Xem Nhiều 6/2023 #️ Sốt Xuất Huyết Trong Thời Kỳ Mang Thai # Top 9 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Sốt Xuất Huyết Trong Thời Kỳ Mang Thai # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sốt Xuất Huyết Trong Thời Kỳ Mang Thai mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

News – T6, 02/07/2020 – 11:07

Theo các phương tiện truyền thông, Hà nội và các vùng lân cận có số ca mắc Sốt xuất huyết tăng 400% so với cùng kỳ năm ngoái, và số người mắc ngày càng tăng. Chúng ta đều biết rằng SXH truyền bệnh qua muỗi Aedes aegypti, loại muỗi vằn nhỏ đẻ trứng trong vùng nước đọng. Vùng nước tù đọng có rất nhiều ở Hà Nội và các vùng xung quanh, đặc biệt vào mùa mưa. Vùng nước đọng không nhất thiết là hồ, ao, mà một lọ hoa hay bệ xí trong phòng vệ sinh không được lau rửa thường xuyên cũng có thể là nơi cho muỗi đẻ trứng. Muỗi có xu hướng đốt vào ban ngày và thường vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

Ai cũng có thể bị sốt xuất huyết, và đa số có triệu chứng nhẹ giống như cúm, tuy nhiên bạn có thể bị nặng nếu trước kia đã từng bị sốt xuất huyết. Nhìn chung, người bị sốt xuất huyết sẽ có biểu hiện triệu chứng như sốt, đau đầu, đau nhức xương khớp và buồn nôn sau khi bị muỗi đốt khoảng ba ngày. Hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết đều có thể tự khỏi và người bệnh sẽ thấy khỏe mạnh trở lại sau khoảng hai tuần. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu để có thể nhận biết các biểu hiệu nặng của bệnh, thường xuất hiện trong thời gian từ ba đến bảy ngày sau khi có biểu hiện ban đầu, như:

Sốt liên tục

Đau bụng dữ dội và dai dẳng

Nôn mửa liên tục và nôn lẫn máu

thở nhanh

chảy máu chân răng

mệt mỏi

Những người bị sốt xuất huyết nặng có thể bị giảm huyết áp đột ngột, hay còn gọi là Hội chứng Sốc SXH. Biểu hiện của Sốc SXH bao gồm:

Da lạnh, ẩm

Mạch nhanh và yếu

Miệng khô

Lưu lượng nước tiểu giảm

Thở gấp

Sốt xuất huyết ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Nếu bị sốt xuất huyết trong thời kỳ mang thai, bạn có nguy cơ tiến triển bệnh nặng hơn. Điều này có thể là do hệ miễn dịch của cơ thể bạn đang bị chèn ép trong thai kỳ. Vì vậy, bạn có thể cần phải nhập viện điều trị nếu bị sốt xuất huyết trong thời kỳ này. Thế nhưng trên thực tế, hầu hết các sản phụ đều không tiến triển bệnh nặng hơn thậm chí trong thời kỳ mang thai.

Sản phụ mắc sốt xuất huyết trong thời kỳ mang thai có nguy cơ gặp các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như tiền sản giật, sinh non, thai nhẹ cân, sẩy thai và suy thai cấp trong chuyển dạ. Các số liệu thống kê cũng cho thấy sự gia tăng số sản phụ bị sốt xuất huyết phải mổ đẻ. Sốt xuất huyết thường làm giảm tiểu cầu vì thế trong thời gian mang thai, người mẹ có nguy cơ bị chảy máu nặng, có thể dẫn đến phải truyền máu.

Nếu tôi bị sốt xuất huyết trong thời kỳ mang thai, con tôi có bị ảnh hưởng gì không?

Đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh sốt xuất huyết có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi trong bụng mẹ. Nhìn chung, nguy cơ lây từ mẹ sang thai nhi là rất thấp, nhưng nguy cơ có thể tăng ở giai đoạn cuối của thai kỳ.

Nếu mẹ bị sốt xuyết huyết khi sinh thì trẻ có thể mắc sốt xuất huyết trong hai tuần đầu đời. Lúc này khó có thể xác định trẻ có bị mắc sốt xuất huyết hay không và bạn nên để ý những dấu hiệu sau đây:

Sốt cao (≥40 độ C)

Thân nhiệt hạ (< 36 độ C)

Khó chịu, buồn ngủ, kích thích vật vã hoặc bỏ ăn

Phát ban

Sốt xuất huyết được điều trị như thế nào? Việc điều trị có an toàn cho thai kỳ không?

