Cập nhật thông tin chi tiết về Ra Máu Khi Mang Thai Tháng Thứ 2: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong giai đoạn đầu thai kỳ thường xảy ra tình trạng chảy máu âm đạo, chỉ có vài giọt dính ở quần lót. Trình trạng này sẽ kéo dài suốt 3 tháng đầu thai kỳ và khoảng 30% phụ nữ mang thai thường gặp phải. Theo đó, ra máu khi mang thai tháng thứ 2 có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, một số trường hợp có thể bình thường, nhưng cũng có thể cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu ra máu khi mang thai tháng thứ 2
Trứng được thụ tinh vào tử cung
Thông thường, nếu rơi vào trường hợp này thì thời gian ra máu là ngày thứ 8 đến 12 sau khi thụ thai, thường có đốm máu nhỏ màu nâu hoặc hơi hồng xuất hiện và biến mất sau 1 đến 2 ngày. Điều này khiến không ít bà bầu nhầm lẫn với hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Thế nhưng, ra máu với trường hợp này sẽ xuất hiện với số lượng máu ít và nhanh chóng hết.
Tình trạng này xảy ra do thai phụ vệ sinh vùng kín không đúng cách hay quan hệ tình dục làm chảy máu âm đạo trong khi mang thai. Đồng thời, một số bệnh nhiễm khuẩn, nấm ở cổ tử cung hoặc âm đạo thì cũng có thể gây ra tình trạng ra máu khi mang thai tháng thứ 2. Trường hợp này, bạn phải điều trị càng sớm càng tốt, vì nó có thể gây hiện tượng sảy thai hoặc sinh non.
Tụ máu dưới màng đệm
Khi trứng làm tổ trong tử cung, nhưng một phần bị bong ra khỏi thành tử cung, gây ra hiện tượng ra máu khi mang thai tháng thứ 2. Trường hợp nhẹ thì có thể khỏi trong vòng 20 tuần, nặng hơn sẽ gây sảy thai hay sinh non.
Tử cung nhạy cảm
Khi mang thai, hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi làm tăng lưu lượng máu đến tử cung, làm xuất hiện một vài vệt máu nhỏ xuất hiện, nhất là khi quan hệ hoặc đi khám phụ khoa.
Màng rụng
Xuất hiện trong khoảng 1 đến 2 tháng đầu của thai kỳ và nguyên nhân là do một phần niêm mạc tử cung rụng và gây chảy máu.
Hiện tượng ra máu khi mang thai tháng thứ 2 có thể là dấu hiệu dọa sảy thai. Theo đó, máu ra có màu hồng hoặc đỏ nhạt theo từng giọt, đi kèm với đau bụng và đau lưng.
Mang thai ngoài tử cung
Hiện tượng này sẽ có triệu chứng chảy máu âm đạo hoặc có dịch nâu, không có kinh, đau vùng bụng âm ỉ do trứng và tinh trùng không được làm tổ trong tử cung mà ở vòi trứng.
Sảy thai
Đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong những tháng đầu khi mang thai. Khi đó, máu sẽ ra nhiều ở âm đạo và có màu đỏ tươi, thai phụ đau bụng dữ dội do các thành phần của thai nhi đã đi qua cổ tử cung và có xu hướng đi ra ngoài. Hiện tượng này cũng cực kỳ phổ biến ở tháng thứ 2 của thai kì.
Cách điều trị khi ra máu khi mang bầu tháng thứ 2
Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời gian ra máu âm đạo.
Không nên sử dụng tampon thay cho băng vệ sinh trong trường hợp ra nhiều máu.
Gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra độ mở của tử cung.
Nếu bị đau bụng dữ dội thường xuyên cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ.
Ra Máu Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
1. Nguyên nhân ra máu khi mang thai
2. Cách xử lý khi bị ra máu khi mang thai
Khi mang bầu, bất cứ hiện tượng bất thường nào trên và trong cơ thể cũng khiến mẹ lo lắng cho sự an toàn của bản thân và em bé trong bụng. Trong đó, đau bụng và ra máu khi mang thai là những hiện tượng khiến mẹ hoang mang nhất. Tuy vậy, thực tế cho thấy ra máu khi mang thai khá phổ biến và không phải lúc nào cũng là dấu hiệu đáng lo ngại.
