Xem Nhiều 5/2023 #️ Siêu Âm Thai Ở Tuần Thứ 32 Để Biết Mẹ Và Bé Có Sẵn Sàng Cho Việc Sinh Nở # Top 10 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 5/2023 # Siêu Âm Thai Ở Tuần Thứ 32 Để Biết Mẹ Và Bé Có Sẵn Sàng Cho Việc Sinh Nở # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Siêu Âm Thai Ở Tuần Thứ 32 Để Biết Mẹ Và Bé Có Sẵn Sàng Cho Việc Sinh Nở mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khi thai nhi được 32 tuần, các mẹ sẽ được hẹn lịch siêu âm lần nữa (nhiều bác sĩ phòng khám tư thường không yêu cầu siêu âm màu ở mốc này, nhưng các mẹ thì cứ đi cho chắc). Không chỉ giải quyết vấn đề tâm lý của mẹ khi nhìn thấy con, siêu âm mốc 32 tuần còn chỉ ra vài bất thường thai còn sót lại.

Đây là lần cuối cùng trong suốt thai kỳ, mẹ đi siêu âm màu cho em bé để thêm một lần nữa khảo sát tình trạng của thai nhi 32 tuần đã sẵn sàng cho việc sinh nở chưa. Đây cũng là thời gian thoải mái của mẹ bầu, và chỉ kéo dài khoảng 2-3 tuần nữa cho đến khi bụng mẹ đã lớn và kéo theo rất nhiều khó khăn về đi lại, đứng lên ngồi xuống và đau nhức cơ thể.

Còn em bé, lúc này con đã được khoảng 1,5 – 2 ký. Con sẽ dài khoảng 40-42cm, khi ra đời con thường dài 50cm. Não con đã phát triển toàn diện với kích thước não lớn hơn, xương đầu cũng cứng cáp hơn để bảo vệ não bộ. Tay chân con đã tròn trịa và tương xứng với cơ thể chứ không xấu xí như con nòng nọc con nữa. Mẹ không thể nhìn thấy rõ, nhưng con đã có đầy đủ móng tay, móng chân, lông mi, lông mày, tóc… Da dẻ con bắt đầu nhẵn, mềm mại và đàn hồi hơn; sau vài tuần nữa người con ngày càng tròn trịa nếu được mẹ bổ sung dưỡng chất đầy đủ. Sức khỏe của con cũng ổn định vì hệ miễn dịch đã được trang bị và hệ xương cứng cáp hơn rất nhiều. Lúc này con cũng nằm cố định trong tử cung, ngôi thai thuận để chuẩn bị cho cuộc ra đời. Nhưng dĩ nhiên sẽ có thể con khó chịu và quay đầu lại, thì có lẽ mẹ phải sinh con bằng phương pháp sinh mổ.

Siêu âm 3D, 4D lần này, bác sĩ sẽ khảo sát một số bất thường xảy ra muộn mà những lần trước không thấy. Cụ thể như sau:

Bác sĩ sẽ xem xét kỹ tim, mạch và cấu trúc não của con xem có gì bất thường hay không. Tim con có khỏe mạnh không, có dị tật không, não con có gì trục trặc không…

Bác sĩ cũng sẽ đo chiều dài, căn nặng, từ đó đánh giá sự phát triển của con có phù hợp với tuổi hay không, kịp thời phát hiện tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung – một nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau đẻ.

Bác sĩ cũng khảo sát sự lưu thông máu trong dây rốn, khối lượng nước ối (đục hay trong, nhiều hay ít), xác định ngôi thai để biết ngôi thuận hay nghịch, nhau bám có bất thường dẫn đến tuần hoàn kém có thể nguy hại đến tính mạng của con.

Nếu lần siêu âm này phát hiện những điều bất thường của con thì cũng không thể đình chỉ thai được nữa vì con đã quá lớn. Cho nên, việc phát hiện những vấn đề bất thường này chỉ có thể giúp cha mẹ ứng phó kịp thời trước sinh như chọn nơi sinh, phương pháp sinh cũng như chuẩn bị tâm lý để chữa trị cho con sau này.

Nếu siêu âm cho kết quả thai nhi hoàn toàn bình thường, con hoàn toàn khỏe mạnh và thuận ngôi, mẹ sẽ không còn gì phải lo lắng nữa. Mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, bồi dưỡng, chuẩn bị sức khỏe và tinh thần thật tốt để chờ đón con chào đời.

