Cập nhật thông tin chi tiết về Tất Tần Tật Những Gì Mẹ Cần Chuẩn Bị Trước Khi Nhập Viện Sinh Con mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Quần áo, vật dụng cá nhân và giấy tờ là những gì mà mẹ cần chuẩn bị trước khi nhập viện sinh con, trong đó giấy tờ là quan trọng nhất, vì mẹ cần có giấy tờ để làm thủ tục nhập viện và đóng viện phí.
Các loại giấy tờ cần mang theo khi nhập viện sinh con
Các giấy tờ cần bản gốc:
– Hộ khẩu của người mẹ;
– Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh của người mẹ;
– Chứng minh thư nhân dân của người thân đi cùng (để nhận bé và chăm sóc bé tại phòng nhi của khoa sinh khi người mẹ phải sinh mổ);
– Sổ tạm trú dài hạn (nơi chấp thuận cho làm giấy khai sinh) của người mẹ;
– Sổ khám thai, phiếu siêu âm, X quang, phiếu xét nghiệm hay bất kỳ loại giấy tờ thăm khám nào mà mẹ đã khám trong thời gian mang thai, bao gồm cả việc thăm khám tại những cơ sở y tế khác bệnh viện mà mẹ chọn để sinh con.
– Thẻ bảo hiểm y tế dán ảnh (nếu có);
– Giấy chuyển viện (nếu có).
Các giấy tờ photo (mỗi loại 2 bản):
– Hộ khẩu của người mẹ;
– Chứng minh nhân dân của người mẹ;
– Thẻ bảo hiểm y tế có dán ảnh (nếu có);
– Thẻ gia hạn bảo hiểm y tế (nếu có);
– Giấy chuyển viện bảo hiểm y tế (nếu có).
Vật dụng cần chuẩn bị cho người mẹ
Nếu sinh thường, người mẹ có thể xuất viện sau 1 – 2 ngày sinh em bé, còn sinh mổ thì lâu hơn, khoảng 5 – 7 ngày để theo dõi biến chứng. Trong thời gian ở viện, mẹ sẽ được phát quần áo theo quy định của bệnh viện, nhưng mẹ vẫn cần tự chuẩn bị thêm nhiều vật dụng cá nhân khác.
– Quần áo: Chỉ cần 1 bộ khi xuất viện. Nên chọn loại vải mềm, kiểu dáng rộng rãi thoải mái. Mẹ cũng nên căn cứ vào điều kiện thời tiết để chọn quần áo dày mỏng cho phù hợp. Bộ quần áo này cần phải được giặt sạch sẽ và gấp gọn trước khi mẹ nhập viện.
– Tất chân (vớ): Có thể từ 5 – 7 đôi phòng khi mẹ sinh mổ phải ở bệnh viện lâu. Nếu trời lạnh thì nên dùng tất cổ dài, loại dày để giữ ấm cho chân.
– Quần lót: Khoảng 10 chiếc loại dùng 1 lần để đỡ phải giặt.
– Mũ đội đầu và khăn quàng cổ: Mỗi loại 1 cái.
– Bỉm người lớn: 3 – 4 miếng dùng những ngày đầu sau sinh, vì lúc đó sản dịch ra rất nhiều.
– Băng vệ sinh: 1 gói.
– Các đồ dùng cá nhân khác: Khăn rửa mặt, bàn chải răng, kem đánh răng, nước súc miệng, dầu gội khô.
Ngoài ra, mẹ cũng nên tham khảo trước xem bệnh viện có dịch vụ cung cấp phích nước hay không, nếu không có thì phải mang thêm từ nhà đi.
Cần chuẩn bị gì cho em bé khi mẹ nhập viện?
Sau khi chào đời, em bé sẽ được quấn tã của bệnh viện, song cũng có bệnh viện không có sẵn tã mà người mẹ phải chuẩn bị trước ở nhà. Tất cả các loại quần áo, khăn và chăn của bé đều phải được giặt sạch sẽ và gấp gọn lại.
– Quần áo dài tay loại cho trẻ sơ sinh: 3 bộ để bé mặc ở viện và mặc khi ra viện.
– Bao tay, bao chân loại vải cotton mềm: 2 bộ.
– Mũ đội đầu, mũ che thóp cho bé: Mỗi loại 1 chiếc.