1. Nguyên nhân ra máu khi mang thai
Ở mỗi thời điểm của thai kỳ, hiện tượng ra máu của mẹ bầu lại có thể là do những nguyên nhân khác nhau.
1.1 Ra máu khi mang thai 3 tháng đầu
Theo WebMD, có khoảng 20% phụ nữ bị chảy máu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này bao gồm:
Máu báo có thai là một hiện tượng bình thường khi phôi thai di chuyển và bám vào thành tử cung. Thông thường, máu báo thai sẽ xuất hiện sau khi thụ tinh khoảng từ 8 – 12 ngày hoặc khoảng ngày thứ 2- 7 trước kỳ kinh. Thực tế, hiện tượng ra máu báo thai không xảy ra ở 100% mẹ bầu và một số trường hợp mẹ còn không nhận ra rằng họ đang mang thai vì nhầm lẫn máu báo thai với kinh nguyệt. Thông thường, ra máu khi mới mang thai sẽ chỉ lốm đốm vài đốm nhỏ và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
Theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, tỷ lệ sảy thai chiếm khoảng từ 10 – 15% tổng số thai kỳ và 80% các ca sảy thai xảy ra trong vòng 12 tuần đầu. Và ra máu khi mới mang thai có thể là dấu hiệu của việc sảy thai. Cụ thể, trong trường hợp mẹ bị chảy máu do dọa sảy hoặc sảy thai, máu thường xuất hiện nhưng giọt nhỏ sau đó tăng dần lượng máu và có thể kèm theo máu cục màu đỏ sẫm. Những dấu hiệu sảy thai khác bao gồm: Đau bụng, cảm giác bồn chồn, bất an và mất đi những dấu hiệu mang thai như buồn nôn, ngực căng cứng. .
Thai ngoài tử cung xảy ra khi phôi đã được thụ tinh cấy ghép vào một vị trí bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng. Nếu phôi tiếp tục phát triển, nó có thể khiến ống dẫn trứng vỡ ra và đe dọa đến tính mạng của người mẹ. Mặc dù mang thai ngoài tử cung có khả năng nguy hiểm, nhưng nó chỉ xảy ra ở khoảng 2% thai kỳ. Các triệu chứng khác của thai ngoài tử cung bao gồm đau thắt bụng dưới và chóng mặt.
Hiện tượng thai trứng xảy ra khi trứng thụ tinh nhưng thay vì phát triển thành một phôi thai bình thường với các thành phần phụ tương đồng gồm túi ối, nhau, gai nhau… thì lại phát triển thành một nang khiến cho phần gai nhau dần thoái hóa đi, sưng to lên và làm thành những túi dịch dính chùm. Thai trứng được xếp vào loại u lành tính nhưng phải loại bỏ càng sớm càng tốt để đề phòng các biến chứng.
Bên cạnh ra máu, các triệu chứng khác của thai trứng bao gồm buồn nôn, ói mửa nghiêm trọng và bụng to lên nhanh bất thường.
Phụ nữ mang thai có thể trải qua việc chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục nếu cổ tử cung của họ bị kích thích. Trong suốt thai kỳ, lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu tăng lên. Nếu quan hệ tình dục trong thời gian này cũng có thể phá vỡ những mạch máu nhỏ và dẫn đến việc bị ra máu nhẹ.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung không được điều trị trước khi mang thai, polyp cổ tử cung có từ trước khi mang thai hoặc xuất hiện trong trong thời gian mang thai cũng có thể gây ra chảy máu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
1.2 Ra máu khi mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối
Ra máu khi mang thai giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 sẽ nguy hiểm hơn cho mẹ bầu bởi vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ và bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Lời khuyên là mẹ nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi thấy ra máu trong giai đoạn này, dù có kèm đau bụng hay không.
Nguyên nhân có thể gây chảy máu ở hai giai đoạn sau của thai kỳ bao gồm:
Nhau tiền đạo xảy ra khi nhau thai nằm ở vị trí thấp nhất của tử cung, dẫn đến việc bánh nhau che mất một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Theo NHS, nhau tiền đạo xảy ra ở khoảng 1/200 mẹ bầu, gây chảy máu nhưng không đau. Một số trường hợp rau tiền đạo tự hết sau khoảng 32 đến 35 tuần thai khi phần dưới của tử cung kéo dài ra ngoài. Quá trình sinh để có thể diễn ra bình thường. Tuy nhiên, nếu nhau thai không tự hết được, sản phụ sẽ cần thực hiện lấy con ra sớm bằng cách sinh mổ.
