Cập nhật thông tin chi tiết về Thai 38 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg, Ít Đạp, Đau Bụng Từng Cơn? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tóc bé cũng đã mọc dài khoảng 2,5 cm, các lớp lông tơ và lớp gây – một lớp giống như phô mai bao bọc cơ thể bé nhằm bảo vệ làn da mỏng manh của thai nhi trong môi trường nước ối đang dần dần biến mất và chỉ có một số ít trẻ vẫn còn lông tơ và gây khi chào đời.
Lúc này, đầu của bé đã lọt vào hố chậu và được bảo vệ bởi khung xương chậu. Vị trí này có không gian rộng nên bé dễ vận động chân và mông hơn. Việc này sẽ gây chèn ép lên bàng quang của mẹ nên khiến mẹ thường xuyên phải đi tiểu.
Lớp mỡ trong người bé đang từng ngày dày lên và bé sẽ không phát triển hơn nữa. Do đó, mẹ sẽ không cần tăng cân thêm trong giai đoạn này. Các cơ quan khác cũng đã hoàn thiện và bé đã sẵn sàng để tồn tại bên ngoài bụng mẹ rồi.
Thai 38 tuần mẹ nặng nề hơn, mệt mỏi hơn
Lúc này, tuy một số mẹ đã ngừng tăng cân, thậm chí một số mẹ còn có dấu hiệu giảm cân nhưng nhìn chung các mẹ sẽ có cảm giác khó chịu và nhận thấy có dấu hiệu chuyển dạ giả vì bé đã di chuyển đến sát vùng xương chậu.
Giai đoạn này cũng là lúc mẹ bị sưng tấy ở chân và mắt cá chân. Đây là hiện tượng bình thường của các mẹ ở giai đoạn cuối thai kỳ. Nhưng nếu mẹ bị phù nề ở những chỗ khác như tay, mặt một cách nghiêm trọng thì có thể mẹ đã bị hội chứng tăng huyết áp bất thường ở phụ nữ mang thai tên gọi là preeclampsia hoặc toxemia.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể gặp phải những triệu chứng của tình trạng tiền sản giật như tăng cân đột ngột; bị đau đầu dai dẳng; hoa mắt, chóng mặt; đau bụng dưới hoặc dễ xúc động, buồn nôn,… Khi có những triệu chứng bất thường này, mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay để được trợ giúp kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng của cả 2 mẹ con.
Thai 38 tuần gò cứng bụng có phải sắp sinh?
Gò cứng bụng là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu cần lưu ý. Tuy nhiên, không phải lúc nào căng cứng cũng là sắp sinh. Mẹ có thể quan sát tần suất của những cơn gò cứng bụng cũng như như những triệu chứng đi kèm. Nếu mẹ bị căng cứng bụng bình thường và không kèm theo những dấu hiệu khác như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút thì bạn có thể yên tâm.
Ngược lại, nếu tần suất của cơn gò cứng bụng dày đặc, khoảng 5-10 phủ xảy ra một lần và kèm theo hiện tượng như chảy máu, đau bụng thì có thể là dấu hiệu cho thấy con yêu muốn ra ngoài. Mẹ nên chuẩn bị sẵn để đến bệnh viện ngay.
Thai 38 tuần mẹ cần ăn gì, nghỉ ngơi thế nào?
Thai 38 tuần mẹ cần lưu ý việc ăn uống hợp lý để thai nhi duy trì cân nặng, tránh sụt cân hay tăng cân quá nhiều đều ảnh hưởng đến bé yêu. Tuần này mẹ vẫn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng tránh ăn uống thả ga. Hãy cân nhắc thật kỹ những loại thực phẩm, đồ uống nào là tốt cho mẹ và bé.
Nếu cảm giác thèm ăn vẫn xuất hiện thì mẹ vẫn có thể ăn đồ ăn vặt. Tuy nhiên, mẹ nên tránh những đồ ăn vặt có chứa nhiều đường, dầu mỡ bởi chúng làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ hoặc thừa cân.
