Cập nhật thông tin chi tiết về Phòng Khám Quốc Tế Exson mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
[seasidetms_row data_shortcode_id=”0c82d32a2u” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”i35lhxxxvb” data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”][seasidetms_text shortcode_id=”006yktznop” animation_delay=”0″]
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu có nên vận động hay không? Liệu có nguy cơ bị “động thai” hay không?
Trong thai kỳ, cùng với sự phát triển của thai nhi, thói quen ăn uống và thay đổi nội tiết tố khiến cân nặng của thai phụ ngày một tăng lên, các mẹ bầu muốn vận động nhưng lại lo lắng sẽ bị “động thai”, vậy cần phải hiểu sao cho đúng về vấn đề này?
Nếu không mắc những căn bệnh yêu cầu không được vận động mạnh, không tham gia những hoạt động mạnh và nguy hiểm thì phụ nữ nên duy trì thói quen vận động khi mang thai, phụ nữ mang thai thường xuyên vận động cũng có thể dần dần phát triển thói quen vận động. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần của thai phụ mà còn tránh các biến chứng khi mang thai.
1. Phụ nữ mang thai thường xuyên vận động có thể cải thiện sức khỏe thể chất và giảm các biến chứng thai kỳ
Vận động khi mang thai có rất nhiều lợi ích. Nếu các mẹ bầu có thể tích lũy hơn 150 phút tập thể dục cường độ vừa phải mỗi tuần sẽ rất có lợi và thậm chí giảm các biến chứng thai kỳ.
Tập thể dục cũng có thể giúp phụ nữ mang thai kiểm soát cân nặng, cải thiện sức khỏe tinh thần và hình ảnh cơ thể, cũng như giảm đau lưng và đau vùng chậu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tiền sản giật, tăng huyết áp, sinh non, chuyển dạ kéo dài, bệnh ở trẻ sơ sinh và sinh mổ khẩn cấp.
2. Những môn thể thao nào phù hợp cho mẹ bầu?
Các bài tập phù hợp với hầu hết phụ nữ mang thai bao gồm: đi bộ nhanh, bơi lội, thể dục nhịp điệu dưới nước, chạy bộ chậm, chạy bộ và các bài tập aerobic khác, cũng như yoga và pilates giúp tăng cường cơ bắp và cơ sàn chậu.
Việc tập tạ chậm rãi và từ từ tăng trọng lượng tạ có thể giúp mẹ bầu thích nghi với cân nặng vào cuối thai kỳ, đây vẫn là một bài tập an toàn, nhưng nên chú ý tránh nín thở dùng sức và tăng cân quá độ để không làm giảm nhịp tim thai, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Phụ nữ mang thai nên tập thể dục mỗi ngày hoặc ít nhất 3 ngày một tuần, tích lũy hơn 150 phút tập thể dục cường độ vừa phải mỗi tuần, kết hợp với tập thể dục nhịp điệu và tập thể dục sức đề kháng, và cũng có thể kết hợp với yoga hoặc kéo duỗi.
Mỗi ngày thực hiện các bài tập cơ sàn chậu, chẳng hạn như tập thể dục Kegel, cũng có thể ngăn ngừa chứng tiểu không tự chủ. Do thay đổi nội tiết tố, dây chằng của phụ nữ mang thai sẽ trở nên khá lỏng lẻo, cường độ tập thể dục nên được thay đổi từng bước, hơn nữa nên chậm rãi tăng dần tốc độ để tránh chấn thương trong khi tập thể dục và đau vùng xương chậu dưới.
3. Các mẹ bầu vẫn nên tránh các hoạt động sau:
Các môn thể thao như bóng rổ, bóng ném và kickboxing;
Các môn thể thao dễ ngã như bóng chuyền, cưỡi ngựa, thể dục dụng cụ, xe đạp địa hình, trượt tuyết, thể thao mạo hiểm;
Các bài tập dễ gây áp lực quá lớn đến thai nhi như lặn…
Kích thích quá mức, các môn thể thao nguy hiểm như nhảy dù.
Nếu như từng nhiều lần bị sảy thai, tăng huyết áp do mang thai, tiền sử sảy thai tự nhiên, bệnh tim mạch và hô hấp từ nhẹ đến trung bình, mang thai đôi trong 28 tuần trở lên,…. các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập thể dục và tốt nhất là để các chuyên gia thiết kế cường độ tập thể dục, cũng như tập thể dục dưới sự giám sát của bác sĩ.
