Cập nhật thông tin chi tiết về Tăng Cân Quá Nhiều Trong Khi Mang Thai Ba Tháng Đầu Có Đáng Lo? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chào em!
Mức tăng cân đủ trong suốt thai kỳ được khuyến nghị tại Việt Nam là từ 10 –12 kg, trong đó: 3 tháng đầu không tăng cân hoặc tăng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4 –5 kg, 3 tháng cuối tăng 5 –6 kg. Trong 6 tháng cuối mỗi tháng tăng ít hơn hoặc bằng 1 kg. Tuy nhiên Thực tế thì cũng còn phải phụ thuộc nhiều vào BMI của mẹ nữa. Do em là người có thể trạng gầy trước khi mang thai, BMI của em chỉ đạt 18 trong khi tiêu chuẩn BMI của WHO là 18,5-24, do đó em có thể tăng cân nhiều hơn trong thai kỳ, khoảng 12-16kg trong thai kỳ thì cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra nếu em mang thai đôi thì số cân em cần tăng cũng nhiều hơn, khoảng 16-20kg.
Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Khi tăng cân quá nhiều mẹ và thai nhi đều có nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường, với mẹ thì còn ảnh hưởng nhiều đến cột sống do thai nhi quá to tăng gánh nặng, có nguy cơ tiền sản giật, và nguy cơ đẻ mổ cao, vấn đề giảm cân sau sinh gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên em cũng cần kiểm soát cân nặng trong thời gian tới để tránh tăng cân quá mức. Ăn kiêng quá mức trong thời gian mang thai thì cũng không được khuyến khích, tuy nhiên em cũng cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý, khoa học và phù hợp với em hơn. Trong bữa ăn nên đảm bảo đầy đủ các nhóm chất đạm, đường, mỡ, vitamin. Trong mỗi nhóm chất thì cũng cần thay đổi liên tục để đảm bảo độ hấp dẫn của món ăn và đầy đủ chất. Như trong đạm thì nên thay đổi giữa cá, trứng, thịt (lợn, gà, bò, …), tôm, sữa,.. do mỗi loại khác nhau lại chứa một số các acid amin khác nhau nên phải luôn phiên mới đảm bảo đủ chất, tương tự với các loại rau, củ quả để cũng cấp các loại vitamin cần thiết.
Tuy nhiên thay vì ăn no em có thể chỉ nên ăn vừa bụng, ăn nhiều rau xanh hơn,sử dụng các thực phẩm chiên, xào một cách vừa phải thôi, tăng các kiểu chế biến luộc, hấp… Các bữa phụ thay vì sử dụng các loại thực phẩm giàu đường em nên sử dụng các loại đồ ăn ít đường, và nếu không cần thiết (không đói) thì không nên ép bản thân phải sử dụng bữa phụ như một chế độ hàng ngày.
Chúc em có một thai kỳ khỏe mạnh.
Mang Thai Ba Tháng Đầu Đi Tiểu Nhiều Có Đáng Lo Không?
Phụ nữ mang thai thường gặp phải chứng đi tiểu nhiều, đặc biệt là ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Đây được xem là một hiện tượng khá bình thường, nếu như không đi kèm với một số triệu chứng nguy hiểm khác.
Biểu hiện của chứng đi tiểu nhiều
Thường xuyên buồn tiểu dù có uống nhiều nước hay không.
Hiện tượng tiểu đêm, một đêm phải thức giấc đi tiểu vài lần.
Tiểu nhiều nhưng số lượng nước tiểu ít.
Có hiện tượng són tiểu, không nhịn được tiểu.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều khi mang thai ba tháng đầu
Tùy vào cơ địa của từng phụ nữ mà khi mang thai sẽ có người mắc tiểu nhiều, có người không. Hiện tượng đi tiểu nhiều thường nặng nhất ở ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó có các nguyên nhân cơ bản sau:
Áp lực tử cung khi mang thai
Tử cung nằm ngay sau bàng quang, do đó kể từ khi bắt đầu mang thai kích thước tử cung tăng dần đã tạo áp lực lên bàng quang. Việc này dẫn tới bàng quang bị chèn ép và không thể tích trữ nước tiểu lâu như bình thường. Khi bị kích thích, bàng quang sẽ thúc đẩy quá trình đi tiểu nhanh hơn nên mẹ sẽ có cảm giác thường xuyên buồn đi tiểu.Tuy nhiên, theo nghiên cứu hiện tượng thường xuyên đi tiểu sẽ giảm dần ở ba tháng giữa thai kỳ và tiếp túc tăng ở ba tháng cuối, khi thai nhi quay đầu tiếp tục tạo nên sức ép lên bàng quang.