Hiện không có vắc xin và thuốc kháng vi-rút sốt xuất huyết đặc hiệu. Nguyên tắc điều trị là làm giảm các triệu chứng.

Các triệu chứng thường có thể điều trị bằng dùng Paracetamol và được coi là an toàn cho phụ nữ có thai. Hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và theo dõi bệnh, ăn nhiều hoa quả và nghỉ ngơi hợp lý.  Những trường hợp nặng có thể phải điều trị nội trú và truyền dịch, nếu cần thiết có thể phải truyền máu.

Hầu hết các trường hợp nặng có thể hồi phục hoàn toàn và ra viện trong một vài ngày nếu được điều trị. Nếu không được điều trị, sốt xuất huyết nặng có thể gây tử vong cho tới 40% các trường hợp.

Tôi có thể phòng tránh sốt xuất huyết cho bản thân như thế nào?

Cách bảo vệ bản thân tốt nhất là đảm bảo không bị muỗi truyền bệnh cắn. Muỗi sinh đẻ trong vùng nước đọng, do vậy bạn nên làm sạch nước trong lọ hoa, bình chậu hoặc thùng chứa nước gần nhà. Che chắn các vùng thoát nước hở, kiểm tra các ổ gà hoặc rãnh nước mưa gần nhà.

Bạn cũng có thể tránh muỗi cắn bằng cách:

Mặc đồ bảo hộ – quần áo dài là tốt nhất

Ở những nơi có nhiệt độ thấp – muỗi không sinh trưởng ở nơi có nhiệt độ thấp

Mắc màn để tránh bị muỗi cắn

Dùng lưới che cửa sổ, cửa ra vào

Sử dụng các loại thuốc chống muỗi

ThS.BS. Hồ Văn Thu là bác sĩ chuyên khoa Sản Phụ, Trưởng khoa Sản Phụ, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội. Cùng với đội ngũ chuyên gia y tế của Bệnh viện, BS. Thu đã và đang theo dõi cũng như đỡ đẻ thành công có nhiều thai kỳ bình thường và phức tạp trong hơn 20 năm qua

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc muốn đặt hẹn khám với các bác sĩ sản khaa của Bệnh viện, vui lòng liên hệ theo số: (84-24) 3577 1100, hoặc email contact@hfh.com.vn

Bệnh Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu Trong Thời Kỳ Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

Đối vớibệnh xuất huyết giảm tiều cầu trong thời kỳ mang thai thì tiểu cầu có vai trò rất quan trọng trong cầm máu và chống chảy máu. Với phụ nữ trong trời kỳ thai nghén (thai phụ), giảm số lượng hoặc chức năng của tiều cầu cần được lưu ý, bởi vì các nguy cơ chảy máu có thể xảy ra và đặc biệt là lúc sinh đẻ.

Giảm tiểu cầu có thể xuất hiện do ba nguyên nhân chính:

1- Giảm khả năng tạo tiểu cầu ở tụy.

2-Tăng sự phá hủy tiểu cầu trong cơ thế.

3- Tăng tiêu thụ cầu bất bình thường.

trong thời kỳ mang thai

Chẩn đoán giảm tiểu cầu cần được xác định lại, bằng việc xem tiểu ban máu, bởi vì các hiện tượng giảm tiểu cầu da rất hay gặp ở những nơi dùng máy đếm tự động. Hai trường hợp thường dẫn đến hiện tượng giảm tiểu cầu da là: 1- vón cục tiểu cầu, đặc biệt khi dùng SDTA làm chất chống đông máu. Tiểu cầu bị kết dính vào các tế bào bạch cầu ngoại vi do sự có mặt của kháng thế IgG và IgM.

Phụ nữ bị trong thời kỳ mang thai có nguy hiểm hay không? bạn cần tham vấn với BS huyết học kiểm tra kỹ tình trạng bệnh trước khi quyết định có thai. Không thể dừng thuốc điều trị bệnh để có thai được. Bệnh sẽ diễn tiến nặng gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Thuốc Medrone tên biệt dược Methylprednisolone là thuốc chống viêm loại glucocorticoid. Sử dụng khi bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu trong thời kỳ mang thai cần cân nhắc giữa lợi và hại. Dùng kéo dài khi mang thai có thể làm thai chậm tăng trưởng. Sau sinh bé có thể có tình trạng giảm tiết steroids nhưng dần phục hồi.