– Khăn quấn cho bé: 2 chiếc.
– Chăn ủ ấm bé: 1 chiếc.
– Rơ lưỡi: 5 – 7 chiếc.
– Băng rốn: 4 – 5 chiếc.
– Bông y tế: 1 gói.
– Nước muối sinh lý: 1 lọ nhỏ, mua ngoài hiệu thuốc để rửa mắt mũi cho bé.
– Khăn sữa: Chuẩn bị nhiều, khoảng 10 chiếc.
– Tã giấy hoặc bỉm trẻ sơ sinh: 1 bịch.
– Quần đóng bỉm: 4 – 6 chiếc.
– Giấy ướt: 1 gói.
– Các vật dụng khác: Bình sữa, cốc, thìa, sữa bột để cho bé bú nếu sữa mẹ chưa về.
Nên chuẩn bị đồ trước sinh từ khi nào?
Khi đi khám, mẹ sẽ được bác sĩ thông báo cho ngày dự sinh, nhưng thực tế thì mẹ có thể sinh trước hoặc sau ngày dự sinh này. Với những mẹ sinh con so, thời gian sinh thường khá sớm. Do đó, các vật dụng cần thiết nên được chuẩn bị từ tuần thứ 35 của thai kỳ.
Khi sắp xếp đồ, mẹ cần gấp gọn vào giỏ, phân loại theo thứ tự và chủng loại. Nếu có thể, mẹ có thể gói chúng vào ngăn, túi riêng rồi dán nhãn để người thân không bị nhầm lẫn.
Giấy tờ tùy thân là thứ quan trọng nhất, cần chuẩn bị đầy đủ, bỏ riêng vào túi đựng hồ sơ rồi để trong giỏ đồ sinh, không để riêng vì khi chuyển dạ, nhập viện cả gia đình sẽ cuống lên rồi quên mất.
Nếu nhà mẹ gần bệnh viện thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Các đồ đạc của cả mẹ và bé sẽ chỉ cần mang rất ít, sau đó có thể về nhà lấy thêm để tránh mang vác đồ đạc cồng kềnh khi vào viện.
Ngoài những giấy tờ, vật dụng này, gia đình còn phải chuẩn bị một số tiền để đóng viện phí, với sinh thường là 3 – 5 triệu đồng, sinh mổ từ 5 – 10 triệu đồng. Tâm lý người mẹ lúc này cũng rất quan trọng, cần có gia đình bên cạnh trấn an để họ bớt sợ hãi, lo lắng và sinh con an toàn.
Đừng để con THIẾU SỮA ngay khi mới được sinh ra hay đến khi mẹ KHÔNG ĐỦ SỮA CHO CON mới cuống cuồng tìm biện pháp để lấy lại sữa mẹ!
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ.
Trước khi sinh, mẹ hãy chuẩn bị trong hành trang của mình VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ giúp sữa mẹ thơm mát, sánh đặc để con bú tăng cân đều mà còn giúp mẹ đẩy nhanh sản dịch, hấp thu dinh dưỡng, ăn ngon ngủ tốt, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.
Tất Tần Tật Những Gì Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Mang Thai
Mang thai là điều tuyệt vời đối với các cặp vợ chồng, tuy nhiên để có một hài nhi khỏe mạnh, một thai kỳ khỏe mạnh cũng như tránh sự thiếu hụt về kinh tế sau khi bé yêu ra đời cả hai vợ chồng đều cần được chuẩn bị về vấn đề thể chất, kinh tế và tâm lý trước khi mang thai.
1. Chuẩn bị sức khỏe và tâm lý
Hãy khám sức khỏe tổng quát trước khi có con. Kiểm tra và điều chỉnh thói quen của mình, loại bỏ những thói quen xấu có hại cho sức khỏe, tạo những thói quen tốt, thói quen lành mạnh.
Để có một thai nhi tốt, người chồng cần chú ý:
– Ăn uống đủ dưỡng chất và an toàn giúp cơ thể và tinh trùng được khỏe mạnh. Ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic, kẽm, vitamin C, ngũ cốc, rau lá xanh đậm, thịt hải sản, trứng, bưởi, cam, chanh, nho…
– Tránh mặc đồ bó sát, ngồi quá lâu, ngâm mình trong bồn tắm hơi.
– Hạn chế thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.
