Xem Nhiều 3/2023 #️ Phụ Nữ Mang Thai Và Cho Con Bú Dễ Bị Bệnh Trĩ # Top 3 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Phụ Nữ Mang Thai Và Cho Con Bú Dễ Bị Bệnh Trĩ # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phụ Nữ Mang Thai Và Cho Con Bú Dễ Bị Bệnh Trĩ mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vì sao phụ nữ mang thai và cho con bú dễ bị bệnh trĩ

Phụ nữ mang thai và cho con bú là những đối tượng hàng đầu dễ mắc phải bệnh trĩ nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu là do:

∗ Thời điểm mang thai:

Thời gian mang thai người mẹ có khả năng mắc trĩ cao nhất, nếu đã bị trĩ trước đó thì vào giai đoạn mang thai sẽ có nhiều yếu tố làm bệnh trĩ nặng hơn như:

– Các tĩnh mạch giã nở do áp dụng cân nặng của mẹ và bé tăng trong thời gian mang thai. Và thêm vào đó là việc phát triển to của từ cung nơi bào thai đang phát triển làm tăng áp lực chèn ép hậu môn gây giãn tĩnh mạch hình thành bệnh trĩ.

– Táo bón: Phụ nữ mang thai dễ rơi vào tình trạng táo bón do mất lượng trong thai kỳ sinh sản, chế độ ăn uống không hợp lý. Việc ăn uống không hợp lý gây ra táo bón, táo bón khiến cho việc đi đai tiện trở nên khó khăn, mất sức nhiều để đại tiện.

– Tăng cân nhiều: Cân nặng của mẹ thường tăng vọt trong thời gian mang thai, nhất là trong những tháng cuối. Áp lực cân nặng sẽ tạo điều kiện cho búi trĩ giãn nở gây bệnh trĩ.

– Stress, căng thẳng: Khi mang thai, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ người mẹ thường có tâm trạng lo lắng, mệt mỏi, stress. Đây cũng được xem là những yếu tố khiến cho bệnh trĩ ngày trầm trọng hơn, nguy hiểm hơn.

Chính vì khả năng mắc bệnh trĩ khi mang thai là rất cao, nên các mẹ bầu không thể bỏ qua: Cách phòng tránh bệnh trĩ khi mang thai để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

∗ Thời điểm cho con bú:

Bị trĩ khi cho con bú tức là thời điểm sau sinh. Không chỉ trong quá trình mang thai người phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ, mà sau sinh cũng có khả năng mắc bệnh trĩ cao, nguyên nhân là do:

– Trong quá trình sinh con qua đường âm đạo, các mẹ thường phải dùng hết sức lực để rặn đẻ và đưa con ra ngoài. Chính vì điều này làm tăng áp lực vùng ổ bụng, các cơ ở xung quanh vùng hậu môn cũng bị căng ra, dẫn đến tình trạng các đám tĩnh mạch trùng hoặc bị suy yếu nghiêm trọng và dễ gây nên bệnh trĩ sau sinh.

– Sau khi sinh con, do tử cung vẫn bị giãn rộng chưa thể phục hồi trong một thời gian ngắn. Khi yếu tố này kết hợp với tình trạng sưng phù ở các đám tĩnh mạch hậu môn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh trĩ phát triển sau sinh.

– Ít vận động: Sau sinh các chị em thường ít vận động, ít đi lại, nằm nhiều một chỗ. Điều này gây áp lực nhiều lên vùng xương chậu, máu khó lưu thông, lâu ngày dồn nén lại và dễ khiến các mẹ dễ mắc bệnh trĩ sau khi sinh con và trong quá trình cho con bú.

– Giai đoạn cho con bú thường cân nặng vẫn là vấn đề nghiêm trọng của các bà mẹ sau sinh. Việc sau khi sinh các chị em thường ăn uống nhiều để lấy sữa cho con bú, vô tình ăn uống mất kiểm soát làm cân nặng của mẹ tăng lên gây trĩ.

– Táo bón cũng là vấn đề nghiêm trọng mà phụ nữ sau sinh gặp phải, táo bón do ăn quá nhiều chất bổ nhưng lại thiếu rau xanh làm cho tình trạng táo bón mãn tính xuất hiện gây trĩ.

Thời điểm mang thai và sau sinh là giai đoạn có nhiều thay đổi về sức khỏe, do đó giai đoạn này cần theo dõi đặc biệt, nếu gặp phải vấn đề gì thì nên tới gặp bác sĩ khám chữa kịp thời cải thiện bệnh tình. Ngoài việc thăm khám và điều trị bệnh, phụ nữ mang thai và cho con bú tránh để mắc bệnh cần lưu ý: Điều trị táo bón một cách dứt điểm, nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, không đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu, thư giãn, thoải mái, không căng thẳng khi đi đại tiện, hông nhịn nếu muốn đi cầu.

