Cập nhật thông tin chi tiết về Quyền Và Nghĩa Vụ Các Bên Trong Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mang thai hộ là vấn đề không còn xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và quyền, nghĩa vụ của các bên. Công ty Luật FBLAW chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết về quyền và nghĩa vụ của các bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Mời các bạn cùng tham khảo.
Khái niệm
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
– Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng cho con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải gio đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
– Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.
– Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh cho đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sác dân số và kế hoạch hóa gia đình.
– Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
– Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.
Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
– Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.
– Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 60 thấng tuổi.
– Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.
Cách thức liên hệ tư vấn:
Tư vấn qua điện thoại: hotline:
038.595.3737
– Tel:
0973.098.987
Tư vấn qua Email: l
uatsu@fblaw.vn
Tư vấn trực tiếp tại địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Xin chân thành cảm ơn!
Quyền Và Nghĩa Vụ Các Bên Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo
Theo khoản 22 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.
2. Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Theo Điều 97 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Bên mang thai hộ có các quyền và nghĩa vụ như sau:
– Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
– Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.
– Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
– Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
– Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.
3. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Điều 98 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có các quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau:
– Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.
– Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
– Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.
Quyền Và Nghĩa Vụ Của Các Bên Trong Quá Trình Mang Thai Hộ
(Tiếp theo kỳ trước và hết)
2.2.2. Về điều kiện của việc mang thai hộ đối với người mang thai hộ
Tham khảo pháp luật các nước, Luật về sức khỏe y tế của Liên bang Nga quy định rõ những yêu cầu đối với người mang thai hộ: Tuổi từ 20 đến 35; đã có ít nhất một lần sinh con; sức khỏe tâm lý và sinh lý tốt. Đối với người phụ nữ nhờ mang thai hộ là những người không có tử cung hoặc tử cung bị biến dạng, bị bệnh khiến việc mang thai trở nên khó khăn và đã trải qua nhiều lần thụ tinh trong ống nghiệm không thành công. Các cặp đồng tính cũng có thể nhờ mang thai hộ[1].
Các điều kiện của việc mang thai hộ đối với người mang thai hộ được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 95 Luật HNGĐ năm 2014: “3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý “.
Pháp luật hôn nhân và gia đình đưa ra các điều kiện đối với chủ thể mang thai hộ vì mục đích nhân đạo một mặt giúp cho công tác quản lý, kiểm soát vấn đề mang thai hộ trong một hành lang pháp lý an toàn, mặt khác bảo đảm tốt nhất quyền lợi của người phụ nữ mang thai hộ cũng như đứa trẻ sinh ra đời.
Thứ nhất, điều kiện về người được nhờ mang thai hộ “là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ”. Mục đích của quy định này nhằm nhấn mạnh mục đích nhân đạo trong việc nhờ mang thai hộ, hạn chế được tình trạng thương mại hóa việc mang thai hộ trong thực tiễn cuộc sống. Thuật ngữ “người thân thích cùng hàng” được Luật HNGĐ sử dụng còn giúp việc đứa trẻ được sinh ra được xác định tư cách chủ thể, thứ bậc trong gia đình thuận lợi hơn phù hợp với phong tục tập quán trong nền nếp gia đình Việt Nam. Tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ – CP giải thích rõ “người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ “. Tuy nhiên, việc giới hạn chủ thể được nhờ mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng dẫn đến việc quyền lựa chọn chủ thể mang thai hộ của các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muốn bị thu hẹp lại. Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp các cặp vợ chồng là con một trong gia đình, không có chị, em gái cùng hàng hoặc có nhưng không đáp ứng các điều kiện được mang thai hộ như độ tuổi chưa thành niên, hoặc đã thành niên nhưng chưa từng sinh con… dẫn đến việc các cặp vợ chồng không thể áp dụng kỹ thuật nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Sự hạn hẹp về mặt chủ thể có khả năng dẫn đến việc sẽ có những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn “lén lút” nhờ người khác không phải “người thân thích cùng hàng” mang thai hộ không vì mục đích nhân đạo.
Thứ hai, điều kiện người được nhờ mang thai hộ “đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần” nhằm giúp người phụ nữ có tâm lý ổn định hơn khi thực hiện thiên chức làm mẹ khi sinh đứa trẻ thông qua kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đây là một quy định mang tính nhân văn ngăn chặn lạm dụng chức năng sinh sản của người phụ nữ, nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe sinh sản cho người phụ nữ mang thai hộ, giảm thiểu được các tai biến sản khoa trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, người được nhờ mang thai hộ ” chỉ được mang thai hộ một lần” có thể hiểu là người phụ nữ này chỉ được mang thai hộ một lần không phân biệt người nhờ mang thai là ai, việc mang thai hộ có thành công hay chưa. Mặc dù quy định hướng đến việc bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp các bên trong quan hệ mang thai hộ không thực hiện nghiêm túc dẫn đến việc khi người mang thai hộ đến giai đoạn thai kỳ cuối mới bị phát hiện ra sai phạm không đủ điều kiện mang thai hộ gây khó khăn cho việc xử lý. Như vậy, cần thiết phải có những quy định về cách thức kiểm tra sức khỏe sinh sản một cách chặt chẽ cho người mang thai hộ trước khi thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, phòng ngừa những trường hợp vi phạm trước khi có nguy cơ xảy ra.
