Xem Nhiều 6/2023 #️ Phát Hiện Sớm Thai Ngoài Tử Cung # Top 13 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Phát Hiện Sớm Thai Ngoài Tử Cung # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Hiện Sớm Thai Ngoài Tử Cung mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thai ngoài tử cung là hiện tượng thai nghén bất thường, có thể gây nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Khi nhận thấy các dấu hiệu của thai ngoài tử cung, sản phụ cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và được điều trị càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo sức khỏe và giảm thiểu khả năng ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản.

THAI NGOÀI TỬ CUNG LÀ GÌ?

Thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng (thường gặp nhất), hoặc bám phía trên buồng trứng, thậm chí nằm trong ổ bụng hay nằm tại cổ tử cung. Trong đó, thai ngoài tử cung ở vị trí ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung là nguy hiểm nhất vì khó chẩn đoán được sớm. Khi thai vỡ sẽ gây mất máu nhiều và nhanh, ảnh hưởng đến khả năng có thai sau này, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm.

Thai ngoài tử cung có thể gặp ở phụ nữ từ tuổi dậy thì đến tuổi mãn kinh nhưng đặc biệt hay gặp ở những người lấy chồng nhiều năm chưa sinh đẻ, người đã điều trị viêm nhiễm đường sinh dục và những người đã từng bị chửa ngoài tử cung trước đó.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THAI NGOÀI TỬ CUNG

Viêm vòi trứng.

Hẹp vòi trứng sau tạo hình vòi trứng.

Khối u trong lòng vòi trứng hoặc ở ngoài vòi trứng đè ép làm hẹp lòng vòi trứng.

Vòi trứng bị co thắt và có những nhu động bất thường.

Các mô sẹo từ một vết nhiễm trùng trước đó hoặc từ một cuộc phẫu thuật trên ống dẫn trứng cản trở sự di chuyển của trứng.

Những cuộc phẫu thuật trước đây ở vùng chậu hoặc trên các ống dẫn trứng có thể gây bám dính.

Sự phát triển bất thường hoặc dị tật bẩm sinh có thể gây ra bất thường trong hình dạng của ống dẫn trứng.

DẤU HIỆU ĐỂ PHÁT HIỆN THAI NGOÀI TỬ CUNG

Chậm kinh:

Chậm kinh là dấu hiệu bất cứ phụ nữ nào mang thai cũng có. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mang thai ngoài tử cung thường có kinh nguyệt không đều, có tháng bị sớm, có tháng bị muộn nên rất khó nhận biết dấu hiệu này.

Âm đạo ra máu bất thường

: Nếu phát hiện một chút máu hồng dính ở quần lót mà không phải thời điểm bị kinh nguyệt thì có thể bạn đã có thai. Tuy nhiên, ở người mang thai ngoài tử cung, hiện tượng ra máu này lại kéo dài, máu có màu đỏ thẫm. Chỉ có một số ít trường hợp mang thai ngoài tử cung không có dấu hiệu ra máu bất thường.

Đau bụng

: Khi mang thai ngoài tử cung , sản phụ sẽ thấy đau bụng tại vị trí thai làm tổ, đau bụng dưới. Nhiều người còn bị đau bụng mót rặn giống như táo bón. Tình trạng đau bụng kéo dài, đau âm ỉ khó chịu, đôi lúc có thể đau dữ dội kèm chảy máu âm đạo. Mức độ đau bụng sẽ tăng dần theo thời gian do thai ngoài tử cung phát triển.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Thai ngoài tử cung không thể di chuyển hoặc được di chuyển đến tử cung, có các phương pháp cơ bản để điều trị:

Thuốc

Phẫu thuật

Theo dõi sự thoái triển tự nhiên của thai ngoài tử cung

Tùy vào thể trạng của sản phụ, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp bởi không phải trường hợp nào cũng phải thực hiện phẫu thuật do có thể bơm thuốc tự tiêu. Vì thế, khi nhận thấy các dấu hiệu làm bạn nghi ngờ mình có thai ngoài tử cung, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra. Các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đi thực hiện các xét nghiệm cũng như cận lâm sàng để có đánh giá chính xác cũng như xác định được tình trạng của người bệnh.