Nguồn: Trithucvn
Phòng khám Quốc tế EXSON 722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10. Điện thoại: 028 38 570 670
[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]
Những Dấu Hiệu Mang Thai Tuần Thứ 2 _ Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế
Rate this post
Trong thời gian qua các bác sĩ Tại Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế – Trung Tâm Y Tế Ba Đình – Hà Nội liên tục nhận nhiều câu hỏi có cùng chung thắc mắc với nội dung “dấu hiệu mang thai tuần thứ 2”. Mặc dù khó nhận biết nhưng nếu để ý, các mẹ có thể nhận ra những dấu hiệu mang thai sớm khi mới thụ thai ở tuần thứ 2.
Các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế – Trung Tâm Y Tế Ba Đình, số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội cho biết, mang thai ở tuần thứ hai là thời điểm thai làm tổ. Thời điểm này phôi thai (túi phôi), đang di chuyển vào trong tử cung và tìm một vị trí thích hợp để làm tổ trong suốt quá trình mang thai.
Để nhận biết chính xác có mang thai hay không, bạn cần thực hiện các xét nghiệm (xét nghiệm máu, nước tiểu) tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín hoặc cũng có thể tự kiểm tra bằng que thử thai. Thời điểm thử thai tốt nhất là khi mới thức dậy buổi sáng bởi lúc này nồng độ HCG (Human chorionic gonadotropin – Nội tiết tố hCG, một loại hóc môn đặc biệt quan trọng, chỉ được tiết ra khi người phụ nữ mang thai) sẽ ở mức cao nhất.
– Cảm giác như bị chuột rút, “căng cứng” ở vùng dưới xương chậu, đau vùng bụng dưới, đau lưng. Bạn cũng có thể cảm thấy đầy hơi, khó chịu,…
– Buồn nôn hoặc ốm nghén, đặc biệt là vào buổi sáng là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Rất nhạy cảm với mùi, mùi thức ăn, hoặc thậm chí chỉ cần nghĩ về nó, cho dù đó từng là món khoái khẩu của bạn, cũng có thể làm bạn thấy nhờn nhợn và không muốn ăn. Cà phê, cá, thịt đỏ, hay thậm chí những mùi hương nhẹ… cũng có thể làm cho bạn cảm thấy muốn nôn. Có một số trường hợp lại thèm ăn.
– Chị em cảm thấy ngực bị cương lên, đầy và tròn hơn và đầu ngực trở nên nhạy cảm hơn, nhũ hoa sậm màu hơn bình thường.
– Luôn có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần. Điều này là do sự gia tăng khối lượng máu và áp lực của tử cung ép xuống bàng quang bên dưới.
– Máu báo thai, một số trường hợp chị em có thể bị rò rỉ chút máu do quá trình túi phôi làm tổ ở thành tử cung.
– Ngoài những dấu hiệu trên thì những biểu hiện như: chậm kinh, hoặc không thấy kinh xuất hiện, cơ thể mệt mỏi hay thay đổi tâm trạng, dễ nóng tính hơn, mẫn cảm hơn, nói chung tâm trang thất thường,…
Khi nghi ngờ dấu hiệu có thai như đã nói ở trên, chị em có thể trực tiếp đến Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế – Trung Tâm Y Tế Ba Đình địa chỉ số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội để được các bác sĩ chuyên Sản phụ khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, kiểm tra sức khỏe thai phụ, siêu âm, xác định chính xác bạn thực sự đã có thai hay chưa và tư vấn cách chăm sóc sức khỏe tốt cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế là cơ sở y tế chuyên khoa lâu năm của Nhà nước, đến nay với hơn 50 năm phát triển Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế là địa chỉ thăm khám, chăm sóc sức khỏe sinh sản tin cậy không chỉ của nhân dân thủ đô mà cả bệnh nhân ở các tỉnh lân cận. Nhận được sự tin tưởng đó là do Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế có đội ngũ bác sĩ chuyên Sản phụ khoa chuyên môn giỏi từng làm việc tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội, nhiều năm kinh nghiệm trong thăm khám, hướng dẫn cho chị em khi mang thai tuần thứ 2. Đặc biệt, nhân viên y tế phục vụ chu đáo, tận tình nên chị em có thể yên tâm, chi phí hợp lý,…
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế được đầu tư trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, máy siêu âm 4D giúp việc chẩn đoán chính xác và hiệu quả. Dịch vụ y tế nhanh, thuận tiện, môi trường y tế thân thiện, chuyên nghiệp, chị em có thể chủ động đến thăm khám bệnh tại Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghĩ lễ, từ 8h-20h. Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế luôn sẵn sàng phục vụ mọi người.
