Xem Nhiều 5/2023 #️ Tại Sao Khi Mang Thai Chân Lại To Ra? # Top 11 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 5/2023 # Tại Sao Khi Mang Thai Chân Lại To Ra? # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tại Sao Khi Mang Thai Chân Lại To Ra? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiện tại, mình đang mang thai tháng thứ 8 và đã tăng được 12kg. Theo bác sĩ, mức tăng cân này của mình là bình thường vì trước khi có cu Bon cân nặng của mình chỉ 43 kg. Cùng với mức tăng cân này kéo theo bao bộ phận trên cơ thể mình tăng lên trông thấy: mũi to lên là chuyện đương nhiên bên cạnh đó còn vòng ngực, mông và chân tay cũng vậy đặc biệt là đôi chân.

Một hôm đang ngồi miên man suy nghĩ mình tự thấy thắc mắc tại sao khi mang thai chân lại phải to ra? Có mẹ nào có chung thắc mắc như mình không? Thế là ngồi rảnh rồi mình lên mang tìm hiểu để cho thông được vấn đề này.

Được biết, chân to hơn là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các mẹ bầu. Điều này một phần là do quá trình tăng cân khi mang thai và hiện tượng tích nước dư thừa trong cơ thể (hay còn gọi là hiện tượng phù).

Nhưng cũng còn một lý do khác khiến chân bạn sưng to lên trong thời gian mang thai. Một loại hormone mang tên relaxin hoạt động, làm nới lỏng các khớp xung quanh xương chậu để tới lúc lâm bồn, em bé có chỗ để đi xuống ống sinh sản và vào khung xương chậu. Hormone này cũng làm nới lỏng các dây chằng ở bàn chân, gây ra hiện tượng gião xương bàn chân. Thực tế, xương bàn chân không hề to lên mà chỉ là các dây chằng giữ xương với nhau không còn được chặt chẽ như bình thường nữa.

Bạn có thể nhận thấy giày của mình chật hơn khi bước vào giai đoạn thứ hai của thai kỳ và chân có thể tiếp tục tăng kích thước cho đến cuối quá trình mang thai. Hiện tượng sưng chân thường giảm bớt trong vòng một tháng sau khi sinh, nhưng những vết giãn dây chằng thì không thể khôi phục được nên đa phần, chân bà mẹ sau sinh sẽ to hơn chân lúc trước mang thai.

Vậy có cách nào để hạn chế hiện tượng này không? Chắc chắn rằng các chị em cũng như mình đều không muốn kích cỡ chân tăng lên quá nhiều khi mang thai và ngay cả sau sinh đúng không vì chứng bệnh này sẽ làm chúng ta vô cùng khó chịu.

– Nên chú ý nghỉ ngơi, giảm số lượng công việc.

– Khi ngủ thì nên nằm nghiêng bên trái, nâng cao chân một cách thích hợp để loại trừ sức ép của tử cung đối với tĩnh mạch khoang dưới. Điều này có lợi cho sự luân chuyển máu ở tĩnh mạch chân và có tác dụng lợi tiểu.

– Không nên đứng quá lâu, hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn.

– Dùng nước ấm để ngâm chân khoảng 10 – 15 phút cũng giúp chân thư giãn hữu hiệu, có khả năng làm giảm sưng phù.

– Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ có hại cho thai nhi mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể thai phụ.

– Không nên ăn các loại thực phẩm, món ăn có chứa lượng lớn muối.

– Nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như: đậu đỗ, các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều rau xanh: cải bắp, rau ngót… và các loại hoa quả, trái cây. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm.

– Tập thể dục đều đặn cũng giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng này.

– Các động tác massage như: xoay bàn chân cũng rất hữu dụng. Xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân. Nên tập đều đặn 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần trong 10 phút. Hoặc đơn giản, bạn chỉ cần nằm trên đệm hay sàn nhà, từ từ nâng từng chân một lên cao, rồi lại hạ xuống, đổi chân.

