lên lịch và tiến hành khám thai ở tuần thai kỳ thứ 36 này.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết cũng như tâm sinh lý tốt nhất cho ngày chuyển dạ sắp đến.
Con cái là lộc trời cho, Hãy Trân Trọng – Gia Đình Là Vô Giá
Thai Nhi 35 Tuần Tuổi Như Thế Nào?
Cân nặng, chiều dài của thai nhi theo từng tuần là một trong những yếu tố giúp bác sĩ xác định em bé có đang phát triển bình thường trong bụng mẹ hay không. Đây cũng là những điều mẹ bầu quan tâm nhất trong mỗi lần siêu âm thai. Chị em cần biết rằng ngay từ những tuần đầu thai kỳ, em bé đã có những chỉ số cân nặng, chiều dài khác nhau.
Thai nhi 35 tuần tuổi như thế nào?
Ở tuần thứ 35 của thai kỳ, bé đang tăng cân đều đặn khoảng gần 30g mỗi ngày. Giờ bé đã nặng khoảng 2.7kg và dài hơn 47cm, như một quả dừa. Bé đang “rụng” dần phần lớn lớp lông tơ bao phủ cơ thể và lớp sáp bao phủ làn da của bé trong suốt chín tháng nằm trong túi nước ối. Bé nuốt vào các chất này cùng các chất bài tiết khác, và cho kết quả là một hỗn hợp màu đen, gọi là phân su, “thành phẩm” của lần bài tiết đầu tiên của bé sau khi chào đời.
Thai nhi 35 tuần tuổi như thế nào
Vào cuối tuần này, bé sẽ được coi là đủ ngày đủ tháng. Các bé sinh trước 36 tuần được coi là sinh non và những bé sinh ra sau 40 tuần được coi là sinh muộn).
Thường bé sẽ nằm ở tư thế đầu chúc xuống. Nếu không, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện “xoay thai từ bên ngoài” để dỗ bé vào vị trí quay đầu xuống bằng cách thao tác từ bên ngoài bụng của mẹ.
Thai nhi 35 tuần tuổi như thế nào?
Giờ bé đã chiếm rất nhiều chỗ khiến mẹ có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống thông thường. Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều bữa sẽ giúp ích hơn cho mẹ vào thời điểm này.
Mặt khác, mẹ có thể bị ợ nóng ít hơn và dễ thở hơn khi bé bắt đầu lọt xuống vùng chậu. Quá trình này gọi là sa bụng thường diễn ra vài tuần trước khi mẹ chuyển dạ nếu đây là bé đầu lòng. Nếu mẹ đã từng sinh, quá trình này có thể sẽ không xảy ra trước khi chuyển dạ.
Nếu bé đã lọt xuống, có thể mẹ sẽ thấy áp lực tăng lên ở vùng bụng dưới của mình, khiến việc đi lại thêm nặng nề, phải đi tiểu thường xuyên hơn. Nếu bé ở vị trí rất thấp, mẹ có thể cảm thấy nhiều áp lực ở vùng âm đạo và khá khó chịu. Một số phụ nữ có cảm giác như họ đang phải mang một quả bóng bowling giữa hai chân mình vậy!
Mẹ cũng có thể nhận thấy những cơn co thắt xảy ra thường xuyên hơn. Cần báo với bác sĩ về những dấu hiệu chuyển dạ của mình. Như một quy luật chung, nếu mẹ mang thai đủ tháng, thai không có biến chứng và ối vẫn chưa vỡ, bác sĩ có thể sẽ bảo mẹ chờ cho tới khi có những cơn co thắt kéo dài khoảng 1 phút mỗi cơn, diễn ra mỗi đợt 5 phút trong vòng 1 giờ.
Lưu ý gọi bác sĩ ngay nếu nhận thấy bé giảm hoạt động hay có dấu hiệu bị rỉ nước ối, hoặc nếu mẹ thấy có chảy máu âm đạo, bị sốt, nhức đầu nặng hoặc kéo dài, đau bụng liên tục hoặc thị lực thay đổi.
Ngay cả khi mẹ đang tận hưởng một thai kỳ không biến chứng thì tốt nhất cũng hãy tránh đi máy bay hoặc đi du lịch xa nhà trong tháng cuối cùng này bởi vì mẹ có thể chuyển dạ vào bất cứ lúc nào. Thực tế là một số hãng hàng không sẽ không cho phép phụ nữ trong vòng 30 ngày trước ngày dự sinh lên máy bay.
