Cập nhật thông tin chi tiết về Sinh Con Ở Tuổi 35 mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sau tuổi 35 – 40 không còn là giai đoạn lý tưởng nhất để phụ nữ sinh con. Nhưng dù ở tuổi nào, mang thai và sinh nở luôn là những trải nghiệm tuyệt vời đối với người phụ nữ. Để hành trình sinh con sau tuổi 35, thậm chí sau tuổi 40 diễn ra suôn sẻ, chị em cần lường trước những khó khăn, từ đó chuẩn bị cho mình một tâm lý sẵn sàng đón nhận và vượt qua.Điều đầu tiên cần biết là phụ nữ (và nam giới) ở mọi lứa tuổi có thể bị vô sinh. Các cặp vợ chồng ở độ tuổi 20 có thể vô sinh như các cặp vợ chồng ở độ tuổi 40. Tuổi tác chỉ là một khía cạnh của khả năng sinh sản.
Tuy nhiên, giả sử rằng khả năng sinh sản của một người phụ nữ là bình thường, điều duy nhất cần quan tâm là tuổi của người phụ nữ ấy. Thời điểm lý tưởng cho việc sinh sản ở hầu hết phụ nữ trong độ tuổi 20. Sự suy giảm dần dần của cơ hội thụ thai bắt đầu vào khoảng 32 tuổi. Ở độ tuổi từ 35, khả năng sinh sản bắt đầu giảm với tốc độ nhanh hơn nhiều.
35 tuổi là mốc quan trọng trong tiến trình sinh sản của người phụ nữ. Bởi từ độ tuổi này chất lượng trứng giảm rõ rệt: số lượng trứng non phát triển thành trứng trưởng thành giảm do sự thay đổi nồng độ các hormone nội tiết của người phụ nữ ở tuổi 35 – 40 ; hệ quả là số lượng trứng có hiện tượng phóng noãn và rụng, tức là có khả năng thụ thai giảm.
Theo nghiên cứu, một phụ nữ khỏe mạnh ở tuổi 20 – 29 dễ thụ thai (đây là độ tuổi sinh con tốt nhất), đến tuổi 30 chỉ có 20% cơ hội thụ thai mỗi tháng, 40 tuổi thì cơ hội chỉ còn 5%. Bước sang tuổi 45, đa số muốn có con phải cần đến ít nhất một phương pháp hỗ trợ sinh sản là xin trứng của một người phụ nữ trẻ tuổi khác.
Mặt khác, dù trứng chín và rụng, sự kết dính các nhiễm sắc thể với nhau của trứng vẫn có thể xảy ra. Bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân khiến trẻ sinh ra mắc các hội chứng chậm phát triển trí não, vận động như Down, Edwards,…
Tuổi tác cũng làm tăng cơ hội của các vấn đề di truyền. Đây là lý do làm tăng nguy cơ trẻ mắc hội chứng Down ở phụ nữ trên 35 tuổi. Ở tuổi 25, tỷ lệ phụ nữ có nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down là 1/1.250. Ở tuổi 30, tỷ lệ này tăng lên với 1/952. Ở tuổi 35, con số này trở nên đáng lo ngại: 1/378 phụ nữ có nguy cơ sinh con mắc Hội chứng Down.
Tại sao khả năng sinh sản giảm khi bước vào tuổi 35 – 40
Số lượng trứng của phụ nữ luôn thay đổi, từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ cho đến lúc lớn tuổi.
Khi bé gái vẫn còn là một bào thai trong bụng mẹ lúc này số lượng tế bào trứng của bé ở mức cao nhất. Vào khoảng 20 tuần thai, một bào thai bé gái có 6 đến 7 triệu trứng trong buồng trứng. Khi sinh ra, bé gái sẽ “sở hữu” hơn 1 triệu quả trứng. Đến tuổi dậy thì, số trứng còn lại là từ 300.000 đến 500.000. Từ số lượng trứng khổng lồ này, chỉ có 300 quả sẽ trưởng thành và được giải phóng trong quá trình rụng trứng.