Thông tin hữu ích dành cho bà bầu: Các loại thuốc chữa bệnh trĩ dành cho bà bầu hiệu quả, an toàn nhất

Phụ Nữ Mang Thai Và Cho Con Bú Dễ Bị Trĩ

Phụ nữ mang thai và cho con bú rất dễ bị trĩ và táo bón, vì ngoài những nguyên nhân thông thường như thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước… họ còn phải chịu thêm những nguyên do bất khả kháng.

Có thể nói trĩ và táo bón hầu như chẳng chừa mấy ai. Y học cổ Trung Quốc có câu “Thập nhân cửu trĩ”. Táo bón và trĩ là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy không quá nghiêm trọng, nhưng nó gây sự khó chịu dai dẳng cho bạn trong suốt 9 tháng 10 ngày của thai kỳ.

Táo bón là hiện tượng thức ăn lưu cữu trong ruột lâu ngày tạo thành các độc tố, gốc tự do, chất béo bão hòa. Những chất này không chỉ ảnh hưởng đến đường ruột, gây táo bón mà còn có nguy cơ bị lên men hoặc tái hấp thu vào trong máu gây mỡ máu cao. Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở phụ nữ mang thai có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như do nồng độ quá cao của progesterone trong cơ thể thai phụ; kích thước tử cung tăng lên chèn ép các cơ quan trong ổ bụng; thai phụ ít vận động.

Ở phương diện Tây y, bác sĩ chuyên khoa II về sản phụ khoa Trương Thị Thảo (Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP HCM) trình bày về cơ chế gây ra chứng táo bón trong thai kỳ như sau: do tác động của thai lên hệ tiêu hóa, nồng độ progesterone ở thai phụ tăng lên, làm giảm trương lực cơ trơn dẫn đến thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột non kéo dài làm cho thai phụ dễ bị táo bón; tử cung ở thai phụ tăng kích thước chèn ép các cơ quan trong ổ bụng.

Chẳng hạn, ruột non bị đẩy lên nằm hai bên tử cung, ruột già bị ép lại dẫn đến các bà bầu dễ bị táo bón và cả bệnh trĩ, vì tăng áp lực ổ bụng. Bên cạnh đó, trĩ, táo bón còn có những yếu tố như, lúc mang thai ốm nghén, mệt mỏi, thai phụ hạn chế việc đi lại, vận động dẫn đến táo bón; thời gian đầu và cuối thai kỳ thường bị kích thích gây tiểu nhiều (đặc biệt vào ban đêm) nên nhiều thai phụ ngại uống nước nhiều (sợ phải đi tiểu đêm), cộng với việc nôn ói lúc mang thai (nồng độ progesterone tăng ở thai phụ làm giảm trương lực cơ trơn đã đưa đến giảm trương lực cơ vòng thực quản gây bệnh trào ngược thực quản) dẫn đến thiếu nước cũng dễ gây táo bón… Theo bác sĩ Thảo, hơn 50% số thai phụ đến với bác sĩ than phiền về chứng táo bón.

Khi có thai, áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho trùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ.

Trong thời gian mang thai, bạn thường phải uống viên sắt và canxi bổ sung, cũng như thường ít vận động hơn bình thường. Đây cũng là những nguyên nhân làm gia tăng táo bón và bệnh trĩ. Vì vậy, bà bầu nên uống thuốc sau bữa ăn, uống với thật nhiều nước và vận động thể lực hợp lý.

Phụ nữ cho con bú thường mắc bệnh trĩ, táo bón do hậu quả của quá trình mang thai để lại. Đồng thời trong thời gian cho con bú, họ thường có thói quen kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.

Nếu bạn đã bị trĩ từ trước khi có thai thì cách tốt nhất là chữa khỏi hẳn bệnh trĩ rồi mới nên có thai, bởi vì quá trình mang thai và sinh nở sẽ làm cho bệnh trĩ tiến triển rất nhanh. Nhiều u phụ nữ đã rất đau đớn vì bệnh trĩ sau khi sinh em bé.

Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú bị trĩ, táo bón sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và em bé. Đặc biệt, nếu bệnh có kèm chảy máu sẽ làm gia tăng sự thiếu máu ở giai đoạn này.