Khi Quý Khách hàng đến khám tại Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương, chúng tôi tự hào có thể cung cấp cho người bệnh dịch vụ khám chữa bệnh Sản – phụ khoa tốt nhất với đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao, công tác tại các bệnh viện lớn như Từ Dũ hoặc Hùng Vương.

Lịch làm việc của các bác sĩ khoa Sản:

BS. Nguyễn Thị Kim Tuyến (Trưởng phòng khám Sản – Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương): 07h00-16h00 các ngày thứ 2,3,4,6

Ths. BS. Hồ Phạm Phương Ngân (Công tác tại Bệnh viện Hùng Vương TPHCM): 07h00-16h00 

ngày

thứ 7

Ths. BS. Nguyễn Thị Ngọc Trinh (Công tác tại Bệnh viện Từ Dũ TPHCM): 07h00-16h00 ngày thứ 5

Bs. Nguyễn Thị Nhung: 07h00-16h00 ngày Chủ nhật

Để được tư vấn và đăng ký khám, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ SĐT: 1900.299.978 hoặc đăng ký khám trực tuyến qua Fan page Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương.

Mang Thai Ngoài Tử Cung Có Giữ Được Không? Cách Phát Hiện Sớm Mang Thai Ngoài Tử Cung?

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung là trường hợp thai không làm tổ trong buồng tử cung (túi thai nằm ngoài tử cung).

Đối tượng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung?

Tất cả mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đã có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Hiện nay cứ 100 mẹ bầu thì có 9 trường hợp bị mang thai ngoài tử cung.

Phân loại thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như:

Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Y tế, khoảng hơn 95% trường hợp mang thai ngoài tử cung xảy ra ở vòi tử cung:

Cụ thể như sau:

Các thể mang ngoài tử cung

Thể mang thai ngoài tử cung chưa vỡ

Phân loại thai ngoài tử cung

Mang thai ở ống cổ tử cung

Mang thai ở sẹo mổ tử cung

Phối hợp mang thai trong tử cung với mang thai ngoài tử cung

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phân loại thai ngoài tử cung trong điều trị

Trong quy trình chuyên môn khám chữa bệnh thai ngoài tử cung do Bộ Y tế ban hành, dựa vào tình trạng kèm theo khi thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán và tiến hành điều trị cho bạn. Cụ thể có 5 chẩn đoán chính:

Triệu chứng cảnh báo nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Có một số triệu chứng cảnh báo nguy cơ mang thai ngoài tử cung bạn nên lưu ý:

Để biết chính xác bạn có mang thai ngoài tử cung hay không, bác sĩ cần phối hợp theo dõi, kiểm tra nhiều yếu tố. Do vậy, khi có tam chứng kinh điển, bạn nên đến khám và kiểm tra tại cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên môn để được điều trị kịp thời nếu chẳng may bạn mang thai ngoài tử cung.

Yếu tố nguy cơ khiến bạn mang thai ngoài tử cung

Có nhiều yếu tố nguy cơ khiến mẹ bầu bị mang thai ngoài tử cung. Qua nhiều năm theo dõi và nghiên cứu, các chuyên gia đã sắp xếp các yếu tố này thành 3 nhóm theo mức độ nguy cơ cao, trung bình và thấp. Cụ thể như sau:

Yếu tố nguy cơ cao khiến bạn mang thai ngoài tử cung là khi:

Bạn đã từng mang thai ngoài tử cung.

Bạn đã từng phẫu thuật trên vòi trứng.

Bạn có tiền sử thắt vòi trứng.

Bệnh lý tại vòi trứng.

