Cập nhật thông tin chi tiết về Sau Sinh Bao Lâu Thì Có Thai Lại? Có Thai Quá Sớm Ảnh Hưởng Gì Không? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sau sinh bao lâu thì có thai lại?
Theo Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ, thời điểm mang thai lại sau sinh thích hợp nhất là 12 tháng. Còn với Tổ chức Y tế Thế Giới lại khuyến cáo rằng khoảng 24 tháng sau sinh mới nên có thai bé tiếp theo.
Đối với trường hợp là những sản phụ bị băng huyết, sinh mổ hoặc sảy thai thì nên đợi lâu hơn để giúp cơ thể hồi phục trước khi mang thai lại.
Mặt khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa về tình trạng sức khỏe của mình và dựa vào đó để xem xét liệu mang thai lại khi vừa sinh xong có ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé hay không.
Sau sinh bao lâu thì nên có thai lại
Có thai quá sớm sau sinh có ảnh hưởng gì không?
Dù sinh mổ hay sinh thường, việc có thai lại quá sớm đều gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của bé trong bụng, bé sơ sinh và người mẹ. Nếu mang thai lại dưới 12 tháng sau khi sinh có thể đem tới những hậu quả như:
Thai nhi phát triển chậm, sảy thai
Sau sinh thì các cơ quan, hệ thống nội tiết và tử cung trong cơ thể cần phải có thời gian để hồi phục. Hơn hết bạn còn phải chăm sóc em bé nên rất dễ khiến sức khỏe bị suy giảm. Nếu thời gian này mang thai có thể khiến thai nhi phát triển không ổn định, thậm chí là sảy thai.
Dễ bị biến chứng thai kỳ
Sau sinh bao lâu thì có thai lại? Như đã nói ở trên, thời điểm tốt nhất mang thai lại sau sinh là trên 12 tháng. Trường hợp mang thai quá sớm sẽ tăng nguy cơ bong nhau, sinh non, nhau tiền đạo hoặc một số biến chứng khác.
Đặc biệt với những người sinh mổ, mang thai lại trước 18 tháng có khả năng khiến vở tử cung, rách vết mổ…vô cùng nguy hiểm.
Tâm lý bị ảnh hưởng
Chăm sóc con nhỏ đã mệt, vừa chăm sóc con nhỏ vừa phải chú ý trong việc chăm sóc thai kỳ càng vất vả hơn. Nhất là sự cân bằng về tài chính và tâm sinh lý của bạn có thể ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của em bé trong bụng.
Những cách phòng tránh việc có thai quá sớm sau sinh
Sau sinh nên kiêng cữ quan hệ vợ chồng trong vòng 6 tuần đầu để tầng sinh môn, tử cung và âm đạo có thời gian phục hồi. Nếu sinh mổ thì cần phải kiêng ít nhất trên 2 tháng.
Thời gian sau sinh để có thai lại phải ít nhất 12 tháng
Một số biện pháp tránh thai bạn có thể sử dụng như:
Sử dụng bao cao su: Có thể nói đây là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.
Cho con bú: Nghe có vẻ vô lý nhưng đây cũng là một cách tránh thai tự nhiên nhưng hiệu quả sẽ không cao.
Đặt vòng tránh thai: Sử dụng dụng cụ có hình chữ T vào tử cung để ngăn chặn sự gặp nhau của tinh và trứng.
Tính ngày rụng trứng để quan hệ: Thường vong kinh của phụ nữ rơi vào khoảng 28 – 35 ngày và ngày rụng trứng sẽ từ ngày thứ 14 – 15. Bạn có thể chọn thời gian quan hệ vào ngày thứ 18 đến ngày đầu tiên của kỳ kinh kế tiếp.
Dùng thuốc tránh thai: Có thể sử dụng thuốc tránh thai nhưng không nên quá thường xuyên vì sẽ gây nên tác dụng phụ.
Với những chia sẻ của phòng khám Ana Củ Chi – TPHC về sau sinh bao lâu thì có thai lại trong bài viết trên. Hi vọng đã giúp bạn biết được thời điểm thích hợp nào nên mang thai và sớm chủ động hơn trong việc chăm sóc tốt sức khỏe cho bản thân.
