Cập nhật thông tin chi tiết về Tăng Cân Bao Nhiêu Là Đủ Khi Mang Thai Hợp Lý Nhất? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(15/08/2018)
Các mẹ nên hiểu rằng, ngoài vấn đề dinh dưỡng thì cân nặng của bà bầu cũng quan trọng không kém bởi nếu tăng quá nhanh hoặc quá chậm sẽ cảnh báo về sự phát triển bất bình thường ở thai nhi. Ở vào mỗi một giai đoạn thai kỳ, vấn đề tăng cân ở bà bầu phải đảm bảo theo chuẩn phù hợp nhưng không phải mẹ nào cũng nắm rõ kiến thức chăm sóc sức khỏe mang thai căn bản này.
Satbabau.vn sẽ chia sẻ thêm với bạn thông tin về tăng cân khi mang thai bao nhiêu là chuẩn và bí quyết làm chậm quá trình tăng cân thiếu hợp lý cho bà bầu.
1. Nên tăng cân khi mang thai theo mức nào là hợp lý đúng chuẩn khoa học nhất?
Mức cân nặng hợp lý của phụ nữ so với trước khi mang thai
Mức tăng từ 11,3 đến 16 kg dành cho phụ nữ có cân nặng bình thường trước thời điểm mang thai.
Mức tăng từ 12,7 đến 18,3 kg nếu trường hợp phụ nữ bị tình trạng thiếu cân trước khi mang thai.
Mức tăng từ 7 đến 11,3 kg khi các mẹ bầu thừa cân lúc trước khi mang thai.
Mức tăng từ 16 đến 20,5 kg với trường hợp song thai.
Mức tăng cân khi mang thai hợp lý
Mức tăng 1 kg, sau 3 tháng đầu mang thai.
Mức tăng 5 kg, sau 3 tháng giữa mang thai.
Mức tăng 6 kg, sau 3 tháng cuối mang thai
Mức tăng từ 0,3 đến 0,5 kg mỗi tuần đối với 3 tháng giữa thai kỳ và tháng cuối trước khi sinh.
Trường hợp tăng cân không đúng theo khuyến cáo, tăng cân quá ít hoặc quá nhiều, ta cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được tư vấn đúng hơn về tinh hình sức khỏe, hướng khắc phục hiệu quả. Nhìn chung, nguyên nhân chính gây tăng cân bất hợp lý chủ yếu là do các mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học. Do đó, cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này vẫn là chị em phụ nữ cũng như người thân trong gia đình cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.
2. Chuyên gia sản khoa chia sẻ bí quyết giúp mẹ có cân nặng hợp lý khi mang thai
Khi mang thai, nếu tăng cân một cách không hợp lý có thể gây nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, sinh non hết sức nguy hiểm. Nhưng nếu tăng quá ít cân lại có thể khiến mẹ bị suy dinh dưỡng thai kỳ thậm chí là gây nên tình trạng sinh non.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ axit folic, canxi, vitamin D trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Ưu tiên nhóm thực phẩm giàu chất đạm có trong thịt, cá, tôm…
Bổ sung các thành phần vitamin, chất khoáng, chất xơ, bổ sung nước có trong rau xanh, trái cây giúp tăng cân hợp lý. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn hỗ trợ hệ tiêu hóa và hệ bài tiết hoạt động hiệu quả.
Chủ động chia nhỏ khẩu phần ăn uống đều các bữa ăn trong ngày, khi ăn cần nhai kỹ, từ tốn, không nên ăn quá no.
Kết hợp luyện tập thể dục vừa sức để phòng tăng cân quá mức, nhất là áp dụng việc đi bộ 30 phút mỗi ngày, bơi lội hàng tuần. Chính những điều này không chỉ hỗ trợ tăng cân an toàn mà còn hỗ trợ giảm các cơn đau lưng, áp lực, căng thẳng trong khi mang thai, giữ tinh thần luôn thoải mái.
Tránh xa các loại thực phẩm được chiên xào với nhiều dầu mỡ… Nhóm thực phẩm này gây nguy cơ tăng cân thiếu hợp lý khi mang thai mà chúng còn có nhiều khả năng khiến chị em phụ nữ dễ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh ung thư nếu dầu mỡ được sử dụng qua nhiều lần chiên, xào.
Không ăn thực phẩm quá mặn hay quá ngọt.
Ưu tiên sử dụng rau xanh để chế biến các món luộc, nấu canh giúp thanh lọc cơ thể, tránh gây tăng cân vượt mức.
