Xem Nhiều 6/2023 #️ Sinh Lý Học Của Thai Nghén # Top 10 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Sinh Lý Học Của Thai Nghén # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sinh Lý Học Của Thai Nghén mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cung lượng tim (CO) tăng từ 30 đến 50% bắt đầu từ 6 tuần tuổi và đạt đỉnh từ 16 đến 28 tuần (thường là khoảng 24 tuần). Nó vẫn ở gần mức đỉnh điểm cho đến sau 30 tuần. Sau đó, CO trở nên nhạy cảm với tư thế của cơ thể. Vị trí làm cho tử cung rộng ra chèn ép tĩnh mạch chủ nhiều nhất (ví dụ, tư thế nằm ngửa) gây giảm cung lượng tim nhiều nhất. Trung bình, CO thường giảm nhẹ từ tuần thứ 30 cho đến khi cuộc đẻ bắt đầu. Trong cuộc đẻ, CO tăng thêm 30%. Sau khi đẻ, tử cung co lại và CO giảm xuống nhanh với khoảng 15 đến 25% trên mức bình thường, sau đó giảm dần đều (chủ yếu trong 3-4 tuần tiếp theo) cho đến khi nó đạt đến mức chuẩn như trước khi có thai vào khoảng 6 tuần sau sinh.

Sự gia tăng CO trong thời kỳ mang thai chủ yếu là do nhu cầu của tuần hoàn tử cung rau; thể tích tuần hoàn của tử cung rau tăng lên rõ rệt, và lưu thông trong lòng gai rau hoạt động một phần như một thông động tĩnh mạch. Khi rau thai và bào thai phát triển, lưu lượng máu đến tử cung phải tăng lên khoảng 1L/phút (20% CO bình thường) khi đủ tháng. Nhu cầu ngày càng tăng của da (để điều chỉnh nhiệt độ) và thận (để thải chất thải của thai nhi) là một trong những lý do của tăng CO.

Để tăng CO, nhịp tim tăng từ bình thường là 70 lần/phút đến 90 lần/phút và tăng thể tích tâm thu. Trong giai đoạn thứ hai của thai kỳ, huyết áp – BP thường giảm (và áp lực mạch rộng ra), mặc dù mức độ CO và renin và angiotensin tăng lên, bởi vì tuần hoàn tử cung rau mở rộng (không gian múi rau thai phát triển) và giảm sự kháng trở mạch máu toàn thân. Sức đề kháng giảm vì độ nhớt của máu và độ nhạy với angiotensin giảm. Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, BP có thể trở lại bình thường. Nếu thai đôi, CO tăng nhiều hơn và huyết áp tâm trương thấp hơn ở tuần thứ 20 hơn so với thai đơn.

Tập thể dục làm tăng CO, nhịp tim, lượng tiêu thụ O2, và thể tích hô hấp/phút nhiều hơn khi mang thai so với những thời điểm khác.

Sự tăng thể tích tuần hoàn của thai kỳ làm tăng tần số của những tiếng thổi cơ năng và tiếng tim mạnh. X-quang hoặc ECG có thể cho thấy tim chuyển vào vị trí nằm ngang, quay sang trái, với đường kính ngang tăng lên. Nhịp sớm tâm nhĩ và tâm thất thường xảy ra trong thai kỳ. Tất cả những thay đổi này là bình thường và không nên được chẩn đoán sai là rối loạn tim; họ thường có thể tự theo dõi và quản lý tình trạng của mình Tuy nhiên, cơn kịch phát của nhịp nhanh nhĩ có thể xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ có thai và có thể cần phải kiểm soát dự phòng bằng kỹ thuật số hoặc bằng các thuốc chống loạn nhịp khác Mang thai không ảnh hưởng đến chỉ định hoặc an toàn của kỹ thuật khử rung tim.

Lý Thuyết Sinh Học 7 Bài 46: Thỏ (Hay, Chi Tiết).

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 46: Thỏ (hay, chi tiết)

Bài giảng: Bài 46: Thỏ – Cô Mạc Phạm Đan Ly (Giáo viên VietJack)

I. ĐỜI SỐNG

– Trong tự nhiên, thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm, có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy rất nhanh bằng cách nhảy hai chân sau khi bị săn đuổi.

– Thỏ kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm. Chúng ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ).

– Thỏ là động vật hằng nhiệt.

Thỏ sống trong các bụi rậm

– Thỏ đực có cơ quan giao phối. Trong ống dẫn trứng, trứng thụ tinh phát triển thành phôi và một bộ phận là nhau thai, gắn liền với tử cung của thỏ mẹ. Nhau thai có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn và cũng qua dây rốn vào nhau thai, chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ. Hiện tượng đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh. Thỏ mẹ mang thai trong 30 ngày. Trước khi đẻ, thỏ mẹ dùng miệng nhổ lông ở ngực và xung quang vú để lót ổ. Thỏ con mới đẻ chưa có lông, chưa mở mắt, được bú sữa mẹ.