PGS.TS.BS Lê Hoàng – Giám đốc trung tâm hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh, Hà Nội cho biết: “Một số người nghĩ mãn kinh là khởi đầu của suy giảm khả năng sinh sản, tuy nhiên, điều này hoàn toàn không chính xác. Khả năng sinh sản của cơ thể chúng ta chậm lại sớm hơn nhiều so với thời gian đó. Buồng trứng trở nên kém hiệu quả trong việc tạo ra trứng trưởng thành, khỏe mạnh khi người phụ nữ có tuổi. Đến gần thời kỳ mãn kinh, buồng trứng cũng sẽ đáp ứng kém hơn với các hormone chịu trách nhiệm kích hoạt rụng trứng.”
“Bên cạnh đó, thói quen xấu trong sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và có tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản. Ví dụ, hút thuốc có thể làm tăng tốc quá trình lão hóa sinh sản tự nhiên ở phụ nữ. Vì thế ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng khỏe mạnh không chỉ giúp bạn thụ thai nhanh hơn những người không có lối sống lành mạnh mà còn có thể tăng tỷ lệ thành công trong điều trị sinh sản nếu bạn cần điều trị”, bác sĩ Lê Hoàng cho biết thêm.
Nhiều nguy cơ xảy ra trong thai kỳ hơn
Độ tuổi 35 – 40 , phụ nữ mang thai có nguy cơ bị bệnh tiểu đường thai kỳ cao gấp 3 lần so với phụ nữ tuổi 20, bởi quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn, khả năng ổn định đường huyết của cơ thể cũng giảm theo độ tuổi. Tình trạng đau khớp, giãn tĩnh mạch, cao huyết áp cũng dễ “hỏi thăm” mẹ ở tuổi trên 35.
Mặt khác, đến gần thời kỳ tiền mãn kinh, hiện tượng rụng trứng ở phụ nữ tuổi 35, 40 xảy ra bất thường, dẫn tới khả năng mang đa thai cao hơn. Điều này làm tăng biến chứng thai kỳ, cũng như sức khỏe em bé sau sinh.
Thêm nữa, việc sinh con sau tuổi 35 cũng sẽ vất vả hơn khi nhiều trường hợp được ghi nhận bị nhau tiền đạo (nhau thai che lấp một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung, có thể gây chảy máu ồ ạt nếu sinh thường); hay không có cơn co tử cung, suy tim thai. Đây chính là những lý do mà các mẹ có thai ở tuổi 35, 40 thường được bác sĩ chỉ định phải mổ lấy thai.
Cuối cùng, nguy cơ sảy thai, thai lưu, sinh non, sinh thiếu tháng, thai nhẹ cân cũng tăng lên khi mẹ bước qua tuổi 35.
Phụ nữ ở độ tuổi 20 có khoảng 10% phụ nữ bị sảy thai.
Vào đầu những năm 30 tuổi khoảng 12% phụ nữ bị sảy thai.
Sau 35 tuổi, sảy thai chiếm 18% trường hợp mang thai
Vào đầu những năm 40, 34% phụ nữ mang thai thai kỳ kết thúc vì sảy thai.
Bạn nên làm gì nếu bạn không thể thụ thai sau 35 tuổi?
Giả sử một người phụ nữ không có bất kỳ triệu chứng hoặc yếu tố nguy cơ vô sinh nào, bạn có thể bắt đầu cố gắng mang thai theo cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu không mang thai sau 6 tháng cố gắng, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa sinh sản để được tư vấn một cách sớm nhất.
KIM NGUYỄN
Nhiều người phụ nữ sau 35 tuổi thường được khuyên nên cố gắng mang thai tự nhiên trong một năm trước khi tìm kiếm sự giúp đỡ, nhưng một năm là quá dài để chờ đợi khi đã qua 35 tuổi. Tuổi tác càng lớn, tỷ lệ mang thai thành công ngay cả khi điều trị sinh sản sẽ giảm, điều quan trọng là phải nhanh chóng nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia sản khoa để điều trị sớm nhất.
Nếu phụ nữ sau tuổi 40 tuổi và muốn mang thai, hãy đi khám bác sĩ ngay và không cần phải bỏ một khoảng thời gian như 6 tháng đến 1 năm để thử trước. Một số bài kiểm tra khả năng sinh sản cơ bản phụ nữ nên làm ở độ tuổi này như: kiểm tra mức AMH và FSH, từ đó các bác sĩ sẽ có dữ liệu quan trọng về dự trữ buồng trứng hiện tại của người phụ nữ.