Cân nhắc việc sử dụng nước ép trái cây sao cho điều độ, tránh dùng quá mức khắp các thời điểm trong ngày sẽ rất dễ gây tăng cân vượt mức.
Giảm lượng tinh bột cung cấp cho cơ thể.
Chị em phụ nữ khi mang thai có thể sử dụng khoai lang khi đói vì những lý do sau đây:
Khoai lang không làm tăng đường huyết trong cơ thể mà còn có thể làm giảm các cơn mệt mỏi và hạn chế tăng cân. Thành phần đường trong khoai lang có khả năng cần bằng năng lượng hợp lý cho cơ thể.
Thành phần protein trong khoai lang có sức mạnh ức chế căn bệnh ung thư ruột, ung thư trực tràng. Ngoài ra, trong khoai lang còn chứa các loại vitamin D, vitamin C, sắt, magie, kali, carotene…
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
Tăng Cân Khi Mang Thai Bao Nhiêu Là Hợp Lý?
Cân nặng khi mang thai không chỉ phản ánh sức khỏe của mẹ mà còn cho thấy sự phát triển của bào thai trong tử cung. Mức tăng cân khi mang thai được ước tính dựa vào cân nặng của thai phụ trước khi mang thai.
1. Tăng cân khi mang thai như thế nào là hợp lý ?
Sự tăng cân của phụ nữ trong thai kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, thể tích máu gia tăng, mỡ tăng, mô và dịch cơ thể tăng,… Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), sự tăng cân trong thai kỳ được ước tính dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI (Body mass index) của người mẹ trước khi mang thai. Công thức tính BMI như sau:
Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m)
Nếu người mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai (BMI khoảng 18,5 – 24,9): mức tăng cân lý tưởng của người mẹ là 10 – 12 kg, cụ thể như sau:
3 tháng đầu (quý I): Tăng 1 kg
3 tháng giữa (quý II): Tăng 4 – 5 kg
3 tháng cuối (quý III): Tăng 5 – 6 kg
Nếu người mẹ nhẹ cân (BMI: <18,5): Mức tăng cân nên đạt khoảng 25% so với cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 12,7 – 18,3 kg
Nếu trước khi mang thai mẹ bị thừa cân, béo phì (BMI từ 25 trở lên): mức tăng cân lý tưởng là 15% cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 7-11,3 kg
Trường hợp người mẹ mang song thai: Nên tăng khoảng 16 -20,5 kg
2. Một số lưu ý giúp mẹ theo dõi cân nặng khi mang thai
Phụ nữ mang thai nên kiểm tra cân nặng đều đặn hàng tháng và liên hệ bác sĩ để được tư vấn nếu mẹ thấy dấu hiệu tăng giảm cân nặng bất thường.
Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, thai phụ thường tăng khoảng 1,5 – 2kg mỗi tháng, nếu tăng ít hơn 1kg hay quá 3 kg mỗi tháng mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay vì tăng cân quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tăng cân quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỉ lệ sinh mổ… Tăng cân quá ít cũng có thể gây ra tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy dinh dưỡng, tăng tỉ lệ sinh non.
Để có mức tăng cân hợp lý, thai phụ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Trong suốt thai kỳ bình thường, mẹ cần tiêu thụ thêm 80.000 Kcalo tức là trong 280 ngày thì bình quân mỗi ngày cần thêm 285 Kcalo. Do vậy, mẹ phải sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng không có quá nhiều năng lượng như nước ngọt, thức ăn vặt, các thực phẩm quá nhiều dầu mỡ,… Mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm dinh dưỡng, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thai phụ cũng đừng quên bổ sung các loại rau của quả vì chúng không chỉ giàu giá trị dinh dưỡng mà còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển của bào thai.
Thai phụ cũng cần có nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, lo lắng. Ngoài ra, cũng cần hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và những gia vị cay nóng.
Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Phụ Nữ Mang Thai Tăng Bao Nhiêu Cân Là Hợp Lý
Tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, chỉ số tăng cân hợp lý của người mẹ lúc mang thai phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai.
Mang thai tăng bao nhiêu cân là đủ?
Việc sản phụ tăng bao nhiêu cân suốt thai kỳ phụ thuộc vào trọng lượng và mức độ hài hòa giữa trọng lượng và chiều cao của bạn từ trước khi mang thai. Tương quan giữa chiều cao và cân nặng được biểu thị qua chỉ số khối cơ thể, hay BMI.
