Xem Nhiều 3/2023 #️ Sự Thành Công Về Mặt Chuyên Môn Cùng Niềm Tin Của Bệnh Nhân Vào Tài Năng Của Các Bác Sỹ Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Giang # Top 7 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Sự Thành Công Về Mặt Chuyên Môn Cùng Niềm Tin Của Bệnh Nhân Vào Tài Năng Của Các Bác Sỹ Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Giang # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Thành Công Về Mặt Chuyên Môn Cùng Niềm Tin Của Bệnh Nhân Vào Tài Năng Của Các Bác Sỹ Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Giang mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các bệnh lý sản phụ khoa ngày càng gia tăng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ, khi mắc phải những bệnh lý sản phụ khoa phụ nữ không chỉ mong muốn được chữa trị khỏi bệnh mà còn có nhu cầu được đảm bảo về mặt sức khỏe tinh thần. Với mong muốn đó, chị Vũ Hồng Thúy (36 tuổi, trú tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) có chửa trên vết mổ cũ đã không quản xa xôi trở về Bắc Giang để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối chửa mà vẫn bảo tồn được tử cung để không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này.

Bác sỹ CKII Lê Công Tước, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cùng kíp mổ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân Vũ Hồng Thúy

        Bác sỹ CKII Lê Công Tước – Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cho biết: “Ngày 10/6/2019, bệnh nhân Vũ Hồng Thúy nhập viện Sản Nhi Bắc Giang trong tình trạng đau bụng âm ỉ và xuất huyết âm đạo kéo dài từ hơn 01 tháng trở lại đây. Sau khi được làm các xét nghiệm và siêu âm, các bác sỹ phát hiện bệnh nhân Thúy có khối chửa trên vết mổ cũ kích thước 03 x 04 cm kèm theo 02 khối u nang nước buồng trứng với kích thước u nang bên trái 04 x 05 cm và bên phải là 05 x 06 cm. Nhưng trường hợp của bệnh nhân Thúy đặc biệt ở chỗ là khối chửa trên vết mổ cũ này đã từng được can thiệp xử trí bằng việc nạo hút nhưng không thành công khiến bệnh nhân Thúy bị xuất huyết theo đường âm đạo kéo dài”. Theo thông tin từ phía gia đình bệnh nhân Vũ Hồng Thúy thì trên đường từ Phú Quốc trở về Bắc Giang, gia đình có đưa bệnh nhân Thúy vào một bệnh viện chuyên khoa phụ sản lớn tại Hà Nội để khám bởi khi ra đến đây bệnh nhân Thúy cảm thấy đau bụng rất nhiều kèm chảy máu âm đạo. Tại Bệnh viện này, sau khi siêu âm phát hiện bệnh nhân Thúy có khối chửa trên vết mổ cũ, các bác sỹ đã thực hiện hút thai, tuy nhiên trong quá trình hút thai bệnh nhân Thúy bị băng huyết nên các bác sỹ đã dùng bóng chèn để cầm máu, 07 ngày sau bệnh nhân vẫn bị rong huyết, siêu âm kiểm tra lại thấy khối chửa vết mổ mới chỉ hút được một phần, rau thai vẫn còn sót lại chưa được hút sạch, bệnh nhân Thúy đã được tư vấn nhập viện để phẫu thuật nhưng kết quả hút thai không thành công này khiến gia đình bệnh nhân Thúy cực kỳ lo lắng và quyết định về Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang để thực hiện phẫu thuật, bởi trước khi bay từ Phú Quốc về Bắc Giang điều trị thì gia đình bệnh nhân Thúy đã tham khảo nhiều kênh thông tin và biết rằng tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang với những trường hợp có chửa tại vết mổ cũ, các bác sỹ đều điều trị, bảo tồn tử cung thành công và không để xảy ra bất kỳ tai biến y khoa nào.

       Tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, sau khi đã nắm rõ được những thông tin bệnh lý của bệnh nhân Thúy cùng với niềm tin mà gia đình bệnh nhân Thúy đã đặt cả vào đội ngũ y bác sỹ nơi đây khi không quản ngại đường xa từ Phú Quốc trở về Bắc Giang để điều trị, Bác sỹ CKII Lê Công Tước– Giám đốc Bệnh viện cùng kíp mổ gồm Bác sỹ Nguyễn Ngọc Tân phụ mổ, Bác sỹ CKI Hoàng Mạnh Long gây mê đã tiến hành hội chẩn và đưa ra quyết định phẫu thuật lấy hết tổ chức rau thai còn sót lại tại vết mổ cũ, dùng phương pháp thắt động mạch cổ tử cung âm đạo để cầm máu giúp bảo tồn tử cung cho bệnh nhân Vũ Hồng Thúy, đồng thời bóc tách 02 khối u nang nước buồng trứng để lại phần buồng trứng lành cho bệnh nhân. Việc bảo tồn tử cung này sẽ giúp bệnh nhân không bị thay đổi về mặt tâm, sinh lý cũng như sẵn sàng cho lần sinh nở tiếp theo như nguyện vọng của gia đình.

Trong khi phẫu thuật, Bác sỹ CKII Lê Công Tước đã thực hiện cắt lọc, khâu bảo tồn tử cung kết hợp thắt động mạch cổ tử cung âm đạo. Đồng thời đặt một Sonde dẫn lưu từ buồng tử cung ra ngoài rồi khâu 2 mũi chỉ Catgut vòng quanh trên và dưới vết mổ tử cung (đã được cắt lọc và khâu nối 02 mép lại) để cầm máu. Việc khó khăn nhất của trường hợp này là phải làm sao để gỡ dính và lấy được hết rau thai còn sót lại tại vết mổ cũ mà không gây chảy máu để không ảnh hưởng tới việc bảo tồn tử cung cho bệnh nhân. Kết quả sau hơn 01 giờ phẫu thuật, kíp mổ do Bác sỹ Lê Công Tước trực tiếp thực hiện đã thành công cắt bỏ khối chửa cùng rau thai còn sót lại, 02 khối u nang nước buồng trứng được bóc tách hoàn toàn khỏi phần buồng trứng lành và tử cung của bệnh nhân Thúy đươc bảo tồn thành công mà không gây chảy máu.

Bệnh nhân Vũ Hồng Thúy được người nhà chăm sóc tại Khoa Phụ – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang

        Thai đậu trên vết mổ cũ (hay còn gọi chửa tại vết mổ cũ) là hình thái làm tổ sai vị trí của trứng. Thông thường, sau khi được thụ tinh, trứng sẽ bám vào vùng đáy tử cung – nơi có “diện tích” rộng rãi và lớp cơ tử cung đủ dày để làm tổ và sinh trưởng. Tuy nhiên, vì một lý do bất thường nào đó, trứng lại “mắc kẹt” ở eo tử cung – nơi có vết sẹo mổ trước và phát triển thành túi thai. Theo Bác sỹ CKII Lê Công Tước cho biết: “ Chửa tại vết mổ cũ gây chảy máu ồ ạt khi tự sảy hoặc vỡ khối chửa do trứng làm tổ tại vết mổ, làm cho vết mổ phồng căng, giãn mỏng, nứt vỡ và gây chảy máu. Đối với trường hợp để bị vỡ sau hút thai không thành công và băng huyết kéo dài như trường hợp bệnh nhân Vũ Hồng Thúy thì thường là phải cắt tử cung hoàn toàn để cầm máu. Tuy nhiên tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, các bác sỹ luôn cố gắng phẫu thuật cắt bỏ khối chửa mà vẫn bảo tồn được tử cung cho bệnh nhân nhằm đảm bảo tâm, sinh lý cho người bệnh bởi chúng tôi luôn tâm niệm rằng sức khỏe bệnh nhân đặt lên hàng đầu, nhưng sức khỏe tinh thần của người bệnh cũng không kém phần quan trọng. Thực tế là những trường hợp bệnh nhân có chửa vết mổ cũ từng được phẫu thuật bảo tồn tử cung thành công tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang thì sức khỏe sinh sản đều được đảm bảo, chúng tôi đã từng mổ đẻ nhiều ca an toàn cho những bệnh nhân từng phẫu thuật chửa vết mổ cũ”. Nhân đây Bác sỹ Lê Công Tước cũng khuyến cáo rằng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là với những người đã từng sinh mổ khi có thai cần đi siêu âm sớm để xác định chính xác vị trí làm tổ của thai ở đâu. Nếu thai làm tổ ở vị trí ống cổ tử cung hoặc trên vết mổ cũ thì cần phải đình chỉ thai sớm vì thai càng lớn càng gây nứt vỡ vết mổ đe dọa tính mạng của thai phụ. Thủ thuật bỏ thai trong những trường hợp này cũng đòi hỏi người thực hiện phải vững vàng chuyên môn, do đó nên thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra.