– Nếu môi trường làm việc có tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ… thì nên thay đổi công việc hoặc có biện pháp giảm thiểu tối đa rủi ro từ môi trường.
– Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mệt mỏi, căng thẳng.
– Kiểm tra khả năng miễn dịch rubella, thủy đậu, bệnh phụ khoa, chủng ngừa cúm, rubella…
– Chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh, kiểm soát cân nặng vì cân nặng ở mức trung bình sẽ giúp dễ thụ thai hơn, không để béo phì quá mức.
– Nên đi kiểm tra răng, nếu chưa làm trong 6 tháng qua.
– Nên dành khoảng 30 phút tập thể dục hàng ngày.
– Cần bỏ rượu, cà phê, thuốc lá. Cà phê có thể làm giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ kích thích thần kinh, dễ dẫn đến sảy thai, chỉ nên dùng khoảng 200 mg mỗi ngày.
– Người mẹ cũng cần giảm thiểu rủi ro từ môi trường làm việc và sinh hoạt. Tránh tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, chất phóng xạ, các chất trong môi trường sống như chất tẩy rửa, dung môi, chì trong nước uống…
Uống 400 mcg axit folic mỗi ngày trong 1-3 tháng trước khi có thai.
Tăng cường thực phẩm giàu sắt từ rau (rau ngót, rau muống), thịt nạc (thịt bò, thịt trâu), cá biển… Sắt từ thịt hấp thu tốt hơn từ rau 2-3 lần.
Nâng cao tiêu chuẩn dinh dưỡng, chọn thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, giàu protein, thêm rau quả.
Bảo quản thức ăn tốt, tránh bị nhiễm độc, rửa tay trước khi ăn.
2. Lên kế hoach về tài chính
Khi mang thai, có bảo hiểm y tế, bạn cũng sẽ an tâm hơn về khoản kinh phí phát sinh khi sắp đến kỳ sinh nở. Ngoài ra, sử dụng bảo hiểm y tế, bạn sẽ được thanh toán các chi phí y tế khi chữa bệnh, phẫu thuật, tai nạn, khám sức khỏe định kỳ…
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các gói bảo hiểm khác, như bảo hiểm thai sản, bảo hiểm nhân thọ…
Nguồn từ http://hoibabau.com/
Mang Thai Và Sinh Con Lần 2: Tất Tần Tật Điều Mẹ Cần Biết
Sinh con lần thứ 2, người mẹ có những sự khác biệt so với sinh con lần đầu tiên cả về sức khỏe và tinh thần. Hãy xem đó là những khác biệt nào, có khó khăn gì không và kinh nghiệm để khắc phục.
Sự khác biệt và kinh nghiệm khi mang thai lần 2
Mang thai lần thứ hai, phụ nữ có một vài điều khác biệt so với lần thứ nhất:
Thông thường, trước khi mang thai lần đầu, mẹ hầu như đã tiêm phòng đầy đủ cho nên, ở lần mang thai thứ hai, đa phần các mẹ hầu như đã được bảo vệ đầy đủ.
Nếu mẹ đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván trước thai kỳ thì không phải tiêm lại. Nếu mẹ chưa tiêm đủ 5 mũi thì tiêm thêm một 1 vào 3 tháng giữa thai kỳ. Nếu mẹ đã tiêm đủ 5 mũi nhưng cách lần tiêm cuối cùng trên 10 năm thì cũng phải tiêm nhắc lại. Nếu mẹ đã tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước mà lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì nên tiêm nhắc lại thêm một mũi để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.
Đối với các mũi tiêm phòng bệnh sởi-thủy đậu-rubella, nếu mẹ chưa tiêm trước khi mang thai lần thứ nhất thì nên tiêm phòng trước khi mang thai lần thứ 2 tối thiểu 3 tháng.
Đối với mũi cúm, mẹ nên tiêm trước khi mang thai lần thứ 2 tối thiểu 1 tháng.
Bù lại cho sự thiếu thốn về thời gian tìm hiểu kiến thức thì lần này, mẹ đã có kinh nghiệm hơn trong việc mang thai. Vì vậy, thai kỳ của mẹ phần nào cũng nhẹ nhàng hơn so với lần thứ nhất.