Thứ ba, quy định về điều kiện “độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ” tại Luật HNGĐ nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe sinh sản của người phụ nữ cũng như sức khỏe của đứa trẻ được sinh ra bởi kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật HNGĐ mới chỉ dừng lại ở quy định chung chung “độ tuổi phù hợp” và chưa có quy định cụ thể về độ tuổi mang thai hộ. Theo Tiến sĩ bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Hậu sản N, Bệnh viện Từ Dũ chúng tôi cho rằng: “độ tuổi làm mẹ tốt nhất trước hết cơ thể phát triển toàn diện để đảm nhiệm khả năng sinh sản tốt, vững vàng về kiến thức, định hình về tính cách, ổn định tâm lý, tự tin vào bản thân và độc lập về tài chính. Độ tuổi sinh sản tốt là không dưới 18 tuổi. Phụ nữ còn trẻ đã mang thai, lúc này cơ thể chưa phát triển đầy đủ và cũng chưa sẵn sàng về cả mặt tâm lý lẫn sinh lý nên dễ dẫn đến sẩy thai hoặc các hiện tượng khác như thai yếu, sinh non. Bởi cơ thể người mẹ còn quá trẻ sẽ chưa phát triển đầy đủ, xương chậu chưa nở tốt dễ bị sang chấn khi sinh đẻ, tỷ lệ mổ lấy thai cũng cao hơn. Việc nuôi con của các bà mẹ trẻ cũng gặp không ít khó khăn do thiếu về tài chính lẫn kiến thức. Ngược lại với phụ nữ trên 35 tuổi thì khả năng mang thai giảm so với độ tuổi dưới 30, và nguy cơ trẻ mắc bệnh down và các hiện tượng đột biến gene cũng tăng cao. Tỷ lệ này là 1/400 đối với độ tuổi 35 và sẽ dần tăng lên mức 1/109 ở các bà mẹ sinh con khi ở tuổi 40. Khi ở tuổi 45, nguy cơ này là 1/32 (so với tỉ lệ 1/1.500 ở tuổi 25). Ngoài ra, các nguy cơ khác như các dị tật, bệnh bẩm sinh do sự biến đổi gene. Như vậy độ tuổi mang thai tốt nhất trung bình khoảng 22 – 33 tuổi”[2]. Như vậy để bảo đảm cho việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đạt được hiệu quả cao thì cần thiết Bộ Y tế cần đưa ra mức độ tuổi mang thai thích hợp làm thước đo chung, giúp cho quá trình mang thai hộ diễn ra thuận lợi, hạn chế được các nguy cơ rủi ro cho phụ nữ cũng như đứa trẻ sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ.
Thứ tư, điều kiện “trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng” là một quy định thể hiện tính nhân văn của pháp luật. Bên cạnh việc đề cao tính nhân đạo của việc mang thai hộ, thì vấn đề bảo vệ hạnh phúc gia đình cũng là vấn đề cần được quan tâm và bảo vệ. Sở dĩ vậy, bởi sau khi kết thúc quá trình mang thai hộ, người phụ nữ tiếp tục quay trở lại sinh hoạt bình thường bên gia đình của mình. Bởi vậy việc pháp luật đưa ra điều kiện phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng). Tuy nhiên, trên thực tế không phải người chồng nào cũng chấp nhận, vượt qua rào cản định kiến xã hội để cho vợ của mình mang thai đứa con không phải là con chung của vợ chồng dẫn đến việc không đồng ý. Cũng có những trường hợp do vợ chồng ở cách xa nhau về mặt địa lý, người vợ cố tình giấu và giả chữ ký của chồng để thực hiện việc mang thai hộ. Hoặc có trường hợp hai vợ chồng đang trong giai đoạn rạn nứt tình cảm, ly thân thì việc nhận được sự đồng ý của người chồng là một việc khó khan. Bởi vậy, để giải quyết được những bật cập trên thực tế đã nêu ra ở trên, pháp luật cần phải có những hướng giải quyết thích hợp. Nếu phát hiện có những hành vi gian dối, vi phạm pháp luật trong vấn đề mang thai hộ thì cần thiết phải có những chế tài áp dụng đối với các chủ thể vi phạm nhằm bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật cũng như duy trì được ý nghĩa nhân văn cao cả của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
3.Một số vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình mang thai hộ
Khoản 1 Điều 97 Luật HNGĐ năm 2014 quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người mang thai hộ: “Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ”. Đồng thời tại khoản 2 Điều 98 Luật HNGĐ tiếp tục quy định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ: “Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi”. Có thể nhận thấy, quy định về thời điểm phát sinh chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là hợp lý, một mặt bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe của đứa trẻ từ khi còn là bào thai cho đến khi sinh ra, bảo đảm đứa trẻ nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ hai bên trong quan hệ mang thai hộ, mặt khác bảo vệ quyền lợi, sức khỏe sinh sản cho người phụ nữa mang thai hộ.
