Cập nhật thông tin chi tiết về Phòng Tránh Thế Nào Khi Trẻ Vị Thành Niên Có Thai Ngoài Ý Muốn ? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thực trạng vấn đề nạo phá thai vị thành niên
Thực tế cho thấy, tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai ngoài ý muốn ngày càng tăng. Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc, ước tính số ca phá thai không an toàn ở trẻ em gái tuổi từ 15 đến 19 là 3,2 triệu ca. Tại Việt Nam, theo thống kê, mỗi năm cả nước vẫn còn gần 6.000 ca nạo phá thai tuổi vị thành niên.
Tuy nhiên, đây là những con số được thống kê từ hệ thống y tế công, chưa kể con số ở các cơ sở y tế tư nhân bởi nhiều trẻ vị thành niên với tâm lý e ngại nên không dám đến các cơ sở y tế công. Vì thế, thực tế con số mang thai và nạo phá thai ở trẻ vị thành niên tại Việt Nam còn lớn hơn rất nhiều.
Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn của trẻ vị thành niên như tỷ lệ quan hệ tình dục tăng cao nhưng sự hiểu biết về các phương pháp tránh thai lại không đầy đủ, trẻ vị thành niên chưa có nhận thức đầy đủ về tác hại nguy hiểm của mang thai ngoài ý muốn…
Ngoài ra, do đa số trẻ có chu kỳ kinh không đều và trẻ vị thành niên chưa có ý thức đi khám thai sớm nên có thể phát hiện thai trễ, điều này sẽ làm tăng tai biến và biến chứng khi hút nạo thai.
Tai biến và biến chứng của nạo hút thai có thể xảy ra rất nhiều tình huống. Những biến chứng có thể phát hiện xử lý ngay như chảy máu, đau, dị ứng với thuốc, thủng tử cung… Những biến chứng âm thầm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản sau này của trẻ vị thành niên như hở eo tử cung, dính buồng tử cung, tắc ống dẫn trứng.
Việc mang thai ngoài ý muốn sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực lên tâm lý của của trẻ vị thành niên. Trước và sau khi hút – nạo thai trẻ vị thành niên luôn luôn có mặc cảm tội lỗi, tâm lý sợ hãi và sẽ ít tiếp xúc với những người xung quanh.
Trong giai đoạn này vai trò của những người thân xung quanh trẻ (đặc biệt là cha, mẹ) rất là quan trọng. Tuy nhiên, một số trường hợp mọi người lại có thái độ khinh miệt và chỉ trích nặng nề làm trẻ bị tổn thương nhiều hơn có thể dẫn đến tự kỷ đôi khi dẫn đến mắc bệnh tâm thần.
Vậy cách phòng tránh như thế nào để hạn chế việc trẻ vị thành niên mang thai ngoài ý muốn? Ngày nay, do tác động của nhiều yếu tố (phim ảnh bạn bè…) trẻ có xu hướng dễ dàng trong quan hệ tình dục. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ vị thành niên phá thai và sinh con ngoài ý muốn ngày càng tăng. Cho nên điều cần làm là giáo dục giới tính và cho trẻ biết những nguy cơ có thể xảy ra nếu có thai và phá thai có thể hạn chế được tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn.
Cung cấp và hướng dẫn sử dụng các phương pháp tránh thai là giải pháp khá tốt. Phương pháp tránh thai phù hợp nhất cho lứa tuổi này là bao cao su, viên thuốc tránh thai loại phối hợp và thuốc ngừa thai khẩn cấp.
– Việc tư vấn nên dễ nghe, dễ hiểu
Ngoài việc đưa vào chương trình giáo dục, có thể thành lập phòng tư vấn và các nơi này sẽ bảo đảm bí mật và an toàn cho trẻ.
