Cập nhật thông tin chi tiết về Siêu Âm Thai 8 Tuần Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lúc này là giai đoạn để bác sĩ có thể kiểm tra, quan sát và đưa ra đánh giá tổng quan về sự phát triển của con và đây cũng là giai đoạn để bác sĩ có thể tính chính xác tuổi của con.
1. Mẹ thấy gì ở con khi siêu âm thai 8 tuần tuổi?
Thai nhi 8 tuần tuổi là thời điểm thai đã phát triển cơ bản. Vì vậy, mà tiến hành siêu âm sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi. Đây cũng là thời điểm để mẹ có thể biết được chính xác tuổi của con.
Con yêu khi được 8 tuần tuổi
Khi siêu âm 8 tuần tuổi, về cơ bản mẹ sẽ biết một số thông tin cơ bản sau:
Chỉ số siêu âm thai
Thai nhi tuần thứ 8 phát triển ra sao, kích thước là bao nhiêu, thông số nhịp tim như thế nào là những chỉ số mà mẹ sẽ biết được khi tiến hành siêu âm thai 8 tuần tuổi.
Sự phát triển của thai nhi khi được 8 tuần tuổi
Sự phát triển của con yêu khi được 8 tuần tuổi
Thai nhi giai đoạn 8 tuần tuổi, tuy chỉ là một phôi thai nhỏ chỉ bằng hạt lạc.
Ở thời kỳ 8 tuần tuổi, tim và não cũng bắt đầu được hình thành. Hệ tiêu hóa của con vẫn đang tiếp tục phát triển, động mạch chủ và cuống phổi bắt đầu có những biểu hiện đặc trưng hơn so với những tuần đầu tiên của thai kỳ.
Thai nhi ở tuần thứ 8, ruột đã dài hơn, hậu môn cũng bắt đầu được hình thành. Những bộ phận như: tay chân, ngón tay, ngón chân cũng bắt đầu được dần được hình thành, tuyến sinh dục của con cũng đang và tiếp tục phát triển.
Kích thước thai nhi ở thời điểm 8 tuần tuổi
Ở thời điểm này, não của con là cơ quan phát triển nhanh nhất. Tim cũng phát triển và phân chia thành 4 vách ngăn, các vách ngăn tim cũng phát triển một cách nhanh chóng. Nhịp tim của con ở thời điểm này khoảng 100 – 180 lần/ phút.
Do ở mốc tuần thai này, giới tính của thai nhi chưa thể xác định được do bộ phận sinh dục vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện. Do đó, mẹ cũng đừng quá mong ngóng biết được chính xác thai nhi là bé trai hay bé gái, thường đến tuần thai 15 mới có thể kết luận chính xác.
Thai nhi 8 tuần nhỏ như hạt lạc
2. Các hình thức siêu âm thai ở tuần thứ 8 của thai nhi
Siêu âm qua thành bụng
Siêu âm qua thành bụng là một phương pháp phổ biến nhất khi mang thai. Để có thực hiện được phương pháp này, mẹ phải để cho bàng quang của mình căng lên, tạo thuận lợi để bác sĩ có thể quan sát thấy thai nhi, nhất là khi thai nhi còn đang quá nhỏ.
Tuy nhiên, khi thai nhi đã lớn, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát thai nhi hơn mà không cần phải yêu cầu mẹ làm căng bàng quang.
Có thể nói, siêu âm đầu dò là một phương không không phổ biến như siêu âm qua thành bụng. Tuy nhiên, phương pháp siêu âm đầu dò lại cho kết quả chính xác hơn.
Đầu dò siêu âm sẽ được đưa vào và tiếp cận với âm đạo của mẹ, sau đó, ống dò này sẽ phát ra các sóng âm thanh trong tử cung, sau đó đội lại và hiển thị hình ảnh ra ngoài màn hình.
Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định thực hiện để siêu âm tim thai khi thai nhi ở tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ hoặc khi phát hiện có những bất thường về nhau thai.
3. Những lời khuyên dành cho mẹ khi mang thai ở tuần thứ 8
Ở thời điểm này, thai nhi mặc dù đã ổn định xong mẹ bầu cũng cần lưu ý giữ gìn sức khỏe, chăm sóc tốt cho bản thân và thai nhi. Giai đoạn sắp tới với sự phát triển của thai nhi là rất quan trọng, bởi bé sẽ dần hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể cho đến trước khi sinh.
