Xem Nhiều 6/2023 #️ Phòng Ngừa Thai Nhi Nhẹ Cân, Mẹ Bầu Đã Biết? # Top 15 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Phòng Ngừa Thai Nhi Nhẹ Cân, Mẹ Bầu Đã Biết? # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phòng Ngừa Thai Nhi Nhẹ Cân, Mẹ Bầu Đã Biết? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thai nhi nhẹ cân khi chào đời phải chịu những thiệt thòi như dễ bị ngạt, viêm phổi hít phân xu, đa hồng cầu, bị hạ đường huyết trong nhiều tuần.

Những bé có trọng lượng dưới 2.5kg khi chào đời được coi là nhẹ cân. Trọng lượng của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau từ kích thước tử cung, sức khỏe, tuổi tác người mẹ… Thai nhi nhẹ cân sau khi chào đời sẽ gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sự phát triển trong tương lai. Đây cũng là vấn đề luôn được coi trọng hàng đầu ở mẹ bầu. Nếu mẹ tăng ít hơn 7 kg trong suốt thai kỳ, đứa trẻ sinh ra thường bị nhẹ cân. Tuy nhiên, nhiều thai phụ tăng cân đủ mà con vẫn còi. Để ngăn chặn việc em bé ra đời bị nhẹ cân, có rất nhiều biện pháp phòng ngừa trước và trong khi mang thai, mẹ bầu nên chú ý.

Thai nhi nhẹ cân, vì sao?

– Thiếu sắt:Trong thai kỳ, nếu không bổ sung đủ sắt qua thì quá trình dưỡng thai cũng không hiệu quả, trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân, nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp…

– Chế độ làm việc:Làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc cũng khiến sức khỏe thai phụ giảm sút, vì vậy cũng gây cản trở quá trình tăng trưởng của em bé trong bụng.

– Hút thuốc lá hoặc ngửi mùi thuốc lá:Sẽ làm giảm rõ rệt cân nặng lúc sinh của trẻ (có thể giảm cả chiều cao và vòng đầu). Do áp lực của khí CO (Carbon monoxide) đối với hemoglobin cao hơn oxy, gây thiếu oxy cho thai và gây co mạch tử cung.

– Bổ sung sớm canxi:Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Sử dụng sớm và quá nhiều, canxi sẽ đọng ở bánh rau, làm giảm chất lượng bánh rau, giảm sự trao đổi dưỡng chất, khiến thai kém phát triển, nhẹ cân khi sinh. Mẹ nếu uống quá nhiều canxi có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.

– Nhau thai có vấn đề:Có vấn đề ở nhau thai làm giảm lượng máu cung cấp cho bé. Điều này hạn chế sự phát triển của bé vì bé không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết qua nhau thai. Huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu từ mẹ sang con qua nhau thai. Nó cũng gây nên hiện tượng nhẹ cân ở bào thai.

– Mẹ có chế độ ăn không đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết, chế độ ăn không cân đối, không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai và đặc biệt là quá trình tăng cân của người mẹ trong quá trình mang thai dưới 7 kg.

– Tuổi kết hôn của mẹ dưới 18 tuổi, khoảng cách sinh quá dày, những bà mẹ trong khi mang thai phải lao động nặng nhọc, không được nghỉ trước sinh đầy đủ. Các bệnh tật của người mẹ và việc đẻ thiếu tháng cũng góp phần làm cho tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp tăng cao.

Phòng ngừa thai nhi nhẹ cân

– Giảm căng thẳng và tạo tâm lý thoải mái khi bầu bí: Bạn nên thường xuyên thực hành bài tập hít thở thoải mái và giảm căng thẳng vì stress là một trong những nguyên nhân chính khiến thai nhi bị nhẹ cân. Hãy ngồi thoải mái và hít thở sâu bằng mũi sau đó thở tất cả không khí ra qua miệng. Trong khi thở, dạ dày của bạn sẽ co bóp giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi.

