Cập nhật thông tin chi tiết về Rụng Tóc Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiện tượng rụng tóc khi mang thai
Nguyên nhân rụng tóc khi mang thai
Trong thực tế, vào giai đoạn mang thai, thông thường các chị em phụ nữ sẽ cảm thấy tóc mình dày và bóng mượt hơn. Nguyên nhân là do nội tiết tố nữ (Estrogen) sẽ được tiết ra nhiều hơn, khiến cho tóc được tăng cường nuôi dưỡng tốt hơn.
Tuy nhiên hiện tượng tóc rụng nhiều cũng có thể xảy ra ở một số thai phụ do một trong những nguyên nhân sau đây:
+ Thiếu sắt: sẽ dẫn đến thiếu máu, cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu để đưa oxy đến các mô khác nhau trong cơ thể. Tình trạng này sẽ khiến cho các nang tóc không được nuôi dưỡng, tóc sẽ yếu và dễ gãy rụng. Phụ nữ nếu thiếu sắt sẽ kèm theo các biểu hiện khác như: mệt mỏi, tim đập không đều…
+ Các vấn đề về tuyến giáp: cường giáp (quá nhiều hormone tuyến giáp) hoặc suy giáp (quá ít hormone tuyến giáp) sẽ có thể khiến cho sức khỏe của tóc bị ảnh hưởng nghiêm trọng: tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến tóc khô, tóc gãy rụng, chẻ ngọn và bạc tóc…
+ Một số bệnh tại da đầu như nấm, nhiễm trùng cũng có thể gây ra tình trạng rụng tóc nhiều.
+ Căng thẳng stress nhiều: cơ thể sẽ sản sinh ra hormon chống căng thẳng, hormon này lại dễ làm tổn thương các tế bào mầm tóc dẫn đến giai đoạn mọc tóc rút ngắn lại và giai đoạn chờ rụng sẽ xảy đến nhanh hơn.
+ Chăm sóc tóc sai cách: lạm dụng việc uốn, duỗi tóc hoặc thậm chí là việc buộc tóc quá chặt cũng sẽ khiến tóc có nguy cơ gãy rụng khá nhiều.
Thiếu sắt có thể là nguyên nhân gây rụng tóc khi mang thai
Làm thế nào để khắc phục tình trạng rụng tóc khi mang thai
Thực tế không có 1 biện pháp trị liệu nào đặc hiệu cho tình trạng rụng tóc khi mang thai cả. Việc giải quyết và khắc phục tình trạng này sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân:
+ Nếu thai phụ bị thiếu sắt hay gặp vấn đề về tuyến giáp thì bác sĩ có thể chỉ định thuốc hoặc vitamin và khoáng chất bổ sung để đưa tăng cường sản xuất hồng cầu trong cơ thể giúp cho tóc được nuôi dưỡng tốt hơn.
+ Nếu do các vấn đề trên da đầu thì chị em thường được chỉ định các thuốc bôi ngoài da. Các thuốc đường uống rất hiếm khi được sử dụng vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
+ Nếu do thói quen chăm sóc tóc thì chỉ cần đơn giản là thay đổi các thói quen này, dần dần tình trạng rụng tóc sẽ giảm và biến mất.
+ Nếu nguyên nhân là do căng thẳng stress thì chị em cần phải điều chỉnh lại tâm lý của mình, hạn chế suy nghĩ nhiều và lo âu không cần thiết, đồng thời thường xuyên thư giãn để tinh thần được thoải mái.
Đồng thời để nhanh chóng cải thiện được tình trạng rụng tóc thì chị em có thể sử dụng một số phương pháp sau đây:
+ Massage da đầu bằng một số loại dầu tự nhiên như: dầu dừa, dầu jojoba, dầu hạnh nhân và dầu ô liu giúp tóc được nuôi dưỡng tốt hơn cũng như bảo vệ mái tóc khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.
+ Gội đầu bằng nước bồ kết: đây là loại thảo dược vừa có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, vừa giúp kích thích tóc mọc, trị rụng tóc, trị gàu, trị ngứa da đầu.
+ Ăn nhiều trái cây, rau quả có chứa flavonoid và chất chống oxy hóa (rau bina, bông cải xanh, măng tây, đậu lăng, trái cây họ cam quýt, bơ, cà rốt…) giúp bảo vệ nang tóc khỏi bị hư hại và kích thích mọc tóc.
Massage da đầu bằng dầu dừa để ngăn ngừa rụng tóc
Sau khi sinh con rụng tóc có hết không?
