Xem Nhiều 4/2023 #️ Sự Phát Triển Của Thai Nhi 34 Tuần # Top 11 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 4/2023 # Sự Phát Triển Của Thai Nhi 34 Tuần # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Phát Triển Của Thai Nhi 34 Tuần mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sang tuần thai 34, em bé của bạn đã nặng khoảng 2,1 kg và cao khoảng 45cm. Lớp lông tơ mềm bảo vệ làn da của bé rất hiệu quả trong nhiều tháng trước giờ gần như biến mất. Làn da của bé cũng bớt đỏ và ít nhăn nheo hơn; bé trông bụ bẫm hơn nhờ các mô mỡ.

Bé đã quay đầu và di chuyển xuống phía xương chậu chuẩn bị thuận lợi cho quá trình sắp sinh. Tuy nhiên vẫn có trường hợp thai 34 tuần ngôi ngược; không quay đầu thì mẹ cần thăm khám nghe tư vấn của bác sĩ.

Các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ hô hấp…đều đã hoàn thiện và tiếp tục hoạt động hết công suất để đảm bảo cho trẻ có thể thích nghi được với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Tinh hoàn đã được hình thành ở ổ bụng và đang trong giai đoạn di chuyển đến bìu. Trong khoảng 3 – 4% bé trai, quá trình di chuyển tinh hoàn đến bìu diễn ra lâu hơn.

Bé sẽ không ngừng trôi tuột đầu về vị trí xương chậu của mẹ và sẵn sàng cho tư thế thoát ra ngoài. Thai 34 tuần gò nhiều và các hoạt động chân tay của bé dần bị hạn chế do không gian trong bụng mẹ đã quá chật chội.

2. Sự thay đổi của mẹ khi mang thai nhi 34 tuần

Bụng bạn ngày một to lên. Cân nặng ngày càng tăng khiến mẹ trở nên nặng nề, khó chịu, đau lưng.

Mẹ có thể thấy bụng mình xuống thấp và nghiêng hơn về phía trước . Hiện tượng sa bụng có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng mang thai ở phần trên cơ thể, như là hụt hơi, ợ nóng. Tuy nhiên ngược lại mẹ có thể cảm thấy tăng áp lực ở vùng chậu, hông và bàng quang. Việc này có thể gây khó chịu như việc đi tiểu són hoặc tiểu thường xuyên hơn.

Hiện tượng xuống máu chân khi mang thai sẽ xuất hiện từ tuần 34 – tuần 37. Hãy ngâm chân bằng nước muối ấm, ngủ gác cao chân, ăn nhạt giảm muối và khám thai định kỳ để tầm soát tiền sản giật.

Các cơn gò tử cung có thể xuất hiện vào lúc này hoặc những tuần sau đó. Đôi khi mẹ sẽ thấy bụng dưới của mình nhói lên một chút rồi lại thôi. Đây là những biểu hiện thường gặp của các mẹ khi ngày sinh gần kề.

3. Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai 34 tuần

Mẹ có thể căn cứ vào lần siêu âm gần nhất và so sánh với bảng cân nặng chuẩn thai nhi để biết bé yêu đã đủ cân, thừa hay thiếu cân để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.

Hãy chọn những món giàu đạm, chất xơ, canxi, sắt, vitamin B và C… Ăn nhạt, không ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.

4. Bố mẹ nên làm gì khi thai nhi 34 tuần tuổi.

Siêu âm, khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ

Bố mẹ nên cùng nhau luyện tập một số bài thể dục nhẹ nhàng hoặc đến các lớp học tiền sản để chia sẻ những kiến thức sinh đẻ hoặc nuôi dưỡng con nhỏ.

Tình trạng táo bón khi mang thai có thể sẽ khiến mẹ bị trĩ sau sinh. Vì vậy mẹ cần uống thật nhiều nước và bổ sung nhiều rau xanh cho cơ thể để hạn chế trường hợp này xảy ra.

Mẹ nên đi bộ nhanh, lớp yoga; bơi hoặc chạy bộ sẽ làm tăng lưu lượng máu và tăng cường endorphin. Hoạt động thể chất cũng giúp phụ nữ mang thai ngủ ngon hơn. Điều này cũng sẽ giúp chống lại sự mệt mỏi vào ban ngày.

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 34

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Trong tuần thứ 34, cân nặng và chiều cao thai nhi tăng lên gần với cân nặng lúc sinh, các hệ cơ quan (tiêu hóa, hô hấp, …) đã được hoàn thiện, tinh hoàn bắt đầu di chuyển xuống bìu, hormone giới tính được sản xuất thúc đẩy quá trình phát triển của cơ quan sinh dục chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở.

1. Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 34

Ở tuần thứ 34, kích thước của thai nhi đã nặng 5 pound (2,27kg) tương đương một quả dứa lớn và dài khoảng 20 inch (50.8cm) đo từ đỉnh đầu đến mông.

Tinh hoàn di chuyển đến bìu: Tinh hoàn đã được hình thành ở ổ bụng và đang trong giai đoạn di chuyển đến bìu. Trong khoảng 3 – 4% bé trai, quá trình di chuyển tinh hoàn đến bìu diễn ra lâu hơn. Vì vậy, đừng lo lắng nếu con trai được sinh ra mà tinh hoàn vẫn chưa xuống bìu, chúng sẽ xuất hiện trước sinh nhất 1 tuổi của bé.