Để ứng phó khi trẻ có thai ngoài ý muốn, nếu khi các biện pháp phòng, tránh thai nêu trên có một tỷ lệ thất bại, tức là vẫn có hiện tượng xảy ra có thai ngoài ý muốn. Cho nên vấn đề kế tiếp sau vấn đề ngừa thai là giúp trẻ phát hiện sớm nếu có thai. Khi thai còn nhỏ chúng ta có nhiều phương pháp phá thai. Phá thai khi thai còn nhỏ sẽ ít gây tai biến và biến chứng cũng như tác động tâm lý lên trẻ cũng ít hơn.
Vì thế, ngoài vấn đề tư vấn các phương pháp tránh thai, chúng ta cần tư vấn cho trẻ cách phát hiện sớm khi mang thai (các dấu hiệu như: Trễ kinh, những thay đổi trong cơ thể…).
Vai trò của các bậc phụ huynh cũng rất quan trọng. Cha mẹ cũng nên hiểu biết các vấn đề này để có thể tư vấn cho con mình, vì trẻ sẽ dễ trao đổi những thắc mắc của mình với cha mẹ hơn.
Ngoài ra, bậc phụ huynh cũng phải tạo cho trẻ có tâm lý coi mình là “bạn” để có thể tâm sự với mình khi có vấn đề. Nếu có “sự cố” người lớn nên bình tĩnh để xử lý, tránh gây tổn thương tâm lý cho các trẻ.
Nguyệt Anh (TH)
Có Thai Ngoài Ý Muốn Ở Trẻ Vị Thành Niên: Phòng Tránh Thế Nào?
Thực tế cho thấy, tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai ngoài ý muốn ngày càng tăng. Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc (2015), số trẻ em gái đã kết hôn trước tuổi 18 tại châu Á – Thái Bình Dương là 59 triệu trường hợp. Số trẻ em gái tuổi từ 15 đến 17 tại các nước đang phát triển đã từng sinh con là 20.000 trường hợp. Ước tính số ca phá thai không an toàn ở trẻ em gái tuổi từ 15 đến 19 là 3,2 triệu ca. Tại Việt Nam, theo thống kê, mỗi năm cả nước vẫn còn gần 6.000 ca nạo phá thai tuổi vị thành niên.
Nạo hút thai gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe vị thành niên.
Tuy nhiên, đây là những con số được thống kê từ hệ thống y tế công, chưa kể con số ở các cơ sở y tế tư nhân bởi nhiều trẻ vị thành niên với tâm lý e ngại nên không dám đến các cơ sở y tế công. Vì thế, thực tế con số mang thai và nạo phá thai ở trẻ vị thành niên tại Việt Nam còn lớn hơn rất nhiều.
Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn của trẻ vị thành niên như tỷ lệ quan hệ tình dục tăng cao nhưng sự hiểu biết về các phương pháp tránh thai lại không đầy đủ, trẻ vị thành niên chưa có nhận thức đầy đủ về tác hại nguy hiểm của mang thai ngoài ý muốn…
Ngoài ra, do đa số trẻ có chu kỳ kinh không đều và trẻ vị thành niên chưa có ý thức đi khám thai sớm nên có thể phát hiện thai trễ, điều này sẽ làm tăng tai biến và biến chứng khi hút nạo thai.
Những nguy hại của việc nạo hút thai
Tắc vòi trứng là một biến chứng sau nạo hút thai.
Tai biến và biến chứng của nạo hút thai rất nhiều. Những biến chứng có thể phát hiện xử lý ngay như chảy máu, đau, dị ứng với thuốc, thủng tử cung… Những biến chứng âm thầm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản sau này của trẻ vị thành niên như hở eo tử cung, dính buồng tử cung, tắc ống dẫn trứng. Hở eo tử cung làm tăng nguy cơ sinh non, trong khi đó dính buồng tử cung và tắc ống dẫn trứng sẽ làm cho bệnh nhân vô sinh. Nhiễm trùng tử cung là một biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm. Nhiễm trùng ống dẫn trứng có thể dẫn đến thai ngoài tử cung ở những lần mang thai sau.