Thai Nhi 36 Tuần Tuổi: Bé Sẵn Sàng Cho Việc Chào Đời

Tác giả bài viết: Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung – Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Thai nhi 36 tuần phát triển ra sao?

Thai nhi 36 tuần tuổi đã quay đầu ở ngôi thai thuận. (ảnh minh họa)

Lúc này, cơ thể bé bắt đầu rụng dần lông tơ cùng bã nhờn – chất đặc biệt quan trọng được hình thành khi bé phát triển trong bụng mẹ với mục đích bảo vệ da bé khi ngâm mình trong nước ối. Do em bé nuốt phải các bã nhờn cùng các chất tiết ra khác trong tử cung nên kết quả là mẹ sẽ thấy vài ngày đầu sau khi sinh, phân trẻ sơ sinh thường có màu xanh lá cây, màu đen và có tính chất dính.

Thông thường thai nhi 36 tuần đã quay đầu ở ngôi thai thuận (đầu hướng xuống phía xương chậu) và có tư thế thuận lợi nhất để bé dễ dàng đi qua ống sinh của mẹ. Một số trường hợp, thai nhi không tự quay đầu (ngôi mông- ngôi ngược) mà phải nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ thông qua các thao tác gây áp lực lên bụng gọi là ngoại xoay thai.

Vì phổi của bé đã có đủ khả năng để có thể thích nghi với môi trường bên ngoài nên nếu mẹ chuyển dạ trong tuần này thì hãy yên tâm vì sức khỏe của bé sẽ ít có nguy cơ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc sinh con ở tuần 36 chỉ nên diễn ra trong tình huống bắt buộc và có sự chỉ định về mặt sản khoa sau khi được bác sĩ chuyên khoa phụ sản thăm khám và tư vấn kỹ.

Xem video: Những điều mẹ cần biết về chuyện ấy sau sinh

Cuộc sống mẹ bầu 36 tuần thay đổi như thế nào?

Đến tuần thai 36, thai nhi đã chiếm rất nhiều diện tích trong bụng và tử cung chứa thai nhi quá to đã chèn ép lên dạ dày của mẹ khiến mẹ bầu có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống thông thường. Chính vì thế, cách tốt nhất là mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và ăn thành nhiều bữa.

Mặt khác, các bạn sẽ nhận thấy hiện tượng ợ nóng sẽ giảm đi và bạn dễ thở hơn do lúc này em bé đã bắt đầu chuyển dần vị trí xuống xương chậu của mẹ. Quá trình này gọi là sa bụng và thường xảy ra một vài tuần trước khi sinh nếu đây là em bé đầu tiên của bạn. Nếu bạn đã sinh em bé trước đó, thì có lẽ quá trình này sẽ không xảy ra cho tới khi bạn thật sự vào chuyển dạ với những cơn đau bụng.

Ở tuần thai thứ 36, khi thai nhi di chuyển xuống xương chậu, bạn sẽ cảm thấy tăng áp lực ở bụng dưới khiến việc đi lại sẽ ngày càng khó khăn. Đồng thời đây có thể là nguyên nhân làm cho mẹ bầu phải đi tiểu thường xuyên. Nếu em bé nằm ở vị trí thấp, mẹ có thể cảm thấy rất nhiều áp lực cũng như sự khó chịu, không thoải mái ở âm đạo.

Đặc biệt ở thời điểm này, mẹ bầu có thể sẽ nhận thấy các cơn co thắt tử cung của chuyển dạ giả (Braxton Hicks) xuất hiện thường xuyên hơn. Chính vì thế, bạn cần trang bị đầy đủ các kiến thức về dấu hiệu chuyển dạ và đừng quên giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ của mình khi không thể phân biệt được cơn co thắt tử cung Braxton Hicks với cơn co thắt tử cung của chuyển dạ thật sự. Cần nhớ rằng không ít trường hợp sản phụ đã sinh rớt tại nhà vì không phân biệt được hai loại cơn gò này.