Đối với chị em phụ nữ, giai đoạn sau sinh là thời kỳ dễ xảy ra hiện tượng rụng tóc nhất. Nếu như chị em đã bị rụng tóc từ giai đoạn mang thai rồi thì đến giai đoạn sau sinh tình trạng rụng sẽ càng xảy ra mạnh hơn. Theo ước tính của Hội liên hiệp phụ nữ Hoa Kỳ, có đến hơn 30% phái đẹp gặp phải tình trạng này sau quá trình sinh nở.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng tóc sau sinh nhưng nguyên nhân chính là do sự rối loạn hormon, nội tiết tố trong cơ thể phái nữ:
+ Nồng độ nội tiết tố nữ estrogen bị giảm sút nhiều sau sinh dẫn đến tóc ít được nuôi dưỡng hơn. Đồng thời sự suy giảm estrogen sẽ kéo theo nồng độ hormon DHT (dihydro testosterone) sẽ tăng lên nhiều hơn. Tại chân tóc DHT liên kết với các thụ thể đặc biệt của tế bào nang tóc, khiến nang tóc nhỏ dần và biến mất, sợi tóc dễ rụng. DHT còn kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, khiến chân tóc yếu, tóc dễ bị bứt khỏi da đầu.
+ Đồng thời trong giai đoạn này các mẹ phải cho con bú nên hormon Prolactin được tiết ra nhiều để kích thích tăng tiết sữa ở tuyến vú. Mà prolactin lại là một chất ức chế estrogen nên càng khiến tóc rụng nhiều hơn.
Hơn nữa sau khi sinh chị em phải kiêng cữ nhiều thứ, chế độ ăn uống có thể bị thiếu một số vitamin và khoáng chất; cùng với tâm lý dễ bị căng thẳng stress, lo âu khi chăm con cũng là yếu tố góp phần gây ra tình trạng rụng tóc.
Rụng tóc sau sinh
Cách khắc phục rụng tóc sau sinh
Chị em nên ghi nhớ một số lời khuyên về cách chăm sóc tóc tốt, ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả sau đây:
+ Không nên gội đầu quá nhiều trong ngày làm tóc mất độ ẩm, xơ rối vì phải tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa.
+ Tránh gội đầu bằng nước quá nóng vì nhiệt độ cao sẽ gây hại cho tóc, làm tóc yếu và dễ gãy rụng. Phụ nữ nên gội đầu bằng nước mát hoặc hơi âm ấm thôi sẽ tốt cho lớp biểu bì trên thân tóc và duy trì độ ẩm của sợi tóc.
+ Massage nhẹ nhàng khi gội đầu, không cào mạnh da đầu bằng móng tay hay vò rối thân tóc khi gội vì dễ làm da đầu bị tổn thương, trầy xước, còn mái tóc thì gãy rụng nhiều hơn.
+ Hạn chế sử dụng máy sấy tóc hay các sản phẩm làm đẹp tóc chứa nhiều hóa chất gây hại tóc và da đầu.
Ngoài ra chị em phụ nữ nên sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên giúp chăm sóc nuôi dưỡng tóc hiệu quả, chống rụng tóc an toàn, không gây ra các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
Phái đẹp có thể sử dụng các thảo dược để bôi ngoài hay gội đầu như: bồ kết, trà xanh, lô hội, vỏ bưởi… hay các thảo dược bằng đường uống như: hà thủ ô đỏ, cỏ nhọ nồi, cỏ roi ngựa, cỏ lúa mạch… để cung cấp dưỡng chất, nuôi dưỡng tóc, giúp tóc chắc khỏe từ sâu bên trong.
Sau khi cai sữa, nếu tình trạng rụng tóc vẫn không cải thiện; chị em phụ nữ nên tham khảo sản phẩm viên uống thảo dược thiên nhiên BoniHair của Mỹ để nuôi dưỡng và chăm sóc mái tóc; giúp tóc chắc khỏe, giảm rụng và kích thích mọc tóc mới hiệu quả.
BoniHair – Bí quyết cho tóc chắc khỏe từ gốc đến ngọn
Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến rụng tóc phải kể đến là sự thiếu hụt các vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng.
Hiểu rõ được nhu cầu thiết yếu của những người thường xuyên bị rụng tóc, các chuyên gia của tập đoàn Viva Nutraceuticals đã nghiên cứu và tìm ra công thức hiệu quả nhất với tên gọi là BoniHair.
Công thức thành phần vượt trội của BoniHair
Với các thành phần đặc biệt bao gồm cả thảo dược và nguyên tố vi lượng, BoniHair sẽ giải quyết triệt để nguyên nhân gây rụng tóc, đồng thời tăng cường nuôi dưỡng tóc và kích thích mọc tóc hiệu quả:
+ Quả cọ lùn và rễ cây tầm ma giúp ngăn chặn quá trình rụng tóc nhờ cung cấp dưỡng chất phytosterol có tác dụng làm giảm sản sinh DHT trong cơ thể, ức chế sự gắn của DHT vào thụ thể, do đó ngăn chặn hoạt động của DHT.
+ Cỏ lúa mạch và cỏ roi ngựa giúp tăng tuần hoàn máu tới vùng da đầu, chống oxy hóa từ đó tăng cường sự phát triển của nang tóc, thúc đẩy tăng trưởng tóc, kích thích mọc tóc mới.