“Ở tuổi 40, số lượng và chất lượng nang noãn sẽ giảm. Khi kích thích buồng trứng, số nang noãn phát triển được rất ít, đến khi chọc hút noãn thì chất lượng cũng không cao. Nếu phụ nữ có AMH thấp mà còn trẻ thì khả năng thành công sẽ cao hơn vì chất lượng noãn thu được tốt hơn. Nhưng phụ nữ từ 35 đến 40 tuổi trở lên muốn mang thai cần đi khám sớm để nếu phát hiện các bất thường về sinh sản hay chỉ số dự trữ buồng trứng quá thấp có thể được điều trị kịp thời, nâng cao tỷ lệ thành công”, chúng tôi Lê Hoàng nói.
Bác sĩ CKI Cao Tuấn Anh – bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh cũng chia sẻ thêm: “Ở những người phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, chỉ số AMH thường sẽ giảm và nó sẽ giảm dần theo độ tuổi, tuổi càng cao thì AMH càng thấp.”
Nếu theo phân loại đáp ứng kém theo tiêu chuẩn Poseidon mới nhất hiện tại, thì IVFTA đã tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân nhóm 3 (những người phụ nữ dưới 35 tuổi có chỉ số nang thứ cấp dưới 5 và AMH dưới 1,2) hoặc những bệnh nhân thuộc nhóm 4 (từ 35 tuổi trở lên, có chỉ số nang thứ cấp dưới 5 và AMH dưới 1,2). Đây là những bệnh nhân vô sinh hiếm muộn thuộc dạng “ca khó”, hiện đang là thách thức không chỉ với IVFTA mà còn trên toàn thế giới.
Và để tìm ra được phác đồ cụ thể để áp dụng chung cho từng cá thể, từng đối tượng người bệnh là điều rất nhiều nhà khoa học, các chuyên gia, bác sĩ IVF trên thế giới đang mong mỏi. Tại IVFTA, các bác sĩ đã cá thể hóa từng trường hợp, tức tùy từng ca bệnh cụ thể mà lựa chọn phác đồ cụ thể cho phù hợp. Điều chỉnh thuốc sẽ phụ thuộc vào đáp ứng mỗi người và cần có sự chỉ định của các bác sĩ để liều thuốc phù hợp, bên cạnh đó là sự theo dõi rất sát sao để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Có những trường hợp AMH thấp, có những trường hợp chỉ kích lên được khoảng 1-2-3 nang trứng trội. Trong trường hợp này, cần đầu tư về trang thiết bị, kỹ thuật, cần sự đồng bộ từ đội ngũ để làm sao thu được số lượng noãn tối ưu, số phôi tốt nhất để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.
Phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng (Mild Stimulation) được coi là giải pháp mới, mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ lớn tuổi có chỉ số buồng trứng thấp và mong muốn có con.
Hiện nay, tại BVĐK Tâm Anh, hàng ngàn em bé từ những người mẹ tuổi trên 35, thậm chí trên 50 đã ra đời thành công nhờ các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại. Không bao giờ là quá già để có con, hành trình mang thai của người phụ nữ sau 35 tuổi có thể khó khăn hơn với giai đoạn tuổi trẻ, vì thế hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ đầu ngành để nhận được lời khuyên hữu ích nhất.
Chính vì sau tuổi 35 , hay muộn hơn là sau tuổi 40 , phụ nữ sinh con phải đối mặt với nhiều nguy cơ nên việc giữ gìn sức khỏe trước và trong khi mang thai rất quan trọng. Chị em tuổi này cần khám thai định kỳ đầy đủ và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, có thể chị em phải cần đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản để quá trình mang thai, sinh nở được diễn ra thuận lợi.
Để đặt lịch thăm khám và tư vấn tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA), vui lòng gọi tổng đài 1800 6858.
Quý khách có thể liên hệ trực tiếp Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ: 108 phố Hoàng Như Tiếp, P. Bồ Đề, Q. Long Biên, TP. Hà Nội.