Khi nhau thai (hoặc một phần của nhau thai) bám dính vào thành tử cung và không thể tách rời. Nhau cài răng lược gây ra ra máu khi mang thai tháng cuối và mất máu nghiêm trọng trong khi sinh, đe dọa tính mạng thai phụ
Nhau bong non là một cấp cứu sản khoa, diễn tiến bệnh rất nhanh gây tử vong mẹ và con. Đây là trạng thái bánh nhau bong sớm một phần hay hoàn toàn trước khi thai được sinh ra ngoài. Nhau thai một khi đã bong ra khỏi thành tử cung có nghĩa là dòng máu nuôi dưỡng thai nhi cũng bị cắt đứt, lúc này cần đưa thai ra ngoài ngay. Triệu chứng nhau bong non thường gặp bao gồm: ra máu âm đạo loãng màu đỏ tươi có thể kèm cục máu đông, đau bụng đột ngột, dữ dội, bụng cứng như gỗ, choáng váng.
Vỡ tử cung là tai biến sản khoa nghiêm trọng đe dọa đến cả tính mạng của mẹ lẫn thai nhi, có thể xảy ra khi mang thai hoặc trong giai đoạn chuyển dạ. Trong giai đoạn mang thai, chảy máu âm đạo màu đỏ tươi kèm theo đau bụng dữ dội có thể là triệu chứng của vỡ tử cung. Đặc biệt, những mẹ có sẹo trên tử cung sau khi sinh mổ, phẫu thuật càng cần lưu ý khi thấy hiện tượng ra máu khi mang thai.
Hiện tượng ra máu khi mang thai có thể là dấu hiệu của chuyển dạ, đặc biệt là các tháng cuối của thai kỳ. Nếu chuyển dạ xảy ra trước tuần 37 của thai kỳ thì được tính là sinh non. Những biểu hiện khác của chuyển dạ sinh non bao gồm:
– Thay đổi về dịch tiết âm đạo (âm đạo trở nên ẩm ướt, nhiều chất nhầy, có thể lẫn máu) hoặc tăng lượng dịch tiết âm đạo.
– Cảm thấy áp lực lên vùng chậu hoặc dưới bụng
– Đau lưng dưới liên tục, âm ỉ
– Chuột rút nhẹ ở bụng, có thể kèm theo tiêu chảy
– Co thắt tử cung liên tục, nhưng thường không đau (xảy ra 4 lần mỗi 20 phút, hoặc 8 lần trong một giờ, liên tục trong vài giờ)
– Vỡ ối (nước ối tháo ra rất nhiều hoặc rỉ ra một cách từ từ)
Các nguyên nhân khác gây chảy máu ở hai giai đoạn sau của thai kỳ bao gồm: Tổn thương cổ tử cung hoặc âm đạo, Polyp, ung thư.
2. Cách xử lý khi bị ra máu khi mang thai
Theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, chảy máu âm đạo trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ cũng có thể là dấu hiệu của bất thường ở thai nhi và mẹ bầu nên bạn cần tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn.
Khi phát hiện ra bản thân bị ra máu khi mang thai, mẹ bầu trước tiên cần bình tĩnh, quan sát màu sắc, lượng máu để miêu tả lại cho bác sĩ. Sau đó, mẹ hãy sử dụng băng vệ sinh để theo dõi hiện tượng ra máu có tiếp diễn không, lượng máu tăng lên hay giảm đi, máu ra có đi kèm cục máu đông không,…
Lưu ý: Không sử dụng băng vệ sinh dạng tampon và quan hệ tình dục khi có biểu hiện ra máu trong thai kỳ.
Siêu âm thai là phương pháp phổ biến để xác định nguyên nhân chảy máu trong thai kỳ. Nó cũng giúp nhận biết máu chảy ra từ đâu, tình trạng thai nhi và dự đoán được điều gì sẽ xảy ra.
