Xem Nhiều 6/2023 #️ Quá Trình Mang Thai Và Các Bệnh Về Mắt Thường Gặp # Top 13 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Quá Trình Mang Thai Và Các Bệnh Về Mắt Thường Gặp # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Quá Trình Mang Thai Và Các Bệnh Về Mắt Thường Gặp mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thủ phạm gây ra các bệnh về mắt cho bà bầu chính là sự gia tăng các hormone nội tiết. Và nếu không được quan tâm chăm sóc, bà bầu rất dễ mắc các bệnh về mắt sau đây:

1. Sưng mắt: Thường xảy ra ở những tháng cuối bầu bí. Chị em có thể bị sưng mắt nhẹ kèm theo phù tay chân.

2. Khô mắt: Là tình trạng nhiều mẹ bầu than phiền với biểu hiện mắt nhòe khi nhìn lâu, nhức mắt, chảy nước mắt… Các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc nhỏ mắt an toàn.

3. Mờ mắt: Quá trình lưu thông máu không đều, kết hợp với giác mạc và thủy tinh thể dày hơn do tình trạng trữ nước là nguyên nhân khiến thị lực suy giảm ở mẹ bầu. Các mẹ có thể đeo kính để hỗ trợ thị giác và không cần quá lo lắng vì sau khi sinh từ 3-6 tháng hiện tượng này sẽ biến mất.

4. Nốt sần trong mí mắt: Vấn đề về tuần hoàn máu cũng có thể là nguyên nhân làm xuất hiện các nốt sần trong mí mắt. Bên cạnh đó, các vi khuẩn sinh sống ở vùng mí mắt cũng là một yếu tố. Vì vậy, mẹ bầu nên vệ sinh cọ trang điểm thường xuyên, hạn chế trang điểm vùng mắt, đeo kính bảo vệ khi ra ngoài đường… để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

5. Phù võng mạc: Các mẹ bị tiểu đường thai kỳ và cao huyết áp có nguy cơ bị phù võng mạc. Biểu hiện ban đầu là các mạch máu nhỏ trong mắt hơi phù nhẹ. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, võng mạc có thể bị co, bong và gây mù. Vì vậy, mẹ bầu có tiền sử tiểu đường, cao huyết áp, tăng nhãn áp cần thông báo cho bác sĩ để kiểm tra và phòng ngừa các bệnh về mắt cho bạn trong thai kỳ.

————————–——

International Eye Hospital – BỆNH VIỆN MẮT QUỐC TẾ DND Địa chỉ: 128 Bùi Thị Xuân – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Tổng đài CSKH: 19006966 – 0969.128.128

Những Bệnh Mắt Thường Gặp Ở Bà Bầu

Khi mang thai, do những thay đổi về hormone và huyết động nên tại mắt có những thay đổi mang tính sinh lý, trong đó có những thay đổi sẽ biến mất sau sinh như: mắt bị khô, bị mờ, sưng mắt. Ngoài ra còn có những thay đổi mang tính bệnh lý thực sự đó là bệnh võng mạc thai nghén. Thai nghén có thể làm tăng nặng cũng như giảm nhẹ một số bệnh lý mắt vốn có.

Thay đổi mắt không mang tính bệnh lý

Các hormone sinh dục làm tăng giữ nước tại các tổ chức nhiều sợi collagen, tổ chức cơ. Biến đổi mô học này hoàn toàn không gây ra bệnh lý cho mắt. Giác mạc có rất nhiều sợi collagen nên khi mang thai, độ cong của nó có thể thay đổi, gây ra cận hoặc loạn thị từ tuần thứ 30 của thai kỳ trở đi. Trên thực tế, có nhiều sản phụ đến khám mắt vì những bệnh cần đeo kính mà trước đó họ chưa hề bị. Cảm giác của lòng đen (giác mạc) cũng giảm nhẹ. Người ta khuyên các sản phụ nên tháo kính tiếp xúc khi mang thai, bởi sẽ rất khó chịu nếu đeo: do giác mạc phù, độ cong giác mạc thay đổi, thiếu nước mắt… Rối loạn điều tiết, thiểu năng qui tụ sẽ gây những khó chịu nhất định cho sản phụ, một số trường hợp phải điều trị bằng tập mắt. Nhãn áp tưởng sẽ cao khi thai nghén, may thay trên thực tế thì nhãn áp có xu hướng hạ trong suốt quá trình mang thai. Phù mi, sụp mi do phù gian bào gặp khoảng 12% trong số các sản phụ. Một số ca nặng phải phẫu thuật, nếu sau sinh sụp mi vẫn tồn tại dai dẳng.