Phơi nhiễm DES trong tử cung.

Bạn đang sử dụng dụng cụ tử cung.

Mức độ nguy cơ trung bình

Yếu tố nguy cơ trung bình khiến bạn mang thai ngoài tử cung:

Yếu tố nguy cơ thấp khiến bạn mang thai ngoài tử cung:

Tầm soát và chẩn đoán mang thai ngoài tử cung

Để chẩn đoán thai ngoài tử cung, bác sĩ cần kiểm tra theo dõi những yếu tố sau:

Bác sĩ sẽ thăm hỏi và khám lâm sàng để thu thập những thông tin cần thiết:

Chậm kinh, nhiều trường hợp không rõ vì đôi khi ra máu trước thời điểm dự báo có kinh.

Có thể choáng ngất do đau, do vỡ khối thai.

Khi kiểm tra các triệu chứng thực thể của bạn, bác sĩ sẽ thực hiện những phương pháp như khám bụng, khám bằng mỏ vịt, thăm khám âm đạo để chẩn đoán mang thai ngoài tử ung:

Bác sĩ sẽ thực hiện những nội dung sau và thu thập kết quả để chẩn đoán bệnh cho bạn:

Nhiều trường hợp không phải mang thai ngoài tử cung:

Sẩy thai, doạ sẩy thai: Siêu âm trước đó đã quan sát thấy hình ảnh túi ối trong buồng tử cung.

Viêm phần phụ: Có tình trạng nhiễm khuẩn. Để phân biệt có thể dùng xét nghiệm định lượng HCG và soi ổ bụng.

Vỡ nang noãn: Trường hợp chảy máu trong ổ bụng gây choáng thì buộc phải phẫu thuật để cầm máu và rửa ổ bụng. Thường chẩn đoán sau khi đã mở bụng.

Khối u buồng trứng: Không có dấu hiệu có thai. Triệu chứng thường xuất hiện khi có biến chứng. Thăm trong có khối cạnh tử cung nên cần siêu âm để phân biệt.

Viêm ruột thừa: Đau hố chậu phải. Có biểu hiện nhiễm trùng và rối loạn tiêu hóa. Không có phản ứng thai nghén. Phân biệt đám quánh ruột thừa với huyết tụ thành nang.

Nguyên tắc chung trong khám chữa bệnh thai ngoài tử cung

Nguyên tắc chẩn đoán mang thai ngoài tử cung

Phôi thai không nằm đúng trong tử cung.

Nguyên tắc điều trị mang thai ngoài tử cung

Điều trị mang thai ngoài tử cung

Việc điều trị mang thai ngoài tử cung (nội khoa hay ngoại khoa, hay kết hợp nội và ngoại khoa) tùy thuộc vào thể bệnh và biểu hiện lâm sàng của thai ngoài tử cung. Đây là cấp cứu sản khoa cần chẩn đoán và điều trị sớm. Cụ thể như sau:

Phẫu thuật (điều trị ngoại khoa)

Dị ứng với Methotrexat hoặc không chấp nhận điều trị Methotrexat.

Chú ý khi mổ không gây tổn thương ruột, bàng quang khi tách dính.

Thể mang thai trong ổ bụng

Phương pháp điều trị nội khoa chưa cần can thiệp ngoại khoa được áp dụng như sau:

Theo dõi thai ngoài tử cung thoái triển tự nhiên

Khoảng 3% với nồng độ Beta HCG thấp, khối thai bé.

Dùng Methotrexat toàn thân đơn liều hay đa liều

Theo dõi nồng độ Beta HCG giảm ít nhất 15% khoảng thời gian từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 sau khi tiêm.

Nếu nồng độ Beta HCG giảm ít hay không thay đổi mấy thì có thể tiêm thêm mũi Methotrexat thứ 2 hoặc phẫu thuật.