Bạn có thể tự tính BMI cho mình theo công thức sau:
Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao * chiều cao] (m)
+ Trọng lượng cơ thể tính bằng kg
+ chiều cao tính bằng m
Cân nặng bình thường (BMI từ 18,5 đến 24,9): nếu trước khi mang thai BMI của bạn nằm trong khoảng này, thì khi mang thai bạn nên tăng từ 11,5 đến 16kg, trong đó 3 tháng đầu tăng 0,5 đến 2,5kg, thời gian còn lại mỗi tuần tăng khoảng 0,5kg là tối ưu cho thai nhi
(BMI < 18,5): trong trường hợp này bạn nên tăng 13 đến 18kg.
(BMI từ 25 đến 29,9): bạn nên tăng 7 đến 11,5kg.
Mang song thai: nếu mang song thai bạn nên tăng từ 17 đến 24,5kg trong điều kiện trước mang thai cân nặng bạn đạt chuẩn, 14 đến 23kg nếu bạn thừa cân và 11,5 đến 19kg nếu bạn béo phì.
Làm cách nào tôi giữ được mức tăng cân lí tưởng trong lúc mang thai?
Hãy ăn uống đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai và xin ý kiến bác sĩ để thiết lập chương trình vận động phù hợp nhất với bạn. Ăn cho 2 người không có nghĩa là bạn ăn nhiều gấp 2 lần. Trên thực tế, bạn không cần bổ sung thêm năng lượng quá nhiều vào 3 tháng đầu thai kỳ.
Theo viện IOM, 340 calories là lượng năng lượng bạn cần bổ sung thêm mỗi ngày khi bạn mang thai 3 tháng giữa và tới 3 tháng cuối là 450 calories.
Mẹ tăng quá nhiều cân trong thai kỳ có thể sinh ra con to hơn bình thường, điều này có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và con. Ví dụ, nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ tăng quá nhiều cân khi mang thai có nguy cơ cao phải cắt bỏ tử cung sau sinh hoặc sinh non so với nhóm tăng cân hợp lý. Các bà mẹ cũng có khuynh hướng thừa cân sau sinh và thừa cân trong những lần sinh sau.
Hơn nữa, người thừa cân, béo phì thường gặp vấn đề trong việc cho con bú. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân bao gồm tiết ít sữa và gặp khó khăn trong việc đặt trẻ ở vị trí thuận lợi khi cho con bú..
Thêm vào đó, khi bà mẹ thừa cân trong thai kỳ thì trẻ sinh ra cũng có nhiều nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì.
Mặt khác, mẹ nhẹ cân hoặc không tăng đủ cân trong khi mang thai thì có nguy cơ cao sinh non hoặc sinh ra trẻ nhẹ cân (dưới 2,5kg). Trẻ sinh non thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, thậm chí tử vong nếu sinh được quá sớm.
Có phải đa số phụ nữ mang thai đều tăng cân đúng chuẩn không?
Các số liệu cho thấy ít nhất một nửa phụ nữ mang thai không đảm bảo được khối lượng cân nặng theo khuyến nghị mà tăng cân quá ít hoặc nhiều hơn. Đa phần phụ nữ nhẹ cân tăng cân hợp lý hơn, những phụ nữ có cân nặng bình thường thường tăng cân nhiều hơn khuyến nghị và các bà mẹ béo phì thì thường tăng cân quá nhiều.
Khuyến cáo cũng đề nghị người chăm sóc hay những phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng về chế độ dinh dưỡng và luyện tập hiệu quả trong thai kỳ nhằm duy trì mức cân nặng tiêu chuẩn.
Đối mặt với việc cơ thể “phát tướng” khi mang thai thế nào?
Nếu trong quá khứ bạn gặp vấn đề với việc kiểm soát cân nặng, hoặc ngược lại bạn chưa bao giờ phải lo lắng về cân nặng của mình, thì bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để có thể chấp nhận việc tăng cân. Cảm thấy lo lắng là điều hoàn toàn bình thường khi bạn tăng cân. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, tăng cân là rất quan trọng để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh và những cân thừa đó sẽ dần giảm đi sau khi bạn sinh con.
Làm thế nào để giảm cân được sau khi sinh
Cân nặng của bạn tăng từ từ trong suốt chín tháng mang thai, và vì thế cũng sẽ cần từng ấy thời gian để giảm dần, nên đừng lo lắng nếu vẫn thấy mình vẫn béo sau 6 tuần đầu sau sinh. Một chế độ ăn đầy đủ nhóm thực phẩm kết hợp với chế độ luyện tập hợp lý là cách tốt nhất kiểm soát cân nặng, và giảm cân.