Sản xuất hormone giới tính: Tại thời điểm này, cả hai bé trai và bé gái đều đang sản xuất rất nhiều hormone giới tính, điều này sẽ giải thích tại sao bộ phận sinh dục có thể xuất hiện lớn và sưng khi sinh và trong trường hợp với bé trai, tại sao da bìu có thể xuất hiện sắc tố sẫm màu trong vài tuần đầu sau sinh.

Lớp sáp bảo vệ da dày lên: Lúc này chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày trọng đại, vernix – lớp phủ sáp trắng bảo vệ da bé khỏi nước ối và cung cấp chất nhầy giúp bôi trơn để sinh nở – đang dày lên ngay trong thời gian chuẩn bị sinh.

Hệ tiêu hóa hoàn thiện: Hệ tiêu hóa đã được hoàn thiện cho phép bé sẵn sàng hấp thụ sữa mẹ khi được sinh ra. Hầu hết các cơ quan chính khác – hệ hô hấp và thần kinh – gần như đã có thể tự hoạt động. Em bé có thể đã quay ở tư thế đầu chổng ngược xuống, sẵn sàng để được sinh ra. Không gian trong tử cung bị chật hẹp dần, người mẹ có thể cảm nhận thấy khuỷu tay hay đầu gối của con đang động đậy trong bụng.

Hệ thống thần kinh trung ương hoàn thiện: Hệ thống thần kinh trung ương cùng với phổi của bé đang trong quá trình hoàn thiện. Em bé được sinh ra trong khoảng 34 – 37 tuần không có vấn đề sức khỏe nào khác thường chứng tỏ các cơ quan này đã hoàn thiện sớm.

Móng tay xuất hiện: Trong vòng 1 tuần phát triển, sau tuần thứ 33, móng tay của em bé cuối cùng cũng đã chạm đến đầu ngón tay.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

2. Những thay đổi mới của mẹ ở tuần thứ 34 của thai kỳ

Tử cung của người mẹ vẫn tiếp tục nở ra. Khi mang thai 34 tuần cũng là lúc mẹ bầu đang thấy hiện khoảng 5 inch đang nhô ra trên rốn.

Lúc này mắt của các mẹ bầu hoạt động không tốt như bình thường. Đó là bởi vì sự ảnh hưởng của những hormon thai kỳ – nó cũng có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và các dây chằng. Không chỉ tầm nhìn có thể bị mờ trong những ngày này, mà việc giảm sản xuất nước mắt có thể khiến mắt thai phụ bị khô và khó chịu, đặc biệt là nếu có đeo kính áp tròng. Hơn nữa, sự gia tăng chất lỏng phía sau mắt có thể làm kính áp tròng thay đổi hình dạng, khiến tình trạng cận thị hoặc viễn thị của một số phụ nữ nặng hơn. Tuy nhiên, những thay đổi này chỉ mang tính chất tạm thời. Mắt bạn sẽ sáng trở lại bình thường sau khi sinh. Nhưng hãy nhớ rằng một số vấn đề về thị lực nghiêm trọng hơn có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, vì vậy hãy chắc chắn đề cập nếu có các thay đổi về thị lực với bác sĩ.

3. Triệu chứng mang thai tuần 34

Khi tam cá nguyệt thứ ba đang dần về cuối, thai phụ có thể cảm thấy đầy hơi. Lo lắng chỉ làm cho những cảm giác khó chịu đó trở nên tồi tệ hơn – bạn có xu hướng nuốt nhiều không khí hơn khi bị căng thẳng. Vì vậy hãy thử cách làm giảm căng thẳng bằng cách hít thở sâu qua mũi và thở ra trong thời gian 1 – 2 phút/ngày.

Việc kích thước thai nhi càng lớn có thể chèn ép đại trực tràng gây ra táo bón. Do vậy, phụ nữ mang thai nên tăng cường chế độ ăn uống với một số trái cây khô, trái cây tươi, rau và ngũ cốc. Nếu không cải thiện có thể bạn sẽ cần dùng đến thuốc nhuận tràng (thậm chí cả thảo dược). Hãy nhờ tư vấn của bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào.

Khi mang thai tiến triển về sau, thai phụ có thể thấy dịch âm đạo tăng tiết. Đó là do hormone thai kỳ (đặc biệt là estrogen) gây ra – chúng làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu và kích thích màng nhầy. Mặc quần lót với lớp lót cotton thoáng khí có thể giữ cho cơ quan sinh dục khô thoáng và hạn chế mùi hôi.

Bệnh trĩ xảy ra khi tình trạng táo bón kéo dài. Có thể giảm triệu chứng bệnh bằng bài tập Kegels. Bài tập này có thể giúp tăng cường sự săn chắc, độ dẻo dai của các cơ vùng chậu và âm đạo, có thể giúp ích trong cải thiện bệnh trĩ.