Gợi ý cho tuần này:
Thông báo sinh.Tạo một danh sách tất cả những người mẹ muốn thông báo về sự kiện bé chào đời cùng số điện thoại và địa chỉ của họ sau đó đưa cho một người mẹ có thể giúp loan tin.
Như vậy, khi sẵn sàng cho mọi người biết, mẹ chỉ cần thực hiện một cuộc gọi. Hãy nhờ ít nhất một đồng nghiệp của mẹ trong danh sách, để người đó có thể loan tin giúp mẹ trong công ty.
Thai Nhi 35 Tuần Tuổi Phát Triển Như Thế Nào
Thai nhi 35 tuan tuoi là thời gian bạn sắp sinh tiến đến rất gần ngày hạnh phúc đó rồi. Chỉ có bốn tuần nữa em bé sẽ sinh ra đời, và em bé vẫn đang dần hoàn thiện mình để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài cơ thể mẹ. Giờ thì nếu có bị sinh non thì cũng gần như không còn vấn đề gì nguy hiểm với em bé nữa rồi.
Có thể những tuần cuối này bạn sẽ không hề cảm thấy dễ chịu, nhưng bạn vẫn có chút gì đó thất vọng vì mình sắp không còn mang thai nữa. Bạn đã quen có em bé luôn ở bên trong mình, cảm nhận được từng cử động dù nhỏ nhất của bé, và có một mối dây liên hệ vô cùng thân thiết và đặc biệt với bé. Các bà mẹ mang thai có thể lo lắng rằng nhỡ đâu họ không thích con mình lắm sau khi bé ra đời, hoặc có thể không thực sự gần gũi bé được. Những nỗi sợ này cũng là thường tình, và dù không phải bà mẹ nào cũng nói về chuyện này thì việc có những hoài nghi như vậy cũng là bình thường. Hãy nhắc mình nhớ rằng, em bé luôn rất giỏi trong việc khiến ba mẹ mê tít mình, và hai bạn và bé sẽ là một bộ ba trời sinh.
Dịch âm hộ ra nhiều hơn vào thời gian này, và bạn nên mang băng vệ sinh hàng ngày để cảm thấy thoải mái hơn. Điều này cũng bình thường, bạn đừng quá để ý trừ phi bạn ra dịch quá nhiều, cảm thấy ngứa ngáy, dịch có mùi hôi bất thường hoặc nó khiến bạn rất khó chịu. Đây là kết quả tất yếu của sự ứ đọng và chèn ép đang diễn ra ở vùng xương chậu, và hoạt động của nội tiết tố.
Từ tuần này trở đi, thi thoảng bạn sẽ có một cảm giác thình lình như điện giật ở bàng quang của bạn. Bạn sẽ bị giật mình, và cảm tưởng như mình sắp són ra tới nơi. Chừng nào bạn không có các triệu chứng khác thể hiện có thể bị viêm nhiễm đường tiểu, thì bạn không nên lo lắng. Bởi nếu đây là con đầu lòng của bạn, em bé có thể đang chúi vào xương chậu của bạn và cái đầu bé xương xẩu kia ở cách cái bàng quang nhạy cảm của bạn không mấy xa đâu. Bạn có thể thay đổi tư thế một chút để cảm thấy khá hơn, nhưng dù sao thì đó cũng chỉ là vì dạ con của bạn đang trở nên quá chật chội mà thôi.
Thay đổi tâm lý trong tuần thai 35
Cả hai bạn đều đang rất phấn khích. Đầu óc bạn sẽ thường xuyên mơ mộng, tưởng tượng em bé trông sẽ như thế nào, bạn sẽ bế bé ra sao, và tự hỏi bé sẽ bước vào cuộc đời mình như thế nào đây. Có thể bạn sẽ lo lắng và sợ hãi, không biết mọi chuyện có ổn với em bé không, mình sẽ phải sống ra sao nếu bé xảy ra chuyện gì.
Bạn có thể cũng sẽ lo lắng không biết mình sẽ sinh nở như thế nào. Khi sợ hãi những điều không lường trước được, chúng ta có xu hướng cứ nghĩ đến tình huống tồi tệ nhất, và tưởng tượng ra hệ quả thảm thiết nhất. Đa phần các bà bầu sẽ tìm đến những nguồn an ủi của mình, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Giữ khư khư nỗi sợ hãi trong lòng chỉ khiến mọi chuyện tệ hơn, vậy nên bạn hãy tìm ai đó để giãi bày.
