Cập nhật thông tin chi tiết về Thai 25 Tuần Tuổi: Dấu Hiệu, Sự Phát Triển Của Bé Và Biến Đổi Của Mẹ mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ở tuần 25, bạn đã mang thai khoảng 6 tháng và 1 tuần tuần. Bạn đang ở quý cuối của thai kỳ. Lúc này, em bé bắt đầu cử động thường xuyên và có thể phản ứng lại với âm thanh hoặc những cú chạm.
Bạn đang xem: Thai 25 tuần tuổi: Dấu hiệu, sự phát triển của bé và biến đổi của mẹ
Ở tuần 25, em bé lớn bằng một củ cải Thụy Điển, dài khoảng 34,6 cm, nặng khoảng 660 g.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Rất nhiều mẹ bầu đã vượt qua giai đoạn 1 viên hàm lượng dinh dưỡng tương đương 1 cốc sữa bầu ) Trong khi sữa bầu rất khó uống, vì vậy Sữa non colosence đã giải quyết được vấn đề này giúp cho các bà mẹ. Ngoài ra còn giúp đẹp mẹ và con trong quá trình mang thai. Sữa non cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chứa thêm kháng thể để tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu.
THÔNG TIN CHI TIẾT
– Da: chất béo tích tụ dưới da
– Mũi: lỗ mũi bắt đầu mở ra
– Phản xạ: em bé có thể phản ứng lại với âm thanh, va chạm và ánh sáng.
– Xương sống: các phần khác nhau đang phát triển
– Phổi: động tác hít thở được phát triển. Nó xảy ra 44 lần/phút. Các túi phổi bắt đầu tạo ra chất hoạt động bề mặt.
– Thận: bắt đầu sản xuất nước tiểu
– Não: đang phát triển
– Hệ tiêu hóa: vẫn đang phát triển
Em bé chuyển động hoạt bát vào thời điểm này và hoạt động theo mô hình ngủ thức. Điều đó sẽ cho thấy bé khỏe mạnh trong bụng mẹ. Thai nhi nhỏ và có nhiều không gian trong tử cung để di chuyển xung quanh và có thể nằm ở những vị trí khác nhau trước khi nằm vào vị trí tốt nhất.
Những triệu chứng thai kỳ trong tuần 25
– Tăng cân: cân nặng nên tăng dựa trên chỉ số BMI của mẹ. BMI dưới 18,5 nên tăng 6,3-9,5 kg. BMI từ 18,5-24,9 nên tăng 5,4-8,6 kg. BMI từ 25-29,9 nên tăng 3,6-6,3 kg. BMI trên 30 nên tăng 2,2-4,9 kg.
– Khó ngủ: bên cạnh những cảm giác khó chịu của cơ thể, việc thường xuyên phải vào nhà vệ sinh ban đêm có thể phá vỡ giấc ngủ của bạn.
– Đi tiểu thường xuyên: tử cung đang lớn dần gây áp lực lên bàng quang khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
– Táo bón: progesterone làm giãn các cơ đường tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa gây táo bón.
– Bệnh trĩ: lưu lượng máu tăng cộng với táo bón khiến các tĩnh mạch ở khu vực trực trằng sưng lên.
– Đầy hơi, ợ hơi: khó tiêu làm sản sinh ra khí và khiến bạn cảm thấy bị đầy hơi.
– Ợ nóng: tử cung lớn lên chèn lên dạ dày, đẩy axit dạ dày lên thực quản gây ợ nóng.
– Đau lưng: em bé lớn lên đặt áp lực vào lưng dưới khiến bạn bị đau ở khu vực này.
– Mệt mỏi: khi cơ thể làm việc quá sức để nuôi em bé, bạn sẽ cảm thấy mệt hơn bình thường.
– Phù nề: nước tích trữ trong cơ thể khiến tay và chân sưng phù.
– Những cơn co thắt Braxton Hicks: bạn có thể trải qua những cơn co thắt bất thường và ít đau khi thay đổi vị trí. Đây là cách để cơ thể chuẩn bị cho việc sinh nở sau này.
– Hội chứng ống cổ tay: bàn tay và cổ tay sẽ cảm giác ngứa ran là do lượng máu tăng gây áp lực lên các dây thần kinh.
– Ngáy: lưu lượng máu tới các màng nhầy gia tăng có thể gây nghẹt mũi và khiến bạn ngủ ngáy.