Trọng tâm cơ thể trong giai đoạn mang thai dịch chuyển từ lưng xuống bụng tạo thêm áp lực và gây đau ở lưng dưới. Có rất nhiều giải pháp để chữa trị chứng đau lưng như tăng cường vận động nhẹ, thay đổi tư thế đứng ngồi hoặc đi bộ. Lưu ý, việc ngồi một chỗ quá lâu có thể khiến lưng bạn đau hơn nữa.

Chuột rút ở chân là triệu chứng gặp thường xuyên nhất ở giai đoạn này, xảy ra do sự tăng nhanh về trọng lượng thai nhi, tăng sưng và mệt mỏi. Nếu thai phụ bị chuột rút, hãy chườm lạnh, hoặc giữ nguyên vị trí và nắn lại từ từ khớp bị lệch.

Nếu phụ nữ mang thai có mái tóc màu sáng và tiền sử gia đình có vết rạn da, thì có nhiều khả năng bị vết rạn da hơn so với người mà tóc đen (hoặc da đen). Triệu chứng này có thể được hạn chế tối đa bằng cách giữ cho việc tăng cân chậm và ổn định.

Khi bào thai trở nên to hơn, các mô cơ thể sẽ tích tụ và giữ lại chất lỏng, thai phụ có thể bị sưng ở mắt cá chân, bàn chân và ngón tay. Việc dùng những đôi dép thoải mái vào cuối ngày làm việc có thể giúp làm dịu những ngón chân bị sưng.

Khi mang thai, tóc sẽ mọc nhanh hơn và bóng hơn, nhưng không chỉ ở da đầu, nó còn có thể mọc ở những nơi khác như má, cằm và lưng. Tẩy lông là an toàn trong thai kỳ, hãy yêu cầu một công thức cho da nhạy cảm do lúc này làn da nhạy cảm hơn.

Khi bụng bầu trở nên to hơn, phổi sẽ có thể mở rộng hoàn toàn, do đó thai phụ có thể cảm thấy có gió lùa vào cơ thể, ngay cả sau khi đi vào phòng tắm. Ngủ nghiêng bên trái có thể giảm khó thở vào ban đêm.

Mất ngủ khi mang thai có thể xảy ra do lo lắng cho ngày sinh sắp tới. Hãy thử ru mình ngủ với bồn nước ấm và một cốc sữa ấm và đọc sách hoặc nghe nhạc thay vì xem TV hoặc lên mạng (những hoạt động đó có thể giúp bạn tỉnh táo).

Khi ngày sinh đến gần, bầu vú có thể bị rò rỉ sữa non – dòng sữa màu vàng sẽ là thức uống đầu tiên của bé. Nó có thể rò rỉ hơn một vài giọt, nhưng nếu cảm thấy không thoải mái, thai phụ có thể dùng miếng đệm điều dưỡng.

4. Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai ở tuần 34 của thai kỳ

Bảo vệ đôi mắt: Đến tuần thứ 34, mắt của mẹ bầu có thể cảm thấy khô và nhạy cảm hơn bình thường, vì vậy hãy luôn mang theo kính râm và thuốc nhỏ mắt tiện dụng bên người.

Trầm cảm trước khi sinh: Từ 10 – 15 % phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai. Một số yếu tố có thể khiến phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn như triệu chứng khó chịu trong thai kỳ, lo lắng, thiếu sự chăm sóc… không có gì xấu hổ khi yêu cầu giúp đỡ. Đến gặp bác sĩ để nhờ tư vấn; một số thuốc chống trầm cảm an toàn được cho phép sử dụng khi mang thai.

Đừng ăn quá nhiều thức ăn: Các bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai nên ăn chế độ ăn ít natri trong thai kỳ. Một lượng muối vừa phải (muối để làm gia vị, thức ăn có hàm lượng muối nhẹ) thực sự giúp cơ thể phụ nữ điều tiết dịch lỏng trong cơ thể và giảm đáng kể lượng natri không tốt cho em bé. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng quá nhiều muối không có lợi cho bất kỳ ai (có thai hay không) – và nó thậm chí có thể làm tình trạng phù nặng thêm. Một số giải pháp như hãy tự giới hạn 1 – 2 lần ngâm, bỏ qua các món ăn nhẹ có muối, tập thói quen nếm thử trước khi rắc có thể điều hòa lượng muối cung cấp cho cơ thể.

Tăng cường sức khỏe: Đi bộ nhanh, lớp yoga, bơi hoặc chạy bộ sẽ làm tăng lưu lượng máu và tăng cường endorphin. Hoạt động thể chất cũng giúp phụ nữ mang thai ngủ ngon hơn, điều này cũng sẽ giúp chống lại sự mệt mỏi vào ban ngày.

3 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là từ tuần 34 trở đi, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:

Dịch vụ thai sản trọn gói tại Vinmec giúp quá trình mang thai của thai phụ trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn. Trong suốt quá trình mang thai, thai phụ sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ hàng đầu khoa Sản có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đưa ra những tư vấn, hướng xử lý tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Mọi thông tin chi tiết về các gói dịch vụ thai sản trọn gói, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với các Bệnh viện và phòng khám thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bố Mẹ Ngạc Nhiên Trước Sự Phát Triển Của Thai Nhi 34 Tuần Tuổi

Sự thay đổi của thai nhi 34 tuần tuổi

Sang tuần thai 34, em bé của bạn đã nặng khoảng 2,2kg và cao khoảng 45cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Sự phát triển của bé đến thời điểm này xem như là đã hoàn thiện. Từ tuần này em bé của bạn sẽ liên tục tăng cân cho đến lúc bạn chuyển dạ. Toàn thân bé bao phủ bởi một lớp lông mềm, nó giúp bảo vệ và giữ ấm cho cơ thể bé.