II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

1. Cấu tạo ngoài

– Cơ thể thỏ được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng, gọi là lông mao. Bộ lông mao che chở và giữ nhiệt cho cơ thể.

– Chi thỏ có vuốt sắc. Chi trước ngắn còn dùng để đào hang; chi sau dài khỏe, bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.

– Thỏ kiếm ăn vào ban đêm.

– Mũi thỏ rất thính. Cạnh mũi ở hai bên môi có ria, đó là những lông xúc giác có vai trò xúc giác nhạy bén, phối hợp cùng khứu giác giúp thỏ thăm dò thức ăn hoặc môi trường.

– Mắt thỏ không tinh lắm. Mi mắt cử động được, có lông mi, vừa giữ nước mắt làm màng mắt không bị khô, vừa bảo vệ cho mắt (đặc biệt khi con vật lẩn trốn kẻ thù trong bụi cây rậm rạp, gai góc).

– Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía, định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù.

Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù

Bộ phận cơ thể

Đặc điểm cấu tạo ngoài

Sự thích nghi với đời sống

Bộ lông mao

Dày, xốp

Giữ nhiệt tốt, giúp thỏ an toàn khi trốn trong bụi rậm

Chi sau

Dài khỏe

Bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi

Giác quan

Mũi

thính

Thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường

Lông xúc giác

Cảm giác, xúc giác nhanh nhạy

Tai

thính

Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù

Vành tai

Lớn, dài cử động được theo các phía

2. Di chuyển

– Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời bằng cả hai chân sau

– Các động tác di chuyển của thỏ: Thỏ để 2 chân sau đạp mạnh vào đất làm cơ thể thỏ bật lên cao, lúc này chân trước và chân sau thỏ đều duỗi thẳng. Thỏ tiếp đến bằng 2 chân trước của sự nhảy.

– Khi trốn chạy kẻ thù, thỏ chạy theo đường zíc zắc nên tăng khả năng trốn thoát.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nghén Và Lời Khuyên Của Bác Sĩ

11/05/2019

Nghén và lời khuyên của bác sĩ

THS.BS.Phan Diễm Đoan Ngọc

NGHÉN là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ với các triệu chứng như: buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, giảm cân, mất nước…Nghén thường xảy ra vào buổi sáng nên có tên tiếng Anh là “morning sickness”, tuy nhiên nó có thể xảy ra vào bất cứ buổi nào trong ngày.

Nghén thường xảy ra vào trước tuần thai thứ 9 và kết thúc trước tuần 12-14. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp nghén kéo dài qua vài tháng và có thể suốt thai kỳ.

Khoảng 0,3 – 3% thai kỳ bị tình trạng NGHÉN NẶNG (Hyperemesis gravidarum), mẹ nôn ói nhiều làm giảm trên 5% cân nặng và các biến chứng khác của tình trạng mất nước. Lúc này mẹ cần được điều trị để giảm nôn ói, bồi hoàn nước và điện giải. Nếu nặng hơn nữa có thể cần nhập viện. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nghén nặng:

• Mang đa thai (song thai, tam thai…)

• Thai kỳ trước cũng bị nghén (có thể nặng hoặc nhẹ)

• Có mẹ hoặc chị em gái bị nghén nặng

• Tiền sử bị chóng mặt khi thay đổi tư thế hoặc đau đầu migraine

• Mang thai là con gái

 

Ngoài nghén do thai thì nôn và buồn nôn còn có thể do một số nguyên nhân khác như: viêm dạ dày trá tràng, ngộ độc thực phẩm, bệnh tuyến giáp, bệnh túi mật…Cần báo cho BS biết để phát hiện những bệnh lý này nếu mẹ bị nôn, buồn nôn với tính chất không giống như thông thường:

• Nôn và buồn nôn xảy ra sau tuần thai thứ 9

• Nôn và buồn nôn kèm một trong các triệu chứng: đau bụng, sốt, đau đầu, bướu cổ

NGHÉN ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN THAI?

Nghén thường không ảnh hưởng đến thai nhi và không cho thấy là em bé bị nguy hiểm. Ngược lại nghén cho thấy thai đang phát triển tốt, bánh nhau tăng tiết một số nội tiết tố như BhCG, estrogen vào máu mẹ và làm mẹ bị nghén. Một vài nghiên cứu cho thấy những mẹ bị nghén trong thai kỳ có tỷ lệ sẩy thai thấp hơn người không nghén. Tuy nhiên nếu mẹ bị nghén quá nhiều và bị sụt cân thì có thể làm bé bị nhẹ cân lúc sanh. Một số trường hợp mẹ đang nghén bỗng đột ngột hết nghén thì mẹ nên đi khám lại để kiểm tra tình trạng thai.

ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC

 • Một số nghiên cứu cho thấy uống vitamine 3 tháng trước thụ thai có thể làm giảm tần suất và độ nặng của nghén.

• Quá no hay quá đói đều làm tăng cảm giác nôn, buồn nôn. Do đó mẹ nên chia nhỏ cữ ăn thành nhiều bữa thay vì chỉ ăn 3 cữ chính. Thêm các cữ như xế trưa, xế chiều, tối trước khi ngủ. Thử ăn vài cái bánh bích quy, snack vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy để trung hòa acid dạ dày sau một đêm ngủ dài.

• Tránh các loại mùi gây khó chịu có thể khởi phát cảm giác buồn nôn như mùi nước hoa, nước xịt phòng, nước tẩy rửa, mùi tỏi, cà phê… Mở cửa sổ để phòng thông thoáng và tránh nơi ngột ngạt.

• Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn quá ngọt, nặng mùi…

• Thử các thức ăn đơn giản, dễ tiêu hóa, không mùi, không dầu mỡ, khô như chuối, cơm, bánh mì, mỳ ý, khoai tây, ngũ cốc… Các loại thực phẩm mát lạnh như sa lát, sữa chua, trái cây hoặc súp lạnh cũng giúp ích cho hệ tiêu hóa trong thai kỳ.

• Thuốc sắt có thể gây kích thích dạ dày và tăng cảm giác buồn nôn. Do đó mẹ có thể ngưng sắt trong giai đoạn nghén nhiều và bắt đầu uống lại khi nghén giảm đi. Đừng quên vẫn tiếp tục uống viên acid folic đơn thuần trong giai đoạn này.

• Thử ngậm gừng tươi, mứt gừng, kẹo gừng, trà gừng

• Uống nhiều nước. Các loại nước lạnh, chua, có mùi dễ chịu như nước chanh, nước cam, bạc hà, trà xanh…có thể làm mẹ dễ chịu hơn. Nên uống nước 30p trước và sau khi ăn thức ăn đặc để tránh làm dạ dày quá đầy sau ăn.

ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC

Nếu sau khi thay đổi sinh hoạt và chế độ ăn vẫn không cải thiện tình trạng và sau khi loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây nôn, buồn nôn thì BS có thể chỉ định một số loại thuốc giúp điều trị:

• Vitamin B6 và doxylamine: Vitamin B6 là thuốc an toàn, không cần kê toa để giảm buồn nôn nhưng tác dụng khá yếu. Nếu không cải thiện có thể kết hợp thêm doxylamine. Loại viên phối hợp 2 thuốc này không gây nguy hiểm lên thai và đã được FDA công nhận sử dụng tại Mỹ năm 2013 cho điều trị nôn và buồn nôn trong thai kỳ.

• Thuốc chống nôn: nếu vitamin B6 và doxylamine không đủ cải thiện tình trạng thì BS có thể chỉ định thêm thuốc chống nôn cho mẹ. Một số loại có thể dùng an toàn trong thai kỳ nhưng cũng có nhiều loại cần cân nhắc, chỉ sử dụng khi lợi ích lớn hơn nguy cơ. Do đó mẹ nên đi khám BS chứ không nên tự mua toa về nhà uống.

NGUỒN: ACOG Practice Bulletin No. 189: Nausea and Vomiting Of Pregnancy

Tâm Lý Của Phụ Nữ Sau Khi Sinh Thay Đổi Như Thế Nào?

Tâm lý của phụ nữ sau khi sinh không giống như bình thường. Nó bị thay đổi do sau quá trình sinh con. Vì thế, đề người mẹ không rơi vào các bệnh lý nguy hiểm thì người chồng và người thân cần đặc biệt lưu ý về những sự thay đổi. đặc biệt về mặt tâm lý. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau để biết thêm chi tiết!

Tâm lý của phụ nữ sau khi sinh thay đổi như thế nào?

Khi em bé chào đời là cả một quá trình nỗ lực lớn lao của người phụ nữ. Tuy nhiên, sau đó lại là cả một hệ lụy cho họ, ảnh hưởng từ sức khỏe cho tới tâm lý. Tâm lý của phụ nữ sau khi sinh vì thế có sự thay đổi, mà nhiều khi cảm thấy “đáng sợ”.

Có thể trước khi sinh, cô ấy là một người không hay cáu giận, biết lắng nghe và luôn cảm thấy tự tin,… Thế nhưng, sau khi sinh cô ấy có thể sẽ trở thành một con người khác, luôn cảm thấy lo sợ, không tự tin và hay buồn phiền, cáu gắt,… Vậy tâm lý ấy thay đổi như thế nào sau khi sinh?