– Rối loạn chức năng khớp mu (SPD): đây là tình trạng khi các dây chằng và các cơ ở xương chậu bị kéo căng, gây đau ở khu vực chậu. Các bài tập kegel và nghiêng vùng xương chậu sẽ giúp cơ vùng này khỏe hơn.
– Hội chứng bồn chồn chân (RLS) còn được gọi là bệnh Willis-Ekbom khiến chân ngứa ran và di chuyển không kiểm soát. Mức ferritin trong máu thấp (hemoglobin <11 g/dl), lượng folate thấp, tiền sử bị RLS trước khi thụ thai, bị RLS trong lần mang thai trước là một vài lý do phổ biến của hội chứng này.
Những thay đổi của cơ thể mẹ trong tuần thứ 25
Thay đổi về thể chất
– Bụng lớn và nhô ra một chút trong tuần này.
– Ngực lớn hơn và quầng vú trở nên sẫm màu.
– Da bị kéo căng do tử cung ngày càng lớn gây rạn da.
– Đường linea nigra trở nên tối màu hơn.
– Nồng độ nội tiết tố tăng lên khiến tóc trông dày hơn, sáng hơn.
Thay đổi cảm xúc
– Tâm trạng lên xuống do sự thay đổi nội tiết là phổ biến trong tuần này.
– Lo lắng về việc sinh nở và làm mẹ sắp tới cũng không có gì lạ trong giai đoạn này.
Sinh non ở tuần thứ 25
Sinh non là khi em bé chào đời từ tuần 20-37 của thai kỳ. Những em bé sinh từ tuần 24-28 của thai kỳ được xem là cực kỳ non yếu, trọng lượng chưa tới 1 kg. Các bé thường được chăm sóc trong lồng kính (NICU) với những hệ thống hỗ trợ sống và có khoảng 82% cơ hội sống sót nếu trọng lượng đạt khoảng 751-1.000 g.
Những bé sơ sinh cực non có thể bị những khuyết tật nặng như bệnh phổi mãn tính, bại não, mù lòa, SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh), chậm phát triển tâm thần và điếc.
Những yếu tố có thể gây sinh non bao gồm:
– Đã từng sinh non
– Mẹ mang đa thai
– Những bất thường của cơ quan sinh sản, chẳng hạn như cổ tử cung ngắn.
– Nhiễm trùng đường tiết niệu
– Bị bệnh lây qua đường tình dục
– Nhiễm trùng âm đạo, chẳng hạn như nhiễm khuẩn âm đạo và nhiễm trichomoniasis.
– Chảy máu âm đạo
– Huyết áp cao
– Có những bất thường trong phát triển của thai nhi.
– Mẹ thiếu cân hoặc béo phì trước khi mang thai
– Mang thai do thụ tinh trong ống nghiệm
– Khoảng cách giữa các lần mang thai quá ngắn (dưới 6 tháng)
– Nhau tiền đạo
– Nứt vỡ tử cung nếu bạn từng sinh mổ hoặc cắt một phần tử cung.
– Tiểu đường (lượng đường trong máu cao) hoặc tiểu đường thai kỳ (chỉ xảy ra khi mang thai)
– Vấn đề về đông máu
– Phụ nữ Mỹ gốc Phi
– Tuổi của mẹ dưới 18 hoặc trên 35
– Hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy
– Các yếu tố môi trường như tiếp xúc với những chất gây ô nhiễm môi trường nhất định.
– Bạo lực gia đình, kể cả bảo lực về thể xác, tinh thần, tình dục.
– Căng thẳng
– Thiếu sự hỗ trợ xã hội
– Làm việc phải đứng trong thời gian dài
Khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong tuần này hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
Khi nào cần gọi cho bác sĩ
– Bạn trải qua những cơn co thắt kéo dài trên 10 phút hoặc hơn, thường trong vòng một giờ (có trên 5 cơn co thắt trong một giờ)
– Rỉ chất lỏng từ âm đạo (vỡ túi ối).
– Co thúc như kỳ kinh nguyệt.
– Đau lưng dưới âm ỉ
– Áp lực lên vùng chậu
– Co rút ở bụng, có thể đi kèm tiêu chảy.