Cũng có tác giả báo cáo có tăng tỷ lệ thai lưu, sứt môi, đục thủy tinh thể nhưng những nghiên cứu sau này chưa chứng minh được những biến chứng này. Briggs, và cộng sự đã xếp yếu tố nguy cơ đối với thai là C (Có độc hại trên súc vật nhưng không có nghiên cứu trên người hoặc không có nghiên cứu trên người và súc vật. Thuốc chỉ được dùng khi lợi ích của điều trị hơn hẳn được nguy cơ có thể bị tai biến ở bào thai) đối với methylprednisolone và yếu tố nguy cơ đối với thai là D (Có bằng chứng về tai biến ở bào thai nhưng lợi ích của điều trị vượt lên trên nguy cơ gây tai biến ở bào thai, tức là trường hợp nguy kịch đe dọa tính mạng người mẹ hoặc trường hợp bệnh nặng mà không có thuốc nào an toàn hơn) khi sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Hãy mở máy và gọi ngay vào0938 006 088 để được tư vấn về

Bị Sốt Xuất Huyết Khi Mang Thai Có Sao Không ?

Các bác sĩ khuyến cáo, khi mang thai mắc sốt xuất huyết, các bà bầu cần đến bệnh viện khám và điều trị để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Theo ghi nhận của PV xét nghiệm sàng lọc trước sinh hà nội gentis , tại khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai), số ca mắc sốt xuất huyết là phụ nữ mang thai chiếm khoảng 15% tổng số bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết.

Các bác sĩ nhận định, trường hợp biến chứng điển hình vì sốt xuất huyết thường nguy hiểm ở giai đoạn đầu mang thai hoặc trong những tuần cuối thai kỳ. Một số trường hợp thai phụ ở giai đoạn cuối, sốt xuất huyết dễ làm chảy máu trong lúc sinh nở, dễ dẫn đến rối loạn đông máu.

Trao đổi với báo chí, TS. BS. Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai khuyến cáo khi phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết cần lưu ý:

1.Nhất thiết khi mang thai cần nhập viện khám và điều trị, tốt nhất là tại bệnh viện có sự phối hợp các chuyên khoa Truyền nhiễm, sản, huyết học, điều trị tích cực;

2.Biểu hiện sốt xuất trên phụ nữ có thai rất khó lường. Do vậy, khi bệnh nhân có thai mắc sốt xuất huyết sẽ được theo dõi công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận… hàng ngày và theo dõi tình trạng của thai nhi để xem có biểu hiện như: Dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (nếu ở trong những tháng cuối của thai kỳ) hoặc rong kinh, rong huyết hay không; (do mo da gay la gi )

3.Một số trường hợp thai phụ ở giai đoạn cuối có dấu hiệu chuyển dạ, sốt xuất huyết dễ làm chảy máu, cùng với đó là chảy máu trong lúc sinh nở sẽ dễ khởi động quá trình rối loạn đông máu, dẫn đến sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng cho người mẹ và thai nhi.

Cùng chung khuyến cáo với BS.Cường, TS.BS.Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Hậu Sản M, BV Từ Dũ chúng tôi lưu ý thêm, bà bầu mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu mang thai khá nguy hiểm. Vi rút sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của mẹ và con, gây ra rối loạn đông máu, nhất là việc giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu. Bệnh có thể gây sảy thai, thai dị tật bẩm sinh, thai chết lưu.

“Sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến thai kỳ do 2 triệu chứng chính là sốt và xuất huyết. Sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu, thai nhẹ cân và có một tỷ lệ rất nhỏ mẹ có thể truyền virus sang thai. Với các bà bầu có thể xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu đường tiêu hóa do tình trạng giảm tiểu cầu. Nếu diễn tiến nặng hơn có thể bị tăng men gan, tràn dịch ổ bụng hay màng phổi, màng tim hoặc sốc giảm thể tích máu, dễ dẫn đến nhau bong non, thai chết lưu trong tử cung hay thậm chí mẹ tử vong”, BS.Hà khuyến cáo.

Trước thực trạng nhiều bà bầu lo lắng khi mắc sốt xuất huyết sẽ phải bỏ thai nhi, chúng tôi Hà khẳng định, thông thường bác sĩ không có chỉ định bỏ thai khi mắc sốt xuất huyết. Vì thế, khi mắc bệnh, chị em không nên lo lắng thái quá bởi sẽ làm ảnh hưởng đến em bé. Điều quan trọng là phải theo dõi khám thai định kỳ, xét nghiệm trước sinh để kiểm tra sức khỏe của thai nhi.