– Đau dữ dội hoặc co thắt ở vùng bụng dưới;
– Chảy máu ồ ạt không ngừng, bất kể có kèm đau bụng hay không;
– Ra máu có kèm cục máu đông hoặc mô;
– Chóng mặt, ngất xỉu;
– Khó thở hoặc bị đau ở vai;
– Ớn lạnh hoặc sốt cao từ 38 độ trở lên.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/ra-mau-khi-mang-thai-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-d23690… Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/ra-mau-khi-mang-thai-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-d236905.html
Câu chuyện mang thai
Thai nhi 29 tuần
Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Hồng Sơn
Theo Eva
Nguyên Nhân Bà Bầu Bị Ra Máu Khi Mang Thai Và Cách Xử Lý Cần Biết
1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị ra máu khi mang thai
1.1. Nguyên nhân nguy hiểm
Vỡ mạch máu tiền đạo: mạch máu tiền đạo là tình trạng dây rốn bám vào màng ối, mạch máu rốn đi vào bánh nhau nằm ngay trên cổ tử cung, giữa cổ tử cung và thai. Mạch máu này không được bảo vệ bởi chất thạch wharton mà chỉ có màng ối bao quanh vì vậy rất dễ vỡ. Khi vỡ sẽ gây ra hiện tượng chảy máu tươi tại thời điểm vỡ ối và bất thường nhịp tim thai.
Sinh non: Dấu hiệu của sinh non thường là chuột rút, các cơn co thắt đều đặn, áp lực khung chậu và đau lưng, chỉ vài ngày trước khi sinh, vùng kín sẽ bắt đầu xuất huyết.
Nhau tiền đạo: tình trạng này xảy ra khi nhau thai nằm thấp trong tử cung làm che đi một phần hoặc hoàn toàn chỗ mở ở cổ tử cung. Triệu chứng của bệnh là chảy máu tự nhiên, không gây đau, máu đỏ loãng hoặc có cục. Máu chảy một vài ngày rồi ngừng và chia thành nhiều đợt.
Bong nhau thai: nhau bị tách rời một phần ra khỏi tử cung, dẫn đến tình trạng tích tụ máu giữa nhau thai và tử cung. Gây ảnh hưởng đến sự rối loạn quá trình trao đổi chất giữa thai nhi và mẹ, đồng thời gây xuất huyết, rối loạn đông máu ở mẹ.
Vỡ tử cung: khi tử cung bị xé rách từ niêm mạc qua lớp cơ và lớp phúc mạc. Lúc bị vỡ tử cung sẽ xuất hiện các cơn đau đột ngột ở vùng tử cung và gây chảy máu âm đạo.
Thai ngoài tử cung: phôi làm tổ ở ngoài tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Với các triệu chứng như chuột rút, đau nhức vùng bụng, chóng mặt…Theo thống kê, chỉ có 3% phụ nữ mang thai gặp trường hợp này.
Mang thai giả: đây là một hiện tượng hiếm xảy ra khi bào thai trở thành khối u từ phôi thai bị biến dạng và thường xảy ra trong vòng vài tuần sau thụ tinh. Biến chứng này không đe dọa đến tính mạng nhưng trong một số trường hợp, nó có thể trở nên bất thường và có thể lan truyền khắp cơ thể.
Sảy thai: thường xảy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Nếu mẹ bị chảy máu nhiều kèm theo các triệu chứng như chuột rút, đau bụng dưới thì nguy cơ mẹ bị sảy thai là rất cao.
1.2. Nguyên nhân thông thường
Phôi làm tổ vào tử cung: trong giai đoạn đầu của thai kỳ, khoảng 20 – 30% phụ nữ mang thai sẽ có cảm giác đau nhói khi phôi làm tổ vào thành tử cung. Hiện tượng này xảy ra vào khoảng thời gian kinh nguyệt sắp tới.
Quan hệ trong lúc mang thai: khi mang thai, lượng máu cung cấp cho cổ tử cung tăng lên. Vì vậy, sau khi “yêu”, sẽ có một ít máu rỉ ra chuyện này là hoàn toàn bình thường.
Viêm nhiễm: viêm âm đạo do vi khuẩn hay nấm men hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây viêm, làm kích ứng cổ tử cung.