.2. Vấn đề quyền quyết định của bên mang thai hộ đối với số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai
Khoản 4 Điều 97 Luật HNGĐ quy định: “Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”. Quy định này phù hợp với điều kiện đảm bảo cho sức khoẻ của bên mang thai hộ, cũng như sự an toàn và phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu người mang thai hộ không thực hiện thăm khám thường xuyên, không phát hiện ra những dị tật của thai nhi hoặc phát hiện ra thai nhi dị tật mà cơ sở y tế chỉ định dừng việc mang thai, bên nhờ mang thai hộ cũng đồng ý chấm dứt quá trình mang thai nhưng bên mang thai hộ không đồng ý chấm dứt thì sẽ giải quyết như thế nào? Liệu có nên hạn chế quyền của người mang thai hộ trong trường hợp này?
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một quy định mới thể hiện tính nhân văn của Nhà nước, mở ra niềm hy vọng cho những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn khát khao làm cha mẹ. Tuy nhiên, quá trình thi hành và áp dụng các quy định về mang thai hộ quy định của Luật chưa cụ thể, thiếu sự thống nhất trong hệ thống pháp luật ảnh hưởng đến tính khả thi, chất lượng và hiệu quả trong thực tế. Bởi vậy, để các quy định được thực thi có hiệu quả trong cuộc sống, thể hiện được ý nghĩa nhân đạo cao cả, hạn chế được việc mang thai hộ vì mục đích thương mại thì cần thiết phải có sự hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật theo hướng bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của trẻ em sinh ra bằng mang thai hộ, và các chủ thể khác, phù hợp với sự phát triển của các điều kiện kinh tế-xã hội trong giai đoạn hiện nay, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, văn minh.
[1] Xem Luật về sức khỏe y tế của Liên bang Nga năm 1993.
[2] Tham khảo bài viết: ” Phụ nữ bao nhiêu tuổi mang thai tốt nhất”, Nguồn: Website: https://www.phunuonline.com.vn/suc-khoe/phu-nu-bao-nhieu-tuoi-mang-thai-tot-nhat-119454/, ngày truy cập: 20/8/2018
[3] Xem Điều 16 Đạo luật mang thai hộ Australia, tlđd (11).
[4] Tham khảo bài viết: “Rắc rồi từ một hợp đồng mang thai hộ”, Nguồn: Website: https://anninhthudo.vn/the-gioi/rac-roi-tu-mot-hop-dong-mang-thai-ho/564332.antd, ngày truy cập: 20/8/2018
[5] Xem Điều 94 Luật HNGĐ năm 2014
[6] Xem Khoản 4 Điều 98 Luật HNGĐ năm 2014
[7] Xem Khoản 3 Điều 98 Luật HNGĐ năm 2014
[8] Xem Khoản 5 Điều 97 Luật HNGĐ năm 2014
[9] Xem Khoản 5 Điều 98 Luật HNGĐ năm 2014
Phân Biệt Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo Và Vì Mục Đích Thương Mại
Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa hai hình thức mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Thứ nhất, Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
– Mục đích: người mang thai hộ tự nguyện mà không vì lợi ích vật chất hoặc một lợi ích nào khác;
– Điều kiện được mang thai hộ: là người thân thích cùng hàng bên vợ hoặc chồng người nhờ mang thai hộ; chỉ được mang thai hộ một lần;
– Điều kiện được nhờ mang thai hộ: người vợ trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ không thể sinh con ngay cả khi đã áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Thứ hai, Mang thai hộ vì mục đích thương mại
Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.
– Mục đích: chỉ vì các lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác;
Mang thai hộ là một thành tựu khoa học trong lĩnh vực y học đã và đang là mối quan tâm của nhiều người trong xã hội. Song để vấn đề này phát triển đúng hướng, đúng ý nghĩa xã hội, thì pháp luật cần phải điều chỉnh quan hệ này một cách kịp thời, cụ thể, tránh hiện tượng lạm dụng đi ngược lại bản chất xã hội của mang thai hộ và quan trọng nhất là tránh những tranh chấp có thể phát sinh giữa các chủ thể của quan hệ này.
Bạn đang xem bài viết Quyền Và Nghĩa Vụ Các Bên Trong Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!