Nếu mắc bệnh ở giai đoạn cuối của thai kỳ, bệnh nhân không nên phẫu thuật. Sau khi sinh con được khoản 4 tháng, bệnh sẽ giảm nhẹ hoặc mất đi nếu bệnh nhân có phương pháp đúng.

Vì vậy, nếu bị trĩ, táo bón trong thời kỳ mang thai và cho con bú, cần chú ý: chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước, vệ sinh hậu môn bằng nước ấm. Nếu không cải thiện bệnh, dùng An Trĩ Vương để điều trị mà không cần giảm liều.

An Trĩ Vương rất an toàn, dùng được cho cả phụ nữ có thai và cho con bú do có thành phần là các cây dược liệu được sử dụng từ hàng nghìn năm nay. Một thành phần chính của An Trĩ Vương là chiết xuất ngư tinh thảo (rau diếp cá). Diếp cá là một loại rau được dùng rộng rãi trong bữa ăn hàng ngày. Giáo sư Đỗ Tất Lợi trong cuốn “Các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cho biết diếp cá là một vị thuốc quý, dùng chữa trĩ, lở loét, mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, sưng tắc tia sữa ở phụ nữ đang nuôi con bú.

Đương quy, một thành phần khác của An Trĩ Vương, là một vị thuốc bổ rất quý. Cũng theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi, đương quy là đầu vị trong các thuốc chữa bệnh phụ nữ như kinh nguyệt không đều, suy nhược, thiếu máu sau đẻ, và các thuốc bổ đông y khác.

Rutin (flavonoid chính của hoa hòe) là một loại Vitamin P có tác dụng tăng cường sức khỏe của mao mạch, do đó hoa hòe được dùng rộng rãi để chữa trĩ, bảo vệ thành mạch, mát gan, an toàn cho phụ nữ có thai.

Ion Magiê có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, và còn là một khoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể. Phụ nữ có thai thường hay bị thiếu magiê nên việc bổ sung magiê cho phụ nữ có thai là rất cần thiết.

Với hiệu quả cao và an toàn, không có tác dụng phụ, An Trĩ Vương là lựa chọn hàng đầu giúp xua tan nỗi lo trĩ và táo bón, để đường tiêu hóa khỏe mạnh, đem lại cảm giác thoải mái và dễ chịu cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Cách Sử Dụng An Trĩ Vương Cho Phụ Nữ Mang Thai Và Cho Con Bú

[Lê Quỳnh Trang] – Tôi đang mang bầu ở tuần thứ 28, gần đây tôi có hiện tượng đi cầu ra máu và đau rát vùng hậu môn, xin hỏi tôi bị bệnh Trĩ có phải không? Tôi nghe nói An Trĩ Vương có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú như tôi. Vậy tôi mong bác sĩ tư vấn giúp tôi cách sử dụng An Trĩ Vương cho phụ nữ có thai an toàn và hiệu quả với ạ. Tôi cảm ơn.

Trả lời!

Cách sử dụng An Trĩ Vương cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Chào chị! cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi!

Theo như mô tả mà chị kể thì rất có thể chị đã mắc bệnh Trĩ, tuy nhiên để biết chắc chắn mức độ bệnh của mình chị nên đi khám bác sĩ để rõ hơn về bệnh trạng của mình.

Đối với phụ nữ đang mang thai, những tháng đầu tiên khi thai nhi còn nhỏ, nước ối ít thì chưa có biểu hiện gì ảnh hưởng nhưng khi thai nhi lớn, nước ối nhiều hơn, nhất là vào 3 tháng cuối của thai kỳ thai nhi lớn nhanh và nước ối nhiều sẽ chèn vào vùng đám rối tĩnh mạch búi trĩ trong và ngoài, gây khó đi cầu hơn, tác động cơ học mạnh hơn, khi đi cầu phải rặn nhiều hơn, hiện tượng này gọi là Trĩ Thai kỳ.

Bệnh Trĩ tuy không phải là bệnh gây nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên lại gây phiền toái nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân, đặc biệt là phụ nữ mang thai và cho con bú. Phụ nữ khi mang thai mắc bệnh Trĩ thì hiện tượng đau rát, khó chịu khiến thai phụ lo lắng, bất an gây ảnh hưởng đến thai nhi. Phụ nữ cho con bú mắc bệnh Trĩ làm ảnh hưởng đến tâm lý người mẹ, ảnh hưởng đến tuyến sữa và ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh Trĩ như Phẫu thuật, phương pháp nội khoa, phương pháp kết hợp với y học cổ truyền và hiện đại. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì nên không nên sử dụng phương pháp phẫu thuật và hạn chế dùng thuốc tây mà nên điều trị nội khoa, điều trị bằng phương pháp bảo tồn với đông y.