+ Các vitamin và khoáng chất vi lượng thiết yếu bao gồm: Beta sitosterol, Biotin, Acid folic, Vitamin B5, B6, đồng, kẽm… Tất cả đều có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tóc, tham gia vào quá trình hình thành nang tóc, giúp tóc phát triển khỏe mạnh.
Không chỉ giảm rụng tóc, BoniHair còn giúp bạn đẩy lùi tình trạng bạc tóc và giảm thiểu nguy cơ bạc tóc sớm nữa. Sự bổ sung enzyme catalase của BoniHair được các chuyên gia đánh giá là bước đột phá trong việc chống lại quá trình hình thành sợi tóc bạc trong cơ thể. Mỗi phân tử catalase sẽ giúp phân hủy hàng triệu phân tử hydroperoxide (tác nhân chính gây bạc tóc), từ đó đảo ngược quá trình bạc tóc, ngăn ngừa tóc bạc và trả lại màu sắc đen tự nhiên cho mái tóc.
Cơ chế tác dụng của BoniHair
Ai đã dùng BoniHair hiệu quả?
Chị Lê Thị Lái, 48 tuổi, ở 73/31H, ô 3, khu A, thị trấn Hậu Nghĩa, Đức Hòa, Long An, điện thoại: 038.633.0400
Chị Lê Thị Lái
“Trước đây tóc chị bị rụng với bạc nhiều lắm! Thế mà chỉ sau khoảng 3 tháng dùng BoniHair, tóc chị đã chắc khỏe hơn nhiều. Dù chị có vuốt hay gội đầu nhiều, tóc có rụng nhưng ít hơn hẳn, nhổ sợi tóc thì phải nhăn cả mặt vì tóc cắm rễ sâu chắc quá, nhổ rất đau. Mà tốc độ bạc tóc chậm hẳn em ạ, tóc vẫn nhanh dài nhưng cả 2,3 tháng chị không nhuộm mà cũng không nhìn thấy tóc bạc lộ ra. Đến nay chị dùng BoniHair được 8 tháng rồi, nếu trước kia đầu chị bạc 10 phần giờ chỉ còn lại 2 phần. Phần tóc phía trong và trước mái, chân tóc mới mọc lên đã chuyển từ trắng sang hung hung và giờ là màu đen rồi.”
Chị Tô Thúy Nga (ở số 290 ngõ Quỳnh, Quỳnh Lôi, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Chị Tô Thúy Nga
“Trước đây tóc chị rụng như trút nước, mỗi lần gội đầu càng rụng nhiều hơn. Vậy mà từ ngày có BoniHair mọi chuyện khác hẳn. Chị uống đều đặn BoniHair ngày 4 viên chia 2 lần, tóc chị đỡ hẳn rụng vì sợi tóc khỏe và chắc hơn nhiều. Sau 3 tháng, vạch da đầu ra xem thì toàn thấy những sợi tóc con lún phún như cỏ mọc đầy đầu ấy. Mà BoniHair hay lắm nha, trước chị cứ phải ngày gội đầu 1 lần, cùng lắm 2 ngày/lần vì tóc bẩn chỉ cần chị vuốt một cái thì rụng không đếm được, nhất mùa hanh khô, thế mà uống BoniHair có khi 1 tuần chỉ cần 2 lần gội đầu; 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, chị chẳng sợ mùa nào”.
Chị Nguyễn Ngọc Bích (ở số 14/5 Nguyễn Văn Tỏ, phường Long Điền, Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai)
Chị Nguyễn Ngọc Bích
“Mái tóc của chị được như bây giờ đều là nhờ BoniHair cả đấy. Từ lúc bước sang tuổi mãn kinh tóc chị bị bạc với rụng nhiều lắm. Mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau rồi mà đâu vẫn hoàn đó. Chỉ đến khi chị biết tới BoniHair thì mọi thứ mới thay đổi. Sau 3 tháng dùng BoniHair, những chỗ tóc rụng trước đây đã mọc lên tóc con rất nhiều, mới dài tầm 1 cm nhưng mà toàn tóc đen. Cuối cùng sau 8 tháng, tóc chị đã được như ý, mái tóc rất dày dặn, chắc khỏe và đen bóng như tuổi thanh niên vậy”.
Rụng Tóc Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Theo nghiên cứu thì có khoảng 90% phụ nữ sau khi sinh gặp phải tình trạng rụng tóc. Tình trạng rụng tóc sau sinh kéo dài gây nhiều phiền muộn, lo lắng, mất tự tin với phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây rụng tóc sau sinh do đâu và có những cách nào để cải thiện hiệu quả?
Hiện tượng rụng tóc sau sinh
Rụng tóc sau sinh là hiện tượng phụ nữ bị rụng tóc nhiều bất thường sau thời gian mang thai và sinh nở. Rụng tóc sau sinh có thể xảy ra ở cả phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ hết giai đoạn cho con bú. Biểu hiện của rụng tóc tóc sau sinh là tóc rụng nhiều khi bị ướt hoặc khi chải đầu, vuốt tóc.Tóc dầu và yếu hơn.