Tóm lại, thai 38 tuần cơ thể bé gần như hoàn thiện đủ để tồn tại bên ngoài bụng mẹ. Thai 38 tuần mẹ nặng nề hơn, mệt mỏi hơn đôi khi thai 38 tuần gò cứng bụng là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu cần lưu ý nếu tần suất của cơn gò cứng bụng dày đặc và kèm theo hiện tượng như chảy máu, đau bụng,…
từ khóa
thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg
thai 38 tuần gò cứng bụng
thai 38 tuan go nhieu co phai sap sinh
thai go nhieu co phai sap sinh khong
Giải Đáp Thai 38 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg
Ngoài những thay đổi về tâm lý, suốt 40 tuần thai, cơ thể mẹ bầu cũng trải qua khá nhiều thay đổi sinh lý để phù hợp với sự phát triển của em bé trong bụng. Mỗi giai đoạn, thai nhi sẽ có những bước phát triển đáng kể về cân nặng, hoàn thiện các cơ quan. Đặc biệt, cân nặng của thai nhi trong giai đoạn cuối thai kỳ, nhất là tuần thai 37-38 có ảnh hưởng rất lớn. Vậy, thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?
Cân nặng của thai nhi 38 tuần
Khi bắt đầu bước vào tuần thai 38, hầu hết các bé đã được chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài. Bé cưng gần như đã phát triển đầy đủ về kích thước cũng như hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể. Dù chào đời tại tuần này, bé cưng cũng vẫn có đủ sức khỏe để tiếp tục phát triển và làm quen với môi trường bên ngoài.
Cân nặng của thai nhi ở tuần 38 đã xấp xỉ 1 trái bí đỏ, với chiều dài từ đầu đến chân khoảng 50cm, cân nặng gần 2,9 kg. So với các bé gái, cân nặng của bé trai thường có xu hướng “nhỉnh” hơn. Cân nặng này sẽ thay đổi đáng kể khi bước sang tuần thai 39 và 40 do cơ thể vẫn đang tiếp tục tích mỡ. Đây là giai đoạn quan trọng nếu mẹ muốn “chạy đua” cân nặng cho thai nhi.
Theo các chuyên gia, thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này nên đặc biệt tăng cường omega-3, vừa tốt cho sự phát triển trí não, vừa hỗ trợ quá trình tích mỡ dưới da để kiểm soát thân nhiệt sau khi chào đời. Uống sữa mỗi ngày cũng là cách giúp thai nhi tăng trọng lượng hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi ly sữa mẹ bầu tiêu thụ, cân nặng của thai nhi có thể tăng thêm 41gr.
Lưu ý: Thai nhi lớn quá mức có thể gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ, đồng thời cũng dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé.
Mẹ mang thai 38 tuần cần chú ý gì?
Để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vượt cạn diễn ra suôn sẻ trong 2 tuần tới, mẹ bầu 38 tuần đừng quên những lưu ý sau đây.
Chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng trước khi sinh. Đừng để đến phút cuối mới chuẩn bị đồ. Việc này sẽ vô tình tạo thêm áp lực cho bạn.
Đồ dùng chỉ nên mang vừa đủ. Ưu tiên đồ dùng thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Đừng quên chuẩn bị quần áo cá nhân cho chuyến đi từ bệnh viện về nhà.
Trang bị kiến thức về cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ sơ sinh. Đây cũng là giai đoạn thích hợp để bạn chuẩn bị sẵn vài món đồ chơi cho con.
Khi khám thai, biết được thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg, thừa hay thiếu so với kích thước trung bình, mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để bổ sung hoặc hạn chế tốc độ tăng trưởng của trẻ.
38 tuần tuổi, thai nhi đã sẵn sàng cho việc chào đời. Bé tập thở nhiều hơn, phổi đã phát triển hoàn thiện. Não và các dây thần kinh vẫn không ngừng phát triển. Vì vậy, mẹ bầu nên đọc sách hoặc cho bé nghe nhạc trong giai đoạn này, nhằm kích thích các dây thần kinh, giúp não bộ thai nhi phát triển và thông minh hơn.