Bí Quyết Giúp Sinh Con Khỏe Mạnh Khi Mang Thai Ở Tuổi 35
Kiểm tra định kỳ khi mang thai để theo dõi sức khỏe mẹ và bé tốt nhất
Trong thời gian mang thai, việc thường xuyên kiểm tra tiền thai sản giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của bạn và bé. Hãy đề cập với bác sĩ bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khiến bạn lo lắng, ngay cả khi chúng có vẻ ngớ ngẩn hoặc không quan trọng. Ngoài ra, nói chuyện với bác sĩ về những bận tâm trong lòng có thể giúp tâm trí của bạn thoải mái hơn.
Tạo cho bản thân chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý
Trong thời gian mang thai, bạn sẽ cần axit folic (có nhiều trong đậu, hạt hướng dương…), canxi, sắt, protein và các dưỡng chất thiết yếu khác. Nếu bạn đã có một chế độ ăn uống lành mạnh, hãy tiếp tục thực hiện. Đừng quên bổ sung vitamin hàng ngày trước khi sinh. Lý tưởng nhất là bạn hãy bắt đầu thực hiện việc này trước khi thụ thai vài tháng. Việc bổ sung vitamin sẽ giúp ngăn ngừa một số khuyết tật bẩm sinh, như nứt đốt sống – một khuyết tật của ống thần kinh – một tình trạng mà gai xương bị hở hay cột sống có phần không kín hoàn toàn. Bác sĩ sẽ cho bạn biết cơ thể bạn cần bổ sung gì.
Kiểm soát cân nặng hợp lý để cơ thể khỏe mạnh hơn
Đạt được cân nặng hợp lý có thể hỗ trợ sức khỏe của bé và giúp bạn dễ giảm cân thêm sau khi sinh. Phụ nữ có cân nặng phù hợp trước khi mang thai thường được khuyên tăng từ 11 đến 16 kg. Nếu đang thừa cân trước khi bạn thụ thai, có thể bạn sẽ phải giảm cân. Nếu đang mang thai sinh đôi hoặc sinh ba, có lẽ bạn cần phải tăng cân. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để xác định tăng hay giảm cân là phù hợp với bạn.
Hoạt động thể chất để giảm các khó chịu khi mang thai
Trừ khi bác sĩ khuyên bạn không nên có những hoạt động thể chất, mang thai là một thời gian tuyệt vời để vận động. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm bớt hoặc thậm chí ngăn ngừa cảm giác khó chịu, tăng mức năng lượng của bạn và cải thiện sức khỏe tổng thể cho bạn. Nhưng trên hết, nó có thể giúp bạn chuẩn bị cho cơn đau đẻ và sinh con bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức bền của cơ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn bắt đầu hoặc tiếp tục một chương trình tập, đặc biệt là khi bạn có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe.
Tạo không gian ngủ thoải mái và sạch sẽ nhất
Hãy bảo đảm là bạn ngủ đủ giấc trong những ngày này. Bên cạnh đó bạn cũng nên điều chỉnh lại môi trường ngủ. Các chuyên gia khuyến cáo nên đưa tivi ra ngoài phòng ngủ, còn điện thoại và máy tính thì nên đặt ở gần cửa. Hãy để phòng ngủ là nơi chỉ dành riêng cho hai vợ chồng bạn mà thôi.
Tiêm ngừa đầy đủ để tránh nhiễm virus gây ảnh hưởng thai nhi
Làm các xét nghiệm để tìm hiểu bất thường ở thai nhi
Các xét nghiệm chẩn đoán như lấy mẫu sinh thiết gai màng đệm và chọc ối tuy cung cấp thông tin về nhiễm sắc thể của bé hoặc nguy cơ cụ thể về các bất thường nhiễm sắc thể, nhưng đồng thời cũng có chút rủi ro dẫn đến sẩy thai. Bác sĩ có thể giúp bạn cân nhắc nguy cơ này so với giá trị mà bạn có được kết quả kiểm tra. Mặc dù hầu hết các xét nghiệm tiền thai sản chỉ đơn giản là xác nhận một em bé khỏe mạnh, điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị cho những khả năng rủi ro khác.