Phụ nữ sau khi sinh luôn có tâm lý lo sợ

Tâm lý của phụ nữ sau khi sinh thường lo sợ. Họ cảm thấy lo sợ trong mọi vấn đề, từ việc chăm sóc con cho đến thân hình sồ sề của bản thân. Lo sợ vì không biết làm sao để tốt cho con, lo sợ con kém phát triển, nhẹ cân hơn so với các bé cùng lứa,….

Bên cạnh đó họ cũng lo lắng cả về ngoài hình của mình. Nguyên nhân là sau khi sinh, những bộ quần áo bầu thì bỏ xó một bên, những quần áo cũ thì không thể mặc vừa vì lên cân quá nhiều. Điều đó, sẽ thúc giục việc giảm cân sau khi sinh tại nhà. Nếu không đúng cách có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con.

Trạng thái phòng thủ thường thấy trong tâm lý của phụ nữ sau khi sinh

Sau khi sinh, sẽ có rất nhiều người góp ý với người mẹ nên làm gì, không nên làm gì. Điều đó sẽ tạo áp lực rất lớn cho cô ấy. Khiến cô ấy phải luôn trong trạng thái phòng thủ để bảo vệ con mình. Vì thế, người chồng cần chia sẻ và giải thích cho vợ rằng mọi người chỉ muốn tốt cho cả 2 mẹ con.

Tâm lý buồn bã sau sinh rất phổ biến ở phụ nữ

Phụ nữ sau khi sinh luôn có cảm giác buồn bã mà không hiểu lý do từ đâu.. Đây là trạng thái tâm lý chung của nhiều mẹ sau sinh. Nó có thể xuất hiện kiểu thoáng qua sau đó tự hết. Theo nghiên cứu, có khoảng 30 – 70% phụ nữ sau khi sinh gặp phải tình trạng này. Nó không phải vấn đề nghiêm trọng và có thể tự hết. Nhưng nếu tình trạng kéo dài thì người nhà cần kiểm tra các dấu hiệu khác, tránh bệnh lý đáng tiếc xảy ra.

Nguyên nhân khiến tâm lý của phụ nữ sau khi sinh dễ thay đổi

Nguyên nhân làm cho tâm lý của phụ nữ sau khi sinh thay đổi chủ yếu là do hàm lượng hormone nội tiết tố trong cơ thể. Hàm lượng estrogen trong suốt thai kỳ cao nhưng sau khi sinh, hàm lượng đó bị giảm đột ngột. Cơ thể người mẹ chưa quen với sự thay đổi đột ngột này dẫn đến sự thay đổi trong tâm sinh lý.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khiến tâm lý của phụ nữ sau khi sinh bị thay đổi đó là do thói quen sinh hoạt, ảnh hưởng từ gia đình (kinh tế, mẫu thuẫn vợ chồng,…).

Tâm lý phụ nữ sẽ thay đổi nghiêm trọng hơn nếu như nó trở thành bệnh lý. Nếu chị em sau khi sinh không có sự giúp đỡ của người chồng, người thân thì dễ mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Khi nào tâm lý của phụ nữ sau khi sinh trở lại bình thường?

Để phụ nữ sau khi sinh có tâm lý trở lại bình thường thì người chồng cũng như người thân cần quan tâm đặc biệt không chỉ tới em bé mà cả với người mẹ. Để làm được điều đó cần thực hiện những điều sau:

Luôn trò chuyện, quan tâm người mẹ sau khi sinh, chứ không nên chỉ chú ý tới em bé.

Sau khi sinh, đặc biệt trong 1, 2 tháng đầu không nên bắt phụ nữ làm việc nhà nặng nhọc.

Cố gắng để cô ấy không phải lo lắng, suy nghĩ về vấn đề tài chính.

Ngủ cạnh cô ấy để trông nom em bé cũng như giúp đỡ cô ấy khi cần.

Khích lệ cô ấy ăn nhiều để đảm bảo chất dinh dưỡng, vừa giúp cơ thể nhanh hồi phục, vừa lợi sữa cho con.

Tâm lý của phụ nữ sau khi sinh sẽ tốt hơn khi người chồng và người thân biết quan tâm, chia sẻ và động viên tinh thần, tạo cảm giác thoải mái nhất có thể. Khi thực hiện được các điều đó sẽ khiến tâm lý của phụ nữ trở lại bình thường.

Bài viết trên mong rằng đã giúp các bạn hiểu rõ tâm lý của phụ nữ sau khi sinh thay đổi như thế nào và vai trò của bản thân ra sao.Chúc các anh chồng thực hiện tròn nghĩa vụ, chúc các bà mẹ luôn vui khỏe, bình an!

Nguồn: chúng tôi

Bạn đang xem bài viết Sinh Lý Học Của Thai Nghén trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!