Số lượng tóc rụng ở từng phụ nữ sau sinh sẽ khác tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường, rụng tóc sau sinh sẽ kéo dài từ 5-6 tháng trong đó rụng tóc nhiều ở 1 – 3 tháng đầu và giảm dần sau đó. Một số mẹ bỉm sữa có thể bị rụng tóc sau sinh dài hơn nếu không chăm sóc tóc tốt.
Vị trí rụng tóc sau sinh thường là ở đỉnh đầu. Điều này khiến lượng tóc phần da đầu mỏng rõ rệt, thậm chí là bị lộ vùng da đầu (tình trạng hói đầu do mang thai và sau sinh nở ở phụ nữ). Lượng tóc rụng có thể tới 20-30 % tóc.
Nguyên nhân rụng tóc sau sinh do đâu?
Nguyên nhân rụng tóc sau sinh ở phụ nữ chủ yếu gây ra bởi:
Do sự sụt giảm nội tiết tố nữ trong cơ thể
Khi phụ nữ bắt đầu mang thai, nội tiết tố nữ trong cơ thể tăng mạnh đặc biệt là 2 hormone estrogen và proestrogen. Điều này làm chị em cảm thấy mái tóc dày hơn, bóng mượt và chất tóc khỏe, lượng tóc gãy rụng ít.
Nhưng sau khi sinh con, hàm lượng estrogen và proestrogen sụt giảm mạnh khiến hàm lượng nội tiết tố trong máu thấp hơn cả ở phụ nữ bình thường. Đây là nguyên nhân gây sự thiếu hụt nội tiết nữ ở phụ nữ sau sinh, làm phát sinh một loạt các triệu chứng: rụng tóc nhiều, làn da xuống sắc, mất ngủ, khó ngủ, người mệt mỏi, giảm ham muốn… dễ gặp ở phụ nữ sau sinh.
Bên cạnh đó, thời kỳ cho con bú cũng là thời gian cơ thể người mẹ tiết nhiều hormone prolactin làm cho sữa mẹ dồi dào, kích thích bài tiết sữa. Sự sản sinh Prolactin nhiều hơn bình thường khiến hàm lượng estrogen bị ức chế một phần, từ đó cũng tác động gây ra hiện tượng rụng tóc sau sinh.
Cơ thể phụ nữ bị thiếu hụt dinh dưỡng
Trong quá trình mang thai, thai nhi tiếp nhận dinh dưỡng từ cơ thể mẹ để phát triển. Ở giai đoạn sau sinh, người mẹ thường nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian dài.
Điều này có thể khiến người mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, nang tóc không nhận đủ máu và dưỡng chất nên bị tổn thương, gây ra tình trạng rụng tóc nhiều, tóc mọc chậm hay rụng tóc từng mảng (ở trường hợp nặng)…
Do rối loạn tâm lý, stress
Căng thẳng, stress và rối loạn tâm lý là hiện tượng rất thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Đây cũng là một nguyên nhân gây rụng tóc sau sinh không thể bỏ qua. Bởi những áp lực, sự suy nghĩ quá nhiều, căng thẳng đầu óc, mệt mỏi sẽ tác động xấu đến hệ thần kinh và khiến toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng (trong đó có sự xuất hiện chứng rụng tóc sau sinh).
Không chỉ gây rụng tóc sau sinh, rối loạn tâm lý, căng thẳng và stress còn khiến phụ nữ sau sinh gặp phải các vấn đề như: giảm cân, người mệt mỏi, mất ngủ, khó ngủ, suy nghĩ nhiều, thậm chí là trầm cảm sau sinh…
Rụng tóc sau sinh do thiếu máu
Nguyên nhân này thường gặp ở những phụ nữ mới sinh con. Do trong thời điểm sinh con người phụ nữ bị mất rất nhiều máu, dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Lượng máu vận chuyển tới da đầu nuôi dưỡng các nang tóc không đủ sẽ khiến nang tóc bị yếu, làm giảm khả năng giữ chân tóc dễ khiến tóc bị gãy rụng.
Tuy nhiên, hiện tượng rụng tóc sau sinh do thiếu máu sẽ tự được cải thiện khi người mẹ được bồi bổ dưỡng chất đủ, thể trạng phục hồi trở lại.
Cách điều trị rụng tóc sau sinh
Khác với rụng tóc do bệnh lý, tình trạng rụng tóc sau sinh thường có thể tự cải thiện khi hàm lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể đạt mức ổn định và cơ thể phụ nữ trở lại thể trạng bình thường.
Bởi vậy, muốn điều trị rụng tóc sau sinh hiệu quả và nhanh chóng, chị em phụ nữ hãy tiến hành thiết lập một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý nhằm giúp cơ thể mau phục hồi và lấy lại thể trạng khỏe mạnh như:
Chăm sóc tóc đúng cách:
Không buộc tóc quá chặt. Điều này sẽ giúp hạn chế lực kéo căng đến chân tóc, từ đó làm hạn chế lượng tóc rụng sau sinh.