Ví dụ mẹ sẽ biết được nên ăn thực phẩm nào, nên kiêng thực phẩm nào, dinh dưỡng thế nào là đủ cho hai mẹ con, bổ sung dinh dưỡng trong các tháng của thai kỳ cho thích hợp, biết được lịch khám cần thiết, biết được các điều kiện sinh nở cần thiết, biết được cái gì nên mua cái gì không….
Hoặc đơn giản là một vài hiện tượng trong khi mang thai như khi nào con đạp, khi nào con máy mẹ cũng dễ dàng nhận ra để không quá băn khoăn và lo lắng như lần đầu mang thai.
Vì vậy, thai kỳ của mẹ sẽ bớt áp lực hơn lần thứ nhất mang thai.
Mang thai lần thứ 2, người mẹ thường mệt mỏi hơn lần thứ nhất do không còn nhiều thời gian để chăm sóc bản thân nữa mà vừa phải chăm lo cho con lớn, vừa phải trải qua thai kỳ một cách bình thường.
Nếu như mang thai lần đầu, mẹ có thời gian thư thả đọc sách, tìm hiểu rất nhiều kiến thức về chăm con và nuôi con, có thời gian nghỉ ngơi thật nhiều đồng thời vì là lần đầu mang thai nên cũng được người thân quan tâm lo lắng cho nhiều hơn thì lần này, người mẹ hầu như không có thời gian cá nhân để làm việc đó.
Mẹ mang thai lần thứ hai có thể tăng cân nhanh hơn, sớm hơn nên cần ăn uống dinh dưỡng và đủ chất thay vì ăn nhiều.
Vòng bụng lớn hơn, bụng bầu thấp hơn nguyên nhân do sinh nở lần 1 chưa co loại hoàn toàn khiến cho thành bụng không thể nâng đỡ được tử cung tốt như khi mang thai lần đầu.
Mẹ mang thai lần thứ 2 có các triệu chứng đi vệ sinh xuất hiện sớm hơn và khó kiểm soát hơn nếu thai lớn. Kinh nghiệm cho mẹ đó là tập bài tập kegel giúp tử cung không bị giãn, vùng đáy chậu vững chắc và nhớ tránh mang vác đồ nặng.
Tùy vào một số mẹ có thể cảm nhận rõ cử động thai nhi sớm hơn từ tuần 16 – 17 khác lần mang thai đầu tiên là phải đến 19-20 tuần mẹ mới cảm thấy cử động thai bởi vì mẹ có kinh nghiệm hơn và nhạy cảm hơn với em bé.
Con thứ hai sinh ra thường nặng cân hơn em bé lần đầu khoảng 138g. Tuy nhiên, điều này chỉ là tương đối do người mẹ sinh sau lớn tuổi hơn và dễ tăng cân hơn chứ không phải bé nào cũng thế.
Mẹ vẫn nên ăn uống và sinh hoạt điều độ để cân nặng em bé trung bình khoảng trên 3kg là tốt nhất.
Mẹ mang thai lần 2 có nhiều kinh nghiệm trong việc mua sắm nên có thể biết được cái nào cần, cái nào không đồng thời có thể tận dụng nhiều từ vật dùng của em bé đầu tiên nên tiết kiệm hơn trong việc mua sắm, nuôi con.
Kinh nghiệm cho mẹ mang thai lần 2 thuận lợi hơn đó là mẹ hãy lên một danh sách các việc cần làm ngay từ đầu thai kỳ để tránh mệt mỏi vừa phải chăm con vừa phải vất vả trải qua thai kỳ nhất là thời kỳ ốm nghén.
Do đã có kinh nghiệm, mẹ sẽ có thể lên kế hoạch và chi tiêu chính xác để vừa tiết kiệm nhất, vừa đầy đủ nhất.
Sự khác biệt và kinh nghiệm đẻ thường lần thứ 2
Theo kinh nghiệm của nhiều bác sĩ sản khoa, thông thường, sinh con lần thứ 2 thường sớm hơn sinh con lần thứ nhất so với ngày dự sinh khoảng 1 tuần.
Vì vậy, người mẹ cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục cũng như tâm lý và vật dụng cá nhân sẵn sàng cho việc chuyển dạ bất cứ lúc nào ít nhất 2 tuần trước ngày dự sinh.
Mẹ nên ở gần bệnh viện để có thể cấp cứu chuyển dạ kịp thời.