– Tăng tiết dịch âm đạo bất thường hoặc đột ngột
– Chảy máu âm đạo
Khám thai
Đây là những gì bạn có thể trải qua trong lần khám thai này
– Đo cân nặng
– Huyết áp
– Kiểm tra mức dung nạp glucose: nếu kết quả xét nghiệm thử glucose bất thường, bác sĩ sẽ đề nghị làm kiểm tra mức dung nạp glucose để đo nồng độ đường trong máu của mẹ.
Đối với xét nghiệm thử glucose, máu được rút ra sau khi bạn uống nước đường được 1 giờ và được kiểm tra nồng độ đường đã tăng lên. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính, bác sĩ sẽ thực hiện tiếp xét nghiệm mức dung nạp glucose. Để thực hiện xét nghiệm này, bạn phải nhịn ăn qua đêm. Máu sẽ được rút ra và đem xét nghiệm nồng độ đường.
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu theo giờ trong 3 giờ tiếp theo. Kết quả xét nghiệm bất thường là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bác sĩ sẽ đề nghị một chế độ ăn lành mạnh, ít đường để kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ nếu bạn bị mắc. Nếu không, bạn có thể theo một chế độ ăn và lối sống khoa học để bản thân và em bé khỏe mạnh.
Lời khuyên cho mẹ
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Rất nhiều mẹ bầu đã vượt qua giai đoạn ốm nghén một cách khỏe mạnh nhờ sử dụng sản phẩm Sữa non colosence. Sản phẩm này dạng viên nang nén ( 1 viên hàm lượng dinh dưỡng tương đương 1 cốc sữa bầu ) Trong khi sữa bầu rất khó uống, vì vậy Sữa non colosence đã giải quyết được vấn đề này giúp cho các bà mẹ. Ngoài ra còn giúp đẹp mẹ và con trong quá trình mang thai. Sữa non cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chứa thêm kháng thể để tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu.
THÔNG TIN CHI TIẾT
– Không để bị căng thẳng
– Ăn đồ ăn nấu chín tại nhà trong đó có những loại cá như cá hồi, cá pô lắc, cá trống, cá tuyết, tôm và cá trê bởi đây là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào. Hãy tránh ăn các loại cá như cá kình, cá mập, cá kiếm và cá thu bởi chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao.
– Bổ sung các loại vitamin trước sinh như sắt, axit folic.
– Tránh hút thuốc, uống rượu cũng như dùng nhiều cafein.
– Nghỉ ngơi đầy đủ
– Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ.
– Duy trì vệ sinh răng miệng
– Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí
– Không uống thuốc mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
– Tránh dọn vệ sinh chuồng mèo để không bị nhiễm toxoplasmosis
– Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại.
– Mang các loại trái cây, đồ ăn nhẹ đến văn phòng và ăn giữa những lần nghỉ ngơi.
– Dành thời gian cho gia đình và bạn bè
– Nghĩ tên cho em bé
– Đọc sách và tham gia các hoạt động giúp bạn vui vẻ.
Lời khuyên dành cho các ông bố tương lai
– Tạo ra một môi trường vui vẻ tại nhà
– Giúp vợ làm việc nhà
– Cùng vợ đi khám thai
– Đi mua sắm đồ bầu
– Lên kế hoạch cho một ngày ra ngoài để đổi gió và thư giãn cùng nhau
– Mát xa cổ và chân cho vợ khi cô ấy cần.
Bạn chỉ còn 15 tuần nữa là sinh em bé. Hiện tại, bạn sẽ vừa lo lắng, vừa hạnh phúc với vai trò làm mẹ sắp tới. Thậm chí, bạn có thể hơi lo sợ về những thay đổi to lớn trong cuộc sống nhưng đừng lo lắng. Hành trình này không phải dễ dàng như cuối cùng, bạn sẽ thể tận hưởng niềm vui không thể tưởng tượng với thiên thần bé nhỏ của mình.
Thai 19 Tuần Tuổi: Dấu Hiệu, Sự Phát Triển Của Bé Và Biến Đổi Của Mẹ
Ở tuần 19, bạn đang trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ và đã có thai khoảng 5 tháng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về sự phát triển của em bé, những thay đổi ở cơ thể mẹ và lời khuyên dành cho mẹ để giữ sức khỏe giai đoạn này.