Nếu bạn đã đặt ngày sinh với bệnh viện, hãy đánh dấu trong nhật ký hoặc lịch của bạn. Hãy dành vài ngày tịnh tâm trước khi vào cuộc để bạn có thể ung dung tiến đến sát ngày quan trọng này. Những ngày cuối cùng của thai kỳ là một trò chơi chờ đợi, và ngay cả khi kiên nhẫn không phải là đức tính của bạn, thì bạn cũng hãy cứ bình tĩnh. Ung dung tự tại, để mọi việc thuận theo tự nhiên sẽ tiết kiệm được cho bạn những cơn nóng giận, lo lắng vốn không tốt cho bạn chút nào.
Những thay đổi của thai nhi tuần 35
Tuần này em bé sẽ lên cân đáng kể đấy, khoảng chừng 500gr. Nếu bạn thấy đói, thì hãy cứ chiều theo cơ thể mình và cứ ăn. Năng lượng từ thức ăn bạn ăn vào sẽ được truyền thẳng đến cho em bé, giúp em bé dự trữ chất béo và đầy đặn ra.
Em bé giờ không còn nhiều không gian để xoay trở trong bụng mẹ nữa, nhưng vẫn có thể tìm cho mình vài tư thế dễ chịu. Bạn có thể cảm nhận thấy bé tỏ thái độ phản đối mỗi khi thấy chật chội quá. Một cú hích vào xương sườn hay xương chậu thường là một lời nhắc nhở rằng mẹ phải đứng lên, di chuyển một chút, hoặc thậm chí là lắc hông vài cái.
Lớp lông tơ mềm mại vốn đang phủ quanh cơ thể bé giờ sẽ lại thụt vào trong. Phần lớn sẽ chui lại vào trong ruột bé, trộn lẫn vào trong đám chất thải và sẽ được trút ra ngoài qua lần đi đại tiện đầu đời của bé sau khi ra khỏi cơ thể mẹ. Lớp màng mỡ Vernix Caseosa màu trắng bọc quanh da bé giờ đây cũng sẽ rút vào trong.
Lời khuyên cho bạn khi mang thai tuần 35
Hãy chụp ảnh lưu lại kỷ niệm của những tuần cuối thai kỳ này để sắp xếp tất cả theo trình tự thời gian. Bạn rồi sẽ nhìn lại những bức ảnh này, và tự hỏi da mình còn có thể kéo căng đến mức nào. Hãy đo vòng bụng bằng một cái thước dây và đo đường kính đi ngang qua rốn của bạn. Hãy xem xem vòng bụng đã lớn nhanh như thế nào chỉ trong vòng vài tuần. Hãy ghi chép đánh dấu trong lịch của bạn và theo dõi sự tăng trưởng của bụng bầu.
Hãy siêng năng đọc tài liệu về việc sinh con để có một cuộc sinh nở chủ động và suôn sẻ. Những bậc cha mẹ đã có chuẩn bị về kiến thức sinh con thường sẽ thấy mình trở thành một phần trong cuộc sinh nở đó, chứ không giống như người ngoài cuộc, chỉ biết đứng nhìn. Nếu bạn dự định sinh ở nhà, hãy nói cho hộ sinh biết bạn đang cần những gì. Hãy lập một danh sách những số điện thoại cần gọi khi khẩn cấp, và đặt ngay cạnh điện thoại của mình là tiện nhất.
Hãy gói ghém sẵn túi đồ đạc gồm những vật dụng thiết yếu để bạn đi sinh ở bệnh viện. Hãy nhớ các thứ sau: những vật dụng để tắm rửa và vệ sinh cá nhân, áo quần cho bạn và cho em bé, tã lót, thuốc men, thẻ bảo hiểm, chi tiết về gói bảo hiểm y tế, danh sách các số điện thoại của gia đình, bạn bè thân thiết; và quan trọng hơn cả: chiếc gối của bạn. Hãy nhớ là bạn không cần soạn đồ như thể bạn đang chuẩn bị leo lên tàu viễn dương thám hiểm biển Ca-ri-bê. Và nếu bạn có quên thứ gì thì bố em bé vẫn có thể mang vào bệnh viện cho bạn cơ mà.
Bạn đang xem bài viết Thai Nhi 36 Tuần Tuổi Như Thế Nào? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!