Tránh tiếp xúc với các chất độc hại
Nói “không” tuyệt đối với rượu, thuốc lá và ma túy bất hợp pháp trong thời gian mang thai. Một vài nghiên cứu cho rằng việc sử dụng rượu có thể góp phần khiến bạn bị sẩy thai. Bên cạnh đó, bạn cũng cần sử dụng hết trước thời điểm bất kỳ các loại thuốc hoặc thuốc bổ sung nào mà bác sĩ đã kê đơn cho bạn trước đó.
Tránh các tác nhân gây stress
Mang Thai Ở Độ Tuổi 35
Kiểm tra sức khỏe và hỏi ý kiến bác sỹ trước mang thai
Khi bạn quyết định rằng bạn đã sẵn sàng để có con, hãy đi khám bác sĩ để chắc chắn mình có đủ sức khoẻ để mang thai. Bác sỹ sẽ kiểm tra sức khỏe của bạn, tư vấn cho bạn để chuẩn bị tốt nhất về tâm lý và sức khỏe để mang thai.
Khám thai sớm và thường xuyên
8 tuần đầu của thai kỳ rất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Do vậy, bạn nên đi khám ngay khi trễ kinh 1 tuần hoặc thử thai dương tính bằng que thử thai tại nhà. Chăm sóc trước sinh sớm và thường xuyên đảm bảo một thai kì an toàn và sức khỏe tốt cho mẹ và bé. Chăm sóc trước sinh bao gồm siêu âm, xét nghiệm chẩn đoán trước sinh, khám sức khoẻ định kỳ, cung cấp thông tin giáo dục cho bà mẹ khi mang thai và sinh con…
Bổ sung vitamin trong thời kỳ mang thai
Tất cả phụ nữ mang thai được khuyến cáo dùng hàng ngày ít nhất 400 microgram axit folic. Cung cấp đủ axit folic mỗi ngày trước và trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết ở hệ thần kinh của bé. Dùng axid folic làm tăng mức độ bảo vệ đối với phụ nữ lớn tuổi, những người có nguy cơ cao có con bị dị tật bẩm sinh. Trên thực tế, một số phụ nữ cần hơn 400 mcg axit folic để bảo vệ bé khỏi các dị tật bẩm sinh. Không nên uống nhiều hơn 1.000 mcg (1 mg) mỗi ngày và chỉ sử dụng theo kê đơn của bác sỹ với bất kì loại thuốc hay vitamin nào trong thai kì.
Hãy đi khám sức khỏe sinh sản định kì. Nếu mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, hãy thường xuyên đi khám để bác sỹ sẽ điều trị và kiểm soát tốt các tình trạng này khi bạn mang thai.
Ngoài ra đừng quên chăm sóc sức khỏe răng miệng bởi vì răng và lợi khỏe mạnh làm giảm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng các thành phần dinh dưỡng
Ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ cung cấp cho bạn các chất dinh dưỡng cần thiết. Hãy ăn nhiều trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, thịt nạc, và các sản phẩm sữa ít chất béo. Bạn nên ăn uống sữa và các thực phẩm giàu canxi khác mỗi ngày để giữ cho răng và xương khỏe mạnh cũng như đảm bảo cho sự phát triển của bé.
Ngoài ra hãy ăn các loại thực phẩm bổ sung axit folic như rau xanh lá (cải, súp lơ…), đậu khô, gan, và một số loại trái cây có múi (cam, quýt, bưởi…)
Đạt được cân nặng cơ thể hợp lý
Tham khảo ý kiến bác sỹ về cân nặng lí tưởng của bạn. Các phụ nữ có chỉ số BMI bình thường nên tăng từ 11 đến 16 kg trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn thừa cân trước khi mang thai, bác sỹ có thể khuyến nghị bạn chỉ tăng 7 đến 11 kg Các bà mẹ béo phì chỉ nên tăng 5 đến 9 kg.
Đạt được cân nặng hợp lý làm giảm nguy cơ bé chậm phát triển và sinh non. Đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường và huyết áp cao của mẹ trong thai kì.