Thường xuyên massage nhẹ nhàng da đầu vào buổi tối và sáng sớm khi vừa tỉnh dậy.
Hạn chế chải tóc khi tóc đang bị ướt, lưu ý chỉ nên chải tóc nhẹ nhàng bằng lược răng thưa.
Dùng khăn mềm lau tóc sau khi gội đầu xong.
Không nên sấy khô tóc. Chỉ nên sấy qua và để tóc khô tự nhiên sau đó.
Không nên làm tóc, tạo kiểu tóc uốn xoăn, ép tóc, dập xù tóc… trong thời gian này. Vì các loại thuốc làm tóc có thể khiến tình trạng rụng tóc sau sinh trầm trọng hơn, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng không tốt đến em bé (do bé vẫn đang ti sữa mẹ).
Dùng các loại mặt nạ ủ tự nhiên chăm sóc và dưỡng ủ tóc
5 Cách chữa rụng tóc bằng nguyên liệu tự nhiên
Làm sao để tóc nhanh dài?
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhằm tránh tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng. Các thực phẩm giàu sắt, canxi, kẽm, vitamin H, vitamin B, vitamin A, vitamin E… là những nguồn thực phẩm rất tốt cho mái tóc chị em nên bổ sung thường xuyên. Cụ thể:
Hải sản như: cá hồi, cá chích, tôm, ghẹ,hàu…
Thịt: Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, trứng gà…
Rau: Rau cải ngọt, rau rền, rau chùm ngây, rau chân vịt, các loại rau họ đậu, đỗ…
Ngũ cốc: một số loại ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho tóc như: hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt lanh, các loại hạt họ đậu (đặc biệt là đậu nành), khoai tây, khoai lang…
Hoa quả: Xoài, cam quýt, chuối, dâu tây, quả việt quất, ổi, táo, lê…
Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng kéo dài.
Uống đủ nước ít nhất 1,5 – 2 lit/ngày.
Cố gắng ngủ đủ giấc khoảng 7 – 8 giờ/ngày.
Cố gắng vận động hàng ngày, luyện tập một số bộ môn giúp rèn luyện cả thể lực và trí lực như: luyện Thiền, tập Yoga.
Phụ nữ có nên uống thuốc trị rụng tóc sau sinh?
Theo khuyến cáo từ nhiều chuyên gia, thuốc trị rụng tóc chỉ nên sử dụng trong trường hợp người bệnh mắc chứng rụng tóc có nguyên nhân do bệnh lý như: hói đầu do di truyền, rụng tóc từng mảng do bệnh tự miễn Lupus – trường hợp nang tóc bị tổn thương nghiêm trọng, không thể tự phục hồi thúc đẩy sản sinh chân tóc mới.
Còn đối với chứng rụng tóc sau sinh thường có nguyên nhân do cơ thể thay đổi nội tiết tố nữ đột ngột và các yếu tố bên ngoài tác động gây tình trạng rụng tóc. Khi cơ thể ổn định, lượng nội tiết tố dần được cân bằng tình trạng rụng tóc sau sinh sẽ tự được cải thiện dần. Bởi vậy nên phụ nữ bị rụng tóc sau sinh thường không cần uống thuốc trị rụng tóc để cải thiện mái tóc.
Maxxhair là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 10 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép với các tác dụng chính là:
Với thành phần có chứa kết hợp Phức hợp Kẽm và L’arginin – phức hợp quan trọng trong vận hành cơ quan nội tiết, hỗ trợ tuyến thượng thận làm việc tốt hơn, hỗ trợ làm cân bằng hormone DHT và testosteron trong cơ thể, từ đó giúp hỗ trợ làm giảm rụng tóc và kích thích mọc chân tóc mới.
Thành phần L-Carnitine fumarate giúp làm giảm quá trình tiết bã nhờn, giúp da đầu thông thoáng hỗ trợ sự phát triển tóc nhanh hơn.
Các vitamin và dưỡng chất như: vitamin B, Biotin, Kẽm, bột nấm tai mèo, hà thủ ô đỏ kết hợp với POLYAKTIV (chiết xuất từ mầm gạo Ozyra Sativa – có chứa Polyamine) giúp nuôi dưỡng và chăm sóc mái tóc từ bên trong, làm tăng độ đàn hồi, độ chắc khỏe và độ bóng mượt cho mái tóc đồng thời kích thích mọc tóc nhanh dài và dày hơn.
★★ Để tìm nhà thuốc bán Maxxhair chính hãng, xin bấm TẠI ĐÂY
Ngứa Khi Mang Thai – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Sự phát triển của thai nhi, tăng cân, tăng lượng hormone estrogen, viêm nang lông… là các nguyên nhân gây ngứa khi mang thai thường gặp. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu cho bà bầu mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, cần được phát hiện và điều trị sớm để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé.
Nguyên nhân gây ngứa khi mang thai?
Phụ nữ trong giai đoạn mang thai thường có nhiều thay đổi cả về thể chất và tâm lý. Trong đó, ngứa khi mang thai là tình trạng phổ biến, có đến 40% bà bầu gặp phải vấn đề này.