Hiền Chúc – Bệnh viện Sản Nhi

Bệnh Viện Và Bệnh Nhân Cùng Chờ Hướng Dẫn Luật Mang Thai Hộ

Được biết đã có 4 hồ sơ đăng ký nhờ mang thai hộ tại BV, bác sĩ có thể cho biết cụ thể về các trường hợp này?

– Trong 4 hồ sơ trên, đa phần đều đến từ các tỉnh thành, có 1 hồ sơ bệnh nhân bị dị tật bẩm sinh, không có tử cung; 1 trường hợp bị ung thư cổ tử cung; 2 trường hợp còn lại nội mạc tử cung bị mỏng, không thể mang thai được. Họ đều đã kết hôn lâu năm, từ 5-6 năm trở lên, và rất mong mỏi có con. Họ cũng gần như tuyệt vọng với ước mơ có tiếng cười trẻ thơ và chấp nhận số phận buồn của mình.

Thế nên ngay khi Luật ra đời, họ vô cùng mừng rỡ và lập tức đến BV tầm soát khả năng, nộp hồ sơ xin mang thai hộ. Tin vui cho họ là tất cả đều đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ để thực hiện được kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Nhưng tin chưa vui là họ chưa thể làm ngay trong hiện tại vì những lý do thuộc về thủ tục.

Xin bác sĩ cho biết đâu là nguyên nhân khiến BV không thể thực hiện việc mang thai hộ cho các trường hợp nói trên, dù đã đủ tiêu chuẩn?

-Trên nguyên tắc, pháp luật quy định thế nào thì BV sẽ thực hiện đúng như vậy. Xét ở góc độ một BV chuyên khoa đầu ngành như BV Từ Dũ thì phương diện kĩ thuật là quan trọng nhất và chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi phương tiện để thực hiện tốt việc thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ. Thực ra, đây chỉ là một kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm chứ không có gì mới mẻ, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm BV vẫn làm. Mỗi năm BV Từ Dũ thực hiện khoảng trên 2.000 ca, tỉ lệ thành công đến 42%, có thể sánh ngang với nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên, để thực hiện được kĩ thuật nói trên phải có những thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu. Trong vai trò là những người thực hiện kĩ thuật, BV còn có trách nhiệm phải hướng dẫn cho bệnh nhân biết cách thực hiện các thủ tục ấy như thế nào. Tuy nhiên, dưới luật chưa có nghị định nào hướng dẫn về những thủ tục hành chính nên phía BV cũng chưa nắm được các trình tự để hướng dẫn cho bệnh nhân.

Một ví dụ cụ thể, luật quy định người được nhờ mang thai hộ phải là họ hàng cùng hàng với người nhờ mang thai hộ. Tuy nhiên, quan hệ cùng hàng đó cụ thể là như thế nào, là người có huyết thống với nhau hay kể cả người kết nghĩa, nhận nuôi? Định nghĩa họ hàng cùng hàng chưa có và ai sẽ là cơ quan xác nhận điều này, cơ quan công an hay cơ quan tư pháp? Nếu cơ quan công an thì là nơi người nhờ mang thai hộ cư trú hay cơ quan công an nơi người được nhờ cư trú? Vì thế, tất cả đều phải chờ đến khi có thông tư, nghị định hướng dẫn chi tiết thì mới có thể thực hiện, thế nên hiện nay các gia đình đành phải tiếp tục chờ đợi thôi.

BS Diễm Tuyết

Trước khi luật cho phép, có các trường hợp yêu cầu thực hiện mang thai hộ hoặc cố ý làm “chui” tại BV không, thưa bác sĩ?