Do thay đổi hormone
Mang thai khiến cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi, trong đó có sự thay đổi hormone kích hoạt hCG, gây nên tình trạng tăng lượng máu tại vùng xương chậu và thận, khiến cho bàng quang căng đầy nhanh hơn, thúc đẩy quá trình đi tiểu ở me.Sự đào thải ở thận tăng cao khi mang thai: Có thể mẹ chưa biết, khi mang thai lượng máu trong cơ thể sẽ tăng lên 50% so với trước. Đồng nghĩa với việc rất nhiều chất lỏng dư thừa trong cơ thể sẽ được đào thải và xử lý thông qua thận, rồi dẫn tới bàng quang, thúc đẩy quá trình đi tiểu nhiều hơn ở phụ nữ mang thai.
Tăng tĩnh mạch
Đây là hiện tượng gây phù thũng ở phụ nữ mang thai, khiến cho tuần hoàn máu tăng lên và lượng nước tiểu được bài tiết ra ngoài cơ thể nhiều hơn. Vì vậy, mẹ sẽ thấy buồn tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm.
Biện pháp giảm thiểu chứng tiểu nhiều ở phụ nữ mang thai
Giảm stress và luôn giữ tinh thần thoải mái: Dù biết việc tiểu nhiều sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho bà bầu, tuy nhiên các bác sỹ khuyên các mẹ nên giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái vì căng thẳng cũng tạo nên áp lực và gây ra tình trạng buồn đi tiểu nhiều lần.
Phòng tránh phù nề khi mang thai: Mẹ nên đi lại nhiều một chút, tránh ngồi lâu và nằm một chỗ, chăm chỉ vận động nhẹ nhàng. Khi nằm thì nên gác chân cao sẽ giảm tăng tĩnh mạch và chống phù nề hiệu quả. Đồng thời, trong bữa ăn, các mẹ không nên ăn quá mặn, giảm lượng muối vào cơ thể cũng là cách đề phòng chống phù nề trong thai kỳ.
Hạn chế và uống ít nước trước khi đi ngủ: phụ nữ mang thai chỉ nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ quả vào ban ngày, còn ban đêm khi chuẩn bị đi ngủ mẹ không nên uống quá nhiều nước, vì có thể gây căng tức bụng và khiến đi tiểu nhiều hơn.
Không nên nhịn tiểu và cố gắng đi tiểu hết: Do bận công việc hoặc tâm lý e ngại nên các mẹ thường hay nhịn tiểu hoặc tiểu vội vàng, điều này khiến cho bàng quang căng tức và lượng nước tiểu không được đào thải hết ra ngoài cơ thể. Nếu duy trì thói quen này lâu có thể gây viêm đường tiết niệu, để lại hậu quả nghiêm trọng.
Đi tiểu nhiều khi mang thai ba tháng đầu là hiện tượng hoàn toàn bình thường nên các mẹ không cần quá lo lắng mà ảnh hưởng đến thai nhi. Việc buồn tiểu thường xuyên chỉ có hại khi đi kèm các biểu hiện như: nóng, rát, nước tiểu màu đỏ hoặc nâu, bộ phận sinh dục đau…thì các mẹ nên đến các cơ cở y tế để được khám và xét nghiệm khi cần thiết.
Làm Sao Để Không Tăng Cân (Quá Nhiều) Khi Mang Thai?
Mang thai, đừng ăn cho hai người, nhưng hãy ăn gấp đôi !
Trong giai đoạn mang thai, có thể bạn sẽ tự đặt ra câu hỏi: nếu con tôi nặng khoảng 3kg, tôi không nặng thêm nhiều hơn 3kg nữa? Việc tăng cân đến từ những nguyên nhân nào?
Trên thực tế, tăng cân khi mang thai là bình thường. Ngoài mong muốn “thẩm mỹ”, việc hạn chế tăng cân là cần thiết cho sức khỏe của em bé và để tránh việc sinh nở khó khăn.
Tại sao chúng ta tăng cân khi mang thai?
Không phải tất cả phụ nữ đều bằng tăng cân. Nếu chỉ số BMI của bạn (chỉ số khối cơ thể) cao, hãy theo dõi mức tăng cân của bạn nhiều hơn. Việc tăng cân quá mức có thể gây tăng huyết áp hoặc tiểu đường thai kỳ. Những hạn chế bản thân và bắt đầu chế độ ăn kiêng trong thai kỳ có thể dẫn đến sự chậm phát triển ở thai nhi và gây ra chuyển dạ sớm. Mang thai sẽ giúp bạn nhận ra một số thói quen ăn uống xấu: hãy điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn với sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn điều chỉnh tăng cân.
Tiếp tục tham gia các hoạt động thể chất hoặc chơi thể thao cũng có thể giúp bạn: đi bộ, tập yoga hoặc bơi lội là những hoạt động phù hợp!
Cần phải từ bỏ cơn thèm của mình
Cần biết rằng mang thai tạo ra sự thay đổi lớn trong thói quen ăn uống. Nếu bạn tăng cân quá nhiều, bạn có thể giới hạn mức độ ăn của mình xuống một lần mỗi tuần.