Chuyển dạ: Khi cơ thể chuẩn bị cho đợt chuyển dạ, cổ tử cung bắt đầu giãn nở, sẽ có một ít máu chảy ra từ tuần thứ 37 trở đi.
Tụ máu dưới màng đệm: xảy ra do phôi đã làm tổ trong tử cung nhưng một phần bị bong ra khỏi thành tử cung. Tình trạng này nếu ở dạng nhẹ hoặc vừa thì có thể tự khỏi trong vòng 20 tuần.
2. Cách xử lý khi bà bầu bị ra máu
Gần 20% thai phụ bị chảy máu và không hai trường hợp nào cũng nguy hiểm. Điều mẹ cần làm là:
Theo dõi lượng máu chảy ra và màu sắc của máu (hồng, nâu, đỏ, máu tươi hay máu cục). Bên cạnh đó, mẹ nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc (bị động thai, sảy thai, sinh non, chửa ngoài tử cung…).
Mẹ nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu, món cháo cá chép là thực phẩm rất tốt cho người bị động thai. Đặc biệt, thai phụ không nên quan hệ tình dục vào lúc này. Vệ sinh âm đạo hàng ngày, tránh tình trạng viêm nhiễm.
3. Củ gai giúp hỗ trợ điều trị ra máu khi mang thai
Theo đông y củ gai có tính ngọt, hàn, không độc. Trong củ gai có chứa chất axit clorogenic có tác dụng như chất chống oxy hóa và chống viêm. Khoa học đã chứng minh củ, rễ gai có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc giúp an thai, phòng ngừa sẩy thai và các bệnh như động thai, bong nhau thai, tụ dịch màng nuôi, ra dịch nâu…
Cách dùng: 150 – 200g củ gai thái miếng mỏng đun với 1 lít nước trong vòng 30 – 40 phút, uống 3 – 4 lần/ ngày. Mẹ nên ăn luôn phần củ gai sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn.
Hiện tượng bà bầu bị ra máu khi mang thai có thể là những hiện tượng vẫn thường gặp không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng có nhiều trường hợp là báo hiệu cho tình trạng thai nhi gặp phải vấn đề nên mọi người cần chú ý. Theo thống kê mới nhất của bộ y tế có khoảng 20% số bà bầu xảy ra hiện tượng ra máu trong 3 tháng đầu thời kì mang thai nên mọi người cần chú ý. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo cùng với chúng tôi để có thêm những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Đầu, Nguyên Nhân Và 5 Cách Xử Lý Hiệu Quả
Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu trong thai kỳ
Nga Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu do tâm trạng lo âu, căng thẳng:
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu bắt đầu xuất hiện các hormone thai kỳ (hay còn gọi là progesterone) khiến cho tâm trạng người mẹ trở nên cực kỳ nhạy cảm. Mẹ sẽ dễ cảm thấy lo âu, bực bội hay nóng giận vì những chuyện dù là nhỏ nhặt.
Ngoài ra, những lo lắng thường trực về sự phát triển của con, những kế hoạch của mẹ sau khi sinh con, các mối quan hệ gia đình Nga xã hội chồng chéo, phức tạp cũng có thể ảnh hưởng xấu tới tâm lý của mẹ bầu, từ đó dẫn đến căng thẳng và gây ra chứng mất ngủ cho bà bầu.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu do tâm trạng lo âu, căng thẳng
Nga Mẹ bầu gặp phải vấn đề về tiêu hóa: Trong suốt thai kỳ, việc thai nhi ngày càng phát triển to dần khiến dạ dày bị chèn ép, đồng thời thức ăn bị đẩy ngược lên trên thực quản. Thêm nữa, hệ tiêu hóa của mẹ bầu cũng hoạt động kém hơn trong thời gian thai kỳ dẫn đến tình trạng thức ăn không tiêu được mà bị ứ đọng tại dạ dày lâu ngày, gây ra các triệu chứng như: khó tiêu, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón.
Nga Mẹ gặp vấn đề về hô hấp: Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, việc thay đổi hormone khiến cho hơi thở của người mẹ trở nên chậm và sâu hơn, dẫn đến cảm giác hít thở cũng trở nên khó khăn.