Sản phẩm An Trĩ Vương mà chị nhắc đến là một trong những lựa chọn phù hợp. Bởi TPCN An Trĩ Vương là sản phẩm được bào chế từ dược thảo đến từ thiên nhiên được bộ y tế cấp phép có thể dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Đối với từng mức độ bệnh chị có thể sử dụng An Trĩ Vương với liều lượng phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả và an toàn.

Đối với Trĩ độ 1,2,3, nên uống 9 viên/ ngày chia làm 3 lần uống trong 2 tháng đầu, uống 6 viên/ ngày chia làm 3 lần trong 2 tháng tiếp theo, để cải thiện tốt nhất các triệu chứng và tránh tái phát lại bệnh Trĩ, nên uống 4 viên/ ngày chia làm 2 lần trong -2 tháng cuối.

Đối với táo bón: uống 9 viên/ngày chia làm 3 lần trong vòng 3 ngày sẽ cải thiện tình trạng táo bón, dùng thường xuyên An Trĩ Vương sẽ giúp phòng ngừa và tránh tái phát bệnh Trĩ hiệu quả.

Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị, chị nên kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp, đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi nhưng cũng cần đầy đủ chất xơ, uống đủ nước. Nên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu cũng là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa và giảm nhẹ bệnh trĩ. Nên điều trị dứt điểm bệnh trĩ nếu có ý định mang bầu vì mang bầu sẽ làm bệnh Trĩ nặng thêm và khó chữa dứt điểm.

Chúc chị nhanh chóng khỏi bệnh!

Dinh Dưỡng Cho Phụ Nữ Mang Thai Và Cho Con Bú

 THỰC PHẨM DÙNG CHO BÀ MẸ KHI MANG THAI 

Nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng

– Các loại ngũ cốc, khoai củ và các sản phẩm chế biến từ chúng (bánh mì, bánh ngọt…)

– Gạo nên chọn loại gạo tốt, không xay xát quá trắng vì sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là B1 chống tê phù.

– Ngô, các loại khoai củ cũng là nguồn cung cấp năng lượng nhưng ít chất đạm (P), do đó chỉ nên ăn dưới dạng trộn, không nên ăn trừ bữa. Các bánh ngọt chỉ nên sử dụng làm bữa ăn phụ.

Nhóm thực phẩm giàu đạm

– Thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa….

– Các loại đậu( đậu tường, đậu xanh, đậu đen), lạc hạt, vừng.

Nhóm thực phẩm giàu chất béo:

– Mỡ, bơ, các loại dầu thực vật, dầu cá.

– Các loại hạt có dầu, vừng, lạc….

– Các loại thịt nhiều mỡ: thịt sấn, thịt gà cả da, cá mỡ….

Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin và chất khoáng:

– Rau xanh 300 – 400g/ ngày. Các loại rau có lá, xanh đậm.

– Các loại quả chín như: chuối, đu đủ, cam, xoài….

Các thực phẩm cần tránh:

– Không nên dùng các loại chất kích thích như: rượu,cà phê, thuốc lá, nước chè đặc…

– Giảm ăn các loại gia vị như: ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm….

 DINH DƯỠNG CHO BÀ MẸ KHI CHO CON BÚ

Chế độ ăn của bà mẹ nuôi con bú cần phải đủ để nuôi cả hai cơ thể, đó là chính bà mẹ và cơ thể trẻ đang phát triển với tốc độ nhanh, nhất là trong năm đầu của trẻ.

– Việc tăng tiết sữa của bà mẹ phụ thuộc vào yếu tố ăn uống, nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái của bà mẹ và động tác bú của trẻ.

– Chế độ ăn của bà mẹ ngoài đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng theo nhu cầu còn phải quan tâm đến khẩu vị, yếu tố tâm lý của bà mẹ, tạo cho bà mẹ cuộc sống vui vẻ, thoái mái để tiết được nhiều sữa nuôi con.

+ Nhu cầu năng lượng của bà mẹ cho con bú:

Ngay sau khi sinh con, bà mẹ có chế độ ăn đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng, cần ăn đa dạng thức ăn

– Chú ý chọn các loại thức ăn thường dùng trước kia, tránh các loại thức ăn đã từng gây dị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa cho bà mẹ.

– Về năng lượng hàng ngày cần tăng hơn so với phụ nữ có thai khoảng 200kcal cụ thể là khoảng 2100 – 2500 kcalo.

– Glucid: 65- 70%.