Thai Nhi 38 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg? Mẹ Cần Bổ Sung Gì?
Thai 38 tuần tuổi là thời điểm bé yêu đang gần sát với ngày sinh. Thậm chí nếu không may có ra đời sớm vào lúc này thì bé cũng hoàn toàn có thể hít thở như một em bé khoẻ mạnh bình thường. Vậy thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu kg là đủ tiêu chuẩn? Mẹ cần bổ sung ăn uống ra sao để giúp bé yêu tăng cân đều?
Các chuyên gia cho rằng, ở giai đoạn thai 38 tuần em bé hầu như đã phát triển hoàn thiện cả về hình dáng lẫn các bộ phận trong cơ thể. Lá phổi của bé đã tự hít thở, hệ tiêu hoá đã có thể thải phân su, gan và thận bài tiết được một số chất, tuỷ sống đã sản xuất được tế bào bạch cầu, chân tay cơ thể bé đã đầy đặn và tròn trĩnh hơn rất nhiều.
Thai nhi ở tuần thứ 38 đã tương đối hoàn chỉnh và rất cứng cáp.
Nhìn chung hầu hết các bộ phận bên trong cơ thể của thai nhi như khung xương, hộp sọ, tim, gan và thận của bé đã cứng cáp và đã hoàn chỉnh. Riêng chỉ có não bộ cùng các dây thần kinh lẫn lá phổi của thai nhi là vẫn chưa hoàn thiện và tiếp tục phát triển cho tới khi bé chào đời lớn lên. Cũng trong giai đoạn này các mẹ bầu sẽ thấy nặng nề và mệt mỏi do cân nặng của bé tăng lên khiến cho việc đi lại của mẹ trở nên khó khăn hơn.
Cân nặng chuẩn của thai nhi 38 tuần tuổi
Thực tế cân nặng của thai nhi sẽ tăng lên rõ rệt qua từng tuần khác nhau, thậm chí là qua từng ngày. Cân nặng thai nhi 38 tuần tuổi thường dao động từ ngưỡng 2,9kg đến 3,1kg, đồng thời chiều dài tính từ đầu tới chân của bé dài khoảng 49cm – 50 cm.
Như vậy cân nặng của con yêu sẽ tương đương với một quả bí ngô, thời điểm này bé sẽ tăng cân trung bình khoảng từ 100gr – 300gr mỗi ngày. Cân nặng 2,9kg đến 3,1kg được xem là ngưỡng cân nặng trung bình của các bé ở tuần thai thứ 38.
Tuy nhiên thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu cũng còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Quan trọng nhất đó chính là chế độ ăn uống cũng như nghỉ ngơi của mẹ. Do đó mà có những trường hợp thai nhi sẽ có cân nặng nhỏ hơn hoặc là lớn hơn so với trung bình.
Cân nặng thai nhi 38 tuần tuổi dao động 3,1kg, cỡ như quả bí ngô.
Nếu như người mẹ ăn uống tốt, bổ sung đầy đủ các vitamin, dưỡng chất quan trọng sẽ giúp bé hấp thu đầy đủ và lớn nhanh, thậm chí có những bé còn nặng đến hơn 3,5kg khi sinh. Tuy nhiên cũng có những người mẹ khi mang thai ăn uống kém, không đủ chất nên khi sinh con ra nhẹ cân hơn so với mức cân nặng trung bình (khoảng dưới 3kg).
Chế độ ăn uống phù hợp cho mẹ bầu mang thai 38 tuần
Để đảm bảo duy trì cân nặng hợp lý cho thai nhi ở tuần thứ 38 cũng như các tuần thai khác thì mẹ bầu cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất. Qua đó giúp cung cấp đủ các chất cần thiết cho thai nhi phát triển khoẻ mạnh, lên cân đều. Cụ thể:
– Các mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với nhiều loại thực phẩm khác nhau, ăn uống đa dạng nhưng cũng cần tiết chế vừa đủ để tránh dẫn đến tăng cân đột ngột.
– Nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu protein để bé yêu phát triển cơ bắp, cân nặng. Protein có nhiều trong thịt, cá, sữa, trứng, tinh bột, cơm, bánh mì, các loại ngũ cốc nguyên hạt… như vậy sẽ đảm bảo bé yêu lên cân tốt.
– Cũng trong giai đoạn thai 38 tuần này, mẹ bầu nên tăng cường ăn các loại rau xanh, củ quả và trái cây để giúp bổ sung vitamin và các vi chất quan trọng cho con phát triển. Đặc biệt ăn rau xanh giúp tăng chất xơ để mẹ bầu phòng tránh táo bón.
– Các thực phẩm giàu sắt mẹ cũng cần ưu tiên ăn uống để giúp bổ sung máu cho mẹ và bé. Các thực phẩm chứa nhiều canxi (tôm, cua, sò, cá, sữa) sẽ giúp xương bé chắc khoẻ và cứng cáp hơn sau khi sinh ra.
– Tăng cường uống nhiều nước để giúp tiêu hoá tốt, làm sạch nước ối, giúp bé có được môi trường thai kỳ an toàn lành mạnh.
Mẹ bầu nên bổ sung đa dạng thực phẩm để giúp thai nhi tăng cân.
– Bên cạnh đó mẹ bầu 38 tuần cũng cần lưu ý hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ngọt để tránh chứng gây bệnh tiểu đường trong thai kỳ.
– Không nên ăn những thực phẩm tươi sống, ví dụ như cá sống, các loại hải sản, đồ tái chưa chế biến kỹ, các loại nem chua chứa vi khuẩn dễ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Thai 36 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg?
Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào?
Mặc dù còn phải chờ 3-4 tuần nữa mới đến ngày dự kiến sinh, tuy nhiên nếu em bé chào đời vào tuần 36 thì mẹ cũng không phải quá lo lắng về tình trạng sức khỏe của con yêu. Thời điểm này, bé đã được coi là “đủ ngày đủ tháng”. Nhưng thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg là thắc mắc của nhiều bà mẹ.
Tính theo bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi, vào tuần 36, thai nhi có thể nặng từ 2,8-3kg. Cân nặng của mỗi bé có thể xê dịch 0,1-02 kg là chuyện hoàn toàn bình thường. Mẹ đừng buồn hay vội lo lắng rằng bé còi khi nghe mẹ bầu bên cạnh khoe con 36 tuần được 3,1 kg hay 3,2 kg. Nếu thai quá to so với tuần thai thì nguy cơ cao mẹ sẽ phải sinh mổ. Và ở thời điểm 36 tuần, nếu sức khỏe của mẹ bầu hoàn toàn bình thường, thai khỏe thì bé vẫn còn tiếp tục tăng cân và sản sinh thêm mỡ để trông đầy đặn hơn.
Chiều dài của bé trong khoảng thời gian này sẽ là 48-50cm tính từ đầu đến gót chân. Kích thước này tương đương với một trái dưa vàng và sẽ dần tăng thêm ở giai đoạn cuối thai kỳ.
Trên đầu bé là một lớp tóc tơ dày có chiều dài từ 1,5 đến 4cm. Màu tóc của bé vẫn còn nhạt màu hơn so với tóc người lớn. Phổi của bé đã hoàn thiện, đủ khả năng để thích ứng được với cuộc sống bên ngoài.Các cơ quan, bộ phận khác cũng đã hoàn thiện chức năng của mình.
Từ tuần 36 trở đi, do kích thước thai nhi đã tương đối lớn, chiếm hầu hết khoảng không trong tử cung, do vậy bé cũng bớt cử động, đạp nhiều như trước. Ngoài ra, thời điểm này đa số thai nhi đã ổn định ngôi thai thuận, đầu quay xuống dưới sẵn sàng cho ngày sinh sắp tới.