Một số bệnh lý hay gặp trong quá trình mang thai Bệnh lý võng mạc

Xuất huyết võng mạc có thể gặp, nếu sản phụ gắng sức, cúi đầu thái quá, ho mạnh, táo bón. Xuất huyết vùng võng mạc trung tâm có thể gây giảm thị lực nhiều. Đa phần các dạng xuất huyết sẽ tự tiêu và không để lại di chứng gì.

Khi chuyển dạ, do gắng sức thái quá có thể xảy ra một vài tai biến về đáy mắt: xuất huyết vùng hoàng điểm, xuất huyết dưới – trong – trước võng mạc gây mạnh, đa phần sẽ hồi phục sau vài tuần.

Một biến cố nữa về võng mạc là bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. Hình ảnh lâm sàng là bong thanh dịch đơn thuần, có thể kèm theo xuất tiết trắng. Khi mắc bệnh này, bà bầu nên hạn chế dùng thuốc, kể cả thuốc nhỏ mắt. Rất may là bệnh này thường tự khỏi sau vài tuần. Nếu sản phụ có u cục trên cơ thể, trên mắt thì khi mang thai u thường có xu hướng phát triển nhanh. Vì vậy, khi đi khám, chị em nên khám cả chuyên khoa sản và chuyên khoa ung bướu.

Mắt bị khô

Nhiều người mẹ có kinh nghiệm chia sẻ rằng, mắt họ trở nên khô hơn trong suốt thời gian mang bầu. Đây chỉ là tình trạng tạm thời, bởi vì sau khi sinh, mắt của nhóm người mẹ này không còn bị khô nữa.

Dấu hiệu bị khô mắt bao gồm:

– Bạn cảm thấy có những đốm sáng, nhức trong mắt.

– Bạn cảm thấy giống như là có bụi trong mắt.

– Mắt bạn bị sưng, đỏ.

– Mắt bạn bị chảy nước, chảy mủ.

– Mắt bạn trở nên cực kỳ nhạy cảm, đặc biệt là với khói thuốc lá…

Để tránh tình trạng khô mắt, bạn nên chọn một loại thuốc nhỏ mắt an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú để vệ sinh mắt hàng ngày. Tốt nhất, bạn nên trao đổi với bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng thuốc nhỏ mắt.

Một số trường hợp, chứng khô mắt còn đi kèm với dấu hiệu mắt bị sưng đỏ. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn tới các bệnh về mắt trầm trọng hơn.

Mờ mắt

Hiện tượng trữ nước (phù) khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thị giác của bạn. Khi ấy, giác mạc và thủy tinh thể trở nên dày hơn, gây cản trở tuần hoàn ở vùng mắt (đặc biệt là nhãn cầu). Nó khiến cho thị lực của bạn giảm sút (mờ mắt).

Điều trị: Có thể bạn sẽ được bác sĩ chỉ định việc đeo kính để hỗ trợ thị giác trong thời gian mang thai. Sau khi sinh, nếu mắt bạn trở lại bình thường thì bạn không cần phải tiếp tục đeo kính nữa. Phần lớn phụ nữ bị mờ mắt khi mang thai, mắt của họ sẽtrở lại bình thường khoảng 6 tuần sau sinh.

Mí mắt bị sưng

Sưng mí mắt cũng là một trong những rắc rối về mắt, do thay đổi hormone khi bạn mang thai. Hiện tượng này có thể gây cản trở tầm nhìn của bạn, khiến bạn nhìn kém hơn.

Giống như dấu hiệu sưng phù ngón chân cái, nguyên nhân khác khiến tình trạng mí mắt của bạn bị sưng nhiều hơn là do chế độ ăn nhiều muối hoặc caffein, ít nước lọc. Vì vậy, bạn nên cân bằng thực đơn hàng ngày bằng rau xanh và nước lọc nếu bạn xuất hiện dấu hiệu bị sưng mí mắt.

Nếu bạn có tiền sử với bệnh Glôcôm (bệnh tăng nhãn áp), huyết áp cao hoặc tiểu đường, bạn nên thông báo tình trạng bệnh của bản thân với bác sĩ. Bác sĩ sẽ chú trọng đến việc kiểm tra và phòng ngừa các chứng bệnh về mắt cho bạn trong thời gian thai nghén.