Theo Y học, ngứa là một thuật ngữ dùng để chỉ cảm giác khó chịu hoặc triệu chứng của một thương tổn nào đó xuất hiện bên ngoài da, dẫn đến gãi ngứa. Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị ngứa. Nó có thể là do sự thay đổi của cơ thể, mắc các bệnh lý ngoài da hoặc mắc phải tình trạng ứ mật trong thai kỳ, cụ thể dư sau:
Do sự phát triển ngày càng lớn của thai nhi: Khi mang thai, tử cung sẽ ngày càng to ra do sự phát triển của đứa bé. Điều này sẽ gây nên tình trạng rạn da và gây cảm giác ngứa. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây ngứa khi mang thai thường gặp nhất.
Tăng cân: Phụ nữ mang thai thường có xu hướng tăng cân nhanh, thường tập trung chủ yếu ở phần ngực, đùi, mông nên làm da bị rạn và gây ngứa. Tình trạng này thường gặp ở những tháng cuối cùng của thai kỳ.
Hormone estrogen tăng: Sự tăng lên của loại hormone này khiến cho các mạch máu bị giãn ra, gây ngứa khi mang thai. Tuy nhiên, đa số trường hợp gặp phải vấn đề này đều có thể tự khỏi sau khi sinh.
Viêm nang lông: Bà bầu thường xuất hiện các triệu chứng như ngứa, nổi sẩn đỏ. Tình trạng này thường gặp quý 3 của thai kỳ. Một vài trường hợp sử dụng dầu dừa để thoa vùng da bị rạn cũng có thể dẫn đến viêm nang lông.
Ứ mật trong thời kỳ mang thai: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa. Ứ mật làm cho dịch mật không thể lưu thông như bình thường ở trong các ống nhỏ của gan. Điều này khiến muối tích tụ lại dưới da và gây ngứa. Ngoài biểu hiện, nếu bị ứ mật khi mang thai, chị em còn có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như chán ăn, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, rường hợp nặng có thể làm vàng da. Vì tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé nên cần được điều trị sớm.
Ngứa da cũng có thể là do tiết mồ hôi nhiều
Bị viêm da bọng nước: Ban đầu, nó chỉ là những mảng mề đay và các mụn nước mọc quanh rốn và đùi. Sau đó, các mụn nước có thể lan sang các bộ phận khác như bàn tay, bàn tây, lưng… gây ngứa. Viêm da bọng nước thường xuất hiện trong giai đoạn tuần thứ 20 của thai kỳ.
Ngứa vùng kín: Trong quá trình mang thai, vùng kín dễ bị các vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây hại. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa khi mang thai.
Bà bầu có tiền sử da khô, bị bệnh chàm hoặc bị dị ứng…
Đa số các trường hợp bị ngứa khi mang bầu thường không gây nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ngứa nhiều, ngứa toàn thân ở giai đoạn thứ 2, thứ 3 của thai kỳ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Cần làm gì để khắc phục tình trạng ngứa khi mang thai?
Tránh cào, gãi khi ngứa: Cào, gãi càng nhiều khi bị ngứa sẽ càng làm cho lớp da bị tổn thương nhiều hơn, kích thích và gây ngứa hơn. Chưa hết, da tổn thương do gãi ngứa có thể gây bội nhiễm da, làm bệnh nặng và khó điều trị hơn.
Thay vì gãi ngứa, để giảm bớt cơn ngứa chị em có thể dùng túi chườm ấm hoặc một chiếc khăn ấm,túi chườm mát hoặc một túi chườm mát để đắp lên vị trí bị ngứa.
Thoa kem dưỡng ẩm cho da, chống rạn da: Da khô, rạn da là những nguyên nhân gây ngứa khi mang thai phổ biến. Do đó thoa kem dưỡng ẩm hoặc dùng tinh dầu có thành phần tự nhiên là điều cần thiết. Nó sẽ hạn chế được tình trạng khô da, rạn da và giảm được ngứa ngáy, khó chịu. Bà bầu nên sử dụng các sản phẩm này sau khi tắm xong hoặc trước khi đi ngủ. Nếu dùng cho vùng bụng, các mẹ cần chú ý thoa một cách nhẹ nhàng, tránh gây kích thích tử cung.
Nên mặc những bộ quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi. Không nên đến những nơi oi bức, nắng nóng để hạn chế toát mồ hôi. Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần phải tránh những nơi nhiều bụi bẩn, có chứa các chất gây dị ứng, ngứa.
Vệ sinh cơ thể thường xuyên và đúng cách: Phụ nữ khi mang thai bị ngứa nên tắm bằng nước ấm, có thể dùng sữa tắm nhưng cần đảm bảo chúng không gây khô da. Nếu có thể tắm bằng bột yến mạch thì càng tốt, nó cũng sẽ có tác dụng giảm ngứa cho bệnh nhân. Tránh sử dụng xà phòng hoặc các loại sữa tắm có độ pH cao. Sau khi tắm xong, lau khô da và nên thoa một lớp kem dưỡng ẩm. Lưu ý, để tránh làm da mất nước, các bà bầu cũng không nên ngâm mình trong nước tắm quá lâu.
Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài: Không chỉ trong giai đoạn mang thai mà đối với những người bình thường, giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ luôn là điều cần thiết. Các chị em có thể sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ. Tuy nhiên nên tùy vào cơ địa của mình mà chọn các sản phẩm phù hợp. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai không nên lạm dụng các sản phẩm này. Bởi chúng có thể làm mất cân bằng độ pH tự nhiên ở âm đạo.
Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý: Nếu bị ngứa khi mang thai, các mẹ nên tăng cường bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu vitamin A có nhiều trong các loại củ, gan, trứng, cá… Thực phẩm giàu vitamin D như dầu cá, các sản phẩm từ sữa, cá biển…. Nên uống đủ nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, không nên sử dụng các thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn, các chất kích thích.
Trước khi đi ngủ, nên ngâm chân bằng các nước chè xanh, nước lá trầu hoặc nước muối pha loãng. Điều này sẽ làm cho giấc ngủ của chị em sâu hơn.
Thường xuyên tập luyện thể dục: Chị em nên thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng để giúp cho máu được lưu thông tốt hơn.
Thông tin thêm: Người bị viêm da dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì để hết ngứa?
Ngứa khi mang thai khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Thông thường, ngứa khi mang bầu có thể tự khỏi và ít khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con. Bà bầu chỉ cần áp dụng các biện pháp điều trị thông thường là có thể khắc phục được triệu chứng. Tuy nhiên, ngứa trầm trọng lại có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Do vậy, cần đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng sau:
Ngứa ngáy đi kèm với triệu chứng sốt, phát ban: Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nhiễm trùng gây phát ban như sốt phát ban, sởi, herpes…
Ngứa, vàng da và rối loạn tiêu hóa: Đây là triệu chứng của bệnh ứ mật trong giai đoạn mang thai.
Ngứa đi kèm với các tổn thương ngoài da: Thường gặp ở những đối tượng bị vảy nến, viêm da cơ địa.
Ngứa, nóng rát âm đạo kèm với tình trạng khí hư ra nhiều: Nếu có các triệu chứng này, chị em có thể đã bị nhiễm nấm âm đạo hoặc mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Để làm giảm ngứa, giúp các chị em thoải mái hơn, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại kem hoặc các loại thuốc như: Kem cortisone điều trị chàm, các loại kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm. Dung kháng histamin có thể được chỉ định cho những trường hợp bị ngứa do dị ứng. Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng và cơ địa của mỗi người mà các bác sĩ có thể chỉ định cho bà bầu áp dụng các biện pháp khác nữa.
Hầu hết các trường hợp, ngứa khi mang thai đều xuất phát từ các nguyên nhân lành tính và it khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, vì vậy các bà bầu nên đi khám để được điều trị khi thấy có biểu hiện bất thường.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Phù Chân Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Phù chân khi mang thai là hiện tượng mà hầu như bà bầu nào cũng gặp phải. Nguyên nhân đa số là từ những thay đổi trong cơ thể, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý.
Trong thai kỳ, đặc biệt là những tháng cuối, nhiều bà bầu cảm thấy cơ thể bị phù nề, chủ yếu là vùng bàn chân, mắt các hay bắp chân.
Vậy tại sao bà bầu bị phù chân? Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không? Khắc phục ra sao?
Sơ qua hiện tượng bà bầu bị phù chân
Trong suốt quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể chị em thay đổi qua từng giai đoạn để phù hợp với sự phát triển của thai nhi.
Vào giai đoạn sau của thai kỳ, lượng nước trong cơ thể của bà bầu bị giữ lại nhiều hơn, gây nên hiện tượng sưng ở quanh mắt cá chân, bàn chân và bắp chân.
Trên thực tế thì hiện tượng phù chân có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng hầu hết là từ tháng thứ 5 trở đi và nhiều nhất là tháng cuối thai kỳ.
Tình trạng phù chân khi mang thai cũng không cố định mà có thể thay đổi tùy theo thời tiết hay thời gian trong ngày. Ví dụ chân sẽ phù to hơn vào buổi tối hay khi trời nóng.
Ngoài thời gian, thời tiết thì còn có nhiều yếu tố tác động đến hiện tượng phù chân như việc thức ăn quá mặn, thiếu kali, đứng quá lâu, hoạt động thể chất nhiều, hấp thu nhiều caffeine…
Tùy vào nguyên nhân, biểu hiện mà hiện tượng phù chân khi mang thai có thể tác động ít hoặc nhiều lên cơ thể mẹ bầu.
Nguyên nhân gây phù chân khi mang thai
Có khá nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng phù chân khi mang thai, đa phần là sự thay đổi bên trong cơ thể, nhưng cũng có một vài nguyên nhân đến từ chế độ ăn uống hay sinh hoạt của mẹ bầu.