Không hút thuốc và sử dụng đồ uống có cồn
Tất cả phụ nữ mang thai đều không nên sử dụng đồ uống có cồn hoặc hút thuốc trong thời kỳ mang thai. Uống rượu làm tăng nguy cơ mắc các khiếm khuyết về thể chất và tinh thần ở thai nhi. Hút thuốc có thể dẫn đến sinh con nhẹ cân, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi. Không hút thuốc cũng có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật
Sử dụng thuốc thận trọng khi mang thai
Hỏi ý kiến bác sỹ về các loại thuốc bạn sử dụng có an toàn khi mang thai và cho con bú. Không chỉ là các thuốc Tây y bán theo đơn mà cả thực phẩm chức năng cũng như các bài thuốc dân gian.
Tại Sao Sinh Con Trước 30 Tuổi, Bé Thứ 2 Trước 35 Tuổi?
16/06/2020
Tại sao sinh con trước 30 tuổi, bé thứ 2 trước 35 tuổi?
TS.BS.LÊ THỊ THU HÀ
Lợi ích và nguy cơ của việc sinh con sớm trước 30 tuổi, nhất là con so trước 30 tuổi, bé thứ 2 trước 35 tuổi.
Các viện nghiên cứu y khoa trên thế giới đã cho biết các bộ phận trong cơ thể của con người như cơ bắp, vú, xương và cơ quan sinh sản bắt đầu lão hóa từ độ tuổi 30. Càng lớn tuổi các cơ quan trong cơ thể đều bị lão hoá nặng nề hơn.
Thông thường, khi tuổi còn trẻ, cơ bắp bị mệt mỏi thì nhanh chóng được tái tạo. Nhưng đến tuổi 30 thì cơ thể có xu hướng tích lũy mỡ nhiều hơn, cơ bắp bắt đầu giảm đi nếu chúng ta không luyện tập thường xuyên. Ðến tuổi 40, mỗi năm cơ bắp bị sút giảm từ 0,5 – 2%. Vì thế, càng cao tuổi thì khả năng giữ thăng bằng giảm đi, trở nên chậm chạp, dễ bị ngã. Bà mẹ trẻ cơ bắp chắc, hoạt động nhanh nhẹn và khỏe, khi ấy việc chăm sóc bé cũng dễ dàng hơn.
Khi đến 30 tuổi thì vú của phụ nữ mất dần các mô và mỡ. Sự đầy đặn và kích cỡ của vú bắt đầu bị suy giảm. Khi tuổi càng lớn thì vú càng nhỏ lại, việc tạo sữa cũng bị ảnh hưởng và bà mẹ sẽ gặp khó khăn khi nuôi con bằng chính nguồn sữa của mình.
Từ lúc chào đời, bộ xương tăng trưởng rất nhanh, cho đến những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Nhưng đến tuổi 35 thì xương bắt đầu lão hóa và hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già tự nhiên. Các nhà dinh dưỡng khuyên nên bổ sung canxi và vitamin D bắt đầu từ khi 25 tuổi để tích lũy và bù xương khi đến tuổi xương bị lão hóa. Việc bổ sung các vi chất này khi lớn tuổi và quá trình hủy xương đã bắt đầu thì ít mang lại hiệu quả. Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai thì nguy cơ loãng xương càng cao hơn vì thai nhi sẽ lấy 1 lượng lớn canxi từ mẹ trong khi mẹ đang có nguy cơ loãng xương rất cao.
Sau tuổi 35, số lượng và chất lượng trứng bắt đầu suy giảm. Do vậy, khả năng mang thai sẽ giảm rõ rệt sau tuổi này và càng lớn tuổi càng khó thụ thai. Ngoài ra, nguy cơ dị tật bẩm sinh sẽ tăng cao hơn so với tuổi trẻ. Nguy cơ xảy ra lỗi khi phân chia nhiễm sắc thể tăng theo tuổi của trứng, chính vậy tuổi thai phụ càng cao, nguy cơ mắc Hội chứng Down càng cao. Nguy cơ sinh con hội chứng Down ở độ tuổi 20 là 1:1600, ở độ tuổi 30 là 1:1000, ở độ tuổi 35 là 1:365 và ở độ tuổi 40 là 1:90 trường hợp mang thai.
U xơ-cơ tử cung là u lành tính ở tử cung, xuất hiện trong độ tuổi sinh sản và xuất độ u xơ tử cung gia tăng ở độ tuổi này. Ước tính khoảng 30% số phụ nữ trên 30 tuổi có u xơ tử cung. U xơ tử cung có thể gây khó thụ
thai, sẩy thai, ngôi thai bất thường, sinh non và gia tăng tỉ lệ mổ lấy thai.