Phụ Nữ Mang Thai Bị Sốt Xuất Huyết Vào Những Thời Điểm Nào Là Nguy Hiểm Nhất?

Sốt xuất huyết là bệnh gây ra do muỗi vằn Aedes truyền bệnh. Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột, đau nhức cơ thể, xuất huyết, chảy máu cam. Những người bị nặng hơn thì có thể gây xuất huyết ồ ạt, biến chứng gan, thận, xuất huyết não và tử vong. Với phụ nữ, bị mắc sốt xuất huyết có thể gây nhiều hệ lụy hơn so với người bình thường.

Những thời điểm phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết sẽ nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và bé

Sốt xuất huyết là bệnh gây ra do muỗi vằn Aedes truyền bệnh. Ảnh internet

Bị sốt xuất huyết khi mang thai thường khó chẩn đoán hơn người bình thường vì thai phụ sẽ có tình trạng pha loãng máu sinh lý, làm che lấp tình trạng cô đặc máu. Thông thường, khi mẹ bầu bị mắc sốt xuất huyết vào giai đoạn đầu và khi chuyển dạ sẽ rất nguy hiểm.

Ở giai đoạn đầu, virus sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của mẹ và con, gây ra rối loạn đông máu, làm giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu, suy thai, đẻ non, thai chết lưu do sốt và mất nước dài ngày hoặc tổn thương chức năng gan, thận. Nếu vẫn có thể sinh con bình thường thì đứa trẻ có nguy cơ bị dị tật rất cao.

Nếu thai phụ bị sốt xuất huyết khi chuyển dạ sẽ khiến tình trạng trở nên nguy hiểm do chảy máu kéo dài dễ gây tử vong cho cả mẹ lẫn con. Vì thế, khi bước vào 2 giai đoạn này các mẹ cần phải quan tâm hơn đến tình hình sức khỏe của mình. Cần chú trọng đầu tư chế độ dinh dưỡng khoa học để giúp nâng cao sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật hiệu quả.

Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết có nên phá bỏ thai?

Mẹ bị sốt xuất huyết làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ảnh internet

Theo các chuyên gia, tùy theo từng giai đoạn bị sốt xuất huyết mà bác sĩ sẽ có những tác động khác nhau đối với bà bầu. Trong đó, giai đoạn mới mang thai và cuối thai kỳ, khi bị mắc sốt xuất huyết thai phụ sẽ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn giai đoạn giữa. Hơn nữa, mức độ nghiêm trọng của bệnh còn phụ thuộc vào sức đề kháng của từng người. Vì thế, tùy theo tình hình cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định có nên bỏ thai hay không. Do đó, khi mắc căn bệnh này các chị em không nên quá lo lắng, mà cần bình tĩnh, sớm đi thăm khám để được theo dõi chặt chẽ, tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Khi bà bầu mắc sốt xuất huyết ở những ngày đầu mang thai thì chỉ cần theo dõi, bù nước đường uống, tăng cường nước ép trái cây. Nếu chưa sốt quá 38 độ C, chỉ cần chườm mát, lau người, vùng trán, bẹn, nách, thái dương để hạ nhiệt. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để uống. Bởi uống nhầm đơn thuốc, không theo chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, suy thai, thai chết lưu.

Khi thấy dấu hiệu bị sốt xuất huyết mẹ bầu cần đi thăm khám để được theo dõi điều trị. Ảnh internet

Do đó, điều trị bệnh nói chung và sốt xuất huyết nói riêng cho phụ nữ mang thai thường rất khó khăn. Mặt khác, khi sử dụng không đúng thuốc, người mẹ có thể bị sốc, có thể khiến cho tình trạng tiểu cầu hạ có thể dẫn đến đẻ non và gây ra các biến chứng nặng như chảy máu khó cầm, tiền sản giật… dễ gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi.

Vì vậy, ngay khi có biểu hiện của bệnh, thai phụ cần đến bệnh viện hàng ngày để kiểm tra và theo dõi sát sao, tốt nhất là nằm lại viện để theo dõi.

Bạn đang xem bài viết Sốt Xuất Huyết Trong Thời Kỳ Mang Thai trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!