Nếu muốn điều trị chứng bệnh Glôcôm trong giai đoạn bầu bí (hoặc ngay cả khoảng thời gian chuẩn bị mang thai), bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật cẩn thận. Một số đơn thuốc dùng để trị chứng Glôcôm có thể an toàn với bà bầu; tuy nhiên, một số loại thuốc khác lại có khả năng gây hại cho sự phát triển của thai.

Chú ý đến những biến chứng tại mắt

Tăng huyết áp gây lo ngại không chỉ cho bác sĩ tim mạch mà cả bác sĩ mắt. Trong quá trình mang thai, huyết áp rất khó kiểm soát dẫn đến nhiều biến chứng cho mắt. Bệnh mắt do nhiễm độc thai nghén, do tăng huyết áp ác tính là điều nguy hiểm nhất. Các biểu hiện trên đáy mắt rất rầm rộ: xuất huyết võng mạc, xuất tiết dạng lipid, bong võng mạc thanh dịch. Mắt giảm thị lực mạnh hoặc mù vỏ não tương ứng với dấu hiệu toàn thân nặng: phù, cao huyết áp, tiền sản giật hoặc sản giật. Đa phần mắt sẽ phục hồi hoàn toàn nếu điều trị nội khoa đáp ứng, đôi khi phải bằng đình chỉ thai nghén. Một tỷ lệ giảm thị lực bất khả hồi nếu có tắc mạch trung tâm võng mạc, thiếu máu thị thần kinh, nhồi máu não.

Một số bệnh vốn có sẽ thay đổi khi mang thai

Bệnh mắt do Basedow có xu hướng tăng nặng khi mang thai. Bệnh võng mạc, đái tháo đường cũng vậy. Viêm hắc võng mạc do toxoplasma đang ở đạng bất hoạt có thể chuyển thành thể hoạt tính khi mang thai. Nếu bạn có những bệnh trên thì đừng quên đi khám mắt theo định kỳ khi mang thai. Bên cạnh đó, cũng có may mắn ngoại lệ: nếu bạn mang thai khi đang mắc glô-côm, viêm màng bồ đào thì các bệnh trên có xu hướng nhẹ đi trong thai kỳ.

Tuy nhiên những biến cố trên rất ít xảy ra. Lời khuyên quan trọng nhất của chúng tôi là :nếu bạn bị cao huyết áp, bị đái tháo đường thì ngoài việc khám thai sản ra, bạn nên đi khám mắt định kỳ theo hẹn của bác sĩ.

Tìm Hiểu Về Quá Trình Mang Thai Đôi

Mang con song sinh cũng chính mơ của rất nhiều cặp vợ chồng. Bài viết dưới đây metronconvuong.vn xin được chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích nhất về quá trình mang thai đôi.

Mang thai đôi tuy vất vả thế nhưng nó cũng đem đến rất nhiều những điều tuyệt vời cho các cặp vợ chồng. Những cặp song sinh thường sẽ vô cùng đáng yêu và có nhiều điều thú vị bất ngờ. Dưới đây chính là những thông tin thú vị nhất về quá trình mang thai đôi, cùng tham khảo bạn nhé!

Mang thai đôi tuy vất vả thế nhưng nó cũng đem đến rất nhiều những điều tuyệt vời cho các cặp vợ chồng

Sinh đôi đồng trứng có nghĩa là những cặp song sinh ra đời sẽ giống hệt nhau. Những bé này sẽ được phát triển khi một trứng được thụ tinh từ một tinh trùng sau đó thì chúng sẽ được chia thành hai phôi riêng biệt nhau. Chúng còn có thành phần di truyền và nhau thai. Vì thế các cặp song sinh đồng trứng sẽ giống hệt nhau.

Đây là trường hợp hai trứng được thụ tinh cùng với hai tinh trùng. Chúng sẽ khác biệt và sẽ không có chung nhau thai. Vì thế những cặp sinh đôi này sẽ chỉ chia sẻ cùng nhau một nửa của bộ gen do đó chúng không phải lúc nào cũng giống hệt nhau như cặp đôi đồng trứng.