– Để vẫn cung cấp đủ dưỡng chất, giúp thai nhi sinh ra không bị nhẹ cân và mẹ không béo phì, thai phụ phải có chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng khoa học. Thai phụ cũng cần sử dụng đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều bữa để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và tăng cân hợp lý. Các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, trứng sữa, chỉ nên ăn từ 150 – 170g/ngày. Trong suốt thai kỳ, thai phụ chỉ nên tăng từ 9 – 14kg, mang đa thai tăng từ 15 – 20kg.

– Bổ sung vitamin: Bổ sung đầy đủ vitamin trước khi sinh để đảm bảo cho bạn và thai nhi được hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Những chất dinh dưỡng thiết yếu nhất là: Axit folic, sắt và canxi.

– Bên cạnh dinh dưỡng, luyện tập, vận động hợp lý cũng rất có lợi cho sức khỏe của bà mẹ và em bé. Hơn nữa, luyện tập còn giúp thai nhi dễ hấp thu được nhiều oxy và phát triển tốt.

– Hãy chắc rằng bạn đi khám thai đầy đủ vì bất kỳ trục trặc nào về sức khỏe sẽ được phát hiện và can thiệp sớm.

Nguy cơ với thai nhi nhẹ cân

Ngay từ khi chào đời, trẻ nhẹ cân đã phải chịu những thiệt thòi như dễ bị ngạt, viêm phổi hít phân xu, đa hồng cầu, bị hạ đường huyết trong nhiều tuần.

Nhiều nghiên cứu khác cho thấy tình trạng chậm phát triển của thai nhi trong tử cung có ảnh hưởng lâu dài đến sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh kém hơn trẻ đủ cân. Ở lứa tuổi học đường, trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh, chỉ số phối hợp nhìn – vận động, mức độ đọc thấp hơn bé sinh đủ ký.

Các vấn đề về cư xử như kích động, kém phối hợp động tác, khó tập trung thường gặp hơn ở trẻ nhẹ cân. Trẻ nhẹ cân sinh ra từ các bà mẹ cao huyết áp, tiếp tục có đầu nhỏ hoặc vấn đề chậm phát triển thần kinh hơn trẻ đủ cân.

Thai Nhi Nhẹ Cân: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Thai Nhi Nhẹ Cân

Thai nhi nhẹ cân: Nguyên nhân và cách phòng tránh thai nhi nhẹ cân

05 Jul 2020

Thai nhi nhẹ cân là một trong những vấn đề mà các bà bầu cần đặc biệt quan tâm trong quá trình mang thai. Bởi thai nhi nhẹ cân có thể dẫn tới nhiều vấn đề thậm chí ảnh hưởng đến các cơ quan như da, xương, não của trẻ. Đây cũng chính là lý do các mẹ cần đi khám thai định kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất.

Thai nhi nhẹ cân gây ra tình trạng gì?

Thai nhi nhẹ cân hay suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng sớm nhất. Ở những trẻ này các cơ quan như da, xương, não đều bị ảnh hưởng, dễ nhận thấy nhất là khi trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

Tình trạng suy dinh dưỡng bào thai có thể khiến thai chết đột ngột do không lấy được oxy và chất dinh dưỡng. Trong 3 tháng cuối thai kỳ suy dinh dưỡng bào thai khiến não bộ thai nhi chậm phát triển dẫn tới trẻ kém thông minh.

Trong lúc chuyển dạ thai có thể chết non do ngạt hay sang chấn như gãy xương, liệt thần kinh…Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt, hạ đường máu gây rối loạn nhịp thở, hay hạ canxi dẫn tới co giật.

Sau khi sinh bé có thể xuất hiện bất thường về tiêu hóa, hạ đường huyết, hạ canxi huyết hay bị vàng da giai đoạn sơ sinh.