Bạn đang xem: Thai 19 tuần tuổi: Dấu hiệu, sự phát triển của bé và biến đổi của mẹ
Lúc này, em bé có kích thước bằng một quả cà chua bạch tuộc, dài khoảng 15,3 cm và nặng khoảng 240 g. Em bé bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh hơn ở giai đoạn này.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Rất nhiều mẹ bầu đã vượt qua giai đoạn 1 viên hàm lượng dinh dưỡng tương đương 1 cốc sữa bầu ) Trong khi sữa bầu rất khó uống, vì vậy Sữa non colosence đã giải quyết được vấn đề này giúp cho các bà mẹ. Ngoài ra còn giúp đẹp mẹ và con trong quá trình mang thai. Sữa non cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chứa thêm kháng thể để tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu.
THÔNG TIN CHI TIẾT
– Mặt: hình thành rõ các đặc điểm hơn.
– Lông, tóc: Mọc ở đầu, lông mày và lông mi.
– Da: được bao phủ bởi một lớp nhờn có tác dụng bảo vệ.
– Sụn: được thay thế bởi xương.
– Các chi: cánh tay và cẳng chân có tỷ lệ cân xứng và chuyển động dưới sự kiểm soát nhiều hơn.
– Não: phát triển các giác quan thị giác, khứu giá, vị giác, xúc giác và thính giác.
– Tai: tai em bé giờ có thể nghe, có nghĩa là bạn có thể bắt đầu hát cho bé nghe.
– Các chồi vị giác: đã phát triển. em bé giờ có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa vị ngọt và đắng.
– Thận: bắt đầu lọc nước tiểu. Một lượng nước tiểu (vô trùng) được lấy từ trong nước ối.
– Giới tính: siêu âm có thể xác định được giới tính của em bé. Nếu là bé gái, tử cung được hình thành và buồng trứng có 6 triệu trứng.
Cử động của thai nhi ở tuần 19
Em bé bắt đầu đạp và lắc lư. Những bà mẹ mang thai lần đầu có thể chưa cảm nhận được những chuyển động nhẹ nhàng gọi là “thai đạp trong bụng mẹ”, nhưng với những người đã từng mang thai trước đó thì họ có thể nhận ra được.
Những triệu chứng khi thai 19 tuần tuổi
– Tăng sự thèm ăn: đến thời điểm này, các triệu chứng ốm nghén sẽ kết thúc và sự thèm ăn tăng lên.
– Tăng cân: phụ nữ mang thai bắt đầu tăng cân theo tuần, kể từ tháng thứ tư. BMI trên 18,5 tăng 0,6kg, BMI từ 18,5-24,9 (cân nặng bình thường) tăng 0,5kg, BMI từ 25-29,9 (thừa cân) tăng 0,3kg, BMI trên 30 (béo phì) tăng 0,2kg.
– Đi tiểu thường xuyên: tử cung lớn lên bắt đầu ép lên bàng quang và làm tăng tần suất đi tiểu.
– Đau dây chằng tròn: cơn đau được cảm nhận ở một hoặc cả hai bên bụng khi tử cung lớn lên làm giãn các dây chằng ở háng.
– Táo bón: hormone progesterone làm giãn các cơ đường tiêu hóa trong quá trình mang thai, thức ăn ở lại trong đường này lâu hơn để hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng vào máu. Điều này khiến bạn bị táo bón.
– Chóng mặt: tử cung ngày càng lớn chèn ép lên các mạch máu và làm giảm lưu lượng máu đến não gây mệt mỏi, chóng mặt. Đôi khi việc để bụng đói một thời gian dài cũng góp phần làm bạn choáng váng. Hãy đảm bảo ăn uống đầy đủ để cơ thể không bị mất nước.
– Đau lưng: do tử cung ngày càng lớn, trọng tâm cơ thể thay đổi gây áp lực lên lưng dưới khiến bạn bị đau lưng.
– Nghẹt mũi: thay đổi nội tiết làm tăng lưu lượng máu đến màng nhày khiến chúng sưng và mềm hơn. Điều này gây nghẹt và tắc mũi, đôi khi khó thở.
– Chuột rút chân: thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm. Nguyên nhân là do tử cung đang lớn dần chèn ép vào các mạch máu.
– Ợ nóng: khi tử cung đẩy dạ dày về phía cơ hoành, dịch dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản gây ợ nóng.
– Thị lực giảm: điều này có thể xảy ra do có sự tích tụ thêm chất lỏng ở mắt.