Một số bé được coi là “bướng bỉnh” khi 36 tuần vẫn chưa xoay đầu mà vẫn ngôi ngược như ngôi vai, ngôi mông… thì trong quá trình thăm khám thai bác sĩ sẽ áp dụng nhiều phương pháp để xoay ngôi thai hoặc có chỉ định sinh mổ nếu ngôi thai bất thường.
Cuộc sống của mẹ bầu khi thai 36 tuần Cân nặng của bà bầu 36 tuần
Cho đến thời điểm này, mẹ bầu đã tăng ít nhất 7-10 kg, tùy thuộc vào cân nặng của chị em trước lúc mang thai. Và 4 tuần tới trước khi lên bàn đẻ có thể bạn đã tăng tổng trọng lượng 10-15 kg. Bà bầu nên tăng cân vừa phải, không cần quá nhiều nhưng cũng không nên quá ít vì có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng của con yêu.
Trong tháng cuối thai kỳ mẹ bầu tăng thêm 2-3 kg là hợp lý. Tăng cân quá nhiều khi mang thai khiến việc sinh nở thêm khó khăn, đồng thời khó giảm cân sau sinh.
Những triệu chứng sức khỏe
– Đau mỏi khắp cơ thể: Vào tuần 36 trở đi, mẹ bầu thường cảm thấy đau nhức vùng lưng, hông, háng, cổ chân, cổ tay. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển chèn ép lên các mao mạch, đường gân khiến máu trong cơ thể của người mẹ không được lưu thông kịp thời.
– Bong nút nhầy tử cung: Nhiều mẹ bầu cho rằng khi bong nhầy tử cung nghĩa là mình sắp chuyển dạ. Thực tế nhiều chị em bong nút nhầy rất nhiều ngày trước khi em bé chào đời, vì vậy không nên hốt hoảng hay lo lắng thái quá.
– Tư thế ngủ: Giấc ngủ ban đêm của bạn dường như đã không còn vì không có tư thế nằm nào khiến mẹ bầu thoải mái. Bên cạnh đó việc đi tiểu nhiều lần trong đêm khiến gián đoạn giấc ngủ. Bạn cần sử dụng thêm gối để kê chân và lưng, xoay người nằm nghiêng bên trái và cố gắng tranh thủ ngủ thêm ban ngày sẽ giúp cơ thể bớt mệt mỏi.
– Hiện tượng phù chân vẫn tiếp diễn: Việc này khiến chị em đi lại khó khăn, nặng nề. Bạn không cần mua sắm thêm nhiều giày dép mới vì chỉ ít lâu nữa hiện tượng này sẽ biến mất sau khi em bé chào đời.
– Các cơn co chuyển dạ giả – Braxton Hicks đến thường xuyên hơn khiến nhiều mẹ lo lắng. Mẹ bầu cần học cách phân biệt giữa cơn co Braxton Hicks và các dấu hiệu chuyển dạ sớm để chủ động tư vấn bác sĩ hoặc đi khám khi cần thiết.
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai 36 tuần
Với việc trả lời cho câu hỏi ” Thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg “, các mẹ có thấy mình cần thay đổi chế độ dinh dưỡng trong tuần cuối “chạy nước rút” để “về đích” nhằm giúp tăng cân cho thai nhi không?
Mặc dù đã bước vào tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cũng đừng quên việc bổ sung canxi hàng ngày. Các thực phẩm giàu canxi chị em nên thêm vào thực đơn hàng ngày của mình như tôm, cua, cá, trứng, sữa…
Ngoài ra, chất xơ cũng không thể thiếu trong giai đoạn đặc biệt này. Mẹ nên ăn thêm nhiều loại rau có màu xanh đậm, thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, dâu tây, khoai lang, cà rốt….
Theo Phương Thanh (T/h) (Khám phá) Nguồn: eva
Bạn đang xem bài viết Thai 38 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg, Ít Đạp, Đau Bụng Từng Cơn? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!