Trong những giai đoạn sau, khi dạ con đã xâm lấn và chèn ép lên và cản trở hoạt động của cơ hoành, khiến cho thai phụ càng cảm thấy khó thở hơn. Hàm lượng carbon dioxide trong máu giảm thấp xuống khiến cho mẹ bầu cảm thấy cơ thể uể oải, mệt mỏi, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày, trong đó có giấc ngủ.
Nga Thai nhi đang phát triển ngày một lớn: Sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu ngày càng lớn khiến cho người mẹ khó mà tìm được tư thế ngủ thoải mái mà vẫn giữ được an toàn cho trẻ, do đó dẫn đến chứng mất ngủ. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái vì đây là tư thế phù hợp nhất.
Nga Nhịp tim tăng nhanh trong 3 tháng đầu: Trong suốt quá trình mang thai, tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường để bơm máu tới dạ con. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mất ngủ ở thai phụ.
Nhịp tim tăng nhanh khiến mẹ bầu bị mất ngủ trong 3 tháng đầu
Nga Thường xuyên tiểu đêm và hàm lượng urê tăng:
Trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ, thận phải làm việc nhiều hơn từ 30 – 50% so với bình thường, dẫn đến tình trạng hàm lượng urê trong cơ thể tăng cao và bàng quang của mẹ cũng chứa nhiều nước tiểu hơn.
Ngoài ra, khi tử cung phát triển lớn hơn sẽ chèn ép bàng quang, gây khó chịu và mẹ buộc phải tiểu tiện thường xuyên, kể cả ban đêm dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc ở những phụ nữ mang thai.
Nga Ốm nghén gây mất ngủ: Những tháng đầu tiên mang thai, hầu hết các mẹ bầu đều xuất hiện triệu chứng ốm nghén khó chịu như: mệt mỏi, uể oải, chán ăn, buồn nôn,… Việc cơ thể luôn cảm thấy không thoải mái cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị mất ngủ.
Nga Chuột rút và đau lưng khiến mẹ bầu mất ngủ:
Chuột rút ở đùi, bắp chân thường xuất hiện đột ngột rồi chuyển hóa thành những cơn đau dai dẳng khi mang thai khiến cho giấc ngủ ban đêm của mẹ bầu bị gián đoạn. Hiện tượng này thường diễn ra trong 3 tháng đầu và cả những tháng cuối thai kỳ.
Một nguyên nhân khác cũng dễ gây ra tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu là do bụng ngày càng lớn, chân và lưng của mẹ bầu sẽ phải chịu sức nặng của cơ thể lớn hơn, dẫn đến tình trạng đau lưng trong 3 tháng đầu khi mang thai.
Chuột rút và đau lưng khiến mẹ bầu mất ngủ trong 3 tháng đầu
Nga Mất ngủ do thiếu vitamin B: Cơ thể mẹ bầu thiếu vitamin B trầm trọng có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc ở trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ bầu cần chú ý bổ sung thêm hàm lượng vitamin B cho cơ thể. Tuy nhiên mẹ lưu ý nên uống vào sáng sớm, tránh uống vào buổi tối trong các trường hợp bổ sung bằng viên uống.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu, phải làm sao?
Khi gặp khó khăn trong việc dỗ giấc ngủ cho bản thân, mẹ bầu có thể cân nhắc và làm theo một số gợi ý sau đây để phòng tránh tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu:
Nga Hạn chế lượng caffein hấp thụ vào cơ thể: Những thức uống phổ biến như trà, cà phê, ca cao,… đều có chứa một hàm lượng đáng kể chất caffeine. Việc tiêu thụ một trong những loại thức uống này vào buổi tối sẽ khiến mẹ bầu thức giấc “chong chong” cả đêm.
Nga Tắm nước ấm chữa mất ngủ: Mẹ bầu tắm nước ấm trước khi ngủ sẽ hỗ trợ thư giãn cơ bắp sau 1 ngày dài hoạt động vô cùng mỏi mệt. Ngoài ra, các mẹ bầu còn có thể ngủ ngon hơn khi các cơn đau nhức mỏi ở cơ bắp đã được làm vơi bớt phần nào sau khi tắm nước ấm.