Khám thai định kỳ
Không những ở mốc thai nhi 8 tuần, mẹ bầu nên thực hiện khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như: Siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra nội tiết,… để theo dõi và phát hiện sớm nhất những bất thường.
Bổ sung sắt và các dưỡng chất cần thiết
Giai đoạn này, mẹ bầu cần bổ sung thêm sắt, Canxi, acid Folic cho cơ thể bởi chúng rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Với các loại thuốc bổ này, bác sỹ thường sẽ kê cho mẹ. Để đảm bảo hơn, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi uống bất cứ loại dược phẩm, thực phẩm chức năng, Vitamin bổ sung nào.
Ngoài ra, việc bổ sung các vi chất thông qua thực phẩm ăn hàng ngày cũng rất tốt.
Hạn chế quan hệ tình dục
Ở giai đoạn tuần thai thứ 8, mẹ bầu nên tránh quan hệ tình dục với chồng để đảm bảo không bị sảy thai hay những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Mẹ bầu có thể tìm hiểu một số tư thế quan hệ an toàn khi mang thai để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Giữ tâm lý thoải mái.
Không những ở tuần thai thứ 8 – những tháng đầu của thai kỳ mà trong suốt giai đoạn mang thai, mẹ cần giữ tâm lý thoải mái, hạn chế làm việc nặng. Vẫn nên vận động nhẹ nhàng, thường xuyên để tránh các ảnh hưởng đến xương khớp khi mang thai.
Với những thông tin về siêu âm thai 8 tuần mà MEDLATEC vừa chia sẻ ở trên, hi vọng sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về siêu âm thai 8 tuần tuổi cũng như những lợi ích khi tiến hành siêu âm vào thời điểm này.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC để được hỗ trợ.
Siêu Âm Thai 8 Tuần Và Những Điều Mẹ Cần Biết
1. Tầm quan trọng của siêu âm khi khám thai 8 tuần
Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán y khoa, giúp theo dõi thai nhi bằng hình ảnh rất phổ biến hiện nay. Không thể phủ nhận lợi ích của phương pháp siêu âm thai trong việc theo dõi sự phát triển của thai nhi. Những hình ảnh siêu âm của bé giúp mẹ có thể quan sát được quá trình con phát triển tuyệt vời như thế nào.
Siêu âm thai 8 tuần đã thấy hình ảnh thai nhi
Ngoài ra, siêu âm thai 8 tuần cũng giúp bác sỹ tính tuổi thai tương đối chính xác, từ đó tính toán ngày dự sinh để có sự chuẩn bị tốt nhất. Kết quả siêu âm thai tốt ở thời điểm này sẽ giúp mẹ yên tâm khi thai đã đi vào tử cung và ổn định. Đây sẽ là bước đệm cho thời kỳ sau, thai nhi phát triển và hoàn thiện cơ thể nhanh chóng.
2. Siêu âm thai 8 tuần sẽ thấy những gì?
Thai nhi 8 tuần tuổi có kích thước khoảng 1,3 cm Cân nặng và kích thước thai
Ở thời điểm này, mặc dù thai nhi đã phát triển cơ bản nhưng còn vô cùng nhỏ. Với chiều dài khoảng 15-25mm nên hình ảnh còn rất mơ hồ. Mẹ đừng quá lo, bắt đầu từ tuần thai này, thai nhi sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh, có thể nhanh chóng lớn lên và hoàn thiện các bộ phận.
Với kích thước thai nhi này, dạ con của mẹ cũng lớn hơn rõ ràng,có thể thấy vòng bụng lớn lên trông thấy, mẹ lúc này đã thích hợp để mặc những chiếc váy co giãn rộng.
Xuất hiện tim thai và nhịp đập tim thai
Một bước phát triển đột biến của thai nhi tuần tuổi thứ 8 đó là đã có tim thai và nhịp đập tim thai bắt đầu xuất hiện. Điều này đánh dấu sự sống và sự phát triển bình thường của sinh linh bé nhỏ.
Thai nhi 8 tuần đã thấy tim thai
Một số trường hợp, mẹ bầu khi siêu âm thai 8 tuần lại thấy chưa có tim thai, có thể do tính sai tuần thai, thai chưa phát triển đến giai đoạn này. Ngoài ra, thai không có tim thai có thể do chết lưu, bác sỹ nếu phát hiện tình trạng này sẽ yêu cầu làm xét nghiệm để xác định chính xác.
3. Một số lưu ý cho mẹ bầu trong thời gian tới
Mỗi lần thực hiện này sẽ khởi đầu cho quá trình gắn kết đặc biệt giữa mẹ và bé, cả về thể xác lẫn tâm hồn. Hơn nữa, điều này cũng tốt cho quá trình nuôi dạy con sau khi bé chào đời.