Một vấn đề cũng khá nghiêm trọng cần được đề cập đến đó là mang thai ngoài ý muốn sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực lên tâm lý của của trẻ vị thành niên. Trước và sau khi hút – nạo thai trẻ vị thành niên luôn luôn có mặc cảm tội lỗi, tâm lý sợ hãi và sẽ ít tiếp xúc với những người xung quanh. Trong giai đoạn này vai trò của những người thân xung quanh trẻ (đặc biệt là cha, mẹ) rất là quan trọng. Tuy nhiên, một số trường hợp mọi người lại có thái độ khinh miệt và chỉ trích nặng nề làm trẻ bị tổn thương nhiều hơn có thể dẫn đến tự kỷ đôi khi dẫn đến mắc bệnh tâm thần.
Thậm chí, nhiều bạn gái khi đến tuổi trưởng thành bị ám ảnh về vấn đề nạo phá thai trước đây đã trở nên sợ hãi sex. Điều này hưởng không nhỏ tới cuộc sống hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
Phòng tránh như thế nào?
Một buổi ngoại khóa về giới tính dành cho trẻ vị thành niên.
Ngày nay, do tác động của nhiều yếu tố (phim ảnh bạn bè…) trẻ có xu hướng dễ dàng trong quan hệ tình dục. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ vị thành niên phá thai và sinh con ngoài ý muốn ngày càng tăng.
Giải pháp cấm đoán trẻ không được quan hệ tình dục ở độ tuổi này rất khó khả thi vì gia đình khó kiểm soát trẻ một cách hoàn toàn. Cho nên điều cần làm là giáo dục giới tính và cho trẻ biết những nguy cơ có thể xảy ra nếu có thai và phá thai có thể hạn chế được tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn.
Cung cấp và hướng dẫn sử dụng các phương pháp tránh thai là giải pháp khá tốt. Phương pháp tránh thai phù hợp nhất cho lứa tuổi này là bao cao su, viên thuốc tránh thai loại phối hợp và thuốc ngừa thai khẩn cấp. Bao cao su là phương pháp ngừa thai được chọn đầu tiên vì dễ sử dụng, hiệu quả cao nếu dùng đúng và quan trọng nhất là ngăn ngừa được bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, đôi khi trẻ vị thành niên ngại dùng bao cao su vì nó không mang tính bí mật. Hơn nữa, trẻ vị thành niên nữ sẽ khó thuyết phục “đối tác” của mình dùng bao cao su. Viên thuốc tránh thai loại phối hợp có hiệu quả ngừa thai khá cao và có thể điều trị những bất thường khác nếu có của trẻ vị thành niên như: chu kỳ kinh không đều, thống kinh, lạc nội mạc tử chúng tôi nhiên, cách dùng hơi phức tạp nên trẻ có thể bỏ thuốc. Thuốc ngừa thai khẩn cấp hiện nay được sử dụng rất nhiều và cách sử dụng cũng khá đơn giản hơn so với 2 phương pháp ngừa thai trên nên có thể được xem như là một phương pháp có thể dùng cho trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng viên thuốc tránh thai loại phối hợp và thuốc ngừa thai khẩn cấp không thể ngăn chặn bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đây là một vấn đề đáng quan tâm trong xã hội hiện nay. Và thuốc ngừa thai khẩn cấp không nên được dùng quá 2 lần trong 1 tháng vì nếu dùng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới sau này.
Mặt khác, một vấn đề nữa cần quan tâm khi tư vấn các phương pháp ngừa thai cho trẻ vị thành niên là nên viết cho trẻ dễ hiểu (ngôn ngữ viết và nói phải dễ hiểu đối với trẻ có trình độ cấp 2 và cấp 3). Nếu viết khó hiểu trẻ sẽ không áp dụng hoặc áp dụng không đúng. Ngoài việc đưa vào chương trình giáo dục, có thể thành lập phòng tư vấn và các nơi này sẽ bảo đảm bí mật và an toàn cho trẻ.