Tin vui cho các mẹ sắp sinh bé thứ hai đó là đa phần người mẹ sinh thường có thời gian trong lần sinh thường thứ 2 ngắn hơn một nửa so với lần thứ nhất.
Có nhiều mẹ cho biết, sinh thường lần thứ 2, mẹ cảm thấy dễ sinh hơn hẳn. Có thể là do cổ tử cung của mẹ đã giãn nở một lần nên giãn ra trở nên dễ dàng hơn.
Vì vậy, mẹ sinh thường lần hai có thể sinh con dễ dàng không cần rạch tầng sinh môn. Tuy nhiên, không phải ai cũng không cần rạch tầng sinh môn. Nhiều mẹ có cổ tử cung co giãn tốt hoặc trong ca sinh, để tạo điều kiện cho em bé chào đời thuận lợi, bác sĩ sẽ vẫn rạch tầng sinh môn của sản phụ.
Sau khi sinh một lần, tử cung của mẹ bị giãn trở nên yếu hơn nên đến lần thứ 2, sự co rút tử cung sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Vì vậy, có thể mẹ sẽ cảm thấy các cơn co tử cung mạnh mẽ hơn gây đau đớn nhiều hơn.
Mẹ sau sinh mổ thì vết mổ mới chồng lên vết mổ cũ cũng khiến mẹ đau đớn nhiều hơn.
Mẹ có thể khắc phục bằng cách nằm úp, massage, chườm ấm bụng bằng túi chườm hoặc gừng muối ngải cứu để xoa dịu cơn đau.
Mẹ sau sinh lần thứ 2 có nguy cơ biến chứng thai kỳ cao hơn lần 1 nếu đã có tiền sử hoặc nguy cơ từ lần mang thai và sinh con trước như sinh non, dọa sinh non, tiền sản dật, vỡ nhau thai, xuất huyết, béo phì, tiểu đường…
Mẹ sinh con lần thứ 2 phải chăm sóc cả em bé lớn nếu như không được hỗ trợ từ người thân thì sẽ khá mệt mỏi. Nhiều mẹ còn kiệt sức khi không thể cáng đáng cùng lúc việc chăm cả hai con.
Vì vậy, mẹ cần lên kế hoạch tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân hoặc thuê người giúp việc để đỡ đần việc chăm con lớn, việc nhà để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn sau khi sinh.
Sự khác biệt và kinh nghiệm đẻ mổ lần 2
Các bác sĩ khuyến cáo, ít nhất 2 năm sau lần thứ nhất, mẹ mới nên tiếp tục mang thai và sinh con thứ 2.
Lý do là để cho vết mổ lành hẳn, giảm thiểu nguy cơ cho mẹ khi tử cung và vùng bụng giãn nở lớn trong thời kỳ mang thai lần 2. Nếu như mẹ sinh mổ mang thai quá lớn rất dễ dẫn đến bục hoặc rò rỉ vết mổ, nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
Nếu các mẹ sinh con lần thứ 2 mà chưa vượt quá thời gian giãn cách là 2 năm thì trong thời kỳ mang thai cần phải chú ý không để bản thân và thai nhi tăng cân quá nhiều và thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện bất thường.
Đồng thời, có thể mẹ sẽ được chỉ định mổ sớm hơn ngày dự sinh để đảm bảo an toàn, mẹ tròn con vuông trong trường hợp có nguy cơ.
Đối với nhiều mẹ thường đợi chuyển dạ mới sinh mổ cần lưu ý thời gian chuyển dạ lần sinh thứ 2 thường sớm hơn lần sinh thứ nhất 1 tuần.
Do đó, mẹ cần chuẩn bị mọi thứ sớm hơn để kịp thời nhập viện khi sinh.
Để xác định thời gian mổ đẻ lần thứ 2, bác sĩ sẽ kiểm tra độ dày mỏng của thành tử cung, vết mổ cũ. Thông thường, thai nhi từ khoảng 39 tuần sẽ được chỉ định mổ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sức khỏe thai phụ yếu…có thể sẽ chỉ định mổ sớm hơn nếu cần thiết. Mẹ nào khỏe, thai nhi phát triển tốt có thể đợi ngày chuyển dạ mới mổ.