Nếu chị em muốn được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí tại Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế hãy gọi điện theo số: (024) 38 25 55 99 – 083 66 33 399 hoặc chị em hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] các bác sĩ sẽ giải đáp cụ thể thắc mắc về dấu hiệu mang thai tuần thứ 2, hay các vấn đề phụ khoa khác một cách cụ thể cho chị em.
Dấu Hiệu Mang Thai 2 Tuần Tuổi _ Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội
Rate this post
Làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu mang thai 2 tuần tuổi? Mang thai 2 tuần tuổi có dấu hiệu như thể nào? – là thắc mắc của rất nhiều chị em gửi đến cho các bác sỹ chuyên Sản phụ khoa tại Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế – Hà Nội. Trong bài viết này, các bác sỹ chuyên khoa của Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế sẽ giúp chị em nhận biết được những dấu hiệu mang thai 2 tuần tuổi.
Các bác sỹ chuyên Sản phụ khoa tại Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế – Hà Nội cho biết rằng:
Thông thường, một thai kỳ là 40 tuần được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, nghĩa là nếu ở tuần thứ 2 thai kỳ thì mới chỉ là giai đoạn trứng rụng và chị em chưa thực sự thụ thai. Tuy nhiên ở đây, khi nói đến dấu hiệu mang thai 2 tuần tuổi là khi trứng và tinh trùng đã gặp nhau và được thụ thai 2 tuần (tương đương với 4 tuần của chu kỳ 40 tuần mang thai vì không có bất kỳ cách nào để biết chính xác thời điểm trứng làm tổ trong tử cung)
Lúc này, mặc dù rất khó để nhận ra những dấu hiệu mang thai nhưng nếu để ý đến những thay đổi của cơ thể, chị em sẽ nhận ra các dấu hiệu của việc mang thai 2 tuần tuổi, bao gồm:
+ Trễ kinh: nếu bình thường chu kỳ kinh nguyệt của chị em đều thì khi bị trễ kinh mà trước đó chị em có quan hệ tình dục nhưng không có biện pháp phòng tránh thai thì rất có thể chị em đã mang thai.
+ Đau tức ngực: Một trong những dấu hiệu mang thai dễ nhận thấy nhất khi mang thai 2 tuần tuổi là cảm giác đau tức ngực. Sau khi quan hệ được 2 tuần, nếu bạn thấy ngực có cảm giác hơi căng tức, phần nhũ hoa sậm màu hơn,…thì rất có thể bạn đã mang thai rồi đấy..
+ Tăng tiết dịch âm đạo: khi mang thai, chị em sẽ thấy dịch âm đạo của mình ra nhiều hơn bình thường.
+ Máu báo thai: khi mang thai 1-2 tuần tuổi, chị em sẽ thấy ra một ít dịch màu hồng, đây chính là máu báo chị em đã mang thai.
+ Buồn nôn, chán hoặc thèm ăn: chị em mang thai 2 tuần tuổi thường có triệu chứng buồn nôn, nôn, chán ăn hoặc thèm ăn, nhạy cảm với mùi,..
+ Đi tiểu nhiều: Mang thai 1-2 tuần, chị em cũng thường xuyên có triệu chứng đi tiểu nhiều.
+ Mệt mỏi: khi mang thai 1-2 tuần, cơ thể chị em sẽ có nhiều sự thay đổi, trong đó chị em thường có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức,…
+….
Tuy nhiên, chị em cũng cần lưu ý rằng, khi mang thai mà có những triệu chứng bất thường như: đi tiểu nhiều lần kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau, tiểu ra máu; vùng kín sưng đau, ngứa rát và ra nhiều khí hư bất thường có màu lạ, có mùi hôi khó chịu; ra máu thường xuyên, máu có màu đen sẫm; đau bụng dữ dội;… thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em đang mắc một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo – âm hộ, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm tử cung,…. Chị em cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra, tư vấn và có biện pháp can thiệp hiệu quả nhằm có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình mang thai hay những bất thường ở cơ quan sinh dục, chị em có thể đến Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế – Hà Nội để được thăm khám, tư vấn và có hướng can thiệp hiệu quả.