Sinh đôi đồng trứng có nghĩa là những cặp song sinh ra đời sẽ giống hệt nhau

Yếu tố gia truyền: Nếu như gia đình của bạn đã có trường hợp có anh chị em sinh đôi thì mẹ sẽ có khả năng sinh đôi cao. Thế nhưng nếu như người chồng có song sinh hoặc gia đình có song sinh thì điều này lại không phụ thuộc gì đến việc mang thai song sinh của bạn. Bởi vì việc mang thai song sinh chỉ phụ thuộc vào phụ nữ vì họ chính là người sản sinh trứng. Nếu mẹ của bạn có sinh đôi thì xác xuất bạn mang thai đôi sẽ cao hơn.

Yếu tố chủng tộc: Bạn biết không việc mang thai đôi cũng phụ thuộc vào nguồn gốc dân tộc. Theo như phân tích thì người châu Á và người gốc Tây Ban Nha sẽ có ít cơ hội sản sinh cặp song thai trong khi đó thì người châu Phi khả năng sinh đôi sẽ cao hơn rồi tiếp theo đến người châu Âu.

Bạn biết không việc mang thai đôi cũng phụ thuộc vào nguồn gốc dân tộc

Đặc điểm cơ thể: Cũng theo nghiên cứu thì phụ nữ cao lớn sẽ có cơ hội mang song sinh nhiều hơn những người thấp bé. Vóc dáng to lớn khỏe mạnh sẽ dễ mang thai đôi hơn so với những chị em phụ nữ yểu điệu mỏng manh. Đồng thời những phụ nữ có chế độ ăn kiêng lành mạnh thì có cơ may sinh đôi cao hơn so với những người có chế độ ăn ít béo. Theo thống kê của Trường Cao đẳng Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ thì phụ nữ có chỉ số khối cơ thể BMI từ 30 trở lên thì khả năng sinh đôi sẽ cao hơn.

Tuổi tác: Rất nhiều người không biết rằng những phụ nữ ở tuổi trên 35 thì cơ hội mang thai đôi sẽ cao hơn các bà mẹ trẻ. Bởi vì ở lứa tuổi này sẽ sản sinh ra FSH và hormone này cho phép buồng trứng sản sinh nhiều trứng hơn, kích thích quá trình rụng trứng hơn. Thế nên hormone này càng cao thì trứng càng có cơ may rụng nhiều hơn dẫn đến việc mang đa thai.

Mang thai lần tiếp theo: Thực chất thì những người sinh con rạ tức là từ lần thứ hai trở lên thì cơ hội mang song thai sẽ cao hơn những người sinh con so.

Việc dung nạp nhiều sữa cũng như chế phẩm từ sữa sẽ giúp tăng khả năng sinh đôi gấp năm lần

Tiêu thụ nhiều sữa và chế phẩm sữa: Tiến sĩ Gary Steinman và cộng sự của ông đã nghiên cứu và chỉ ra rằng việc dung nạp nhiều sữa cũng như chế phẩm từ sữa sẽ giúp tăng khả năng sinh đôi gấp năm lần. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng các hoocmon tăng trưởng trong sữa sẽ có khả năng tăng sinh đôi hơn.

Ăn khoai từ dại: Việc ăn khoai từ dại chính là cách tăng kích thích buồng trứng, giúp sản sinh nhiều trứng để từ đó cho quá trình trứng rụng nhiều hơn, tăng cơ hội sinh đôi hơn. Vì thế các bác sĩ tin rằng người châu Phi đẻ sinh đôi nhiều vì khoai từ dại chính là món ăn nằm trong thực đơn của họ. Ngoài ra việc bổ sung những thực phẩm có nhiều chất đạm khác như là đậu phụ, đậu nành, lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt cũng chính là bí quyết kích thích sự rụng trứng nhiều hơn.

Ngừng thuốc tránh thai: Việc ngừng uống thuốc tránh thai sẽ khiến cho cơ thể của bạn cần chút thời gian để tìm lại nhịp điệu tự nhiên. Nó sẽ làm cơ thể có một lượng hooc mon cao hơn bình thường. Vì thế nếu như thụ thai ở khoảng thời gian này thì cơ hội sinh con sinh đôi sẽ cao hơn.

Mang thai khi đang cho con bú: Việc mang thai trong thời gian cho bé bú thì mẹ sẽ có nhiều cơ hội mang song thai. Vì trong cơ thể của mẹ lúc này sẽ tạo ra tỷ lệ prolactin cao hơn nên khả năng sinh đôi cũng sẽ tăng cao hơn.

Yêu cầu chồng ăn các thực phẩm giàu kẽm: Bí quyết này là bí quyết cuối cùng dành cho bạn. Những thực phẩm giàu kẽm như rau lá xanh, bánh mì hoặc hàu sẽ kích thích sản xuất tinh trùng. Vì thế nó làm tăng khả năng thụ tinh nhiều trứng.