Để nuôi dưỡng thai nhi, mẹ bầu cần nhiều máu, chất lỏng, chất dịch hơn bình thường. Lượng chất dịch này khi không sử dụng sẽ dồn xuống dưới cơ thể và làm chân bị phù nề.
Nội tiết tố trong cơ thể chị em thay đổi cũng khiến thành mạch mềm hơn, khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở gây nên hiện tượng phù nề.
Kích thước thai nhi càng lớn thì tử cung cũng phải lớn theo, từ đó gây nên áp lực cho phần dưới cơ thể. Thường tử cung sẽ chèn lên tĩnh mạch và khiến máu bị chèn ép ở phía dưới, gây hiện tượng bà bầu bị phù chân.
Đứng quá lâu khiến cơ thể mất cân bằng, máu, nước và dịch dồn xuống dưới cũng khiến chân bị sưng.
Trang phục bó sát, đi giày cao gót hay làm việc nặng cũng ảnh hưởng tới sự cân bằng trong cơ thể, gây nên hiện tượng phù nề.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như chế độ dinh dưỡng thiếu kali, nhiều natri, thời tiết quá nóng… nhưng tác động là không đáng kể.
Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, phù chân khi mang thai là hiện tượng sinh lý khá bình thường mà hầu hết bà bầu nào cũng sẽ gặp phải.
Thông thường phù chân sẽ chỉ ảnh hưởng một chút tới sinh hoạt hàng ngày và sẽ hết sau khi sinh nở.
Tuy nhiên, phù nề kèm với các biểu hiện tiêu cực khác thì có thể là dấu hiệu cho các bệnh lý nghiêm trọng hơn như tiền sản giật hay huyết khối tĩnh mạch sâu.
Tiền sản giật: là hội chứng mà chị em bị huyết áp cao và tăng protein trong nước tiểu hay gặp phải. Bệnh lý này thường xuất hiện từ tuần 20 của thai kỳ và có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi nếu không phát hiện, khắc phục sớm. Do vậy, khi có hiện tượng phù nề, chị em nên tiến hành đo huyết áp và nhịp tim thai nhi để biết chính xác.
Huyết khối tĩnh mạch sâu: sảy ra khi máu đông xuất hiện ở các tĩnh mạch sâu dưới chân, biểu hiện thường thấy là mức độ sưng phù ở 2 chân không bằng nhau.
Việc sớm phát hiện các bệnh lý này quyết định rất nhiều tới khả năng điều trị, do đó nếu phát hiện các biểu hiện bất thường sau, hãy đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám, chuẩn đoán:
Đau đầu nặng
Sưng phù dài ngày, và ngày càng nặng
Không chỉ sưng phù chân mà lan ra nhiều vùng cơ thể.
Đau dữ dội ngay dưới xương sườn
Có vấn đề về thị giác
Nôn
Cách khắc phục phù chân khi mang thai
Vì đa phần nguyên nhân đến từ thay đổi bên trong cơ thể, nên phòng tránh là khá khó khăn, bạn chỉ có thể hạn chế những tác động mà hiện tượng phù chân khi mang thai gây ra.
Không nên đứng, ngồi hoặc giữ nguyên một tư thế quá lâu.
Không đứng, ngồi các tư thế có thể gây cản trở quá trình lưu thông máu, ví dụ như ngồi vắt chéo chân.
Thường xuyên massage chân, thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đạp xe…
Chọn trang phục thoải mái, hạn chế mang đồ bó, tất bám sát chân hay giày cao gót.
Chú ý tư thế khi ngủ, nên nằm nghiêng bên trái để tránh chèn ép tĩnh mạch, nếu mỏi thì bạn có thể nằm nghiêng bên phải một lúc.
Đứng hoặc đi bộ trong nước, áp lực nước sẽ giúp làm giảm hiện tượng sưng phù. Có thể ngâm chân trong nước ấm tầm 10 phút trước khi đi ngủ để giúp tuần hoàn máu.
Uống đủ nước, ăn đủ chất, hạn chế ăn mặn.
Hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo bởi đây cũng là một trong những nguyên nhân gây phù nề.
Tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích.
Nếu thời tiết quá oi bức, hãy làm mát cơ thể ngay.
Bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh?
Tuy nhiên theo một số kinh nghiệm dân gian thì biểu hiện phù nề nhiều là dấu hiệu cho việc chuyển dạ sắp đến, đặc biệt là vào tháng cuối cùng.
Cụ thể, nếu trong khoảng tuần 36 – 40 của thai kỳ mà bà bầu bị phù nề 3 lần thì có thể quá trình chuyển dạ sẽ diễn ra trong 1 – 2 tuần sau đó.
Dù sao thì đây vẫn chỉ là kinh nghiệm dân gian và chưa có chứng cứ khoa học nào chứng minh điều đó.
Mẹ bầu phù chân khi mang thai nên ăn gì?
Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Bạn đang xem bài viết Rụng Tóc Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!