Ngừng theo dõi khi nồng độ Beta HCG dưới 10 mIU/ ml. Nhưng đôi khi có thể thấy đau bụng trở lại, thậm chí sờ thấy khối cạnh tử cung to lên, nhưng Beta HCG về bình thường thì vẫn coi là điều trị nội thành công và theo dõi thêm.

Sau điều trị 6 tháng mới được có thai trở lại.

Điều trị tại chỗ bằng cách tiêm vào phôi các chất phá hủy phôi

Chăm sóc theo dõi sau điều trị mang thai ngoài tử cung

Bác sĩ sẽ theo dõi các yếu tố:

Khi nào bạn được xuất viện

Tiêu chuẩn để bác sĩ cho bạn xuất viện là khi:

Các câu hỏi thường gặp về mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung có giữ được không?

Nếu mang thai ngoài tử cung bắt buộc bạn phải bỏ thai vì những nguy hiểm có thể xảy ra cho tính mạng của bạn. Điều trị kịp thời và đúng phác đồ sẽ giúp bạn tăng tỉ lệ có thai sau này.

Mang thai ngoài tử cung có bị tái phát sau khi mổ không?

Có. Bạn có thể bị tái phát mang thai ngoài tử cung sau khi đã điều trị.

Phụ nữ đã bị mổ khi mang thai ngoài tử cung còn có khả năng sinh sản không?

Khả năng sinh sản của những phụ nữ đã bị mổ khi mang thai ngoài tử cung là rất khó khăn: 50% bị vô sinh và 15% bị tái phát mang thai ngoài tử cung.

Với những bạn còn trẻ, chưa có đủ con, có thể phẫu thuật bảo tồn vòi tử cung, nhưng kết quả cũng rất hạn chế.

Sau khi điều trị mang thai ngoài tử cung cần lưu ý điều gì?

Có một số điều bạn cần theo dõi, cụ thể như sau:

Theo dõi tái nhập viện khi xuất hiện

Nồng độ Beta HCG không giảm hoặc tăng.

Cách Phát Hiện Sớm Mang Thai Ngoài Tử Cung Để Tránh Nguy Hiểm Tính Mạng

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng sau khi được thụ tinh không làm tổ trong tử cung mà ở ngoài vị trí khác chẳng hạn vòi trứng. Mẹ phải phát hiện sớm để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Phát hiện mình đã có thai là tin vui. Tuy nhiên, nếu con yêu không ở trong tử cung mà nằm tại một nơi khác bên ngoài thì khả năng cao là bác sĩ sẽ phải can thiệp chấm dứt thai kỳ sớm để đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng cho mình.

4 dấu hiệu giúp mẹ biết mình đã có thai nhưng bào thai không làm tổ đúng nơi

1/ Mẹ bị trễ kinh

Mẹ bị trễ kinh tầm 7 ngày mà trước đó có quan hệ “chăn gối” thì nên thử thai bằng que sớm nhất có thể. Vì dù mang thai trong hay ngoài tử cung đi chăng nữa thì vẫn cho kết quả dương tính trên que thử như nhau.

Mẹ phải phát hiện sớm mang thai ngoài tử cung để tránh bị biến chứng nguy hiểm

2/ Xem xét các dấu hiệu mang thai khác

Thai làm tổ ngoài tử cung vẫn có những biểu hiện thai nghén giống hệt như thai làm tổ trong tử cung của mẹ. Các dấu hiệu phổ biến đó là:

-Ngực căng cứng

-Hay buồn tiểu

-Đau đầu, chóng mặt, uể oải

-Buồn nôn, nôn ói.

-Chán ăn và thèm ăn một số món đặc biệt

3/ Mẹ bị đau bụng dưới Đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Mẹ cảm nhận được cơn đau khi bào thai lớn lên chèn ép các tế bào khác. Lúc này bào thai không có đủ không gian để phát triển (ví dụ ống dẫn trứng có kích thước khá nhỏ). Cơn đau bụng dưới thường đau một bên và tăng cường độ khi mẹ di chuyển, nằm ngồi ở tư thế khiến bụng dưới căng. Nó có thể đau thắt dữ dội hoặc rất nhẹ, thậm chí có người còn không cảm thấy được.