Sử dụng điện thoại di động ở mức độ đủ
Nhiều phụ nữ mang thai lo lắng về việc thai nhi tiếp xúc với sóng từ điện thoại và các thiết bị liên lạc, thiết bị mạng khác. Mẹ cứ yên tâm rằng bé được bảo vệ rất tốt bởi các mô bao quanh. Do đó, các tác nhân bên ngoài, trong đó có sóng điện thoại khó mà gây tổn hại tới thai nhi.
Tuy nhiên, nếu mẹ lo lắng, hãy sử dụng tai nghe có dây khi nghe điện thoại, giữ điện thoại tránh ra khỏi cơ thể.
Hạn chế những môn thể thao hoạt động mạnh
Các môn thể thao hoạt động mạnh với mẹ bầu 8 tuần và cả giai đoạn mang thai sau đó đều không tốt, bởi nó mang đến nguy cơ bị thương cao khi tập luyện. Bất cứ va chạm, té ngã nào trong quá trình chơi đều có thể ảnh hưởng đến bé, do đó mẹ bầu nên cân nhắc hạn chế.
Một số môn thể thao đối kháng, vận động mạnh, dễ va chạm cần hạn chế gồm: đạp xe, chạy, tennis, trượt nước, đá bóng, cưỡi ngựa,…
Siêu Âm Thai Đôi: Những Điều Cần Biết
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Anh Tú – Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh – Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng
Sinh đôi hay đa thai là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng có hơn một thai nhi trong tử cung. Thai kỳ đa thai thường được chẩn đoán bằng siêu âm thai, phổ biến nhất là hình ảnh siêu âm thai đôi. Siêu âm thai đôi là một phương tiện cận lâm sàng được sử dụng nhiều và bản thân tình trạng đa thai có nhiều biến chứng, vì thế thai phụ cần trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản để hiểu hơn về các hình ảnh siêu âm thai đôi.
1. Thai kỳ đa thai hình thành như thế nào?
Một thai phụ có nhiều hơn một phôi thai được gọi là chu kỳ đa thai. Trong một chu kỳ kinh, nếu rụng nhiều hơn một trứng và tất cả số đó đều được thụ tinh bởi tinh trùng, nhiều hơn một phôi thai sẽ được tạo thành và làm tổ trong buồng tử cung, có thể thai đôi hoặc sinh ba. Đây là cơ chế của sinh đôi khác trứng, khi một trứng được thụ tinh và phân chia thành nhiều phôi khác nhau cũng có thể dẫn đến sự hình thành thai đôi hoặc các tình trạng đa thai khác, được gọi là sinh đôi cùng trứng, sinh đôi cùng trứng ít gặp hơn so với thai đôi khác trứng.
2. Nguyên nhân hình thành thai đôi
Quá trình điều trị vô sinh sử dụng các loại thuốc kích trứng khiến nhiều trứng rụng trong một chu kỳ kinh, từ đó số lượng hợp tử hình thành nhiều hơn và có thể dẫn đến thai đôi, thai ba hoặc nhiều hơn. Thụ tinh trong ống nghiệm có thể dẫn đến tình trạng đa thai nếu nhiều hơn một phôi thai được chuyển vào buồng tử cung. Những thai đôi cùng trứng xuất hiện việc phân chia một trứng đã được thụ tinh trước đó. Phụ nữ trên 35 tuổi có khả năng mang thai đôi cao hơn vì thường rụng ít nhất 2 trứng trong mỗi lần hành kinh.
3. Dấu hiệu nhận biết thai đôi
Phụ nữ mang thai đôi thường có triệu chứng ốm nghén nặng nề hơn hoặc cảm giác căng tức vú nhiều hơn những thai phụ đơn thai bình thường khác. Họ cũng có thể tăng cân nhanh hơn. Tuy nhiên, hầu hết những trường hợp mang thai đôi đều được xác định nhờ vào siêu âm thai.
Theo nhiều khuyến cáo, phụ nữ khi mang thai đôi nên được bổ sung dinh dưỡng để được tăng cân nhiều hơn so với những người phụ nữ mang đơn thai. Nhu cầu năng lượng trung bình cần đạt là 300 calories/ ngày cho một phôi thai. Điều này có nghĩa nhu cầu năng lượng ở thai phụ mang song thai là 600 calories/ ngày.