Việc mang thai trong thời gian cho bé bú thì mẹ sẽ có nhiều cơ hội mang song thai.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết tìm hiểu về quá trình mang thai đôi, hy vọng bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho mình. Đừng quên đón xem các bài viết khác từ metronconvuong.vn để đón nhận nhiều bài viết thú vị khác nữa nhé!

Bác Sĩ Giải Đáp Thắc Mắc Thường Gặp Trong Quá Trình Mang Thai Mẹ Bầu Không Nên Bỏ Qua

Sẽ thật tiện lợi nếu có thể xác định giới tính của em bé bằng cách này, tuy nhiên, mọi thứ lại không đơn giản như thế. Vì thực tế thì kích thước và hình dáng của bụng bầu được quyết định bởi kích thước của em bé và vị trí của bé trong tử cung, và mẹ bầu phải siêu âm mới có thể biết được giới tính của thai nhi.

2. Siêu âm không tốt cho thai nhi?

Theo BS CK 2 Trần Ngọc Hải, phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ chúng tôi chia sẻ trên Tuổi Trẻ, khoa học chưa có bằng chứng siêu âm gây hại cho em bé. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa siêu âm là hoàn toàn vô hại đối với thai nhi. Nhất là đối với thai dưới 10 tuần tuổi – thời điểm hình thành các cơ quan quan trọng. Vì thế, siêu âm chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.

3. Nên đi bộ nhiều để dễ sinh?

Mọi người vẫn truyền tai nhau phụ nữ mang bầu nên đi lại nhiều cho xương chậu giãn nở, giúp dễ sinh con. Nhưng theo quan điểm khoa học, việc dễ sinh hay không chả phụ thuộc vào việc đi bộ nhiều hay ít. Ngược lại, phụ nữ mang thai cũng không nên đi lại quá nhiều vì gây co cơ tử cung, dễ dẫn đến sảy thai. Nếu thấy mệt thì nên nghỉ ngơi chứ không nên cố gắng đi tiếp.

4. Bạn không được với tay cao vì việc này sẽ làm cho em bé bị nghẹt thở?

Giơ tay cao không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dây rốn quấn cổ em bé – đó chỉ là lời đồn đại. Sự thật là các cử động của bạn không tác động được đến dây rốn. Ngoài ra, rất nhiều em bé sinh ra với dây rốn quấn cổ, và bác sỹ sẽ gỡ nó ra với chỉ 1 hoặc 2 thao tác chuyên môn.

5. Nếu mẹ bầu vuốt ve mèo, em bé sẽ có nhiều kẻ thù?

Thực tế thì có kẻ thù thực sự đó là toxoplasmosis trong phân của mèo. Vì vậy nếu mẹ tiếp xúc quá nhiều và gần gũi với mèo, nguy cơ nhiễm trùng là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy trong thời gian mang bầu, phụ nữ nên hạn chế tiếp xúc với loài động vật này, đặc biệt là dọn dẹp phân của chúng.

6. Bạn sẽ giảm hết số cân nặng đã tăng khi sinh bé?

Cân nặng tăng lên trong thai kỳ bao gồm cân nặng của em bé, nhau thai, độ tăng kích cỡ của tử cung và bộ ngực, độ tăng của lượng máu, chất lỏng và chất béo chuẩn bị cho quá trình sinh nở và cho con bú. Sau khi sinh, cơ thể bạn sẽ giảm ngay trọng lượng của em bé, nhau thai và nước ối. Những tuần tiếp theo, bạn có thể giảm thêm trọng lượng của lượng chất lỏng. Phần còn lại là lượng chất béo cơ thể bạn đã tích tụ và tùy vào các ăn uống, luyện tập thì cân nặng của bạn sẽ giảm theo thời gian..

7. Nếu mẹ xem phim kinh dị, em bé sẽ xấu xí?

Những bộ phim kinh dị luôn có những cảnh báo bà bầu không nên xem. Điều này không phải không có lý do. Việc thay đổi nội tiết làm cho phụ nữ mang thai rất nhạy cảm và căng thẳng. Tình trạng này sẽ nặng nề hơn nếu mẹ xem những bộ phim gây sự sợ hãi và vô tình gây ra những rối loạn trong việc truyền máu đến thai nhi. Vì vậy, tốt hơn cả bà bầu không nên xem những bộ phim kinh dị, gây sợ hãi.