4/ Mẹ có thể sẽ bị xuất huyết âm đạo Xuất huyết khi đang mang thai là một dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ cần đi khám bác sĩ ngay (đặc biệt là khi xuất huyết nhiều hoặc xảy ra liên tục). Khi thai làm tổ và phát triển ngoài tử cung điển hình nhất là ống dẫn trứng thì ống dẫn trứng sẽ bị kéo căng hoặc dãn ra. Mẹ có thể bị xuất huyết nhẹ, xuất huyết sẽ nặng hơn khi thai nhi lớn lên tới một mức độ nào đó. Lúc này, ống dẫn trứng có thể sẽ bị vỡ ra, mẹ bị mất máu nghiêm trọng, ngất xỉu và có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Xuất huyết âm đạo là một dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung

Ngoài xuất huyết, mẹ cũng cần lưu ý tới một số dấu hiệu nghiêm trọng cần được xử lý kịp thời như đau bụng dưới dữ dội, cảm giác đầu nhẹ bẫng, chóng mắt, đột ngột tái xanh, hay loạn thần kinh. Lưu ý thêm một trường hợp ra máu khi mới mang thai nữa là “xuất huyết làm tổ”. Trường hợp này không gây nguy hiểm. Nguyên nhân là do quá trình bào thai bám dính vào thành tử cung gây ra đau bụng, ê ẩm, chảy máu nhẹ.

Các thao tác bác sĩ sẽ làm để chẩn đoán chính xác trong trường hợp mẹ nghi ngờ -Bước đầu tiền trong chẩn đoán mang thai ngoài tử cung là kiểm tra máu để xác định nồng độ β-HCG.

-Bước thứ hai là siêu âm. Nếu siêu âm không thấy dấu hiệu của phôi thai mà nồng độ β-HCG trong máu của mẹ cao hơn 1500 IU/L, bác sĩ sẽ nghi ngờ mẹ mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân là do nồng độ β-HCG của người mang thai ngoài tử cung thường cao hơn so với mang thai thông thường.

Bác sĩ sẽ siêu âm để biết mẹ có mang thai ngoài tử cung hay không

-Bước thứ ba là tiến hành siêu âm đầu dò âm đạo để tìm ra phôi thai và vị trí của phôi. Phương pháp này có thể xác định 75 – 85% các ca mang thai ngoài tử cung (tức là 75-85% các trường hợp có thể phát hiện phôi thai và vị trí của phôi).

Siêu âm đầu dò cho biết chính xác tình trạng mang thai ngoài tử cung

-Nếu kết quả siêu âm âm tính không có nghĩa là mẹ không có khả năng bị thai ngoài tử cung mà có thể là do chưa phát hiện ra phôi thai đang ẩn nấp ở vị trí nào đó trong cơ thể. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chẩn đoán nội soi (rạch một vết rất nhỏ để đặt một thiệt bị khá nhỏ vào trong bụng, lần dò bên trong vùng chậu và các cơ quan vùng bụng dưới để có thể quan sát, tìm kiếm vị trí phôi thai làm tổ). Quá trình này kéo dài trong khoảng 30-60 phút.

Cách chữa trị khi chẳng may mẹ bị thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung phải chữa trị sớm

– Khi phát hiện chính xác mẹ đã mang thai ngoài tử cung thì nên chữa trị càng sớm càng tốt.

– Không cố giữ bào thai: Nhiều mẹ thắc mắc mang thai ngoài tử cung có giữ được không. Câu trả lời là không. Mẹ sẽ phải dùng thuốc do bác sĩ kê (phổ biến nhất là tiêm methotrexate) để ngăn chặn sự phát triển của bào thai. Loại thuốc phổ biến nhất trong trường hợp này là. Thuốc này được uống hoặc tiêm vào bắp tay một hoặc vài lần tùy thuộc vào lượng thuốc cần thiết để dừng sự phát triển của thai.