4. Có nên luyện tập thể dục thể thao khi đang mang thai đôi ?
Hoạt động thể lực đều đặn khi có thai đôi là điều quan trọng với sức khỏe của thai phụ nhưng cần tránh những hoạt động gắng sức. Một số bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai là bơi lội, yoga và đi bộ nhẹ nhàng. Thời gian tập luyện trung bình nên khoảng 30 phút mỗi ngày.
5. Nguy cơ biến chứng cao hơn khi mang thai đôi ?
Phụ nữ mang thai đôi có khả năng gặp nhiều biến chứng sản khoa hơn. Những thai phụ này cần được chăm sóc tiền sản cẩn thận hơn bởi các bác sĩ chuyên khoa sản. Khi bắt đầu vào 3 tháng giữa thai kỳ, siêu âm thai đôi cần được lặp lại mỗi 4-6 tuần (Đối với song thai 2 bánh nhau thì 3 tháng giữa nên siêu âm 4 tuần/lần còn song thai 1 bánh nhau thì là 2 tuần)
Nếu nghi ngờ có bất thường, một số test khác có thể được chỉ định để đánh giá tình trạng thai nhi, và siêu âm thai đôi sẽ được tiến hành thường xuyên hơn.
6. Biến chứng phổ biến nhất của thai đôi là gì ?
7. Mang thai đôi có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc tiền sản giật không?
Tiền sản giật là một bất thường mạch máu xuất hiện sau 20 tuần của thai kỳ hoặc sau sinh. Tiền sản giật xuất hiện thường xuyên hơn ở những thai kỳ đa thai, thậm chí xuất hiện ở thời điểm sớm hơn và biểu hiện nặng nề hơn. Tiền sản giật có thể phá hủy nhiều cơ quan trong cơ thể, phổ biến nhất là thận, gan, não và mắt. Bệnh có thể tiến triển nặng nề hơn và đưa đến sản giật. Ở những thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật, thai nhi có thể cần được sinh ngay, thậm chí khi chưa đủ tháng.
8. Mang thai đôi có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không ?
9. Mang thai đôi có ảnh hưởng đến việc sinh nở không?
Khả năng sinh mổ ở những thai kỳ có thai đôi thường cao hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thai đôi có thể được theo dõi sinh theo đường âm đạo. Việc quyết định lựa chọn phương pháp sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Các đặc điểm của thai: tư thế thai, cân nặng và tình trạng sức khỏe
Các đặc điểm về mẹ: tổng trạng sức khỏe của mẹ và đặc điểm của quá trình chuyển dạ.
Kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên y tế.
10. Hình ảnh siêu âm thai đôi
Siêu âm đóng một vai trò quan trọng cho phép chẩn đoán thai đôi, theo dõi thai kỳ và lên kế hoạch cho việc sinh nở. Số lượng thai và số lượng buồng ối, tình trạng nước ối bắt được phải được thể hiện trên hình ảnh siêu âm thai đôi, cũng như khảo sát các bất thường hình thái và các biến chứng khác. Xác định vị trí bám của bánh nhau, vị trí cắm dây rốn vào bánh nhau cũng là những hình ảnh siêu âm thai đôi quan trọng vì một tình trạng dây rốn bám màng làm tăng nguy cơ cho một thai kỳ. Siêu âm thai đôi cũng rất cần thiết để phân độ và điều trị hội chứng truyền máu trong song thai, phát hiện các bất thường về sự phát triển của thai. Siêu âm doppler dòng chảy đã được chứng minh có khả năng làm giảm tỷ lệ tử vong sau sinh.
Trong ba tháng đầu thai kỳ, siêu âm thai đôi tập trung vào việc xác định số lượng phôi thai, số lượng buồng ối và bánh nhau, đánh giá độ mờ da gáy, các dị tật nặng. Trong ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ, cơ hội để đánh giá chiều dài cổ tử cung không nên bỏ qua để đánh giá nguy cơ sinh non, một biến chứng thường gặp khi có thai đôi.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:
Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Video đề xuất: Siêu âm thai nhiều lần có tốt không? Siêu âm thai tại Vinmec như thế nào?
Siêu Âm Thai 8 Tuần Tuổi Cùng Những Lưu Ý Cho Mẹ Bầu
Siêu âm thai 8 tuần tuổi cùng những lưu ý cho mẹ bầu
Sau lần khám thai đầu tiên thường vào tuần thai thứ 5 sau khi mẹ mất kinh nguyệt và dùng que thử thai thì siêu âm thai 8 tuần tuổi cũng chính là giai đoạn tiếp theo để bác sĩ đánh giá tổng quan sự phát triển của thai nhi. Đồng thời tính tuổi thai một cách chính xác nhất.