– Tại BV Từ Dũ, công tác kiểm soát việc mang thai hộ rất chặt chẽ. Có những trường hợp đến đề cập trực tiếp thì BV lập tức từ chối và giải thích rõ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải là không có những hành vi cố ý tìm cách “lách” rất tinh vi để thực hiện việc mang thai hộ. BV từng phát hiện một trường hợp lấy hình chứng minh nhân dân của người nhờ mang thai hộ rồi dán hình của người được mang thai hộ vào. Nhưng BV cũng thông cảm vì mong muốn có con quá lớn của bệnh nhân nên không làm căng mà chỉ thông báo cho họ và đưa ra lời từ chối.

Về mặt cá nhân, bác sĩ có suy nghĩ thế nào về việc luật cho phép mang thai hộ?

Theo tôi, quyết định cho phép mang thai hộ là rất dũng cảm, đầy nhân bản và hợp lòng người. Thực ra, mang thai hộ xét cho cùng chỉ là kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cơ bản mà rất nhiều cơ sở y tế ở Việt Nam đã có thể thực hiện được. Nhưng từ trước đến giờ chúng ta vướng vì luật không cho phép, khiến rất nhiều người ấp ủ mong muốn có con đành ngậm ngùi không dám hy vọng. Nay có thể ứng dụng khoa học kĩ thuật vào giúp được cho những người không may được làm cha, làm mẹ, với họ giống như được tái sinh vậy.

Hai Ca Mang Thai Hộ Thành Công Đầu Tiên Tại Bệnh Viện Từ Dũ

Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Từ Dũ TP HCM cho biết, đây là hai trường hợp đầu tiên thành công trong việc nhờ người mang thai hộ.

Trường hợp thứ nhất, bệnh nhân 28 tuổi ở Khánh Hòa, kết hôn 4 năm nhưng không có con do khiếm khuyết hệ sinh dục, tử cung nhi hóa, không có cổ tử cung. Người nhận mang thai giúp là chị họ 33 tuổi.

“Sau khi thực hiện các quy trình, đến nay, chúng tôi chính thức thông báo với gia đình việc mang thai hộ đã thành công. Hiện thai đã được 7 tuần tuổi, kết quả siêu âm cho thấy đã có tim thai và đây là trường hợp song thai”, bác sĩ Hải nói.

Trường hợp thứ hai cũng nhận tin vui là đôi vợ chồng ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Kết hôn 7 năm, người vợ sinh năm 1984 vẫn không thể mang thai do mắc chứng tử cung nhi hóa. Trước khi luật mang thai hộ ra đời, chị này từng điều trị tại Bệnh viện Từ Dũ 6 lần nhưng không thành công.

Người mang thai hộ cho bệnh nhân là em họ sinh 27 tuổi. Hiện thai đã được khoảng 5 tuần tuổi, trường hợp này sẽ được siêu âm kiểm tra tim thai trong cuối tháng 9.

Tại Việt Nam, từ giữa tháng 3, pháp luật chính thức cho phép thực hiện việc mang thai hộ cho các trường hợp hiếm muộn. Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phụ sản Trung ương Huế và Phụ sản Từ Dũ là 3 cơ sở y tế tiếp nhận thực hiện việc mang thai hộ.

Mang thai hộ chính danh tức là con sinh học của một cặp vợ chồng được mang trong tử cung của một người khác. Mang thai hộ được chỉ định trong trường hợp phụ nữ không có tử cung hoặc dị dạng tử cung bẩm sinh không thể mang thai hay bị cắt tử cung. Phụ nữ mắc các bệnh mà việc mang thai có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Người sẩy thai nhiều lần, tử cung không thể giữ thai đến đủ tháng và thất bại nhiều lần với kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Thỏa thuận mang thai hộ phải có thông tin đầy đủ, cam kết thực hiện quyền và nghĩa vụ của cả hai bên, lập thành văn bản có công chứng, có xác nhận của cơ sở y tế thực hiện và không được ủy quyền cho bên thứ ba.

Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ được sinh ra nhờ mang thai hộ được đảm bảo an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện.