Ngoài ra, hiện phòng khám Ana đang cung cấp một số dịch vụ bạn có thể tham khảo như: điều trị khí hư bất thường, rối loạn kinh nguyệt, viêm niệu đạo, viêm phụ khoa, viêm âm đạo,…
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANA Củ Chi – TPHCM
– Địa chỉ: 246 Tỉnh Lộ 8, Củ Chi, TPHCM
1226 tỉnh lộ 10, Tân Tạo, quận Bình Tân, TPHCM
– Hotline: 098 367 88 72
– Email: phongkhamana@gmail.com
Sinh Mổ Bao Lâu Thì Có Thai Lại Được? Cần Làm Gì Khi Có Thai Lại Quá Sớm
Các hiệp hội sinh sản thế giới khuyên rằng, bạn nên có thai lại sau 2 năm sinh mổ đầu tiên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Có rất nhiều lý do đặt ra để người mẹ giữ khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ tối thiểu là 2 năm.
Trong khoảng thời gian 2 năm sau khi sinh mổ, nếu bạn có thai lại, sức khỏe của mẹ không được đảm bảo và thai nhi cũng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ. 2 năm là thời điểm thích hợp để giãn cách độ lành thương của tử cung, giúp tử cung vững chắc hơn trước khi có thai mới.
Khi sinh mổ lần đầu, sản phụ bị rạch ở bụng, cổ tử cung và thành bụng. Những bộ phận này cần khoảng thời gian dài mới có thể lành thương và trở về trạng thái bình thường.
Sau khi sinh mổ, các mẹ thường rất yếu, sức khỏe bị giảm suốt rất nhiều so với lúc chưa sinh con. Thêm vào đó, bạn phải cho con bú sữa mẹ, nuôi dạy và chăm sóc trẻ sơ sinh.
Quá trình sinh mổ người mẹ cũng bị mất máu khá nhiều. Thời gian 2 năm là cần thiết để máu trong cơ thể hồi sinh và ổn định sức khỏe. Ngoài ra, việc lấy lại khoái cảm sau khi sinh mổ cũng là một quá trình cần tốn nhiều thời gian.
Nếu người mẹ sau khi sinh mổ lại có thai sớm, thai nhi yếu và trọng lượng thai thấp là điều không thể tránh khỏi. Việc nuôi con bằng sữa mẹ được ví như giải pháp tự nhiên. Do đó, nếu sau khi sinh người mẹ dồi dào sữa cho con bú thì việc đậu thai sớm cũng rất khó xảy ra.
Bạn cần làm gì nếu có thai quá sớm sau khi sinh mổ?
Trên cơ sở khoa học, người mẹ không nên mang thai trước thời điểm 2 năm sau khi sinh mổ. Tuy nhiên, trên thực tế lại có rất nhiều trường hợp mang thai ở thời điểm này. Cũng chính điều này khiến các mẹ vô cùng hoang mang, lo lắng sinh mổ bao lâu thì có thai lại được và việc mang thai sớm hơn dự định này có ảnh hưởng gì không.
Những trường hợp việc giữ lại thai mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai phụ cũng như thai nhi thì bạn vẫn có thể dưỡng thai và sinh con như thông thường. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sức khỏe thai nhi và người mẹ không tốt thì việc giữ lại thai hay không còn phải phụ thuộc vào quyết định của bạn cùng gia đình.
Lời khuyên cho các thai phụ trong trường hợp này là không nên quá lo lắng, thay vào đó, hãy nhanh chóng xử lý theo cách như sau:
Ngay khi phát hiện mang lại, hãy nhanh chóng tới phòng khám sản uy tín để kiểm tra tình trạng sức khỏe, lường trước được những nguy cơ có thể xảy đến với cả mẹ và bé.
Nếu thai lớn trên 12 tuần thì mẹ không nên phá bỏ thai bởi việc làm này có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Có thể bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ vỡ tử cung hay bục vết mổ…
Để duy trì sức khỏe mẹ và bé, bạn cần thăm khám đinh kỳ thường xuyên, trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, những biểu hiện bất thường gặp phải trong giai đoạn thai kỳ.