ThS. Nguyễn Quốc Tuấn
Và ứng phó khi trẻ có thai ngoài ý muốn
Phương pháp ngừa thai dù hiện đại đến đâu thì cũng có một tỷ lệ thất bại (ở trẻ vị thành niên tỷ lệ thất bại có thể cao hơn do hiểu biết không đầy đủ). Vì thế trẻ vẫn có nguy cơ mang thai cho dù đã áp dụng các phương pháp này. Cho nên vấn đề kế tiếp sau vấn đề ngừa thai là giúp trẻ phát hiện sớm nếu có thai. Khi thai còn nhỏ chúng ta có nhiều phương pháp phá thai. Phá thai khi thai còn nhỏ sẽ ít gây tai biến và biến chứng cũng như tác động tâm lý lên trẻ cũng ít hơn. Vì thế, ngoài vấn đề tư vấn các phương pháp tránh thai, chúng ta cần tư vấn cho trẻ cách phát hiện sớm khi mang thai (các dấu hiệu như: Trễ kinh, những thay đổi trong cơ thể…).
Mang Thai Ngoài Ý Muốn Ở Trẻ Vị Thành Niên Phải Làm Sao?
Ở tuổi vị thành niên, các bé gái hầu như chưa có sự hiểu biết đầy đủ về sức khỏe sinh sản, dẫn tới sự thiếu hiểu biết về chu kỳ kinh nguyệt, cơ chế thụ thai, các biện pháp tránh thai. Bên cạnh đó, xã hội phát triển khiến các em bị ảnh hưởng nhiều bởi lối sống phóng khoáng của người phương Tây. Tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân, sống thử ngày càng tăng. Theo thống kê, trung bình mỗi năm nước ta có tới 30 nghìn ca nạo phá thai ở lứa tuổi này, trong số đó có nhiều em nạo hút thai nhiều lần.
Bác sĩ Phòng khám Đa khoa quốc tế HCM cũng nhấn mạnh, các bạn gái tuổi VTN khi mang thai, muốn tiếp tục giữ thai và sinh đẻ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ.
-Mang thai ở tuổi VTN ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nguy cơ tử vong mẹ cao hơn so với các bà mẹ trưởng thành. Mẹ dễ bị thiếu máu, tiền sản giật, đẻ non, sẩy thai, ..Trong lúc sinh đẻ khó, dễ phải can thiệp bằng các thủ thuật và phẫu thuật
-Tỷ lệ tử vong trẻ em sinh ra do các bà mẹ VTN trong năm đầu cao hơn so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành. Con của các bà mẹ VTN thường có tỉ lệ nhẹ cân, bệnh tật, và tử vong cao gấp nhiều lần so với con của các bà mẹ trưởng thành.
Xem thêm : Phá thai an toàn cần lưu ý những gì?
-Về mặt kinh tế-xã hội, khi có thai VTN phải gián đoạn việc học hành, khó khăn về kinh tế và không kiếm được việc làm khiến các em trong tuổi VTN rơi vào bế tắc. Hạnh phúc gia đình có thể rạn nứt, dễ lâm vào cảnh éo le, ảnh hưởng đến tương lai của VTN.
Nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra khi phá thai, phương pháp phá thai an toàn được áp dụng tại Phòng khám Đa khoa quốc tế HCM có nhiều ưu điểm nổi bật, không gây đau đớn cho thai phụ, giảm thiểu đến mức tối đa những tổn thương do thủ thuật gây ra. Phương pháp phá thai an toàn là sự lựa chọn đúng đắn của chị em mang thai ngoài ý muốn.