Biến đổi của thai nhi 34 tuần tuổi.

Lúc này, thai nhi đã xoay ngược đầu xuống dưới cổ tử cung của bạn rồi. Xương hộp sọ của thai nhi vẫn chưa gắn kết thực sự với nhau, các mảnh xương sọ vẫn rời nhau để bé có thể dễ dàng đi qua cổ tử cung của mẹ. Các phần xương khác trong cơ thể của bé đang ngày càng cứng cáp. Thận cũng như toàn bộ các cơ quan khác đều trên đà phát triển và hoàn thiện các chức năng. Gan của bé đã bắt đầu thải độc.

Khi đi siêu âm, nếu may mắn, bạn có thể nhìn thấy thiên thần nhỏ của mình đang mỉm cười. Tuy nhiên những lần này rất hiếm hoi, và sẽ quay trở lại khi bé chào đời khoảng 4-6 tuần. Một số vết chàm sẽ xuất hiện trên mặt, mông bé. Nguyên nhân là do sự thay đổi bất thường của một số tế bào trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

Nhật ký thai kỳ theo từng ngày của bé trong tuần thứ 34

Ngày thứ 232: Bạn có bao giờ lo nghĩ rằng không biết cơ thể sẽ điều tiết kịp thời không khi mà bé lớn rất nhanh vào khoảng thời gian này. Vậy bé có lo lắng giống bạn không nhỉ?

Mẹ làm cho bé: Nếu nhà có nuôi các vật nuôi nhỏ như mèo, chó, chuột hamster… thì bạn cần chích ngừa bệnh cho chúng trước khi bé chạm vào chúng. Có nhiều tờ báo ca ngợi việc vật nuôi tìm được trẻ đi lạc, tuy nhiên điều đó chỉ để nhắc nhở bố mẹ cần giám sát chặt chẽ con cái mình hơn mà thôi.

Ngày thứ 233: Thận cũng như toàn bộ cơ thể đều trên đà phát triển và hoàn thiện các chức năng.

Mẹ làm cho bé: Nếu bạn chưa đọc tài liệu hướng dẫn cho con bú sữa mẹ, chăm sóc bé sơ sinh, giúp bé ngủ, thủ thuật sinh mổ, làm chủ cơn đau khi “lâm bồn” hoặc bất kỳ những vấn đề lớn về mang thai, sinh nở khác, thì đây chính là khoảng thời gian lý tưởng để làm điều ấy. Hoặc bạn cũng có thể đọc những cuốn sách thai giáo cho bà bầu để có phương pháp dạy con đúng đắn nhất. Tham khảo bài viết: Sách thai giáo dạy con từ trong bụng mẹ.

Ngày thứ 234: Gan của bé bắt đầu thải độc.

Mẹ làm cho bé: Ở trong bụng mẹ, bé uống nước ối, chất thải và vài thứ nữa. Cơ thể của bé đến thời điểm này đã có thể tự lọc chất bẩn được. Những chất thải này vẫn ở lại trong ruột 24 giờ sau khi sinh. Khi nó dày lên và có màu xanh thì gọi là phân su, đó là dấu hiệu cho biết ruột bé hoạt động tốt.

Ngày thứ 235: Bé bây giờ vươn ra ngoài tử cung nhiều hơn là nằm yên trong túi ối.

Mẹ làm cho bé: Bạn chuẩn bị gom địa chỉ bạn bè, người thân lại để có thể gửi email thông báo ngày trọng đại (ngày bé chào đời).

Ngày thứ 236: Cân nặng của bé đến thời điểm này là 2.5 -2.7kg.

Mẹ làm cho bé: Bạn sẽ phải siêu âm lần cuối xem vị trí của thai nhi như thế nào, ước lượng kích cỡ của bé.

Ngày thứ 237: Bé đang phát triển tốt, ngủ nhiều và thức dậy cũng nhiều. Bé cũng có 4 trạng thái: ngủ động, ngủ tĩnh, thức tĩnh và thức động.

Mẹ làm cho bé: Hãy tranh thủ chuẩn bị gửi thông báo cho bè bạn và họ hàng khi bé đã chào đời. Chuẩn bị ngay bây giờ vì sau sinh bạn sẽ không có nhiều thời gian nữa.

Ngày thứ 238: Kháng thể chống lại bệnh tật và miễn nhiễm sẽ chạy trong máu bé và dịch ối nữa.

Mẹ làm cho bé: Để bảo vệ bé khỏi các loại vi trùng, vi khuẩn, tốt nhất là nên rửa tay khi ẵm bé, hãy yêu cầu những người thân, bè bạn cũng cần làm thế khi họ bế bé.