1.Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi:
Trong giai đoạn này, thai nhi có tốc độ phát triển “chóng mặt”, mỗi phút là bé lại tăng thêm 1mm chiều dài cơ thể và hơn 100 tế bào não được hình thành. Lúc này, bé đã nặng khoảng 1gram và có chiều dài 1,6cm. Khi siêu âm thai 8 tuần tuổi mẹ sẽ thấy rõ ràng phần đuôi của thai nhi đã biến mất. Thay vào đó là các cơ quan, bộ phận quan trọng gồm tay, mắt, cằm,.. Cũng trong tuần thai này, bé con của bạn đã biết bài tiết chất thải ra nước ối một cách thuần thục. Điểm nhấn trong tuần thai thứ 8 chính là tim thai của bé đã được phân chia thành 4 ngăn và các vách tim. Đồng thời, nhịp tim của thai nhi 8 tuần tuổi lúc này là khoảng 100-160 nhịp/phút, nhanh gấp đôi so với người trưởng thành.
Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi
2.Các hình thức siêu âm thai 8 tuần tuổi:
– Siêu âm qua thành bụng: Đây là phương pháp phổ biế nhất khi mang thai. Để thực hiện phương pháp siêu âm này, mẹ phải để cho bàng quàng của mình căng lên. Như thế tử cung sẽ được nâng cao hơn, giúp dễ dàng nhìn thấy thai nhi, nhất là khi thai nhi còn quá nhỏ. Còn khi thai nhi đã lớn thì không cần phải làm căng bàng quang nữa. – Siêu âm đầu dò: Phương pháp này tuy không được phổ biến như siêu âm qua thành bụng nhưng kết quả siêu âm của phương pháp này sẽ chính xác hơn. Ống dò sẽ được đưa vào âm đạo của mẹ bầu và phát ra các sóng âm thanh vào trong tử cung và hiển thị hình ảnh ra ngoài màn hình. Phương pháp siêu âm thai đầu dò này thường được chỉ định thực hiện khi có ngi ngờ thai nhi từ tuần thai thứ 6- 8 không có tim thai hoặc có những bất thường về nhau thai.
Siêu âm đầu dò thường được chỉ định theo dõi sự bất thường của thai nhi
3. Lời khuyên dành cho mẹ mang thai tuần thứ 8
- Uống nhiều nước: Mẹ bầu hãy uống một ngụm nước hoặc rượu gừng. Cũng có thể ngậm kẹo cứng, bắp rang, khoai tây chiên để cảm thấy đỡ buồn nôn hơn. - Hãy cẩn thận với vitamin uống khi sinh: Nếu cảm thấy buồn nôn sau khi uống vitamin, mẹ hãy dùng vitamin vào buổi tối hay uống cùng lúc ăn nhẹ. Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng sau khi uống vitamin cũng là cách giảm tình trạng buồn nôn. - Ăn vặt thường xuyên: Vào sáng sớm, mẹ bầu nên ăn một vài chiếc bánh xốp hay một miếng bánh mì khô. Thay vì ăn ba bữa ăn chính như thường lệ thì mẹ bầu hãy nhấm nháp suốt cả ngày. Bởi chỉ ăn ba bữa ăn chính sẽ khiến dạ dày trống rỗng, có thể làm mẹ buồn nôn thêm. - Tránh các món dễ khiến gây khó chịu và buồn nôn: Hạn chế các thức ăn hoặc các mùi khiến cho mẹ trở nên buồn nôn hơn. Giữ phòng được thông thoáng, không mùi thức ăn bởi có thể làm trầm trọng thêm cơn buồn nôn - Hít thở nhiều không khí trong lành: Mẹ bầu nên mở cửa sổ khi điều kiện thời tiết cho phép ở trong nhà hoặc tại nơi làm việc - Chọn thực phẩm một cách cẩn thận: Lựa chọn các loại thực phẩm có nhiều tinh bột, ít chất béo và dễ tiêu hóa. Mẹ bầu nên tránh ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay và béo. - Thử nghiệm với bấm huyệt và châm cứu: Tuy chưa chứng minh là có hiệu quả những các liệu pháp này có thể hữu ích trong việc làm giảm ốm nghén cho một số mẹ bầu.
Bạn đang xem bài viết Siêu Âm Thai 8 Tuần Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!