Mẹ phải uống hoặc tiêm thuốc để chấm dứt mang thai ngoài tử cung

-Sau đó, mẹ được kiểm tra máu để xác định nồng độ β-HCG. Việc điều trị được xem là thành công khi nồng độ β-HCG xuống gần mức 0. Ngược lại, nếu chưa đạt mức này phải tiêm thêm.

-Trường hợp không thể dùng thuốc để khống chế sự phát triển của thai nhi thì có khả năng phải phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cố gắng cứu vãn phần ống dẫn trứng đã bị ảnh hưởng hoặc sẽ cắt bỏ nếu cần thiết. Phẫu thuật này còn được chỉ định khi thai phụ mất máu quá nhiều cần phải điều trị gấp.

Nếu thuốc không có tác dụng thì phải can thiệp phẫu thuật để chữa mang thai ngoài tử cung

Cách hay giúp mẹ phòng tránh thai làm tổ không đúng vị trí

-Hạn chế uống thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc tránh thai hằng ngày. Trường hợp mẹ uống thuốc tránh thai hằng ngày thì khi có ý định mang thai phải ngưng uống trước khoảng 2-3 tháng.

-Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất. Tăng cường các món ăn dễ thụ thai tốt cho quá trình làm tổ của phôi. Hạn chế ăn uống những thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, cà phê, rượu bia, thuốc lá…

-Đảm bảo lối sống lành mạnh, chăm chỉ vận động cơ thể, tập thể dục thể thao.

-Những người có tiền sử mang thai ngoài tử cung sẽ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn nên cần đề phòng nhiều hơn, thăm khám kĩ lưỡng.

-Vệ sinh vùng chậu sạch sẽ, tránh để viêm nhiễm, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

-Những phụ nữ thừa cân, có bất thường hoặc u ở ống dẫn trứng, từng trải qua phẫu thuật ổ bụng dưới hoặc vùng chậu, đặt vòng tránh thai, từng phẫu thuật thắt ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung… cũng phải thật cẩn trọng.

Mang thai ngoài tử cung có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị. Vì vậy, mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu để xác định tình hình, kịp thời đi khám để bác sĩ chẩn đoán và chữa trị cho mình.

.

Thai Ngoài Tử Cung Có Biểu Hiện Gì? Thai Ngoài Tử Cung Có Biểu Hiện Gì?

Thai ngoài tử cung có biểu hiện gì là quan tâm chung của rất nhiều mẹ bầu. Bởi việc nhận biết sớm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sẽ giúp mẹ và bác sĩ điều trị có quyết định tốt nhất cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh không tới được lòng tử cung mà phát triển ở 1 vị trí khác, thường gặp nhất là ở vòi tử cung hay còn gọi là vòi trứng, chiếm đến 95% hoặc ở cả buồng trứng, cổ tử cung hay ổ bụng. Tỉ lệ mang thai ngoài tử cung chiếm khoảng 0,5-1% ở các mẹ bầu.

Mang thai ngoài tử cung sẽ ngược với mang thai bình thường, vì thông thường trứng sau khi được thụ tinh sẽ phát triển trong lòng tử cung, đây là môi trường lý tưởng nhất để thai làm tổ

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Hiện chưa có nguyên nhân chính xác, nhưng các bác sĩ dự đoán mang thai ngoài tử cung có thể là do:

Viêm nhiễm vòi trứng: Thường lây truyền qua đường tình dục, tình trạng này gây tắc, hẹp vòi trứng và dễ gây ra thai ngoài tử cung

Mắc các bệnh phụ khoa: Các bệnh như khối u phần phụ, dị dạng bẩm sinh vòi trứng…cũng là lý do trực tiếp gây chửa ngoài dạ con. Vòi trứng có thể bị tắc hoặc hẹp bởi bệnh lạc nội mạc tử cung, khối u phần phụ chèn ép vòi trứng, những phẫu thuật lên vùng bụng gây dị dạng vòi trứng

Hút thuốc lá: Các nghiên cứu cho thấy, thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, sẩy thai tự nhiên mà còn gây nên hiện tượng thai ngoài tử cung ở các sản phụ.