– Thai phụ nên đi những loại giày dép thoải mái, có thể hở rộng một chút, đế thấp. Khi có điều kiện, nên tháo giày dép để tạo cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông.

– Khi chứng bị phù ở chân quá nặng, nên theo lời dặn của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ. Khi chứng phù chân kéo dài lên đến đầu gối, nên uống thuốc lợi tiểu theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Khi chứng phù kèm theo biểu hiện cao huyết áp, hay đi tiểu ra albumin, thậm chí xuất hiện đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, thị lực kém… đó là biểu hiện của hội chứng cao huyết áp ở mức độ trung bình hoặc nặng, nếu thấy bệnh nghiệm trọng, thai phụ nên sớm nhập viện để điều trị.

Tại Sao Khi Mang Thai Lại Bị Nghén?

Một triệu chứng phổ biến khi mang thai là cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa… Các hiện tượng này xảy ra khi mang thai được gọi là ốm nghén. Thông thường, ốm nghén chỉ xảy ra trong 12 tuần đầu mang thai nhưng cũng có không ít phụ nữ phải gánh chịu chứng bệnh này trong suốt thai kỳ. Mức độ của ốm nghén với mỗi bà bầu cũng khác nhau. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng này nhưng phần lớn các giả thuyết đều cho đó là do sự biến động của nội tiết tố ß hCG trong cơ thể phụ nữ khi mang thai.

Khứu giác nhạy cảm

Khi mang thai khứu giác của người phụ nữ trở lên khó tính hơn và khi ngửi thấy bất cứ mùi gì lạ như nước hoa, khói thuốc lá, xăng dầu, thực phẩm… đều có thể khiến họ buồn nôn. Theo các nhà nghiên cứu, có một mối liên hệ giữa khứu giác với hormone estrogen tình dục ở nữ giới. Khi mức độ estrogen tăng lên trong 3 tháng đầu mang thai thì khứu giác cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ hơn và điều này giải thích rằng tại sao phụ nữ có thai lại hay nôn ói khi ngửi mùi lạ.

Ngoài ra, phụ nữ cũng sẽ dễ có khả năng bị ốm nghén hơn nếu như:

– Mang đa thai: Khi mang đa thai, lượng hCG, estrogen và các hormone khác trong cơ thể đều sẽ cao hơn. Bạn cũng có khả năng bị ngén nặng hơn bình thường, tuy nhiên điều này không đúng 100%, có một số phụ nữ mang song thai lại ít hoặc hoàn toàn không bị ốm nghén;

– Tiền sử: bị ốm nghén ở lần mang thai trước.

– Có tiền sử bị phản ứng phụ là nôn ói khi uống thuốc ngừa thai, có thể do cơ thể bạn phản ứng với estrogen;

– Bạn bị say tàu xe, say sóng.

– Gia đình đã có lịch sử bị nghén: Phụ nữ có nguy cơ bị nghén cao hơn nếu mẹ và chị em bị ốm nghén nặng khi mang thai

Tránh xa các loại thực phẩm kích thích dạ dày như chất béo, đồ chiên, đồ có mùi khó chịu.

Ăn uống những thực phẩm có chứa gừng cũng giảm được chứng nôn ói.

Uống nhiều nước

Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn.

Massage giúp cơ thể thư giãn.

Ăn những thực phẩm khô như bánh mỳ, bánh quy…

Tại Sao Lại Bị Đau Rốn Khi Mang Thai?

Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể bạn sẽ trải qua những sự thay đổi rất lớn, từ tháng đầu tiên cho đến cuối thai kỳ. Một số phụ nữ sẽ không bị bất kỳ cơn đau nào vùng rốn. Một số người khác có thể bị đau trong một lần mang thai, nhưng sẽ không bị đau trong lần mang thai tiếp theo. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái, đừng bực tức. Đau rốn khi mang thai là rất bình thường. Bạn thường sẽ bị đau khi bụng bạn bắt đầu trở nên lớn hơn, đặc biệt là từ tháng thứ 4 của thai kỳ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân làm bạn bị đau rốn có thể phụ thuộc vào tạng cơ thể của bạn, bạn đang mang thai như thế nào và độ đàn hồi của da bạn.