Mẹ không ăn trước 12 tiếng, không uống nước trước 6 tiếng, tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước khi vào phòng mổ.
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục, có sự hỗ trợ của người nhà để ổn định tâm lý và thực hiện các thủ tục khác nếu có yêu cầu sau khi bạn vào phòng sinh.
Nhiều mẹ đi sinh chỉ có một mình nên chọn các bệnh viện có dịch vụ tốt để được chăm sóc từ a đến z thậm chí không cần người thân hay bất cứ đồ đạc gì khi đi sinh.
Đa phần các mẹ sinh mổ lần thứ 2 đều cảm thấy đau hơn đẻ mổ lần thứ nhất.
Thứ nhất là đau vết mổ. Vết mổ mới chồng lên vết mổ cũ, thời gian lành vết mổ lâu hơn khiến mẹ cảm thấy đau hơn.
Thứ hai là đau cơn co tử cung do tử cung phải co lại sau khi bị giãn trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, do tử cung của mẹ bị giãn lần thứ 2 chậm co lại hơn lần thứ nhất, quá trình co cũng không tốt như lần thứ nhất nên mẹ sẽ đau hơn.
Mẹ cần vệ sinh vết mổ sạch sẽ, ăn thức ăn giàu sắt, hạn chế ăn các thực phẩm được biết đến là làm viết sẹo lâu lành như thịt gà, hạn chế đi lại và vận động. Nếu mẹ bị đau cơn co tử cung, hãy chườm ấm bụng bằng túi chườm hoặc muối gừng ngải cứu để cảm thấy dễ chịu hơn.
Do đã có kinh nghiệm từ sau lần sinh con thứ nhất, ở lần sinh mổ thứ 2, mẹ sẽ biết cách chăm sóc con, vận động sau sinh tốt hơn.
Qua khoảng 02 tuần, mẹ bắt đầu khỏe hơn, cơ thể bớt đau nhức, hãy vận động nhẹ nhàng để giãn cơ. Qua khoảng 02 tháng, mẹ bắt đầu tập các bài tập thể dục dành cho mẹ sau sinh để giúp lấy lại vóc dáng và cơ thể khỏe mạnh hơn.
Những lưu ý mẹ cần biết khi quyết định mang thai và sinh con lần 2
Sau khi sinh con, mẹ cần biết cách tự chăm sóc sức khỏe bản thân, dành thời gian cho bản thân để mau chóng hồi phục sức khỏe.
Sau khi sinh, bạn bận rộn với hàng trăm việc không tên. Vì vậy, hãy có một kế hoạch, lịch trình, thời gian biểu cụ thể để tránh bị rối và mệt mỏi quá độ.
Tốt nhất sau khi sinh, các mẹ cần nhận sự trợ giúp hỗ trợ từ người thân để giảm bớt áp lực chăm con nhất là khi vừa chăm con lớn vừa chăm con nhỏ cực kỳ vất vả.
Bên cạnh đó, bạn có thể cần đến một số dụng cụ, máy móc tự động để hỗ trợ bạn. Ví dụ, mẹ có thể cần đến máy hút sữa để tránh tắc sữa nếu con không bú hoặc không bú hết. Hoặc mẹ cần có máy rửa bát, robot hút bụi, máy giặt….để giảm thiểu thời gian tự làm việc nhà, dành thời gian cho bản thân nhiều hơn.
Để giải tỏa áp lực tâm lý sau sinh, mẹ nên thường xuyên chia sẻ tâm tư tình cảm với chồng, người thân, bạn thân để được giúp đỡ, an ủi và cảm thấy bản thân không cô đơn cũng như giảm thiểu nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Có một vấn đề mà có lẽ rất nhiều cha mẹ sau khi có con thứ 2 quên mất. Đó là quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của con lớn.
Tùy vào độ tuổi, từ 3 tuổi trở lên, bé đã có nhiều cảm xúc và suy nghĩ riêng. Bé nhỏ hơn thì cần được chăm sóc về giấc ngủ, bữa ăn nhiều hơn. Với bé lớn, cha mẹ cần ổn định tâm lý cho con, để con biết và quen với việc nhà mình sắp có thêm em bé, để em bé quen với việc tự vệ sinh cá nhân, giúp mẹ làm những việc vặt hay tạo cho bé sự háo hức có em và yêu thương em.