Những biến đổi cơ thể mẹ khi bé 34 tuần tuổi

Đừng ngạc nhiên nếu một buổi sáng bạn thức dậy và cảm thấy như vừa bỏ được tấm màn che mắt mình. Bụi bẩn khắp mọi nơi và bạn không hiểu vì sao trước đây mình lại không nhận ra như thế. Chào mừng bạn đến với thời kì “làm tổ”.

Nếu bạn từng cảm thấy rất mệt mỏi thì giờ đây bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình tràn đầy năng lượng. Bạn muốn sắp xếp và phân loại lại tất cả mọi thứ, dỡ cái đống thùng hộp kia và lôi các thứ ra ngoài. Sau khi bé chào đời, bạn sẽ rất vui vì mình đã kịp dọn dẹp đồ đạc. Trong vài tuần đầu sau khi sinh bạn sẽ thấy mình không thể dành chút thời gian nào cho việc nhà.

Cần nhớ rằng một số bà bầu sẽ hơi trái tính và đặt rất nhiều áp lực lên bản thân họ và người bạn đời. Hãy cố gắng tập trung vào chỉ một việc tại một thời điểm và hoàn thành nó trước khi chuyển sang việc tiếp theo. Nếu gia đình và bạn bè ngỏ lời giúp đỡ thì đừng từ chối. Đây sẽ là thời gian của những mối quan hệ thực sự, và các bạn sẽ cùng nhau khiến cho việc chuẩn bị cho sự ra đời của bé càng thêm phần hào hứng.

Có thể giải thích theo cơ sở sinh học cho việc những bà mẹ ở cuối thai kỳ cảm thấy họ cần phải sắp xếp lại “ổ” của mình. Bản năng tự nhiên của người mẹ là như vậy.

Những thay đổi sinh lý của bạn khi thai nhi 34 tuần

Ngủ không phải là một việc lấy gì làm dễ chịu trong thời kì này. Bạn gần như là không thể nằm sấp và lại không nên nằm ngửa, vì thế lựa chọn duy nhất là nằm nghiêng một bên. Vấn đề là bạn chỉ có hai bên để thay đổi vì thế bạn sẽ cảm thấy đau ở hông và đùi. Hãy chất những chiếc gối êm ái xung quanh mình, và nên tìm mua một chiếc chăn độn bông để lót dưới ga trải giường. Cách này khá hữu hiệu đấy bạn à.

Từ giờ cho đến khi sinh, hộ sinh hay bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn khám thai hàng tuần. Bạn sẽ được kiểm tra nước tiểu, huyết áp, cân nặng, và kích thước tử cung. Đáy tử cung sẽ được đo để xem kết quả có thể hiện phù hợp với sự phát triển của thai và ngày dự sinh của bạn không. Nếu có gì không nhất quán, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra kích thước em bé, lượng nước ối và kích thước nhau thai.

Hãy dành cho mình những khoảng tĩnh lặng trong ngày, và trong những lúc này, bạn hãy vén áo lên và ngắm nhìn những chuyển động trong bụng mình. Bạn sẽ thấy đường viền của một bàn chân bé xíu, một cái cùi chỏ, hoặc một cái đầu gối xinh xinh. Nếu bạn gẩy nhẹ vào đấy, bạn sẽ thấy bé đáp trả bằng cách đạp hay hích lại. Hãy rủ bạn đời của mình cùng tận hưởng những giây phút đó, để anh ấy thấy mình cũng thật sự là một phần của quãng thời gian mang thai này. Nếu anh ấy nói chuyện với bé, bé thường sẽ “trả lời” lại bằng những chuyển động của mình.

Bố mẹ hãy tận hưởng thời gian trước khi “vượt cạn”.

Xương chậu của bạn bắt đầu tách và hở hơn ra trong những tuần cuối này, khiến bạn cảm thấy rất đau nhức. Bạn thường vô thức đặt tay lên lưng dưới, lên bụng, lên hông, và còn nhăn nhó nữa. Những bà bầu khác sẽ nhìn bạn đầy thông cảm bởi họ đã quá hiểu những cảm giác đó. Tắm nước ấm, xoa bóp, nghỉ ngơi và đối xử thật tốt với bản thân mình là những cách để bạn đi hết những tuần cuối cùng này.

Nếu hiện tại em bé đã chúi đầu xuống xương chậu thì bạn sẽ thấy dễ thở hơn. Phổi và cơ hoành của bạn đã có thể giãn nở ra một chút và dịch chuyển dần về vị trí cũ. Chà, thực ra thì cũng gần gần như thế thôi.

Thực sự là bạn đã ở rất gần ngày đón em bé ra đời rồi đấy, thế nhưng bạn cảm giác lê thê như thể ngày đó sẽ không bao giờ đến. Tháng thứ chín thường kéo dài vô tận, nhất là với những bà bầu phải chịu nhiều khó chịu và tưởng chừng như mình không thể chịu thêm được nữa.

Có thể bạn đã bắt đầu nghỉ sinh từ tuần này rồi, nghĩa là bạn sẽ phải chuẩn bị tâm lý cho việc mình không cần làm việc nữa. Có thể nó khiến bạn nhẹ cả người, mà cũng có thể bạn sẽ buồn một chút, nhất là khi bạn yêu thích công việc của mình và cảm thấy nó có ý nghĩa. Trở thành một người bố, người mẹ có nghĩa là chúng ta sẽ phải thay đổi cách mình nhìn nhận chính bản thân mình, và cách ta nhìn thấy mình đang ở đâu trong thế giới này. Bạn sẽ cần chút thời gian để quen với những thay đổi này đấy.