Nguyên nhân cũng có thể là do một nhóm các yếu tố nguy cơ/các vấn đề y tế.

Bị kéo dãn

Da và cơ của bạn sẽ bị kéo dãn tối đa ở những tháng cuối của thai kỳ. Bạn có thể sẽ bị rạn da, ngứa và đau khi em bé đang trải qua giai đoạn phát triển nhanh. Rốn là vùng trung tâm trong suốt cả quá trình kéo dãn và thay đổi này, do vậy, rốn có thể bị kích thích, dẫn đến đau.

Xỏ khuyên

Bạn có xỏ khuyên cho rốn không? Nếu bạn vừa thay khuyên rốn, bạn có thể sẽ nên tháo nó ra để tránh nhiễm trùng. Bạn sẽ phải tháo khuyên ra trong khoảng 1 năm để hồi phục hoàn toàn. Nếu bạn nghĩ rằng mình bị nhiễm trùng (sưng, nóng, đỏ, đau ở vùng xỏ khuyên), bạn không nên tự ý tháo khuyên ra nếu chưa được sự cho phép của bác sỹ bởi bạn có thể làm cho tình trạng nhiễm trùng ăn sâu hơn, dẫn đến hình thành các ổ áp xe.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do em bé chưa phát triển nhiều nên tử cung của bạn còn tương đối nhỏ và chưa vượt ra ngoài xương mu. Khi em bé bắt đầu phát triển, tử cung sẽ bật lên và vượt ra ngoài xương mu. Áp lực từ bên trong cơ thể sẽ đẩy bụng và rốn của bạn lên.

Vào 3 tháng cuối thai kỳ, tử cung của bạn nằm cách xa rốn hơn. Tử cung được đưa về phía trước nhiều hơn do trọng lượng của nước ối và em bé.

Và cho dù ở tình huống nào, thì việc này cũng sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu ở vùng rốn.

Thoát vị rốn

Thoát vị rốn xảy ra khi có quá nhiều áp lực đặt lên bụng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Nhưng bạn sẽ có nguy cơ thoát vị rốn cao hơn nếu bạn mang đa thai hoặc nếu bạn béo phì. Cùng với cảm giác đau rốn, bạn có thể thấy có phần phình lên ở gần rốn, sưng, và có thể nôn mửa nữa.

Đi khám bác sỹ ngay nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào ở trên. Nếu không được điều trị, bạn có thể gặp phải các biến chứng rất nghiêm trọng. Nếu phần thoát vị nằm đè lên bất cứ cơ quan hoặc mô nào trong ổ bụng, nó có thể làm giảm lưu lượng máu cung cấp đến cơ quan đó và gây ra tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng.

Giảm đau rốn

Những cơn đau rốn có thể sẽ đến rồi đi khi bạn đã qua giai đoạn phát triển nhanh của em bé. Một số phụ nữ sẽ quen với việc bị tăng áp lực và kéo dãn như vậy nên không thấy khó chịu nữa. Nhưng với một số khác, cơn đau càng ngày càng dữ dội hơn khi vào những tuần cuối của thai kỳ. Đây cũng là thời điểm rốn bạn lồi ra nhiều nhất.

Làm giảm áp lực đặt lên bụng có thể giúp bạn giảm cảm giác khó chịu. Thử nằm nghiêng khi ngủ hoặc kê một chiếc gối ở phía dưới bụng để có thể giảm tải cho bụng.

Loại thắt lưng đặc biệt dùng để hỗ trợ khi mang thai có thể giúp bạn giảm đau lưng và đau bụng khi đang đứng. Bạn cũng có thể bôi các loại kem làm mềm hoặc bơ ca cao lên da để giảm ngứa và kích ứng da.