Đừng vội giảm khẩu phần ăn chỉ để giảm cân. Là mẹ của một đứa trẻ sơ sinh cần rất nhiều năng lượng, bạn sẽ phải cung cấp mọi dinh dưỡng cho con. Nếu bạn có đủ kiên nhẫn và tin tưởng cơ thể mình, bạn sẽ phải ngạc nhiên trước số cân mà bạn giảm được một cách tự nhiên, đặc biệt khi bạn đang trong thời kỳ cho con bú.
Web Y Khoa không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Tôi tốt nghiệp Bác sĩ tại Việt Nam. Tôi đam mê viết lách, dịch thuật, nghiên cứu, thích chia sẻ kiến thức, hiểu biết của bản thân về Y học đến tất cả mọi người. Mong muốn lớn nhất là có thể giúp bạn đọc tự tìm hiểu, nâng cao được kiến thức về dinh dưỡng, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Mang Thai, Tăng Bao Nhiêu Cân Là Đủ?
Mức tăng cân khi mang thai
Đối với thai phụ, sự tăng cân của các bộ phận trong cơ thể như sau: trẻ: 3.300g; bánh rau: 700g; nước ối: 900g; tuyến vú: 500g; trọng lượng tử cung: 900g; thể tích máu: 1.300g; mỡ cơ thể: 2.300g; mô và dịch cơ thể: 1.800g – 3.200g.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, do bị nghén, có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân nhưng nhìn chung vẫn tăng được khoảng từ 1-2kg. Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ:
Đối với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai: mức độ tăng cân duy trì 0,4kg/tuần.Đối với phụ nữ có cân nặng thấp: mức độ tăng cân duy trì 0,5kg/tuần;Đối với phụ nữ thừa cân: mức độ tăng cân duy trì 0,3kg/tuần.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1-2kg; 3 tháng giữa tăng 4-5kg; 3 tháng cuối tăng 5-6kg.
Cần cố gắng đạt được mức tăng thể trọng 12kg so với cân nặng của thai phụ. Việc tăng cân quá ít trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ sau này. Thai phụ tăng ít cân có nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai (các em bé khi chào đời nặng dưới 2,5kg). Nguy cơ sinh con thiếu tháng, trẻ nhẹ cân suy dinh dưỡng lại dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp kèm theo tình trạng thiếu máu, thiếu vitamin A và D…
Mặt khác, ngày nay, khi đời sống kinh tế, xã hội phát triển, việc tăng cân quá mức trong thai kỳ cũng dẫn đến nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Thai phụ tăng cân quá mức, thai nhi phát triển to hơn mức bình thường, nước ối nhiều dẫn tới việc bình chỉnh ngôi của thai nhi kém (ngôi thai không thuận), tử cung giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở, chèn vào tĩnh mạch vùng chậu gây phù chân, cơ thể mệt mỏi. Tăng cân quá mức sẽ khó sinh nở do đầu thai nhi to, không lọt xuống thấp. Ngay cả khi đầu thai nhi đã lọt thấp xuống, quá trình sinh nở vẫn diễn ra chậm, đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, xương vai mắc kẹt ở khoang chậu mẹ. Nếu xử lý không kịp thời có thể khiến bé bị ngạt. Bởi vậy, đa phần những trường hợp thai nhi có cân quá nặng, các bác sĩ thường có chỉ định sinh mổ. Tăng cân quá mức còn có nguy cơ tiền sản giật, thai bất thường, bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp… Trẻ sinh ra dễ béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Ðể kiểm soát cân nặng trong thai kỳ, thai phụ cần đi khám thai định kỳ để đo kích thước của tử cung. Trong quá trình khám thai, thai phụ sẽ được kiểm tra các chỉ số sức khỏe đồng thời theo dõi diễn biến cân nặng, diễn biến tăng trưởng của thai nhi thông qua thăm khám và siêu âm.
Ðể tăng cân hợp lý khi mang thai, bên cạnh chế độ dinh dưỡng đủ dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và thai nhi, thai phụ cần rèn luyện thể lực đều đặn, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, yoga giúp cho việc sinh con sau này cũng như việc duy trì cân nặng trở nên dễ dàng hơn. Trường hợp tăng cân quá ít hoặc quá nhiều, thai phụ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh kịp thời giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Bạn đang xem bài viết Tăng Cân Bao Nhiêu Là Đủ Khi Mang Thai Hợp Lý Nhất? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!