Nếu mẹ bầu xuất hiện cảm giác thèm ăn vặt, đừng lo lắng hay băn khoăn liệu rằng bạn có nên hạn chế chúng lại không? Hãy tự do ăn những gì mà mình thích bởi đây là thời điểm bạn cần bồi bổ sức khỏe cho giai đoạn nước rút. Hãy chọn những món giàu đạm, chất xơ, canxi, sắt, vitamin B và C như khoai tây nướng, súp lơ… Ngoài ra bạn có thể dự trữ một ít đồ ăn vặt này trong tủ lạnh, khi nào cảm thấy đói thì hâm nóng chúng lên và bạn có thể ăn ngay.

Khoai tây – món ăn dinh dưỡng cho bà bầu tuần 34.

Bổ sung các loại dưỡng chất và vitamin như sắt, canxi, vitamin A, B, C, D, E…giúp mẹ và bé có một cơ thể khỏe mạnh, chuẩn bị cho những ngày khó khăn trước mắt.

Tình trạng nổi các mẩn ngứa trên da vẫn xuất hiện. Mặc dù các triệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay này không gây hại cho mẹ và bé, nhưng chúng gây cho mẹ cảm giác khó chịu, bức bối.

Triệu chứng khó chịu cho bà bầu tuần thứ 34.

Triệu chứng phù nề, giãn tĩnh mạch vẫn luôn luôn thường trực khiến mẹ cảm thấy thật sự kiệt sức, mệt mỏi.

Bố mẹ nên cùng nhau luyện tập một số bài thể dục nhẹ nhàng hoặc đến các lớp học tiền sản để chia sẻ những kiến thức sinh đẻ hoặc nuôi dưỡng con nhỏ. Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên bởi một số kinh nghiệm như để giảm bớt cơn đau trong lúc chuyển dạ, bạn hãy nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó hoặc như khi sinh con bạn nên ăn rau ngót để sạch nhau…

Món rau ngót cho các bà bầu sau sinh.

Câu hỏi 2: Tôi nên làm gì khi đến bệnh viện?

Nếu đã đăng ký trước, bạn nên theo những chỉ dẫn đã nhận được, trong đó có thể bao gồm bỏ qua bàn tiếp tân và đi thẳng đến khu thai sản. Nếu bạn chưa đăng ký trước, bạn vẫn có thể đi thẳng đến khu thai sản. Thường sẽ có một bàn đăng ký khi bạn tới đó. Nhân viên ở đó sẽ giúp bạn điền các loại giấy tờ cần thiết.

Một y tá có thể dẫn bạn thẳng đến phòng sinh và giao bạn lại cho một y tá chuyên về việc chuyển dạ và sinh nở. Nếu chưa chắc chắn bạn đã trong quá trình chuyển dạ tích cực hoặc cần được nhập viện vì lý do nào đó, cô ấy rất có thể sẽ đưa bạn sang phòng kiểm tra trước. Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra tình hình để xem bạn đã sẵn sàng nhập viện hay chưa.

Y tá sẽ yêu cầu bạn một mẫu nước tiểu và bảo bạn thay quần áo. Sau đó cô ấy sẽ kiểm tra các dấu hiệu quan trọng của bạn, hỏi xem các cơn co thắt của bạn bắt đầu khi nào và cách xa nhau thế nào, xem nước ối đã vỡ hay chưa và xem bạn có bị chảy máu âm đạo hay không. Cô ấy cũng sẽ muốn biết xem em bé của bạn có cử động hay không, mới đây bạn có ăn hay uống gì, và bạn đối phó với cơn đau như thế nào.

Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra tần suất, thời gian của mỗi cơn co thắt cũng như nhịp tim của bé. Sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra bụng và âm đạo của bạn. Nếu có vẻ như bạn chưa chuyển dạ hoặc mới bắt đầu chuyển dạ – và bạn và con vẫn bình thường, có thể bạn sẽ được cho về nhà cho đến khi cơn chuyển dạ diễn ra mạnh hơn. Còn nếu không, bạn sẽ được cho nhập viện.

Câu hỏi 3: Điều gì sẽ xảy ra sau khi bạn nhập viện?

Bạn sẽ được lấy máu (để xác định nhóm máu của bạn và dùng cho một số mục đích khác) và có thể lắp ống truyền tĩnh mạch. Bạn chắc chắn sẽ cần một ống truyền tĩnh mạch để được truyền thuốc kháng sinh nếu kết quả xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B, để được truyền nước nếu bạn không thể uống nước được, nếu bạn muốn gây tê cột sống hay màng cứng, nếu bạn cần oxytocin (Pitocin), hoặc nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe hay biến chứng thai kỳ nào.

Y tá hay bác sĩ của bạn cũng sẽ hướng dẫn, chỉ cho bạn cách sắp xếp, bố trí trong phòng cũng như nơi mà chồng bạn có thể lấy đá cho bạn. Đừng ngại yêu cầu những thứ mà bạn có thể cần như ghế đu đưa, khăn mát hay một chiếc chăn khác, hoặc hỏi nốt bất cứ câu hỏi nào còn sót lại.