Biến chứng của thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mẹ

Mất máu nhiều có thể đe dọa tính mạng của mẹ bầu: Nếu không phát hiện sớm thai ngoài tử cung, để thai lớn, túi thai phát triển lớn và vỡ ra sẽ tác động trực tiếp đến mạch máu tại ổ bụng, khiến xuất huyết ồ ạt. Nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến mẹ bị mất máu trầm trọng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

Khả năng bỏ thai cao: Tử cung là nơi cung cấp đầy đủ các điều kiện thuận lợi để thai nhi phát triển bình thường. Thai ở ngoài tử cung, sẽ không được cung cấp đầy đủ các điều kiện như máu và các chất dinh dưỡng để tồn tại, thai nhi sẽ khó có thể tồn tại đến lúc sinh nở.

Tăng nguy cơ bị vô sinh: Sự chậm trễ trong phát hiện và điều trị, khiến cho túi thai bị vỡ ra, nếu phẫu thuật kịp thời có thể đảm bảo tính mạng của người mẹ, nhưng không loại trừ khả năng bạn phải cắt bỏ vòi trứng. Điều này đồng nghĩa với việc người mẹ sẽ không còn khả năng mang thai.

Thai ngoài tử cung có biểu hiện gì?

Chảy máu âm đạo bất thường: Khi xuất hiện những đốm máu ở vùng kín có thể là dấu hiệu phôi thai cấy vào thành tử cung và đó là dấu hiệu sớm của việc mang thai, lúc mẹ các mẹ bầu nên thông báo sớm cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

Giảm hàm lượng hCG trong máu: Bác sĩ có thể cho bạn biết điều này khi thực hiện khám thai, thông qua dụng cụ thử thai có thể phát hiện mức hCG đang giảm dần. Nếu mức độ hCG tăng nhưng tăng rất chậm hoặc có xu hướng không thay đổi thì bạn nên thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xem có phải mình đã mang thai ngoài tử cung không.

Chuột rút: Chuột rút đi kèm với những dấu hiệu khác như đau bụng, chảy máu âm đạo… thì rất có thể bạn đã mang thai ngoài tử cung.

Khó chịu khi đi vệ sinh: đi tiểu hoặc đại tiện đều cảm thấy khó chịu, thậm chí mẹ bầu còn bị tiêu chảy.

Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: Khi thai ngoài tử cung phát triển lớn dẫn đến tình trạng bị vỡ và cần được đưa đến bệnh viện ngay. Người mẹ sẽ bị những cơn đau buốt đột ngột và dữ dội ở bụng, chóng mặt, tụt huyết áp do mất máu quá nhiều.

Đau bụng: Đau bụng dữ dội một bên là dấu hiệu sớm của việc mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng phát triển đột ngột hoặc từ từ và có thể kéo dài, mẹ bầu sẽ nhận thấy mình bị đau bụng dưới và đau một bên

Đau vai gáy khi mang thai: Những cơn đau bất thường bắt đầu từ vai cho đến cánh tay có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung bắt đầu vỡ.

Buồn nôn: Đây cũng là một biểu hiện cho thấy bạn đang mang thai ngoài tử cung. Vì ốm nghén gây nôn ói là rất phổ biến trong thai kỳ nên triệu chứng này rất khó có thể nhận biết.

Bạn đang xem bài viết Phát Hiện Sớm Thai Ngoài Tử Cung trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!