Do các bạn nữ ở độ tuổi VTN có cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, tâm lý lo sợ khi mang thai ngoài ý muốn nên việc áp dụng phương pháp phá thai an toàn là điều cần thiết vì có thể tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng mang thai ngoài ý muốn nhưng không biết nên khắc phục ra sao, hãy liên hệ qua số điện thoại đường dây nóng (028) 392 57 111- 0168 558 1111 hoặc hệ thống [Tư vấn trực tuyến] để được các chuyên gia y tế giải đáp tận tình Phòng khám làm việc từ 8-20 giờ tất cả các ngày trong tuần, bao gồm cả lễ tết. Thời gian tư vấn trực tuyến 24/24 và hoàn toàn miễn phí.
Địa chỉ: Phòng khám Đa khoa quốc tế HCM, số 221 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TPHCM.
Những Điều Cha Mẹ Phải Làm Khi Con Mang Thai Ngoài Ý Muốn Ở Tuổi Vị Thành Niên
“Mẹ, con chết đây, con tiêu rồi, con không sống nổi nữa, con đã trót dại…” – Là những cụm từ mà đứa con gái bé bỏng đang mang đồng phục học sinh của bạn thông báo về việc con mang thai ngoài ý muốn. Làm thế nào để giải quyết vấn đề này một cách êm đẹp mà không mang lại hậu quá đáng tiếc cho con gái của bạn và tránh những cú sốc cho các thành viên trong gia đình. Đây là lúc bạn phải tỉnh táo để giúp con đưa ra lựa chọn. Hãy giúp con đưa ra lựa chọn, chứ không chọn thay cho con!
Hãy hít thở thật sâu, cố gắng bình tĩnh và hơn hết phải lắng nghe con bạn. Hãy đặt những câu hỏi như: “Sao con lại nghĩ mình có thai?”, “Hãy kể cho mẹ có chuyện gì đã xảy ra?”, hay “Con có dự định gì chưa?”. Phần lớn các em bị chậm kinh nguyệt và nghĩ rằng mình có thai. Hãy làm những kiểm tra khác tại nhà như dùng que thử thai… và cùng con đi xét nghiệm.
Trong trường hợp có thai ngoài ý muốn, con gái của bạn có 3 hướng lựa chọn sau:
1.Giữ lại đứa bé, sinh con và nuôi con một mình, hoặc nuôi con với đối tượng là cha đứa bé, hoặc với một đối tượng khác sau này.
2.Giữ lại đứa bé, sinh con cho con nuôi, hoặc gửi đến các trại mồ côi…
3.Phá thai.
Một lần nữa, tôi muốn lưu ý rằng: Hãy để cho con gái của bạn tự lựa chọn! Bạn sẽ muốn làm tất cả thay cho con, quyết định và giải quyết tất cả. Hãy giúp đỡ con bạn mọi thứ, trừ lựa chọn cuối cùng. Ở Việt Nam, có thể các bậc cha mẹ tự quyết định và làm mọi thứ, nhưng theo luật của những nước tiên tiến và họ áp dụng luật một cách triệt để. Trường hợp phá thai với lứa tuổi bất kì cần có sự đồng ý của mẹ thai nhi, còn trong trường hợp mẹ thai nhi muốn giữ lại đứa trẻ thì không ai có quyền can thiệp vào lựa chọn này. Cha của thai nhi không có quyền quyết định hay cấm đoán việc phá thai. Anh ta chỉ có quyền phản đối việc cho con nuôi.
Hãy cố gắng có một cuộc trao đổi thẳng thắn và bình tĩnh với bố đứa trẻ, cho dù bạn đang rất tức giận với anh ta.
Điều này không có nghĩa là bạn tách mình ra khỏi chuyện này, phó mặc tất cả cho con bạn và bố đứa trẻ. Con gái bạn cần sự giúp đỡ của bạn để quyết định chọn lựa một hướng giải quyết và hãy giúp con bạn nhìn thấu hậu quả mà mỗi hướng lựa chọn mang lại. Hãy cố gắng bình tình với cha đứa trẻ và nhắc nhở anh ta phải có trách nhiệm với những gì mà mình đã làm, đã gây ra với con gái của bạn. Sự bình tĩnh và tôn trọng của bạn, và của gia đình bạn đối với cha đứa trẻ, sẽ giúp xóa tan sự sợ hãi, trốn tránh trách nhiệm của anh ta.