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc đăng ký trước tại bệnh viện. Nếu bạn đã chuẩn bị xong các giấy tờ thủ tục thì sẽ không phải lo lắng gì về nó trong ngày quan trọng nữa.

Chuẩn bị thức ăn để ăn sau khi sinh. Nếu bạn tự nấu ăn, hãy nấu gấp đôi và cất một nửa vào tủ lạnh. Nếu tự chăm con, bố mẹ sẽ mệt đến không thể nấu nướng được gì trong những tuần đầu tiên sau khi đưa bé về nhà và sẽ rất mừng nếu chỉ cần hâm nóng nhanh là đã có những bữa ăn bổ dưỡng. Nếu không nấu ăn, hãy tìm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, hoặc dịch vụ giao đồ ăn tận nơi sẽ là những lựa chọn rất hữu ích.

Vậy là các mẹ đã biết thai nhi tuần thứ 34 có những thay đổi gì chưa? Hãy ghi nhớ những thông tin mình cung cấp ở trên để đảm bảo trẻ có sự phát triển tốt nhất. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe.

Cẩm nang mang thai: Thai nhi 35 tuần tuổi

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 4

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Bước sang tuần thứ 4 của thai kỳ, cơ thể bé và mẹ đã có những thay đổi nhất định. Thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển những cơ quan, bộ phận của cơ thể. Đây cũng chính là thời điểm quan trọng để bạn lên kế hoạch chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh và bắt đầu cho những chuỗi ngày làm mẹ sắp tới.

1. Thai nhi tuần 4 phát triển như thế nào?

Tuần thứ 4 của thai kỳ chính là bước khởi đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của phôi thai. Từ tuần này trở đi, các cơ quan nội tạng của bé sẽ bắt đầu phát triển và hoạt động. Chính vì vậy mà trong thời điểm quan trọng này, bé rất dễ bị tổn thương từ bất cứ yếu tố nào tác động đến sự phát triển của bé.

Thai nhi của bạn lúc này chỉ nhỏ bằng hạt mè với kích thước khoảng 2mm và vẫn chưa có hình dạng nhất định, vì vậy nếu mẹ hoạt động quá mạnh trong thời gian này sẽ rất dễ bị động thai, hoặc thậm chí là sảy thai. Trong tuần thứ 4, phôi thai có cấu tạo gồm 3 lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì. Những tế bào này dần dần sẽ phát triển thành các cơ quan và bộ phận cơ thể của thai nhi:

Ngoại bì: đây là lớp ngoài cùng, giúp hình thành nên hệ thần kinh, tóc, da, móng, tuyến vú, mồ hôi, và men răng cho thai nhi.

Trung bì: được gọi là mesoderm, hình thành nên tim, cơ quan sinh dục, xương, thận và cơ bắp của bé. Lúc này tim của bé cũng bắt đầu phân chia thành các ngăn, đập và bơm máu.

Nội bì: được gọi là endoderm, sẽ phát triển thành hệ tiêu hóa, gan và phổi của bé. Trong thời gian này, nhau thai và dây rốn sẽ hoạt động để cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho bé.

Bên cạnh sự phát triển của các tế bào trên, hai bộ phận khác cũng hoạt động mạnh mẽ vào thời gian này, đó là màng ối và túi noãn hoàng. Mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm các chức vụ khác nhau. Cụ thể là, màng ối sẽ chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ phôi thai và sự phát triển của bé một cách toàn vẹn, bởi trong màng ối có chứa đầy nước ối bao quanh, tạo thành “lớp đệm” cho bé yêu. Túi noãn hoàng là “trợ thủ đắc lực” giúp tạo máu và nuôi dưỡng phôi thai cho tới khi nhau thai thay thế vị trí đó.

2. Sự thay đổi của cơ thể người mẹ trong tuần thứ 4 của thai kỳ

Vào tuần thứ tư của thai kỳ, thai nhi đã được nằm sâu bên trong tử cung và tiếp tục diễn ra hiện tượng cấy thai. Sau khi cấy thai thành công, nhau thai sẽ sản xuất ra một loại hormone thai kỳ giúp cho lớp niêm mạc của tử cung không bị bong ra, đồng thời gửi tín hiệu đến buồng trứng để ngăn việc rụng trứng mỗi tháng, khiến cho kinh nguyệt của mẹ bầu dừng lại.

Trong khoảng thời gian này, bạn có thể bị co thắt nhẹ và xuất hiện đốm máu khi việc cấy thai đang diễn ra. Những đốm máu này thường có màu hồng nhạt hoặc nâu đậm, nó rất dễ gây nhầm lẫn với máu kinh.