8. “Làm chuyện ấy” trong thời gian mang bầu không tốt cho thai nhi?

Đây là một trong những quan niệm sai lầm nhưng lại phổ biến nhất từ trước đến nay. Nhiều người cho rằng việc “quan hệ” sẽ gây hại cho đứa trẻ, khiến mẹ bầu khó chịu. Nhưng bạn chỉ cần kiêng quan hệ trong 3 tháng đầu thai kỳ và sau đó, nếu bà bầu không cảm thấy bất tiện thì vẫn có thể “quan hệ” bình thường. Thậm chí, chuyện ấy đều đặn còn có lợi cho phụ nữ mang thai vì nó tăng cảm xúc thăng hoa, giúp tinh thần của bà bầu càng thêm thoải mái

9. Phụ nữ mang thai nên ăn cho 2 người?

Các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Y học Mỹ cho rằng nếu có cân nặng khỏe mạnh, mẹ bầu không cần tiêu thụ thêm lượng calo trong 3 tháng đầu thai kỳ. Họ cũng khuyên mẹ bầu chỉ nên thêm 340 calo mỗi ngày trong 3 tháng giữa thai kỳ và khoảng 450 calo trong 3 tháng cuối. Và đặc biệt, mẹ bầu phải tập trung vào việc ăn uống lành mạnh chứ không phải chỉ ăn nhiều hơn.

10. Mổ lấy thai là phương pháp sinh dễ dàng?

Nhiều thai phụ muốn lựa chọn sinh mổ hơn là sinh thường mặc dù không có lý do hoặc yêu cầu y tế nào. Điều này là do nhiều người nghĩ răng sinh mổ thì an toàn và ít đau hơn. Trên thực tế thì sinh mổ cũng rất đau, nhưng khác với sinh thường, cơn đau sẽ bắt đầu sau khi em bé được sinh ra (sau khi thuốc tê đã hết tác dụng) ngoài ra nó còn có thể để lại những biến chứng trong tương lai. Sinh mổ chỉ được các bác sỹ khuyến cáo vì lý do y tế để cứu mẹ và bé khỏi một tình trạng nguy hiểm nào đó, còn không, sản phụ vẫn được khuyên là sinh thường.

11. Nếu mẹ nằm ngửa, thai nhi sẽ bị nghẹt thở?

Ngủ ở tư thế nằm ngửa đặc biệt ở giai đoạn cuối thai kỳ có thể gây áp lực lên tĩnh mạch chủ (tĩnh mạch chính chuyên chở máu từ các tĩnh mạch khác đến tâm nhĩ phải). Mẹ bầu ngủ thường xuyên ở tư thế này có thể gây thiếu oxy, chóng mặt và nguy hiểm nhất là khiến thai nhi trong bụng bị thiếu oxy. Đây chính là lý do tất cả các chuyên gia sản khoa khuyên bà bầu nên nằm nghiêng sang bên trái.

12. Thai nhi không bị tác động bởi những gì diễn ra bên ngoài?

Trong nhiều năm, các thai nhi được cho là không nhận thức được những gì xảy ra ở thế giới bên ngoài. Nhưng hiện nay các bác sỹ nhận ra rằng thai nhi có thể nghe được âm thanh, đặc biệt là tiếng của mẹ. Bé cũng có thể ngửi và nếm được mùi vị thức ăn qua nước ối . Bé cũng có thể mơ và phản ứng lại với thế giới xung quanh bé. Như vậy thực tế là bé bị tác động khá nhiều bởi những gì diễn ra ở thế giới bên ngoài.

Ngay khi biết tin mình đậu thai, ngoài niềm vui mừng khôn xiết thì mẹ cũng bắt đầu đối mặt với vô số những nỗi lo, những thắc mắc không biết hỏi ai, nhất là những chị em lần đầu làm mẹ. Vì thế, đ ể đảm bảo chăm thai nhi đúng cách và có khoa học đòi hỏi các bậc phụ huynh phải trang bị nhiều kiến thức, tâm lí, khéo léo trong việc áp dụng chúng đồng thời hỏi ý kiến của bác sĩ, những người đã có kinh nghiệm để giúp mẹ bầu an tâm hơn xuyên suốt thai kì.

Bạn đang xem bài viết Quá Trình Mang Thai Và Các Bệnh Về Mắt Thường Gặp trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!