Lý tưởng nhất trong những cuộc bàn bạc đưa ra hướng giải quyết không chỉ có cha đứa bé, mà còn cần có bố mẹ của anh ta (đặc biệt trong trường hợp anh ta không tự lập, hoặc cũng còn trẻ con như con bạn). Quyết định đưa ra không nên vội vã nhưng càng sớm càng tốt. Phá thai an toàn nhất trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Và có thể không cần tiến hành phẫu thuật nếu trong 7 tuần đầu tiên.
Nếu con gái bạn quyết định giữ lại đứa trẻ, hãy nhanh chóng ổn định tâm lý và có kế hoạch cho việc chăm sóc sức khỏe của mẹ thai nhi. Nếu con bạn quyết định cho con nuôi hoặc gửi đến những trại trẻ mô côi, bạn hãy giúp con tìm hiểu những vấn đề này; Sẽ gửi đến đâu và làm những thủ tục gì. Và đặc biệt, hãy để ý đến tâm lý của con gái bạn, hơn lúc nào hết, con cần được quan tâm, chăm sóc và yêu thương.
Đưa ra lựa chọn
Hãy giúp con lựa chọn bằng cách đưa cho con những gợi ý và thời gian suy nghĩ. Hãy hỏi con những câu hỏi mang tính trung gian và cố gắng loại bỏ ý muốn của bạn trong trường hợp này:
-Con muốn phương án nào? Giữ lại em bé rồi mình nuôi hay bỏ em bé đi?
-Lựa chọn nào phù hợp với con?
-Với mỗi lựa chọn, nó sẽ ảnh hưởng lên con như thế nào? Rồi ảnh hưởng lên bố đứa trẻ và cả cuộc sống của bố mẹ nữa?
-Kế hoạch và hy vọng của con trong tương lai là gì? Đứa trẻ có thể làm thay đổi hay ảnh hưởng nên những kế hoạch này như thế nào?
-Niềm tin tôn giáo, trách nhiệm sống, vấn đề đạo đức của con nói gì trong vấn để này?
-Lựa chọn nào sẽ giúp con tốt hơn trong tương lai, không chỉ tốt hơn trong 3 năm, 5 năm mà cả cuộc đời của con sau này?
-Con có mong muốn cho đứa bé có một gia đình không?
Nếu con quyết định giữ lại và sinh đứa trẻ
Việc sinh nở sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của con bạn. Những nghiên cứu cho thấy, các bà mẹ sinh con ở tuổi teen có thu nhập sau này thấp, luôn cần phải hỗ trợ tài chính và ít có khả năng kết hôn hơn với những người mà tự quyết định sinh con ở tuổi trưởng thành. Hãy lưu ý là con gái bạn đang ở tuổi vị thành niên từ 13-18 tuổi.
Những bé gái ở độ tuổi 13-18 tuổi vẫn có thể sinh nở an toàn và trở thành người mẹ tốt nếu được sự giúp đỡ cần thiết từ phía gia đình. Con gái của bạn vẫn cần phải có trình độ giáo dục phổ thông và tốt hơn nữa là giáo dục ở bậc đại học. Quan trọng hơn cả để giúp một bà mẹ teen thành công đó là sự cộng tác, giúp đỡ và thấu hiểu từ phía gia đình.
Con gái của bạn cần phải suy nghĩ về việc liệu con có sẵn sàng nuôi dạy đứa trẻ, sẽ cố gắng giải quyết những vấn đề tài chính, vấn đề sức khỏe… Và cố gắng học tập để trau dồi kiến thức về sinh nở, nuôi dạy con sau này.
Bạn hãy hỏi con những câu hỏi về tương lai. Khi con bạn quyết định giữ lại và nuôi đứa trẻ rồi, bạn hãy đưa ra cho con và mọi người những câu hỏi:
-Con có sẵn sàng nuôi dậy đứa trẻ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành?