Người mang thai hộ phải là họ hàng với vợ hoặc chồng, đã có con, được xác nhận đủ điều kiện của tổ chức y tế và chỉ được mang thai hộ một lần. Trường hợp người mang thai hộ đã có gia đình thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người chồng.

Để thực hiện việc nhờ mang thai hộ, vợ chồng có nhu cầu cần gửi hồ sơ đề nghị đến các bệnh viện mà Bộ Y tế chỉ định. Hồ sơ sẽ được xem xét và cả người muốn có con lẫn người mang thai hộ sẽ được tư vấn các kiến thức cần thiết.

Chi phí và kỹ thuật mang thai hộ giống với thực hiện một ca thụ tinh ống nghiệm. Tỷ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Từ Dũ khá cao, trên 45%. Bệnh viện Từ Dũ đã nhận 18 trường hợp đăng ký đủ điều kiện để được xét mang thai hộ và đã thực hiện chuyển phôi cho 4 ca. Ngoài 2 trường hợp thành công, 2 ca còn đang tiếp tục nuôi cấy bằng số phôi dự trữ.

Thiên Chương

Cắt Thành Công Ruột Thừa Viêm Cho Bệnh Nhân Mang Thai 30 Tuần Tuổi

Bệnh nhân trên là trường hợp thai phụ N.T.C.N. (25 tuổi, ngụ tại Bình Dương) mang thai con đầu lòng. Ngày 14/1, thai kỳ được 30 tuần thì người mẹ bất ngờ bị đau bụng, cảm giác đau tăng dần nên chị đến cơ sở y tế gần nhà để kiểm tra và được chẩn đoán chuyển dạ.

Bệnh nhân được gia đình chuyển đến một bệnh viện tư tại Bình Dương trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng hông phải, vị trí không xác định, không có dấu hiệu sốt. Sau khi thực hiện cận lâm sàng, bác sĩ xác định chị N. bị viêm ruột thừa với đường kính 7,5mm vị trí quặt ngược sau manh tràng, ruột thừa bị viêm trong tình trạng dọa vỡ nguy hiểm cho tính mạng của thai phụ và thai nhi.

Sau phẫu thuật, sức khỏe của thai phụ và thai nhi nhanh chóng bình phục

Đa số trường hợp bị viêm ruột thừa sẽ được chỉ định nội soi. Tuy nhiên, bệnh nhân N. mang thai ở tuần 30, thai nhi đã phát triển lớn, thực tế thai đã lớn nếu mổ nội soi sẽ nguy hiểm do phẫu trường hẹp dễ gây ảnh hương cơ quan lân cận, gây tổn thương tử cung, áp lực cao gây khó thở, nguy cơ sinh non rất cao. Sau hội chẩn, các bác sĩ đã thống nhất chỉ định cuộc mổ hở cắt ruột thừa viêm cho người bệnh. Ngày 17/1 (3 ngày sau phẫu thuật) sức khỏe của thai phụ đã ổn định, tim thai khỏe.

BS-CK2 Cao Khả Anh cho biết: “Đây là trường hợp rất dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện chuyển dạ vì tình trạng viêm gây co và đau tử cung. Đồng thời tử cung to cũng đẩy ruột thừa ra khỏi vị trí bình thường sẽ gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị. Nếu để càng lâu, một số hệ quả nguy hiểm có thể dẫn đến cho sản phụ và thai nhi như nguy cơ dọa sinh non hoặc sinh non; nguy cơ xa hơn là viêm phúc mạc, choáng nhiễm trùng nhiễm độc dẫn đến tử vong”.

Cũng theo BS Khả Anh, viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai lớn (trên 30 tuần) có chuyển biến nhanh và nguy hiểm. Biểu hiện lâm sàng đa số của viêm ruột thừa chính là những cơn đau bụng dữ dội ở vùng hố chậu phải, nhưng cũng có thể đau vùng thượng vị (dễ nhầm đau dạ dày) hoặc đau quanh rốn (nhầm với rối loạn tiêu hóa) và những vị trí khác.

Vân Sơn

Bạn đang xem bài viết Sự Thành Công Về Mặt Chuyên Môn Cùng Niềm Tin Của Bệnh Nhân Vào Tài Năng Của Các Bác Sỹ Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Giang trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!