Những thai phụ có nguy cơ thai nhẹ cân

Tình trạng thai nhi nhẹ cân thường xuất hiện ở các nhóm sau:

Thai phụ có tiền sử đẻ con chậm phát triển trong tử cung

Thai phụ tăng cân ít hơn bình thường trong thai kỳ

Chiều cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai

Mắc các bệnh lý như cao huyết áp, đái tháo đường

Tiền sử hút thuốc lá, nghiện rượu bia, sử dụng chất kích thích

Mang song thai hoặc đa thai…

Có nhiều trường hợp dù cân nặng của mẹ vẫn tăng đều nhưng thai nhi lại bị nhẹ cân. Do vậy các mẹ bầu cần khám thai định kỳ để phát hiện nếu thai bị nhẹ cân, nguyên nhân thai nhẹ cân là do đâu…

Nguyên nhân dẫn tới tình trang thai nhi nhẹ cân

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thai nhẹ cân bao gồm:

Nhau thai kém phát triển

Nhau thai có ảnh hưởng rất lớn đến bào thai, nó kiểm soát quá trình vận chuyển hormon và dưỡng chất đến bào thai. Nếu bánh nhau nhỏ sẽ khiến quá trình vận chuyển bị giảm, khi đó thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ dẫn tới suy dinh dưỡng bào thai.

Do mẹ bổ sung sớm canxi

Canxi là dưỡng chất cần thiết cho bà bầu tuy nhiên việc sử dụng sớm và quá nhiều canxi sẽ khiến canxi đọng lại ở bánh rau. Làm giảm chất lượng bánh rau đi, giảm trao đổi dưỡng chất khiến thai nhi kém phát triển.

Thiếu sắt

Trong thai kỳ nếu không bổ sung đủ sắt sẽ khiến quá trình dưỡng thai không hiệu quả. Thai nhi sinh ra dễ bị nhẹ cân.

Ăn đêm

Theo các bác sỹ ăn đêm không những không cung cấp dưỡng chất cho thai nhi mà còn không có lợi cho cả mẹ và bé.

Do chế độ dinh dưỡng của mẹ

Thai nhi cần được cung cấp dinh dưỡng từ khẩu phần ăn của mẹ, kho dự trữ dưỡng chất của mẹ và quá trình tổng hợp dinh dưỡng ở nhau thai. Vậy nên nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ sẽ khiến thai suy dinh dưỡng. Ngược lại nếu ăn uống không khoa học hoặc quá nhiều sẽ dẫn tới thừa cân.

Chìa khóa ở đây đó chính là xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý tương ứng với từng giai đoạn phát triển của thai kỳ.

Cách phòng tránh tình trạng thai nhi nhẹ cân

Để tránh trường hợp thai suy dinh dưỡng các mẹ bầu cần:

Có chế độ ăn uống khoa học:

Bổ sung sắt, axit folic và canxi đúng thời điểm, đúng liều lượng theo khuyến nghị. Thường thì ngay khi có kế hoạch mang thai hoặc khi biết mình mang thai mẹ bầu cần bổ sung ngay sắt và axit folic.

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ bao gồm: sắt, axit folic, canxi, i-ốt, vitamin B6, B12 vitamin C, D, kẽm…

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi. Kết hợp rèn luyện các bài thể thao nhẹ nhàng.

Giữ tinh thần thoải mái dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ nhiều, tránh làm các công việc nặng nhọc.

Tránh xa rượu bia, thuốc là và các chất kích thích

Hạn chế thực phẩm chứa caffein

Để được tư vấn chi tiết các giải pháp phòng tránh tình trạng thai nhi nhẹ cân. Bạn có thể liên hệ trực tiếp phòng khám Pasteur để được tư vấn hỗ trợ chi tiết nhất nhất!

Mẹ Đã Biết Cách Nhận Biết Thai Nhi Bị Nấc Để Phòng Tránh Các Bất Thường Cho Bé?

Cách nhận biết thai nhi bị nấc chính xác như thế nào? Mẹ sẽ thấy bụng mình như bị giật giật, đặt tay lên bụng sẽ có cảm giác nghe thấy tiếng tim đang đập.

Mẹ có biết nguyên nhân khiến thai nhi nấc cụt?

Bé muốn được chào đời

Những tiếng nấc của thai nhi được cho là do bé thiếu kiên nhẫn. Nóng lòng mong nhanh chóng đến ngày được ra khỏi bụng mẹ.

Hiện tượng nấc của bé cũng là biểu hiện bé chuẩn bị cho kỹ năng bú mẹ sau này. Nếu khi bé chào đời, mẹ thấy một số vết đỏ nhỏ trên da, có thể là do bé đã tập mút. Bé tự tập bú mẹ dẫn đến bị nấc cụt nhiều như vậy.