Khi nào nên gọi bác sỹ?

Nếu sau khi đã áp dụng các cách trên mà không thấy đỡ, bạn có thể nên hỏi ý kiến bác sỹ để có được lời khuyên bổ ích hơn. Liên lạc với bác sỹ ngay nếu bạn đau nhiều hơn hoặc nếu bạn bị:

Bác sỹ có thể sẽ tìm ra nguyên nhân đau là do nhiễm trùng, thoát vị hay các vấn đề sức khỏe khác để điều trị kịp thời.

Kết luận

Cùng với nhiều cảm giác khó chịu khác khi mang thai, rốn của bạn cũng có thể sẽ bị đau nhưng cơn đau sẽ sớm biến mất hoặc ít nhất, sẽ biến mất sau khi bạn sinh. Đi khám bác sỹ nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc nếu cơn đau khiến bạn không chịu được.

Tại Sao Lại Đau Khi Quan Hệ Lúc Mang Thai?

Tại sao lại đau khi quan hệ lúc mang thai? Có thể hai vợ chồng lựa chọn tư thế quan hệ tình dục chưa phù hợp; do trong tinh dịch của nam giới có rất nhiều chất cơ bản của tuyến tiền liệt, khi giao hợp niêm mạc âm đạo của nữ thường hấp thu những chất này, tạo ra hàng loạt phản ứng, có tác dụng đối với tử cung tùy thuộc vào người phụ nữ có mang hay không dẫn đến việc bị đau khi quan hệ lúc mang thai.

Nguyên nhân của việc đau khi quan hệ lúc mang thai

Bị đau khi quan hệ lúc mang thai là vấn đề rất nhiều phụ nữ gặp phải, không chỉ có mình bạn. Trong quá trình mang bầu, tâm lý, nội tiết của người phụ nữ thay đổi ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu “chuyện ấy”. Về vấn đề tâm lý, những tháng đầu người phụ nữ thường rất vất vả, cơ thể mệt mỏi do bị ốm nghén,…nên nhu cầu “yêu” cũng sẽ giảm.

Ngoài ra, nồng độ estrogen trong cơ thể giảm khiến thành âm đạo bị teo và mất khả năng tiết dịch nhầy nên khiến âm đạo bị khô, từ đó gây đau khi quan hệ lúc mang thai.

Cách phòng tránh đau khi quan hệ lúc mang thai

Khi mang thai, bạn nên hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu và 2 tháng cuối của thai kỳ, vì quan hệ vào thời điểm này rất dễ dẫn đến sảy thai hoặc đẻ non.

Sau sinh, lượng nội tiết tố trong cơ thể cũng giảm một cách rõ rệt, khi đó, bạn có thể bổ sung các hormone trên một cách sớm nhất, hạn chế sử dụng gel bôi trơn do vùng kín rất nhạy cảm, chất bôi trơn dễ tạo cảm giác nóng rát. Và bạn cũng cần chú ý bổ sung ở dạng tiền nội tiết tố nữ để chúng tự tổng hợp theo nhu cầu thực của cơ thể, hiệu quả mà an toàn. Để tránh cho tinh dịch tiếp xúc với niêm mạc âm đạo khi quan hệ vợ chồng, bạn không nên xuất tinh vào âm đạo, tốt nhất bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ.

Thông thường, chứng đau khi quan hệ lúc mang thai sẽ chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn ngay sau khi vợ chồng quan hệ. Với những trường hợp này bạn chỉ cần rút kinh nghiệm để phòng tránh không mắc phải những sai lầm tương tự trong lần tiếp theo. Tuy nhiên, nếu sau khi quan hệ, bạn bị đau bụng kéo dài, đau bụng dữ dội hoặc đau bụng kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu âm đạo… thì bạn cần kịp thời đi khám bác sỹ để có cách xử trí kịp thời.

Bạn đang xem bài viết Tại Sao Khi Mang Thai Chân Lại To Ra? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!