Cha mẹ tuyệt đối không dùng những câu từ dọa dẫm như có em mới thì con ra rìa, hay phân biệt đối xử, ruồng bỏ hay làm tổn thương tâm lý con khi lúc nào cũng quan tâm con thứ 2 mà quên đi sự hiện diện của con lớn khiến bé sinh ra cảm giác đố kỵ và ghen ghét với em.
Cha mẹ có thể cho em lớn đi học, tham gia các lớp kỹ năng để kết bạn, học hỏi cũng như có thời gian cho cha mẹ chăm em bé.
Sinh con thứ 2, cha mẹ cần có sự chuẩn bị về sức khỏe, tài chính, tâm lý của mỗi thành viên trong gia đình để có thể thuận lợi sinh con, đón đợi thêm niềm vui mới cho gia đình./.
Tất Tần Tật Những Điều Mẹ Cần Biết Khi Mang Thai Lần 2
Do đã có chút kinh nghiệm sau lần mang thai đầu nên lần mang thai thứ hai mẹ sẽ điềm tĩnh hơn và khá vững tin. Những điều mới mẻ trong lần mang thai này cũng sẽ được bạn đón nhận và tận hưởng một cách sâu sắc hơn.
“Tập hai” có gì khác so với “tập một”?
Hiện tượng thai nghén
Nếu lần trước bạn đã từng rất thèm chua, thì có thể lần này bạn lại luôn thèm đồ mặn hoặc đồ ngọt.
Bạn sẽ nhận ra dấu hiệu thai nghén của mình không giống như lần mang thai trước cả về thời gian bắt đầu và thời gian xuất hiện cơn nghén cũng như mức độ nghén. Những cơn thèm ăn có thể cũng khác biệt hoàn toàn. Nếu lần trước bạn đã từng rất thèm chua, thì có thể lần này bạn lại luôn thèm đồ mặn hoặc đồ ngọt. Nếu lần trước bạn không hề có dấu hiện nôn ói thì lần này bạn sẽ luôn vật vã với những cơn nghén dai dẳng.
Những cơn mệt mỏi
Lần mang thai thứ hai, bạn sẽ thấy mệt mỏi hơn gấp bội so với lần mang thai đầu. Đơn giản vì mọi thứ đang chồng chất trên vai bạn từ chuyện kinh tế, chăm sóc con cái cho đến chuyện nhà cửa. Vì thế, hãy tìm sự giúp đỡ của một người thân nào đó trong gia đình hoặc từ chính chồng mình.
Sự thay đổi cảm xúc
Chỉ khi bạn cùng bé trải qua những tuần tiếp theo, mọi cảm xúc sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về tình mẫu tử.
Nếu như lần mang thai trước bạn được mọi người thăm hỏi hồ hởi bao nhiêu thì lần mang thai sau bạn sẽ cảm thấy hụt hẫng vì sự thờ ơ của mọi người bấy nhiêu. Điều đó hoàn toàn bình thường và bạn cần chuẩn bị tâm lý để đón nhận. Ngay cả chính cảm xúc của bạn cũng đi theo xu hướng này. Nhưng chỉ khi bạn cùng bé trải qua những tuần tiếp theo, mọi cảm xúc sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về tình mẫu tử. Bởi suy cho cùng, mỗi đứa con chào đời đều là một giọt máu thiêng liêng của vợ chồng bạn.
Kích thước vòng bụng
Cảm nhận cử động thai
Kinh nghiệm và sự nhạy cảm của bạn sau lần mang thai đầu sẽ giúp bạn cảm nhận sớm hơn về những cử động của thai nhi.
Kinh nghiệm và sự nhạy cảm của bạn sau lần mang thai đầu sẽ giúp bạn cảm nhận sớm hơn về những cử động của thai nhi. Đôi khi, bạn cũng lầm tưởng bé phát triển nhanh hơn đứa con đầu nhưng thực chất đó chỉ là cảm nhận của mẹ mà thôi!
Chuyện sinh nở
Khi nghĩ đến những cơn đau phải chịu đựng sau lần sinh đầu, bạn sẽ cảm thấy sợ hãi đôi chút. Nhưng hãy tin rằng bạn có thể làm tốt hơn những gì đã từng làm bởi lúc này bạn đã là mẹ của hai đứa trẻ.