Sự lão hóa khiến cho suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể dẫn đến việc người cao tuổi dễ mắc bệnh. Do vậy, khi mang thai ở độ tuổi trên 35, người phụ nữ có nguy cơ có các bệnh đi kèm như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, loãng xương, và dễ mắc những bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, cúm…Chúng ta biết rằng mang thai có kèm thêm một bệnh lý nào khác đều có nguy cơ cho cả mẹ và thai. Nguy cơ cho mẹ là bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, việc sử dụng thuốc sẽ khó khăn hơn vì phải lựa chon các loại thuốc sao cho ít ảnh hưởng đến thai nhất. Nguy cơ cho thai là sẩy thai, thai dị tật, sinh non, thai suy dinh dưỡng thậm chí tử vong trong bụng mẹ.
Như vậy, nếu sinh con ở độ tuổi trẻ dưới 30, cả mẹ và bé giảm được những nguy cơ kể trên.
Vậy tại sao không nên sinh con ở độ tuổi dưới 20?
Dưới 20 tuổi, cơ thể con người tràn trề nhựa sống. Tuy nhiên, nếu sinh con ở độ tuổi trẻ này lại có những bất cập khác.
Thứ nhất, các bạn trẻ ở độ tuổi dưới 20 thường thì nghề nghiệp chưa ổn định, thu nhập bấp bênh, phần lớn kinh tế phụ thuộc vào cha mẹ hoặc người thân khác. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc chăm sóc thai kỳ, nuôi con và hạnh phúc gia đình trẻ.
Thứ hai, các bạn trẻ thường chưa chuẩn bị cho mình kiến thức về hôn nhân – gia đình, kiến thức về việc mang thai và nuôi con. Vì vậy, khi sinh con thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé theo kiểu “trời sinh voi, sinh cỏ”
Thứ ba, các bạn ở độ tuổi này thường chưa đủ chín chắn, ý thức được trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội. Các bạn trẻ dễ bị lôi cuốn bởi những cám dỗ bên ngoài xã hội. Quan hệ hôn nhân dễ bị đổ vỡ và điều này ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ về sau.
Nam giới lớn tuổi sinh con có nguy cơ gì không?
Cho đến nay, khi nhắc đến việc làm sao để sinh một đứa con khỏe mạnh, người ta vẫn chỉ nghĩ đến vai trò của người phụ nữ mà không hề hay rằng, vai trò của người đàn ông cũng quan trọng không kém.
Với sự tập trung của tất cả các phương tiện truyền thông vào tuổi tác và khả năng sinh sản của phụ nữ, thì cũng có câu hỏi đặt ra là liệu khả năng sinh sản của đàn ông có trường tồn với thời gian?
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng số lượng tinh trùng tổng thể đạt đỉnh điểm trong độ tuổi từ 30 và 35, trong khi số lượng tinh trùng tổng thể thấp nhất là sau tuổi 55. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy sự di động của tinh trùng tốt nhất là trước 25 tuổi và yếu nhất sau tuổi 55. Như vậy, khả năng thụ thai của nam sẽ giảm sau tuổi 55. Theo một so sánh, sức bơi của tinh trùng nam 50 tuổi giảm phân nửa so với nam giới ở tuổi 30. Điều này đồng nghĩa với việc nam giới càng lớn tuổi thì khả năng sinh sản càng giảm đi.
Trong một nghiên cứu tiến hành tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore (LLNL) và Đại học California tại Berkeley, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các khuyết tật di truyền trong tinh trùng gia tăng theo tuổi tác ở nam giới, có thể dẫn đến khả năng sinh sản giảm, tăng nguy cơ sẩy thai và tăng nguy cơ của một số dị tật bẩm sinh.
Vì vậy, để cho ra đời các em bé khỏe mạnh và việc chăm sóc – nuôi dưỡng con cái tốt, các cặp vợ chồng nên sinh con trước tuổi 30 và bé thứ 2 trước 35 tuổi.
Bạn đang xem bài viết Sinh Con Ở Tuổi 35 trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!