– Khó ngủ: đau lưng, đau hông và chuột rút gây khó ngủ. Hãy dùng gối kê dưới bụng, ở giữa hai chân để làm giảm bớt khó chịu.
– Nóng bừng: do lưu lượng máu trong cơ thể tăng nên cơ thể bạn sẽ có cảm giác nóng bừng.
Những thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần 19
Thay đổi sinh lý
– Bụng to ra.
– Ngực lớn và mềm hơn sẵn sàng cho em bé bú.
– Đường linea nigra chạy từ rốn xuống dọc bụng trở nên sẫm màu hơn do sắc tố da.
– Tóc dày và sáng hơn.
– Da bị rạn khi tử cung lớn dần làm căng da.
Thay đổi cảm xúc
– Tâm trạng thất thường
– Một số phụ nữ trải qua những giấc mơ kỳ lạ do những mong đợi và nỗi sợ khi mang thai.
– Sự lo lắng.
Khi nào nên gọi cho bác sĩ
– Sốt trên 38C
– Đau vùng chậu kèm chuột rút.
– Đi tiểu ít hơn hoặc nước tiểu sẫm màu.
– Nôn mửa dữ dội.
– Cảm thấy chóng mặt hoặc mất ý thức.
Khám thai
Lần khám thai của bạn trong tuần này có thể sẽ được:
– Kiểm tra cân nặng
– Huyết áp
– Thử nước tiểu để phát hiện sự hiện diện của protein.
– Siêu âm: sẽ được thực hiện để đảm bảo em bé phát triển thích hợp và cũng có thể xác định giới tính ở thời điểm này. Việc siêu âm xác định bất thường sẽ được thực hiện từ tuần 19-20 của thai kỳ để xác định xem em bé có bất cứ vấn đề gì về thể chất như nứt đốt sống hay không.
– Chọc nước ối: đây là một xét nghiệm chẩn đoán trong đó bác sĩ sẽ dùng kim tiêm chọc lấy một lượng nhỏ nước ối từ tử cung. Xét nghiệm này giúp phát hiện những vấn đề về nhiễm sắc thể.
Nguy cơ sảy thai ở tuần thứ 19
Sảy thai ở tuần thứ 19 rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra.
– Khoảng 1-5% các ca sảy thai xảy ra ở giai đoạn tuần thứ 13-19 của thai kỳ.
– Khoảng 24% trường hợp xảy thai ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ là do bất thường về nhiễm sắc thể. Những bất thường này bao gồm nomosomy X (hội chứng Turner), trisomy 13, 18 và 21, nhiễm sắc thể giới tính polysomy.
– Các bất thường về cấu trúc cũng có thể gây hỏng thai. Đó có thể là do dị tật ống thần kinh, hội chứng dải sợi ối, bệnh tiểu đường của mẹ không được kiểm soát tại thời điểm thụ thai, mẹ tiếp xúc với các tác nhân gây quái thai.
– Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm âm đạo, cũng có thể dẫn đến sảy thai.
Những nguyên nhân khác gây sảy thai bao gồm:
– Bất thường nội tiết tố ở mẹ
– Những vấn đề miễn dịch
– Bệnh lây truyền qua đường tình dục.
– Căng thẳng
– Lối sống không lành mạnh.
Các dấu hiệu sảy thai ở tuần 19
Đau dữ dội kèm với chuột rút và chảy máu ở vùng bụng là dấu hiệu cảnh báo sảy thai. Mức độ chảy máu có thể tùy vào từng người.
Ngăn ngừa sảy thai ở tuần 19
Cách duy nhất để ngăn ngừa nguy cơ sảy thai là thực hiện một lối sống lành mạnh. Xét nghiệm thai kỳ sơ bộ giúp phát hiện bất cứ biến chứng nào và các phương pháp điều trị cần thiết làm giảm nguy cơ sảy thai.
Nhận thức về những chất bổ sung thảo dược nào được và không được sử dụng trong thời gian này cũng có thể làm giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ.
Các loại thảo được có an toàn trong tuần thứ 19 của thai kỳ không?
Rất nhiều người tin rằng thảo mộc thì an toàn hơn thuốc tây trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng.
Trong khi một số loại thảo dược có ích, một số lại có thể gây những cơn co thắt tử cung dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc chấn thương cho thai nhi. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc thảo dược nào.