– Chất xơ và vitamin:  chất xơ từ nguồn gốc rau, quả tươi, trung bình ngày ăn khoảng 400g rau và 300 – 500g quả chín các loại.

– Nước uống: 1,5 – 2 lít/ ngày để tránh thiếu sữa do thiếu nước.

– Số bữa ăn: 3 bữa chính kèm 2-3 bữa phụ.

– Thực đơn cần cân đối, đầy đủ các nhóm thức ăn theo ô vuông thức ăn gồm thức ăn cung cấp năng lượng, giàu béo, đạm, xơ, vitamin và muối khoáng. Không nên kiêng khem quá vì như vậy sẽ thiếu chất và chất lượng sữa của mẹ sẽ kém.

ĂN BỔ SUNG

Ăn bổ sung là cho trẻ ăn thêm các thức ăn ngoài sữa mẹ. Trong giai đoạn ăn bổ sung phải cho trẻ quen dần với thức ăn gia đình, ở cuối giai đoạn này (thường khi trẻ được 2 tuổi) sữa mẹ được thay thế hoàn toàn bằng thức ăn gia đình.

Thời gian ăn bổ sung: Trẻ cần được ăn bổ sung khi trẻ được 6 tháng tuổi. Đôi khi có thể cho trẻ ăn sớm hơn (4 – 6 tháng) nếu trẻ vẫn còn đói sau mỗi bữa bú, hoặc trẻ không tăng cân.

Thành phần bữa ăn bổ sung phải đủ theo ô vuông thức ăn.

Thức ăn trong 4 ô vuông thức ăn gồm

Thức ăn cơ bản:

Ngũ cốc, khoai củ

Giàu đạm:

Thịt, cá, trứng, sữa…

Giàu vitamin và muối khoáng:

Rau, hoa quả.

Giàu năng lượng:

Dầu, mỡ, bơ, đường.

* Trong các bữa ăn bổ sung: các thực phẩm sử dụng phải giàu năng lượng, giàu protein và các vi chất dinh dưỡng (kẽm, sắt, canxi, vitamin A, vitamin C):

– Sử dụng các đạm có chất lượng cao như: sữa bò, trứng, cá, các loại thịt gia súc hoặc gia cầm có màu thẫm.

+ Các thực phẩm có chứa nhiều sắt: Gan, các tạng có màu đỏ thẫm, thịt.

+ Thực phẩm giàu kẽm: lòng đỏ trứng, tôm cua, cá.

+ Thực phẩm nhiều vitamin A: Sữa mẹ, gan động vật, lòng đỏ trứng, các loại quả có màu da cam, rau có màu xanh thẫm.

+ Thực phẩm giàu vitamin C: cam, xoài, dưa, cà chua, rau xanh, xúp lơ…

+ Thức ăn nhiều canxi: sữa và các sản phẩm từ sữa – pho mat, sữa chua, bột, cá

Chú ý:

– Khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung cho trẻ ăn từ từ, từng ít một, tăng dần để trẻ quen với thức ăn mới.

– Các thực phẩm cần được nghiền nhỏ trong giai đoạn đầu, sau đó tăng dần độ thô để kích thích mọc răng.

– Cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến xong.

– Vệ sinh khi nấu: rửa tay trước khi chế biến thức ăn. Thực phẩm và dụng cụ phải sạch và bảo quản hợp vệ sinh.

* Bữa ăn bổ sung:

Trẻ 6 tháng tuổi: Bú mẹ.

+ Ngày cho trẻ ăn 1 bữa bột loãng 5% 150-200ml

+  Hoa quả nghiền: 20ml

 Trẻ 7 – 8 tháng: Bú mẹ.

+ Ngày ăn 2 bữa bột 10% mỗi bữa 200ml.

+ Hoa quả nghiền: 40ml

  Trẻ 9 – 12 tháng: Bú mẹ.

+ Ngày ăn 3 bữa bột 10%. Mỗi bữa 200ml

* Ngoài các bữa ăn bổ sung cho trẻ tiếp tục bú mẹ khi trẻ muốn.

Nếu trẻ không có sữa mẹ, trẻ cần được ăn thêm 2 bữa phụ (là thức ăn giữa các bữa chính vì vậy các bữa phụ phải chế biến, ngon miệng, giàu năng lượng và giàu chất dinh dưỡng). Các thức ăn phụ có thể là: sữa chua, sữa súp, bánh bích quy, bánh mì, hoa quả nghiền…

Bs.Trần Thị Nguyệt Nga (Trưởng khoa nội)

Bạn đang xem bài viết Phụ Nữ Mang Thai Và Cho Con Bú Dễ Bị Bệnh Trĩ trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!