Theo quy tắc chung, nếu mẹ mang thai đủ tháng, quá trình mang thai sẽ không có nhiều rắc rối và nước ối của mẹ không bị vỡ sớm. Khi ấy mẹ có thể sẽ phải chờ cho đến khi cơn co thắt kéo dài mỗi lần khoảng một phút và cứ mỗi 5 phút hoặc ngắn hơn thì cơn co thắt lại xuất hiện một lần. Tất nhiên, nếu nhận thấy bé yêu giảm chuyển động hoặc thấy ra nước ở vùng kín nghĩ đến nước ối đã bị vỡ, chảy máu âm đạo, sốt, đau đầu dữ dội và dai dằng, đau bụng liên tục, thị lực giảm… thì bạn cần đi bệnh viện ngay.

Một lưu ý dành cho mẹ bầu ở những tuần cuối thai kỳ là cho dù quá trình mang thai của bạn có khỏe đến đâu thì vẫn nên tránh đi máy bay hoặc thực hiện chuyến du lịch xa nhà ở giai đoạn này bởi bạn có thể sinh em bé bất cứ lúc nào.

Kiến thức cho mẹ bầu: Nhận biết dấu hiệu sắp sinh con

Những dấu hiệu sắp sinh dễ dàng thấy nhất bao gồm:

Bụng tụt xuống thấp

Trong vài tuần cuối của thai kỳ, chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Điều này báo hiệu cho bạn biết em bé sẽ chào đời trong một thời gian ngắn sắp đến.

Đi tiểu thường xuyên hơn

Vì đầu của thai nhi đã nằm gần sát bàng quang của chúng ta nên chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Khoảng 2 tuần trước sinh thì thậm chí khoảng 1 giờ các mẹ đi tiểu một lần. Chị em bầu nhớ là đừng nhịn tiểu, sẽ làm không chỉ mẹ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến con nữa.

Đau lưng dưới

Những ngày cuối thai kỳ bạn có thể bị đau lưng ghê gớm. Do lúc này em bé đã khá nặng và tụt xuống dưới sẽ tạo áp lực cho lưng và kéo dãn dây chằng ở tử cung, xương chậu khiến mẹ bầu đau nhức. Sau sinh, triệu chứng bệnh sẽ giảm dần. Khi thấy lưng thường xuyên đau đớn, chứng tỏ mẹ sắp được gặp mặt con yêu rồi.

Kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột và gây ra đau bụng, đi phân lỏng và đi thường xuyên. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho rằng, những kích thích tố này là thuốc sổ tự nhiên đào thải cặn bã trong ruột để thai nhi thoải mái trong bụng mẹ. Những hormone này cũng có thể khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn.

Tăng tiết dịch âm đạo

Thông thường 1 tuần trước ngày sinh nở, mẹ bầu sẽ nhận thấy âm đạo tiết nhiều dịch như lòng trắng trứng hoặc dịch lẫn máu hồng. Thông thường máu hồng này xuất hiện trước khi sinh nở khoảng 1 tuần.

Bong nút nhầy

Trong thời gian mang thai, chất nhầy ở trong cổ tử cung có nhiệm vụ “đóng nắp” bọc nước ối nhưng đến những ngày cuối thai kỳ, chấy nhầy này loãng ra. Chất nhầy này thường có tính chất “nhầy nhầy như nước mũi”, màu hồng nhạt. Chính vì vậy, trong khoảng 1 tuần trước ngày lâm bồn, chị em thường thấy âm đạo xuất hiện dịch nhầy màu hồng nhạt. Đó là dấu hiệu của cổ tử cung bắt đầu hé mở, nút niêm dịch nhầy của cổ tử cung đã bị bong ra.

Khi thấy xuất hiện triệu chứng này chứng tỏ cổ tử cung của bạn đã bắt đầu mở và quá trình sinh nở diễn ra trong 1-2 ngày tới hoặc cũng có thể lên đến 1 tuần. Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định xem cổ tử cung đã “mở” bao nhiêu cm và tư vấn thời điểm nhập viện.

Việc mẹ cần làm khi mang thai 36 tuần

– Lên lịch khám thai tuần 37

– Hoàn tất thủ tục nghỉ thai sản

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/thai-nhi-tuan-36-be-san-sang-cho-viec-chao-doi-c32a661533.ht…

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung (Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh) (Khám Phá)

Hỏi Về Siêu Âm Thai Nhi Tuần 32 Ở Úc?