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế là đơn vị y tế chuyên khoa với 50 năm kinh nghiệm của Trung tâm Y tế Ba Đình trực thuộc quản lý của Sở Y tế Hà Nội với đội ngũ bác sỹ chuyên khoa giỏi và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại, máy siêu âm màu 4D, hệ thống xét nghiệm tự động, phương pháp điều trị độc đáo, thủ tục nhanh gọn, nhân viên y tế nhiệt tình và chu đáo, chi phí hợp lý và được niêm yết công khai theo đúng quy định của Sở Y tế,… Hơn 50 năm qua, các bác sỹ Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế đã chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhiều thế hệ chị em nữ giới của thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận từ việc theo dõi thai sản, siêu âm thai, đặt vòng tránh thai, kế hoạch hóa gia đình, đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần, cho đến việc điều trị các bệnh lý phụ khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục,….
Nếu còn có thắc mắc về dấu hiệu mang thai 2 tuần tuổi hay các vấn đề sản phụ khoa khác, chị em hãy nhấp chuột chọn [ Tư vấn trực tuyến] các chuyên gia y tế của Nhà hộ sinh sẽ giải đáp cụ thể hoặc gọi theo số máy: (024) 38.255.599 – 083.66.33.399 để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Mang Thai 3 Tháng Đầu Nên Và Không Nên Ăn Gì? _ Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế
Mang thai 3 tháng đầu nên và không nên ăn gì?
Rate this post
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chị em nữ giới khi mang thai 3 tháng đầu nên bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như:
– Chất đạm (protein) như : thịt, trứng, cá, sữa và các loại đậu đỗ,…. giúp cho tuyến vú và mô tử cung của bà bầu phát triển suốt thai kỳ đồng thời giúp phát triển các tế bào não của thai nhi.
– Chất sắt: Giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Sắt có nhiều trong gan, tim, cật, thịt, rau xanh và các loại hạt,…
– Canxi: Giúp hình thành hệ xương và răng vững chắc cho thai nhi. Canxi có nhiều trong sữa, trứng, cá, tôm, cua, rau xanh và đậu đỗ…
– Acid folic (vitamin B9): Acid folic có trong các loại rau như rau muống, súp lơ xanh, cải xanh, cải bó xôi, ngũ cốc,… hoặc một số loại hạt như vừng, lạc, thịt gia cầm, tim, gan động vật,… giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
– Các loại vitami như vitamin D, vitamin C, vitamin A: tốt cho việc phát triển hệ xương. Các loại vitamin có trong các loại rau xanh, hoa quả tươi, trứng, sữa,…
Bên cạnh những thực phẩm, đồ ăn, đồ uống nên dùng thì khi mang thai 3 tháng đầu, các mẹ bầu cũng cần tránh một số loại thực phẩm như:
– Thực phẩm lên men như: cà pháo, dưa chua, nem chua, măng chua,… Đây là các loại thực phẩm dễ gây ngộ độc, tiêu chảy và không đảm bảo dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi.
– Không ăn các loại thức ăn ôi thiu, tươi sống, gỏi, thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc sữa, pho mát, bơ chưa được tiệt trùng,… dễ gây ngộ độc, không tốt cho sức khỏe và có thể gây sẩy thai, thai chết lưu.
– Không nên ăn các loại cá như cá kiếm, cá ngừ, cá mập vì nó chứa hàm lượng thủy ngân cao gây ảnh hưởng đến não của thai nhi.
– Khi mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ thì không ăn các loại quả như: táo mèo, nhãn, đào, dứa hay đu đủ xanh,.. và các loại rau như rau ngót, rau ngãi cứu, rau răm và rau sam,… những loại quả và rau này có thể gây sẩy thai, thai chết lưu.
– Không sử dụng bia, rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn, các chất kích thích, đồ uống chứa cafein và cocain hay nước uống có ga,….
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý thì các bà bầu cũng cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu để tránh sẩy thai, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khám thai định kỳ và đặc biệt là khi có những dấu hiệu bất thường cần tư vấn bác sỹ chuyên khoa,…
Bạn đang xem bài viết Phòng Khám Quốc Tế Exson trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!