– Cọ lùn
– Đương quy
– Mao lương hoa vàng
– Ma hoàng
– Lạc tiên
– Pay D’ Arco
– Yohimbe
– Thiên ma
– Cúc la mã
– Blue Cohosh
– Bồ công anh
– Cây tầm ma
– Bạc hà hăng
– Nha đam
– Nhân sâm
– Cúc thơm
– Cây keo
– Kava Kava
– Hoa anh thảo
Những loại thảo mộc được coi là an toàn cho thai kỳ:
– Lá mâm xôi đỏ
– Lá bạc hà
– Rễ gừng
– Yến mạch, thân yến mạch
– Vỏ cây du trơn
Chỉ sử dụng những loại thảo mộc này sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý để có một thai kỳ an toàn và thoải mái ở tuần 19
– Uống nhiều nước để giữ nước.
– Bổ sung thêm chất dinh dưỡng, sữa non hoặc vitamin tổng hợp
– Ăn từng bữa nhỏ đều đặn
– Tránh các loại thực phẩm dầu mỡ, nhiều chất béo để ngăn ợ nóng. Thực hiện lối sống lành mạnh và ăn thực phẩm nấu chín tại nhà.
– Tiêu thụ nhiều chất xơ hơn để giảm táo bón. Các thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, các loạt ngũ cốc, các loạt hạt, phô mai, sữa, trứng.
– Tránh những tư thế sai bởi chúng có thể gây đau lưng.
– Không hút thuốc, uống rượu bởi nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
– Tham gia vào các hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ để tăng mức năng lượng cho mẹ.
– Giữ bình tĩnh và tránh để bị căng thẳng.
– Cơ thể cần nghỉ ngơi đầy đủ để thư giãn.
– Không sử dụng các loại thuốc mà chưa có ý kiến bác sĩ.
– Mặc quần áo thoáng khí, rộng rãi.
– Duy trì vệ sinh răng miệng để ngăn các vấn đề răng lợi.
– Dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè hơn nếu điều đó khiến bạn thấy hạnh phúc.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Rất nhiều mẹ bầu đã vượt qua giai đoạn ốm nghén một cách khỏe mạnh nhờ sử dụng sản phẩm Sữa non colosence. Sản phẩm này dạng viên nang nén ( 1 viên hàm lượng dinh dưỡng tương đương 1 cốc sữa bầu ) Trong khi sữa bầu rất khó uống, vì vậy Sữa non colosence đã giải quyết được vấn đề này giúp cho các bà mẹ. Ngoài ra còn giúp đẹp mẹ và con trong quá trình mang thai. Sữa non cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chứa thêm kháng thể để tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu.
THÔNG TIN CHI TIẾT
– Giúp đỡ vợ làm việc nhà.
– Tạo ra một môi trường vui vẻ tại nhà.
– Cùng cô ấy có mặt tại tất cả những buổi khám thai.
– Lên kế hoạch mua sắm cho bà bầu.
– Mát xa cổ và chân để cô ấy thấy thư giãn.
– Bắt đầu tìm hiểu về những lớp sinh con tốt nhất tại khu vực.
– Đọc sách mang thai để biết thêm về việc sinh con.
Ở tuần thứ 19, bạn đã đi được một nửa chặng đường mang thai. Bạn sẽ trải qua một vài thay đổi về thể chất và tâm lý, có cái tốt, có cái gây khó chịu. Nhưng tất cả những nỗi đau và tâm trạng phiền muộn sẽ biến mất khi em bé chào đời.
Mang Thai Tuần Thứ 25 Và Sự Phát Triển Của Thai Kỳ
Lúc này bé dài 13 cm và nặng khoảng từ 700 đến 850 gram
Bạn có thể nhận thấy rằng em bé có những thời gian nghỉ ngơi. Bạn sẽ nhận thấy hoạt động của thai nhi dễ dàng hơn khi bạn ít vận động hơn.Thính giác của bé tiếp tục phát triển. Điều tuyệt vời là bây giờ em bé có thể nghe thấy giọng nói của bạn rồi đấy!
Những chất béo dưới da ngày càng được cung cấp và dày lên khiến làn da của em bé bớt nếp nhăn so với trước. Nếu em bé có một mái tóc thì màu sắc và kết cấu có thể được nhìn thấy tại thời điểm này. Tuy nhiên, nó có thể thay đổi sau khi em bé được sinh ra.