Nhờ các chị giúp mình thắc mắc sau:

Mình cũng mới sang úc, đang có thai thì mới sang úc, có PR thường trú nhân rồi và giờ đang mang thai tuần 33. Tuần trước mình đi siêu âm lúc thai được 32 tuần thì em bé chỉ có 1.705g +/-430g

” BPD: 8cm, HC: 29.4 cm, AC: 27.3 cm, FL: 5.7cm, EFW: 1705g+/-430g.

For gestation, growth is progressing below the mean. Growth is symmetrically.

There is anterior placenta. There is a normal cord doppler waveform.

Cord Doppler R.I.0.7.1 which lies above the mean.

AFI 14cm which lies on the mean.

Conclusion: Growth is progressing below the mean for provided dates.”

Sau đó 2 ngày đến lịch khám với bác sĩ. Sau khi xem phim siêu âm, và các chỉ số rồi mình có hỏi em bé vậy có bé quá so với tuần thai 32 không? Thì bác sĩ nói là perfect, mọi thứ đều bình thường. Em bé khi sinh ra bác sĩ đoán khoảng 3kg. Mình nghe xong mà lòng buồn còn hơn gì nữa. Không biết bác sĩ có nói vậy để mình an tâm hay không? Đọc trên mạng và mọi người xung quanh thì thấy khi thai tuần 32 đều cỡ 2kg và em bé khi 40 tuần sẽ khoảng 3.5 kg. Mình thấy em bé của mình có vẻ còi quá. Mình chỉ ăn uống bình thường thôi, không uống thêm sữa tươi hay bồi bổ gì cả. Nghe nói uống cam với mật ong thì em bé sẽ mau tăng cân nhưng mình vẫn uống hàng ngày mà sao em bé không được to lắm.

Lúc siêu âm thì 1 bà bác sĩ siêu âm cho mình được 5 phút, xong kêu 1 người khác vào siêu âm và bà bác sĩ xem màn hình và chỉ hướng dẫn cho người đó làm thôi. Vậy không biết độ chính xác có cao không? Lúc đó mình định yêu cầu bà bác sĩ trực tiếp siêu âm luôn nhưng lại thấy kỳ nên để vậy. Khi mình hỏi giới tính thì bà bác sĩ hỏi ở vn mình có biết chưa? mình nói biết rồi nhưng muốn make sure để sắm đồ cho em bé. Mình nói là bé trai, và lúc sau bà bác sĩ mới nói là boy. Không biết bà bác sĩ có nói theo mình hay không nhỉ?

Tóm lại mình muốn nhờ các chị xem giúp là:

– Baby tuần 32 với các chỉ số và cân nặng như trên vậy có ok chưa?

– Độ chính xác khi siêu âm ở úc này có chính xác không? Vì cảm giác của mình sao chưa an tâm lắm.

1 tháng trước khi sinh sẽ được vào bệnh viện làm maternity ward tour để xem qua chổ mình sẽ vào sinh. Mình thấy hồi hộp quá vì tiếng anh không rành mấy, khi sinh không biết làm sao để hiểu.

Mẹ Cần Chuẩn Bị Những Gì Để Sẵn Sàng Mang Thai Ở Tuổi 40?

Khả năng mang thai ở tuổi 40 của phụ nữ có cao không?

Từ 40 tuổi trở đi, cơ hội mang thai ở phụ nữ giảm xuống rõ rệt. Chỉ khoảng 20% phụ nữ có cơ hội mang thai tự nhiên ở tuổi 40. Đến tuổi 43, khả năng mang thai lại mong manh hơn, chỉ còn 1 – 2 %.

Dù tỉ lệ mang thai rất thấp, phụ nữ ngày nay vẫn không muốn có con sớm. Phụ nữ hiện đại rất chú trọng đến sự nghiệp. Lập gia đình và mang thai trễ gần như trở thành xu hướng của phụ nữ trong thời đại ngày nay.

Mang thai ở tuổi 40 có lợi ích gì?

Giàu vốn sống và kinh nghiệm

Nếu như phụ nữ tươi thắm nhất khi 25 – 30 tuổi thì 40 tuổi mới là độ tuổi chín muồi. Trải qua tuổi trẻ nồng nhiệt, người mẹ đã đủ kinh nghiệm sống. Trong hôn nhân, vợ chồng cũng thấu hiểu hơn, tránh những tranh cãi không đáng có. Mẹ đã qua cái tôi để cùng góp sức xây dựng hạnh phúc gia đình và nuôi dạy con cái thành người.