Do chuyển động bất thường của cơ hoành

Thai nhi nấc cụt như thế nào? Giống như người lớn, thai nhinấc cụt cũng do chuyển động bất thường của cơ hoành. Vì còn bé nên thai nhi chưa tự cân bằng được nhịp nuốt và thở của mình. Khi nuốt hoặc thở, bé sẽ hít vào hoặc đẩy nước ối ra ngoài, gây ra tiếng nấc.

Cuống rốn bị chèn ép khiến thai nhi bị nấc cụt

Nếu nguyên nhân thai nhinấc cụt do cuống rốn chèn ép thì mẹ cần đặc biệt để ý. Vì có thể nó sẽ gây nguy hiểm cho bé. Khi cuống rốn bị chèn ép, nguồn cung cấp oxy bị hạn chế sẽ khiến bé nấc cụt liên tục trong thời gian dài. Nếu kéo dài tình trạng này thì mẹ cần đi khám để bác sĩ kiểm tra chính xác, tránh để lâu dẫn đến hiện tượng suy thai.

Thai nhi bị nấc trong bụng mẹ liệu có sao không?

Thai nhi nấc cụt như thế nào? Theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, nấc được được gây ra lúc thai nhi chưa cân gằng được nhịp nuốt và thở. Khi nuốt (hay thở), thai nhi hít vào (hoặc đẩy ra) một ít nước ối. Quá trình này khiến cơ hoành co thắt, dẫn tới nấc. Trong khi một số người mẹ nhận ra những cử động nhịp nhàng thì một số khác lại không thấy như vậy.

Tuy nhiên mẹ hãy yên tâm, hiện tượng thai nhi bị nấc trong bụng mẹ là hoàn toàn bình thường. Cũng giống như hiện tượng thai máy vậy. Nấc không đều cũng không phải điều đáng lo. Nấc nhiều cũng không đáng ngại vì thực tế, một số bé sơ sinh có khá nhiều cơn nấc mỗi ngày.

Cách nhận biết thai nhi nấc. Làm thế nào để mẹ phân biệt thai nhi bị nấc và thai máy?

Nhịp điệu: Cách nhận biết thai nhi bị nấc như những cú giật đều ở bụng dưới. Nếu cảm nhận được bé đang nấc, mẹ sẽ thấy bụng mình như bị giật giật, đặt tay lên bụng sẽ có cảm giác như nghe thấy tiếng tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều vọng ra từ trong bụng.

Thời gian: Thời gian em bé nấc cụt trong bụng mẹ kéo dài khoảng 3-15 phút, mỗi ngày bé có thể nấc vài ba lần. Mẹ cần quan tâm đến cách nhận biết thai nhi nấc cụt trong thời gian này. Nếu là thai máy thì những chuyển động ở bé không được đều đặn và kéo dài như khi bé bị nấc. Mẹ có thể nhìn thấy hình ảnh bé nấc thông qua siêu âm.

Mức độ: là cách nhận biết thai nhi nấc cụt phổ biến. Nếu như trong 3 tháng giữa, mức độ tác động của thai máy và khi bé nấc lên bụng mẹ đều khá nhẹ nhàng. Trong 3 tháng cuối, chúng lại có sự khác biệt rất lớn. Khi bé nấc, mẹ chỉ cảm nhận được các cử động nhẹ nhàng. Còn thai máy thì sự chuyển động rất mạnh, có lúc mẹ sẽ thấy cả bàn chân, bàn tay của bé hằn trên bụng mẹ.

Có những mẹ cảm thấy thường xuyên, còn một số mẹ thì trong suốt thai kỳ chỉ nhận thấy em bé nấc cụt trong bụng mẹ một vài lần.

Theo theAsianparent Singapore

Bạn Cần Biết Gì Khi Mang Thai Em Bé Nhỏ, Nhẹ Cân

BS CK1. NGUYỄN PHƯƠNG NAM – BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG.

Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc thường gặp của các bạn đang mang thai: 📚Các nguyên nhân tại sao thai nhỏ? 📚Làm cách nào để xác định thai nhỏ? 📚Cách làm giảm nguy cơ thai nhi phát triển không tốt? 📚Theo dõi tích cực như thế nào nếu con bạn nhỏ?

🤱THAI NHỎ NGHĨA LÀ GÌ?

Thai nhỏ là khi cân nặng ước tính trên siêu âm nằm trong 10% bé có cân nặng thấp nhất. Điều này có nghĩa là con của bạn nằm trong số 10 bé nhỏ nhất trong mỗi 100 bé.

Cân nặng con bạn bị ảnh hưởng bởi: 🍀Cân nặng và chiều cao của bạn – phụ nữ cao hơn, nặng hơn có xu hướng có con nặng hơn. 🍀Liệu bạn hay chồng bạn có từng là một bé nhỏ, nhẹ cân. 🍀Chủng tộc của bạn – chẳng hạn Nam Á xu hướng có con nhỏ hơn. 🍀Số lượng con bạn đã có – bé có xu hướng trở nên nặng hơn sau mỗi lần mang thai. 🍀Con bạn là bé trai hay bé gái – bé trai có xu hướng nặng hơn.

🤱VÌ SAO THAI CỦA TÔI LẠI BỊ NHỎ?

Con bạn có thể nhỏ do các yếu tố trên, trong trường hợp này, con bạn có khả năng khỏe mạnh. Tuy nhiên, đôi khi bé nhỏ bởi vì chúng phát triển không tốt như mong đợi. Điều này gọi là ” giới hạn phát triển” hay “chậm tăng trưởng”. Nguyên nhân của ” giới hạn phát triển” gồm: 🍀Nhau không làm việc hiệu quả – điều này có thể do các bệnh lý như tăng huyết áp hoặc tiền sản giật. 🍀Nhiễm trùng trong thai kỳ làm ảnh hưởng đến thai. 🍀Thai có vấn đề về phát triển hoặc vấn đề về gen.

🤱ĐIỀU GÌ LÀM TĂNG NGUY CƠ THAI BỊ NHỎ?

🍀Các thói quen như: hút thuốc lá, sử dụng cocaine, hoạt động quá mức, hoặc ăn uống không lành mạnh làm tăng nguy cơ thai giới hạn phát triển 🍀Bạn có khả năng cao có thai giới hạn phát triển nếu bạn trên 40 tuổi, hoặc có tăng huyết áp, các bệnh lý thận hoặc biến chứng đái tháo đường. Tiền căn sẩy thai muộn trong thai kỳ hoặc tiền căn có thai nhỏ làm tăng nguy cơ của bạn. 🍀Xuất huyết âm đạo nặng, đặc biệt trong nửa sau của thai kỳ (sau 20 tuần), có thể cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của con bạn.

🤱VẬY TÔI CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ GIẢM NGUY CƠ

Một số nguy cơ trên có thể thay đổi: 🍀Giảm hoặc ngưng hút thuốc lá. 🍀Ăn uống lành mạnh và bổ sung vitamin, bạn có thể tham khảo bài viết cách ăn uống lành mạnh và bổ sung vitamin trong thai kỳ của phòng khám Ngọc Châu. 🍀Nếu bạn có nguy cơ cao tiền sản giật, bạn nên uống aspirin liều thấp 75 mg mỗi ngày từ lúc 12 tuần cho đến khi sanh (khi có chỉ định của bác sĩ).

🤱THAI NHỎ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

🍀Nếu con bạn nhỏ nhưng khỏe mạnh, con bạn sẽ không tăng nguy cơ biến chứng sơ sinh. 🍀Nếu con bạn tăng trưởng giới hạn, con bạn sẽ tăng nguy cơ thai lưu ( bé mất trong tử cung), bệnh lý nghiêm trọng, và tử vong ngay sau khi sinh. Sự tăng trưởng giới hạn của bé càng sớm trong thai kỳ và càng nặng thì kết cục thai nhi càng xấu. Sự tăng trưởng giới hạn xảy ra muộn hơn trong thai kỳ thì kết cục thai nhi tốt hơn. 🍀Hầu hết các thai nhi bị nhiễm trùng, bị vấn đề về gen hoặc vấn đề về sự phát triển thì sẽ giới hạn tăng trưởng nặng nề và thường được phát hiện sớm. 🍀Khi bác sĩ phát hiện con bạn nhỏ, bạn sẽ được bác sĩ theo dõi sát về sự tăng trưởng và sức khỏe của thai. Bạn có thể được khuyên nên sinh sớm hơn để chắc chắn con bạn được sinh ra khỏe mạnh.