Trong vòng 6-12 ngày sau khi thụ tinh, trứng bắt đầu giải phóng hCG, hoặc gonadotropin màng đệm ở người. Hormone hCG giúp đảm bảo sự phát triển của thai nhi bằng cách điều chỉnh và sản xuất ra các chất dinh dưỡng cũng như năng lượng cần thiết cho bé. Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, nồng độ hormone hCG sẽ tăng cao trong nước tiểu, nhờ đó mà bạn có thể xác định được rằng mình đã mang thai. Khi nồng độ hCG cao sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, đau ngực, hoặc buồn nôn, làm cho bạn nhầm tưởng rằng mình sắp bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

3. Những dấu hiệu nhận biết bạn đang mang thai tuần thứ 4

Trong tháng đầu tiên mang thai, mẹ sẽ cảm thấy có một vài sự khó chịu, chẳng hạn như đau tức ngực, tần suất đi tiểu nhiều hơn và cơ thể thường xuyên mệt mỏi. Trong tuần này, mẹ cũng có thể xuất hiện triệu chứng buồn nôn sớm.

Mẹ bầu khi mới mang thai thường nhạy cảm với những mùi hương khác nhau. Nguyên nhân là do nồng độ estrogen trong cơ thể của mẹ tăng cao, đặc biệt là tuần thứ 4 của thai kỳ. Bên cạnh đó, tình trạng chán ăn cũng có thể xảy ra. Những món ăn khoái khẩu trước đây có thể bị cho vào “danh sách hạn chế”, vì việc bị nôn thường xuyên khiến khẩu vị ăn của bạn giảm xuống, mẹ bầu không còn cảm giác thèm ăn như trước nữa.

Ngoài ra, trong thời gian đầu mang thai, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ tăng lên (khoảng 37.5 độ) trong 18 ngày liên tiếp. Cùng với đó, một số phụ nữ sẽ xuất hiện máu báo thai màu hồng nhạt hoặc nâu đậm.

Nếu xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn nên làm xét nghiệm thử thai tại nhà bằng que thử thai, hoặc lên lịch khám thai đầu tiên để biết chắc chắn liệu mình đang mang thai hay không.

4. Một vài lời khuyên cho mẹ bầu trong tuần thứ 4 của thai kỳ

Vitamin D rất cần thiết để duy trì cấu trúc xương và răng khỏe mạnh, thêm vào đó, nó giúp bạn hấp thụ lượng lớn canxi. Bạn có thể tìm thấy vitamin D trong những thực phẩm như sữa, nước cam, hay lòng đỏ trứng gà. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin D bằng chính năng lượng tự nhiên đến từ mặt trời.

Bạn có thể không hút thuốc, nhưng nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với những người hút thuốc, hãy cố tránh đi chỗ khác. Nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, nhẹ cân, mang thai ngoài tử cung và các biến chứng nguy hiểm khác. Trong trường hợp bạn có thói quen hút thuốc lá, thì đây sẽ là thời điểm thích hợp để bạn từ bỏ chúng.

Thai nhi rất cần chất béo để phát triển, đặc biệt là những chất béo thiết yếu như axit béo omega-3. DHA là một trong những chất thuộc nhóm chất béo omega-3, là thành phần chính của não và võng mạc của con người. Trong tuần thứ 4, não và mắt của bé đang phát triển và rất cần 1 lượng DHA thiết yếu mỗi ngày. DHA thường có trong các loại cá có dầu như cá hồi, cá cơm, cá mòi hoặc cá hồi hoang, cũng như từ các loại quả như quả óc chó, hạt lanh và trứng.

Nghe có vẻ hơi vô lý, nhưng thực chất những bài tập bơi an toàn và vui vẻ, có tác động thấp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho tim mạch. Giống như bất kỳ bài tập aerobic nào, bơi lội giúp tăng khả năng sử dụng oxy của cơ thể, rất tốt cho bạn và em bé. Thêm vào đó, nó còn giúp cải thiện lưu thông và trương lực cơ, cũng như tăng sức chịu đựng của bạn. Nếu bạn là người yêu thích bơi lội, đừng ngần ngại. Hãy cố gắng bơi ít nhất 20 phút, ba đến bốn ngày một tuần, bạn sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi và ngủ ngon hơn.

Trong tuần này, bạn nên dự trữ nhiều đồ ăn vặt, bánh quy ngọt và nước để dễ dàng đối phó với những cơn buồn nôn có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Tránh rượu, bia và các loại hóa chất độc hại:

Nếu mẹ bầu sử dụng nhiều rượu và tiếp xúc với những loại hóa chất độc hại trong giai đoạn này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thai nhi. Bé sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi và một vài hệ lụy về sức khỏe khác.

Để giúp sản phụ chăm sóc sức khỏe mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng các gói chăm sóc sức khỏe Thai sản trọn gói với chất lượng vượt trội. Phụ nữ mang thai được bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm tại Vinmec đồng hành trong suốt quá trình trong khi mang thai – chuyển dạ – sau sinh. Các gói thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm:

Bác sĩ Trần Thị Mai Hương đã có 25 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa, phẫu thuật đường dưới,phẫu thuật nội soi. Đã giữ chức vụ phó trường khoa Sản bệnh lí, phó Trưởng phòng đẻ – bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Có chuyên môncao và thế mạnh trong lĩnh vực:

Phẫu thuật đường dưới

Phẫu thuật nội soi

Các phẫu thuật sản khoa khó

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: chúng tôi chúng tôi chúng tôi chúng tôi

Bạn đang xem bài viết Sự Phát Triển Của Thai Nhi 34 Tuần trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!