Tuổi thọ cao hơn

Sinh con muộn sẽ giúp mẹ có thể sống thọ hơn. Phụ nữ sinh con cuối vào tuổi 33 sẽ sống đến 95 tuổi. Trong khi đó, phụ nữ sinh con ở tuổi 29 chỉ có tuổi thọ bằng một nửa. (The North American Menopause Society năm 2015). Mang thai ở tuổi 40 là một dẫn chứng cho thấy sự lão hóa ở hệ thống sinh sản chậm hơn những phụ nữ khác.

Một người mẹ nhiều tuổi có khả năng làm mẹ tốt hơn những trường hợp làm mẹ quá sớm. Mẹ cũng nghiêm túc trong cách dạy con hơn. Sẽ không xuất hiện suy nghĩ nuông chiều con quá mức! Bình tĩnh, kiên nhẫn, biết kiềm chế cảm xúc và điều tiết tâm lý là những ưu điểm dễ thấy.

Song song đó, mẹ thích tận dụng tối đa nguồn sữa mẹ để nuôi con. Cách chọn thức ăn, hoa quả, món uống cho con cũng cẩn thận hơn.

Tài chính ổn định

Đây là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống, chi phối nhiều yếu tố khác. Ở tuổi 40, mẹ ít chịu áp lực kinh tế hơn. Tâm lý thoải mái, điều kiện kinh tế đỡ chật vật giúp mẹ có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc con.

Những rủi ro khi mẹ mang thai ở tuổi 40

Khó có thai

Tỉ lệ mang thai tự nhiên càng thấp dần sau mỗi năm thêm tuổi. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ tiền mãn kinh hơi bất thường. Vì thế, hiện tượng rụng trứng cũng trở nên khó đoán hơn. Phụ nữ càng lớn tuổi, trứng càng giảm dần về số lượng và chất lượng.

Cụ thể, khả năng mang thai của phụ nữ 40 tuổi là 25%, 10% ở tuổi 43 và 1,6% ở tuổi 44. Khi 46 tuổi, gần như mẹ không thể mang thai, trừ khi sử dụng trứng của người hiến tặng.

Quá trình mang thai của mẹ lớn tuổi khó khăn hơn rất nhiều. Hàng loạt biến chứng mẹ sẽ phải đối mặt là: huyết áp tăng, đái tháo đường thai kỳ, các vấn đề về nhau thai. Thậm chí, nguy cơ thai nhi dị tật, đột biến nhiễm sắc thể hoặc sẩy thai cũng rất cao.

Trong quá trình sinh, mẹ cũng có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Thường gặp nhất là nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, thai lưu, bé sinh ra có nhiều bệnh lý bẩm sinh, …

Rối loạn di truyền

Đây cũng là một mối lo ngại khi mang thai ở tuổi 40.

Mẹ 40 tuổi sinh bé sẽ có 1/100 mắc hội chứng Down. Khi mẹ đến 45 tuổi, tỉ lệ sẽ là 1/30. Nếu mẹ nhận trứng từ người hiến tặng, rối loạn di truyền cũng phụ thuộc vào độ tuổi người hiến. Các sàng lọc dị tật bẩm sinh như siêu âm, xét nghiệm DNA vô tế bào, chọc dịch ối hoặc sinh thiết gai nhau, … nên được thực hiện sớm.

– Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, nghỉ ngơi hợp lý.

– Thường xuyên vận động, tập thể dục và ăn uống đúng cách. Duy trì cân nặng bình thường và sức khỏe tốt trước khi mang thai.

– Tuyệt đối tránh lối sống không lành mạnh như hút thuốc hoặc uống nhiều bia rượu.

– Để giảm nguy cơ phát triển bất thường của tủy sống hoặc não bộ, mẹ nên bổ sung thêm axit folic khi muốn mang thai ở tuổi 40.

Bạn đang xem bài viết Siêu Âm Thai Ở Tuần Thứ 32 Để Biết Mẹ Và Bé Có Sẵn Sàng Cho Việc Sinh Nở trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!