-Các thành viên trong gia đình của mình sẽ giúp đỡ con chăm sóc đứa trẻ như thế nào?
-Ai có thể chăm sóc đứa trẻ, khi con ốm, con đi học hay con đi làm?
-Con có sẵn sàng đặt lợi ích của đứa trẻ trên lợi ích của con không?
-Con có sẵn sàng từ bỏ những cuộc gặp gỡ bạn bè, hội họp, vui chơi giải trí để có thời gian hơn chăm sóc con của con không?
-Riêng bản thân con và cả gia đình có áp lực gì khi con giữ lại em bé, và chúng ta vượt qua áp lực đó được không, và bằng cách nào?
-Con có thể kết hôn với bố đứa trẻ không? Nếu con không muốn con có thể làm mẹ đơn thân được không?
Hôn nhân với cha đứa bé
Bạn không nên thúc ép và bắt buộc cha đứa bé kết hôn với con gái mình, tất cả đều phải trên cơ sở tự nguyện, tình yêu cùng trách nhiệm. Việc kết hôn sớm cũng không phải là một giải pháp hay nếu trong trường hợp cha đứa bé cũng còn trẻ. Nhưng hãy xem xét trường hợp của con gái bạn một cách cụ thể và sáng suốt như tình yêu của con bạn với cha đứa bé thế nào… để nghĩ đến vấn đề hôn nhân.
Khi con bạn quyết định sinh con, nuôi dạy con ở tuổi teen, bạn và con đi vào một hành trình khám phá mới đầy khó khăn, thử thách. Bạn và con sẽ luôn phải học hỏi, khám phá nhưng đừng quá sợ sệt, lo lắng, mọi thứ rồi sẽ có cách giải quyết. Tự bản thân đứa trẻ đã là một món quà!
Nếu quyết định phá thai
Phương án cuối cùng là phá thai và con bạn lựa chọn nó. Khi lựa chọn phá thai, chủ yếu là thanh thiếu niên đang lo lắng rằng em bé sẽ thay đổi cuộc sống của họ. Con bạn không cảm thấy đủ tuổi và đủ tự tin để cung cấp cho đứa trẻ về mặt tài chính.
-Có ai gây sức ép cho con phải phá thai không?
-Con có tôn trọng những phụ nữ phá thai không?
-Con có thể bình thường sống tiếp sau khi đã phá thai không?
-Con thử nghĩ, cha đứa bé và bố mẹ nghĩ gì về việc phá thai?
-Con có chắc rằng, con muốn thoát khỏi sự mang thai này?
-Niềm tin tôn giáo, vấn đề đạo đức của con nói gì về việc phá thai này?
Các bậc cha mẹ đừng bỏ qua niềm tin tôn giáo và vấn đề đạo đức khi trẻ lựa chọn việc phá thai. Hãy giúp trẻ làm sáng tỏ vấn đề này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn đứa trẻ sẽ không có cuộc sống bình thường sau khi phá thai. Chúng bị ám ảnh bởi tiếng khóc trẻ em, những giấc mơ chết chóc… và đối mặt với vấn đề về sự hòa hợp với bạn đời sau này.
Ổn định lại cuộc sống
Không lên án và trách mắng con vì việc mang thai. Sự việc đã xảy ra, đừng nên truy tìm nguyên nhân với những câu hỏi đay nghiến: “Tại sao mày lại làm thế?”, “Tại sao lại hư đốn như vậy?”… Tốt hơn hết là tìm giải pháp và chuẩn bị cho tương lai.
Nói cho con những khó khăn mà con phải đối mặt với từng lựa chọn. Hãy để con bạn tự lựa chọn. Chúng phải có trách nhiệm với những việc mình đã làm.
Thạc sĩ tâm lý Nga Ngô
Bạn đang xem bài viết Phòng Tránh Thế Nào Khi Trẻ Vị Thành Niên Có Thai Ngoài Ý Muốn ? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!