Bạn nghe tất cả các phương pháp để biết mình đang có một cậu bé hoặc một cô bé. Nếu nhịp tim của em bé đập, bạn đang có một cô cô bé. Nếu nhịp tim chậm, đó là một cậu bé. Tuy nhiên, chỉ có hai cách khoa học để xác định giới tính. Điều này có thể được xác định bằng siêu âm hoặc chọc ối. Thậm chí nếu bạn đã có một siêu âm sau 20 tuần, đó không phải là chính xác 100% trong việc dự đoán giới tính của em bé. Kết quả siêu âm từ kỹ thuật viên, y tá và bác sĩ có thể sai. Chọc ối giúp bác sĩ có thể nhìn vào gen di truyền, cho nên giới tính được xác định theo cách này. Thông thường chọc, ối không phải là một cách an toàn, nó chứa rất nhiều nguy hiểm cho thai phụ và đứa bé, trừ khi có một biến chứng trong thời kỳ mang thai.
Từ tuần này, mỡ ngày càng dày ở cổ, ngực. Tại thời điểm này, em bé không có quyền kiểm soát nhiệt độ của mình, đó là cách duy trì hiệu quả ở một mức độ nhiệt hoàn hảo của nhau thai.
Trong tử cung, tai của bé không chỉ có chất lỏng xung quanh mà bên trong cũng rất nhiều. Đây là một phần lý do em bé chỉ có thể nghe một số âm thanh tần số thấp hơn. Ngáp là một cách để mở khóa tai và từ bây giờ em bé của bạn dành rất nhiều thời gian để…ngáp.
Ở hình ảnh này, em bé được nằm với một cánh tay và mặt nằm trên nhau thai. Đôi mắt nhắm nghiền vào thời điểm này. Bàn tay được sắp xếp ở vị trí thoải mái nhất với các ngón tay hơi cong.
Ảnh scan 3D này cho thấy bé mút ngón tay cái.
Ở đây, làn da trông lỏng lẻo quanh cổ vì em bé đã quay đầu lại một chút. Điều này là bình thường ở giai đoạn này: thiếu chất béo dưới da và nhu cầu phát triển nhanh chóng có thể làm cho em bé của bạn có những biểu hiện như trên.
Mũi nhìn rõ ràng rồi phải không nào các mẹ? Thường xuyên nuốt nước ối sẽ làm em bé hít vào và thở ra qua mỗi lỗ mũi.
Ở đây, đầu của em bé hơi cúi xuống về phía ngực. Các cánh tay phải bị bẻ cong ở khuỷu tay nằm trên cổ.
Mang thai có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu đến cơ quan tiêu hóa. Không chỉ các hormon progesterone làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày, nó cũng làm giãn van ở lối vào dạ dày. Điều này cho phép thức ăn có tính axit trong dạ dày di chuyển lên và đi vào thực quản. Kết quả: trào ngược (còn gọi là chứng ợ nóng) có thể làm cho bữa ăn yêu thích của bạn trở thành một cơn ác mộng. Tử cung mở rộng làm tăng thêm áp lực lên dạ dày trong vài tháng cuối của thai kỳ. Hãy chia các ăn bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn và tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị và chất béo.
Phong thủy hòa hợp với tên của bố mẹ?
Nói cách khác, những chữ nào vần với tên này?
Đây chỉ là một hướng dẫn để suy nghĩ như bạn chọn một tên cho con mình.
Ở bất kỳ thời điểm nào trong đời, người phụ nữ luôn có nhu cầu làm đẹp, kể cả khi họ đang mang thai.
Đã lâu rồi kể bạn chưa làm móng tay, móng chân? Hãy thư giãn đi nào, bạn có thể làm việc đó với sự trợ giúp của anh ấy ngay tại căn nhà hạnh phúc của mình
Chuẩn bị:
Bát hoặc thau đựng nước ấm
Sử dụng một số loạt mỹ phẩm để tẩy tế bào chết
Khăn mềm để lau khô tay và bàn chân
Thuốc nước hoặc kem để sơn móng tay móng chân
Một sơn móng tay bạn thích sẽ rất tuyệt vời
Sự Phát Triển Của Thai Nhi 28 Tuần Tuổi
Cơ thể bé ở tuần thứ 28 đang tiếp tục hoàn thiện và cần bổ sung rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là canxi để phát triển bộ xương. Một số triệu chứng như ợ nóng và táo bón có thể quay lại làm phiền mẹ ở giai đoạn cuối của quá trình mang thai
Sự phát triển của thai nhi 28 tuần: Bé nặng bao nhiêu?