Nga Dùng đến gối để kê chân: Mẹ bầu nên đặt thêm một chiếc gối vào giữa hai đầu gối cũng như phía kế bên bụng để có được một giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, mẹ có thể đầu tư một khoản tiền nho nhỏ để sắm cho mình một chiếc gối ôm chuyên dụng dành cho bà bầu (khoảng trên dưới 500K). Đây là sản phẩm được thiết kế vô cùng đặc biệt, nhằm hỗ trợ cho chị em phụ nữ mang thai trong việc nghỉ ngơi thoải mái hơn.
Nga Cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu là tập thể dục đều đặn: Các mẹ bầu hãy dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Mẹ có thể đi bộ, thiền hoặc tập yoga. Việc vận động cơ thể thường xuyên sẽ giúp giải phóng các hormone có lợi, đồng thời giảm căng thẳng và bớt khó chịu, từ đó giúp cho mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn.
Các mẹ bầu hãy dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục
Nga Tắt hết các thiết bị điện tử: Thiết bị điện tử và cả sóng điện từ cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trí của chúng ta bằng cách làm căng thẳng và gây gián đoạn giấc ngủ. Do vậy, mẹ bầu hãy cố gắng không sử điện thoại, tắt hết laptop, máy tính bảng hoặc tắt nguồn cục phát Wifi ít nhất trong vòng một giờ trước khi đi ngủ.
Nga Làm gì đó nếu như mẹ không thể ngủ: Nếu mẹ bầu đã cố gắng vẫn không thể ngủ, hãy ra khỏi giường và thử đọc một cuốn sách, nghe 1 bản nhạc hoặc làm bất cứ điều gì khác để có khả năng khiến cho năng lượng cạn dần. Ngoài ra, các bài tập yoga nhẹ nhàng hoặc tập thở khi mang thai 3 tháng đầu cũng sẽ giúp cho cơn buồn ngủ đến với mẹ bầu nhanh hơn đấy.
Nga Ngủ vào bất kỳ thời điểm nào: Mẹ bầu nên tranh thủ chợp mắt vào ban ngày hay bất cứ khi nào có thể. Việc đi ngủ quá sớm vào buổi tối hoặc cố tình “ngủ nướng” vào buổi sáng cũng là một ý tưởng khá hay bởi sẽ giúp cho mẹ bầu có thêm thời gian nghỉ ngơi, bù lại thời gian mất ngủ vào buổi tối trước đó.
Nga Tạo ra không gian ngủ phù hợp: Vào ban đêm, mẹ hãy tạo điều kiện thư giãn cho tâm trí dễ dàng đi vào giấc ngủ bằng cách bật điều hòa trước khi ngủ khoảng 10 phút để phòng ngủ được mát mẻ. Có thể kéo rèm hoặc đóng kín cửa sổ lại sẽ giúp tạo thêm sự yên tĩnh cho không gian ngủ.
Nga Hãy uống trà thảo mộc để dễ ngủ hơn: Mẹ bầu có thể thử các loại trà như:
Trà hoa cúc: Trong hoa cúc có chứa một chất chống oxy hóa được gọi là apigenin, có khả năng giúp bà bầu nhanh đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, việc uống trà hoa cúc còn có thể giúp mẹ bầu ngủ sâu và ngon hơn.
Mẹ bầu hãy uống trà thảo mộc để dễ ngủ hơn
Trà hoa oải hương: Từ lâu, tác dụng thư giãn của loài hoa oải hương đã được nhiều người biết đến. Mặt khác, việc uống trà hoa oải hương cũng có thể cải thiện được chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là ở những mẹ bầu thường xuyên bị mất ngủ hoặc bị rối loạn giấc ngủ do quá lo lắng.
Trà bạc hà chanh: Bạc hà chanh hay còn gọi là trà lá tía tô đất có tác dụng làm dịu căng thẳng và giúp giảm bớt sự cáu kỉnh, xua tan lo lắng, cho mẹ bầu ngủ ngon hơn.
Kết luận
Tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu khiến nhiều chị em bị suy nhược cơ thể, thai nhi chậm tăng cân. Vì vậy, các mẹ bầu cần chú ý thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý để cải thiện giấc ngủ của mình trong suốt thai kỳ.
Bạn đang xem bài viết Ra Máu Khi Mang Thai Tháng Thứ 2: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!