Sản phụ cần đặc biệt chú ý tới giai đoạn cuối tháng kỳ bởi thời kỳ này hiện tượng bung vết mổ rất dễ gặp phải. Hãy đến ngay phòng khám để được bác sĩ xử lý kịp thời, phòng ngừa rủi ro.
Bên cạnh đó, phòng khám Ana hiện cung cấp một số dịch vụ cho mẹ trước và sau sinh như: siêu âm đầu dò âm đạo, chữa rối loạn kinh nguyệt, điều trị u nang buồng trứng, xét nghiệm THINPREP, khám thai định kỳ,…
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANA Củ Chi – TPHCM
– Địa chỉ: 246 Tỉnh Lộ 8, Củ Chi, TPHCM
1226 tỉnh lộ 10, Tân Tạo, quận Bình Tân, TPHCM
– Hotline: 098 367 88 72
– Email: phongkhamana@gmail.com
Thắc Mắc: Sau Sinh Bao Lâu Thì Có Thai Trở Lại?
Thời gian chờ đợi giữa các lần mang thai chủ yếu phụ thuộc vào hình thức mẹ sinh em bé trước đó.
+ Trong trường hợp mẹ sinh thường, ở tuần thứ 39 hoặc đủ tháng thì các bác sĩ khuyên bạn nên đợi 18 tháng trước khi bắt đầu mang thai bé tiếp theo vì mẹ cần thời gian để phục hồi sức khỏe cũng như để tử cung trở về kích thước ban đầu.
+ Trong trường hợp mẹ sinh mổ thì bạn nên đợi ít nhất 24 tháng trước khi thụ thai trở lại, đặc biệt nếu bạn muốn thử sinh tự nhiên trong lần mang thai tiếp theo. Sinh con trước 24 tháng làm nguy cơ vỡ tử cung do vết mổ chưa lành hẳn và có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai nhi nếu không được hỗ trợ y tế ngay lập tức.
+ Khoảng cách giữa hai lần mang thai liên tiếp cũng hoàn toàn khác nhau nếu mẹ mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường từ trước hoặc sau khi sinh. Thời gian thích hợp để mang thai lần nữa phụ thuộc vào khả năng kiểm soát bệnh và tuổi của mẹ.
Tiền sản giật có thể xuất hiện nếu tình trạng huyết áp của mẹ không được theo dõi chặt chẽ. Nếu huyết áp được kiểm soát trong mức cho phép, mẹ vẫn có thể mang thai an toàn sau 18 đến 24 tháng.
Đối với bệnh tiểu đường thai kỳ , mẹ nên được xét nghiệm 6 đến 12 tuần sau khi sinh và sau đó cứ sau một đến ba năm – vì bị tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Khi bệnh được kiểm soát, mẹ có thể mang thai an toàn.
Nguy cơ nếu mẹ mang thai lại quá sớm
Nếu sau khi sinh mẹ có thai lại quá sớm thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe nhất định cho em bé, bao gồm sinh non và / hoặc nhẹ cân – đặc biệt là nếu việc thụ thai xảy ra trong vòng sáu tháng sau sinh. Điều đó có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị hen suyễn, chậm phát triển và các vấn đề về thị giác và thính giác sau này trong cuộc sống, thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân có thể là do tử cung còn sót lại từ lần mang thai trước và do cơ thể không có đủ thời gian để bổ sung đầy đủ các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho lần mang thai sau. Tuy nhiên cũng có rất nhiều em bé được thụ thai ngay sau khi mẹ của họ mang thai lần cuối cùng được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh.
Mẹ cần làm gì trước khi mang thai lần nữa
– Đợi ít nhất 18 tháng sau khi sinh con truoc khi mang thai lần nữa: đây là khoảng thời gian phù hợp để cơ thể mẹ phục hồi từ lần mang thai cuối cùng trước khi bạn có thai lại.
– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng, như vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể bạn khỏe mạnh. Nếu cơ thể bạn không có đủ chất dinh dưỡng và bạn có thai lại quá sớm, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho bạn hoặc em bé. Ví dụ, trong khi mang thai và cho con bú, em bé của bạn nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết từ cơ thể của bạn. Sau khi có con, cơ thể bạn có thể không có đủ chất dinh dưỡng nhất định, như axit folic.
Nếu bạn dùng nó trước khi mang thai, nó có thể giúp giảm khả năng bị dị tật bẩm sinh của não và cột sống gọi là dị tật ống thần kinh. Nếu bạn có thai lại quá sớm và nồng độ axit folic thấp, em bé tiếp theo của bạn có khả năng sinh non sớm, nhẹ cân hoặc mắc dị tật bẩm sinh.
– Chữa lành nhiễm trùng và viêm. Nhiễm trùng khi mang thai có thể dẫn đến viêm (đỏ và sưng) ở các bộ phận của cơ thể, như tử cung. Nếu bạn có một tình trạng như viêm nội mạc tử cung trong khi mang thai và mang thai một lần nữa trước khi cơ thể của bạn được chữa lành hoàn toàn, bạn có thể gặp lại tình trạng này trong lần mang thai tiếp theo.
– Sử dụng các biện pháp phòng tránh thai cho đến khi bạn đã sẵn sàng mang thai lần nữa bao gồm đặt vòng, cấy ghép, bao cao su, thuốc tránh thai,…
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời gian tốt nhất để mang thai em bé tiếp theo. Bồi bổ cơ thể và sử dụng biện pháp tránh thai khi bạn bắt đầu quan hệ tình dục sau khi sinh sẽ giúp bạn tránh được việc mang thai không có kế hoạch và có đủ thời gian cho bản thân và em bé tiếp theo được khỏe mạnh khi bạn đã sẵn sàng mang thai lần nữa.
Sau Khi Sinh Mổ Bao Lâu Thì Có Thể Mang Thai Lại?
Lời khuyên thông thường là bạn nên chờ 1 năm sau, hoặc ít nhất nên cho cơ thể mình nghỉ ngơi 6 tháng trước khi cố gắng thụ thai lại. Thời gian để vết sẹo lành lại càng lâu sẽ càng tốt, đặc biệt nếu bạn muốn sinh thường lần sau.
Trong hầu hết các trường hợp thì vết mổ thường lành lại sau 3 tháng sau sinh, nhưng giữ gìn càng lâu thì vết thương càng lành tốt hơn và có thể gây ra ít vấn đề hơn.
Một nguy cơ rất nhỏ tuy nhiên có tồn tại khi mang thai lại quá sớm sau khi sinh mổ, đó là vỡ tử cung – tai biến thuộc hàng nguy hiểm nhất khi mang thai, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ lẫn thai nhi. Khoảng cách thời gian ngắn giữa các thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ bạn gặp phải những vấn đề với nhau thai – bao gồm nhau thai phát triển ở vị trí thấp ở đoạn dưới của tử cung, gọi là nhau thai tiền đạo, hoặc nhau thai tách khỏi thành tử cung trước khi em bé được sinh ra, gọi là nhau thai bong non…
Không chỉ vậy, việc bạn kiên nhẫn chờ đợi, không vội vàng sinh thêm con sớm – bất kể lần trước bạn sinh mổ hay sinh thường – còn đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của các bé nhà bạn. Nhiều bố mẹ vội vàng sinh thêm nếu không phải vì bể kế hoạch thì vì lo lắng cho khả năng thụ thai của mình, hoặc muốn các con sàn sàn tuổi cho dễ chơi đùa cùng nhau. Không ai quy định khoảng cách tuổi giữa các con bạn nhưng thực sự sinh con liền nhau sẽ khiến bố mẹ cảm thấy mệt mỏi về cả thể chất lẫn tinh thần, và cũng không thể bỏ qua cảm giác áy náy, có lỗi với đứa con đầu chưa kịp lớn, vẫn cần được quan tâm, dạy dỗ rất nhiều mà đã phải san sẻ tình cảm của bố mẹ.
Bạn đang xem bài viết Sau Sinh Bao Lâu Thì Có Thai Lại? Có Thai Quá Sớm Ảnh Hưởng Gì Không? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!