Để tránh thèm ăn hoặc ăn quá nhiều trong 1 bữa, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn ! Điều quan trọng là có ba bữa ăn đầy đủ một ngày và có hai bữa ăn nhẹ (một vào buổi sáng và một vào buổi chiều). Hạn chế các thức ăn chứa nhiều đồ ngọt như bánh ngọt, nước ép trái cây… mà hãy thay thế chúng bằng thực phẩm nhiều chất xơ, hoặc trái cây! Ngoài rau, cần ăn thực phẩm giàu tinh bột, chúng sẽ không làm bạn béo nếu tiêu thụ với số lượng hợp lý. Cũng cần phải chọn thực phẩm bão hòa trong một thời gian dài để không cảm thấy đói.
Bụng Đau Lâm Râm Khi Mang Thai Tháng Đầu Có Đáng Lo?
Mức độ bình thường hoặc bất thường của hiện tượng đau bụng dưới thường bắt gặp ở những tháng mang thai đầu tiên được căn cứ dựa trên các dấu hiệu đi kèm cũng như mức độ của cơn đau.
Chính vì thế trước khi có các dấu hiệu bất thường đi kèm chỉ đơn thuần là bụng dưới đau lâm râm thì mẹ đừng lo lắng quá dễ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.
Đau bụng dưới khi nào là bình thường?
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, do thai đang làm tổ nên bụng dưới của mẹ bầu sẽ có dấu hiệu đau lâm râm, cảm giác tưng tức bụng rõ mồn một. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường khi thai nhi tìm cách bám vào tử cung mẹ bầu nên không có gì mẹ bầu phải lo lắng thái quá. Ốm nghén thai kỳ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng dưới râm ran ở những tháng đầu mang thai.
Hiện tượng bụng dưới của mẹ bầu đau lâm râm thường kéo dài trong khoảng từ 2-3 ngày và có xu hướng giảm đi rõ rệt chứ không tăng lên. Lí giải hiện tượng này, các chuyên gia nhận định đó là do thai nhi bắt đầu quá trình đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung của mẹ bầu để làm tổ gây nên cảm giác đau âm ỉ như thế.
Giai đoạn những tháng tiếp theo của thai kỳ, khi này thai đã bắt đầu phát triển ổn định thì những cơn đau bụng dưới vẫn có thể kéo đến bất kỳ lúc nào. Nguyên nhân của những cơn đau bụng trong thời điểm này được giải thích là do sự căng cơ và dây chằng vì phải nâng đỡ tử cung đang ngày một lớn dần của mẹ.
Đôi khi mẹ bầu ho, hoặc đứng lên, ngồi xổm đều có thể có cảm giác đau bụng này. Trước khi vượt cạn một tháng, nhiều mẹ bầu cũng cảm thấy đau bụng dưới vì dịch vị tăng, bị đầy bụng gây ra.
Đau bụng dưới khi nào là thất thường?
Là hiện tượng phổ biến và hết sức bình thường ở thai phụ những tháng đầu mang thai nhưng như thế không có nghĩa là đau bụng lâm râm khi mang thai không ẩn chứa bất kỳ rủi ro, nguy hiểm nào.
-Chữa ngoài dạ con: Khi mẹ bầu bị đau bụng dưới dữ dội đi kèm là các dấu hiệu ra máy đen lợn cợn, đi ngoài, buồn nôn, ói, mệt mỏi, choáng váng, suy kiệt vì chảy máu trong thậm chí mẹ bầu bị ngất xỉu.
-Dọa sảy hoặc sảy thai: Khi mẹ bầu bị đau bụng từng cơn, cơn đau gia tăng chứ không có dấu hiệu giảm đi chưa kể là các cơn đau liên tục ập đến lại biến mất một cách đột ngột. Đi kèm với các cơn đau dồn dập là hiện tượng ra máu tươi có kèm máu cục. Khi nào, thai nhi hoàn toàn bị đẩy ra khỏi buồng tử cung của mẹ thì cơn đau mới biến mất.
https://babaucanbiet com/bung-dau-lam-ram-khi-mang-thai-thang-dau-co-dang-lo/
đau bụng khi mang thai tháng đầu
đau bụng râm ran khi mang thai tháng đầu
đau tức bụng dưới khi mang thai tháng đầu
đau lâm râm bụng dưới khi mang thai
có thai đau lâm râm
mang thai giai doan đầu có đau bụng dưới không
bau 1 thang hay bi dau bung ran ran co sao khong
mới có thai đau bụng lâm râm
tức bụng khi mang thai tuần đầu
Bạn đang xem bài viết Tăng Cân Quá Nhiều Trong Khi Mang Thai Ba Tháng Đầu Có Đáng Lo? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!