🤱LÀM THỀ NÀO ĐỂ BIẾT THAI TÔI BỊ NHẸ CÂN?

🍀Bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ bạn có thể mang thai nhẹ cân trong giai đoạn sớm của thai kỳ. 🍀Nếu bạn có nguy cơ thấp mang thai nhẹ cân, bác sĩ sẽ vẫn theo dõi sự phát triển của bé (từ 24 tuần trở lên, bề cao tử cung và siêu âm sẽ được ghi nhận lại trên biểu đồ tăng trưởng để đảm bảo rằng con bạn đang phát triển bình thường) 🍀Nếu bạn có nguy cơ cao mang thai nhẹ cân, bạn nên siêu âm thường xuyên hơn từ 26-28 tuần trở đi. 🍀Siêu âm mạch máu đến bánh nhau (siêu âm Doppler động mạch tử cung lúc 20-24 tuần, phụ thuộc vào kết quả mà bạn sẽ được khuyên khảo sát thêm nếu cần).

🤱 NẾU THAI NHẸ CÂN HOẶC KHÔNG TĂNG TRƯỞNG, CẦN LÀM THÊM NHỮNG XÉT NGHIỆM NÀO KHÁC?

🍀Những xét nghiệm sau có thể thực hiện để khảo sát thai đang khỏe mạnh: 🍀Siêu âm Doppler động mạch rốn- đo lưu lượng máu qua dây rốn 🍀Đo tim thai 🍀Đo nước ối 🍀Nếu Doppler động mạch rốn bất thường, bạn có thể cần được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa để khảo sát thường xuyên và chi tiết hơn.

🤱 THỜI ĐIỂM TỐT NHẤT CHO CON TÔI ĐƯỢC SINH RA LÀ KHI NÀO?

🍀Điều này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai và siêu âm Doppler. 🍀Quá trình khảo sát sẽ giúp bác sĩ quyết định liệu có tốt hơn cho bạn và con bạn nếu sinh ra sớm hơn so với tiếp tục dưỡng thai thêm. Nếu con bạn đang phát triển và siêu âm Doppler bình thường, tốt nhất là chờ đợi cho đến khi con bạn ít nhất được 37 tuần.

Tùy thuộc vào thời điểm sinh và cách sinh của bạn (sinh thường hay mổ lấy thai) bạn có thể được cho corticoid (thuốc hỗ trợ phổi thai nhi) trong khoảng thời gian 24-48 giờ trước đó.

🤱TÔI NÊN SINH THƯỜNG HAY SINH MỔ?

🍀Nếu không có biến chứng nào khác, bạn có thể sinh thường (sinh ngả âm đạo). Con bạn sẽ được theo dõi bằng đo tim thai trong chuyển dạ. Tuy nhiên, nếu Doppler động mạch rốn bất thường, bác sĩ có thể khuyên bạn mổ lấy thai. 🍀Nếu bạn đang chuyển dạ, nếu bạn bị ối vỡ hoặc nếu bạn ra máu âm đạo trước ngày bác sĩ hẹn sinh cho bạn, bạn nên nhập viện ngay.

🤱 TÔI NÊN SINH CON Ở ĐÂU?

Bạn nên sinh con ở nơi có đơn vị chăm sóc sơ sinh tốt. Con bạn có cần bác sĩ chăm sóc sơ sinh tùy thuộc vào tuổi thai và sinh thường hay sinh mổ. Trong trường hợp này, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn kĩ và được tham quan đơn vị chăm sóc sơ sinh. Thân chào!

Nguồn: Hiệp hội Sản Phụ khoa Canada (SOGC)

Bạn đang xem bài viết Phòng Ngừa Thai Nhi Nhẹ Cân, Mẹ Bầu Đã Biết? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!