Lưu ý, nếu lần mang thai đầu tiên đã từng có những trục trặc hoặc gặp các biến chứng gì nên thông báo ngay cho bác sĩ để khả năng tầm soát được tốt hơn.
Điều mẹ cần làm khi mang thai lần hai
– Làm các xét nghiệm cần thiết: nước tiểu, nhóm máu, rubella, rhesus, huyết đồ, HBsAg, HIV, sàng lọc hội chứng down, đường huyết khi đói, dung nạp đường thai kỳ (áp dụng cho người sinh con đầu có cân nặng trên 4kg, người có tiền sử với bệnh đái tháo đường, người tăng cân nhanh trong thai kỳ lần này).
Dù là lần mang thai thứ mấy thì việc bổ sung đủ các dinh dưỡng cần thiết trong 4 nhóm dưỡng chất quan trọng là điều cần thiết mẹ nên làm.
– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Dù là lần mang thai thứ mấy thì việc bổ sung đủ các dinh dưỡng cần thiết trong 4 nhóm dưỡng chất quan trọng là điều cần thiết mẹ nên làm. Nếu muốn bổ sung đạm, mẹ có thể ăn thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu…; nếu bổ sung tinh bột mẹ có thể dùng cơm, xôi, bánh mì, bắp, khoai; với chất béo có thể tìm thấy trong dầu thực vật, phô mai, sữa; các loại vitamin và khoáng tố luôn có trong các loại rau xanh, củ, quả.
– Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ sắt, canxi và axit folic.
Với sắt, mẹ cần khoảng 30-60 mg/ngày
Với axit folic, mẹ cần 400-800 mcg/ngày
Với canxi, mẹ cần bổ sung từ 1.000-1.500 mg/ngày
Những điều cần lưu ý cho lần mang thai thứ hai
Khi bạn không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào nhưng mãi vẫn không thấy đậu thai như mong đợi, hãy nghĩ ngay đến khả năng bạn có thể bị vô sinh thứ phát nhất là khi trước đó bạn đã từng có tiền sử sẩy thai hoặc có thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp chậm có thai sau lần mang thai đầu đều quy về nguyên nhân này mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Nếu đợi mãi vẫn không có dấu hiệu mang thai trở lại sau lần sinh đầu, hãy nghĩ đến khả năng vô sinh thứ phát.
Nếu sau lần sinh đầu, bạn bị trầm cảm, tốt nhất nên đợi sau 2 năm hãy tiếp tục mang thai. Bởi lẽ gánh nặng chăm sóc con cái hiện tại có thể khiến bạn dễ mắc lại chứng bệnh này. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp sẽ vượt qua chứng trầm cảm dễ dàng do tự tin vào kinh nghiệm chăm sóc con từ lần mang thai đầu tiên.
Nếu đã từng có sinh non, bạn có thể sẽ tái diễn điều này trong lần sinh thứ hai. Do vậy cần trao đổi trước với bác sĩ để biết các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Khi thấy có dấu hiệu ra máu, đau bụng bất thường nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám.
Giữ hay bỏ “thai trộm” sẽ tốt hơn?
Dân gian gọi “thai trộm” để chỉ những thai đậu trong thời kỳ mẹ sau sinh chưa có kinh trở lại đã mang thai.
Trường hợp này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro bởi sức khỏe người mẹ còn rất yếu để chống chọi lại với những cơn thai nghén. Thêm vào đó, chính tâm lý bất ổn khiến việc mang thai càng trở nên khó khăn hơn.
Tuy nhiên, phần lớn trường hợp đều để thai lớn hơn 10 tuần mới phát hiện ra. Lúc này, do tử cung của mẹ còn mềm nên việc bỏ thai có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như sót nhau, băng huyết, thủng tử cung… Và hậu quả đáng tiếc có thể dẫn đến vô sinh.
Không ít trường hợp “thai trộm” giữ lại hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ với điều kiện, người mẹ vượt qua được cú sốc tâm lý. Vì thế, nếu rơi vào trường hợp này, bạn hãy sẵn sàng đón nhận tất cả để mọi chuyện được tốt đẹp hơn.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Bạn đang xem bài viết Tất Tần Tật Những Gì Mẹ Cần Chuẩn Bị Trước Khi Nhập Viện Sinh Con trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!