Ở tuần thai thứ 28, bé đã đạt trọng lượng 1,1kg và dài hơn 38cm. Đôi mắt của bé đang tiếp tục hoàn thiện. Các cơ bắp vững chãi hơn. Phổi cũng đã có thể hít thở được không khí. Đặc biệt, bộ não bé đang phát triển hàng triệu neuron thần kinh. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của bé, mẹ sẽ cần rất nhiều protein, vitamin C, axit folic và sắt.
Thời điểm này xương của bé đang hấp thụ rất nhiều canxi, hãy nhớ uống sữa hoặc bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi khác như phô mai, sữa chua…. Ở giai đoạn cuối của quá trình phát triển thai kỳ, mỗi ngày bé cần khoảng 250mg canxi để hỗ trợ bộ xương phát triển cứng cáp!
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 28?
Thai 28 tuần rất hiếu động. Vì vậy, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ cách theo dõi cử động đạp của bé trong những khoảng thời gian nhất định mỗi ngày. Nên cho bác sĩ biết ngay nếu mẹ nhận thấy con ít hoạt động hơn. Mẹ có thể cần một thử nghiệm Non-Stress (NST) – thử nghiệm theo dõi tình trạng thai suy trong tử cung, hoặc hồ sơ sinh lý để kiểm tra tình trạng của bé.
Một số triệu chứng như ợ nóng và táo bón có thể quay lại làm phiền mẹ. Tình trạng giãn cơ ở đường tiêu hóa do hormone thai kỳ đặc biệt khi mẹ ăn nhiều sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra đầy hơi và ợ nóng, dễ dẫn tới táo bón. Để ngăn ngừa táo bón, hãy ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.
Mặt khác, khi tử cung to ra cũng có thể góp phần gây ra bệnh trĩ thai kỳ. Những mạch máu sưng lên ở vùng hậu môn là hiện tượng phổ biến trong thời kỳ mang thai. May mắn thay, hiện tượng này thường mất đi vài tuần sau khi sinh.
Nếu bị ngứa hoặc đau hậu môn, thử ngâm mình trong bồn tắm hoặc chườm lạnh kết hợp thoa thuốc chống sưng ở vùng đau ngứa. Tránh ngồi hoặc đứng lâu. Nếu có ý định dùng thuốc để cải thiện tình trạng này, mẹ đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước. Đặc biệt, nếu búi trĩ làm mẹ chảy máu thì nên trao đổi với bác sĩ ngay.
Trong thời kỳ mang thai, một số mẹ cũng có thể bị “hội chứng hạ huyết áp khi nằm ngửa”- hiện tượng thay đổi nhịp tim và huyết áp khi nằm ngửa, khiến mẹ cảm thấy chóng mặt cho đến khi thay đổi tư thế. Mẹ cũng có thể thấy chóng mặt nếu đứng lên quá nhanh. Để tránh chóng mặt, hãy nằm nghiêng và từ từ thay đổi tư thế từ nằm chuyển sang ngồi rồi đứng.
Gợi ý điều mẹ bầu cần làm cho tuần thai thứ 28
1/ Mua sắm vài thứ cần thiết. Hãy lên danh sách những thứ cần chuẩn bị trước cho một vài tuần đầu tiên sau sinh khi mẹ không thể ra ngoài mua sắm được:
Tã bỉm sơ sinh và khăn em bé.
Đồ dùng cho trẻ sơ sinh như bấm móng tay, nhiệt kế, hút mũi cao su và vú giả.
Bột giặt an toàn cho trẻ sơ sinh.
Băng vệ sinh cho mẹ (vì mẹ sẽ chảy sản dịch trong vài tuần sau sinh).
Khăn giấy và chén đĩa giấy để tiện dọn dẹp sau bữa ăn.
2/ Tận hưởng sự tự do: Hãy tận hưởng những tuần cuối trước khi sinh để làm những việc mẹ yêu thích như xem phim, chăm sóc da, hoặc một bữa tối lãng mạn với chồng chẳng hạn.
Bạn đang xem bài viết Thai 25 Tuần Tuổi: Dấu Hiệu, Sự Phát Triển Của Bé Và Biến Đổi Của Mẹ trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!