Xem Nhiều 3/2023 #️ Phải Làm Gì Khi Bà Bầu Bị Chó Cắn? # Top 8 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Phải Làm Gì Khi Bà Bầu Bị Chó Cắn? # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phải Làm Gì Khi Bà Bầu Bị Chó Cắn? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

BS. Trần Thị Minh Châu. Một chị bầu người quen của mình vừa bị chó nhà hàng xóm cắn trong lúc đi đổ rác. Chị rất lo lắng vì con chó nhà bên chẳng bao giờ được đi tiêm phòng mà cứ tối tối lại được thả rông chạy khắp xóm. Điều chị lo nhất là không biết bầu có tiêm ngừa phòng bệnh dại được không và thuốc có ảnh hưởng gì đến em bé hay không. Thú thật là mình chưa bao giờ tìm hiểu về vấn đề này nên phải ngồi lục lọi lại sách vở và tìm hiểu thêm các khuyến cáo của các tổ chức y tế trên thế giới để trả lời những câu hỏi của chị. Nay mình viết bài này hy vọng sẽ giúp giải đáp một số thắc mắc của các bạn.

1. Khi bị chó cắn, bà bầu có những nguy cơ gì?

Với một vết thương do chó hoặc mèo cắn, cào hay liếm thì có thể xảy ra các nguy cơ: nhiễm trùng, bị uốn ván, bị bệnh dại.

2. Bà bầu có tiêm ngừa phòng bệnh dại được không?

Bệnh dại là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Một khi đã bị bệnh dại, tỷ lệ tử vong là 100%. Trên thế giới chưa có thuốc điều trị mà chỉ có vắc xin dự phòng thôi. Theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới và trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bà bầu không có chống chỉ định tiêm ngừa phòng bệnh dại. Nghĩa là tiêm được nghen các bạn, bởi vì xin nhắc lại là nếu bị bệnh dại là chắc chắn tử vong. Hơn nữa, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy vắc xin phòng bệnh dại gây ảnh hưởng đến mẹ và em bé.

3. Loại vắc xin nào đang được sử dụng tại Việt Nam?

Để yên tâm hơn, mình vừa tìm hiểu xem loại vắc xin nào đang được Việt Nam sử dụng. Lấy ví dụ ở viện Pasteur chúng tôi (là trung tâm tiêm chủng lớn của miền Nam), vắc xin đang sử dụng là Verorab, sản xuất tại Pháp, là loại vắc xin phòng dại thế hệ mới đã được chứng minh là an toàn. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy vắc xin này ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và em bé.

4. Sơ cứu ban đầu khi bị chó cắn như thế nào?

Rửa kỹ vết thương bằng xà phòng đặc 20% hoặc nước muối sinh lý 0,9%.

Bôi thuốc sát khuẩn như: cồn, dung dịch iot.

Không nên băng kín vết thương.

Cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại.

Bác sĩ có thể sẽ kê thêm thuốc kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn cho bạn, huyết thanh kháng độc tố uốn ván (nếu cần), huyết thanh kháng dại nếu vết thương nặng, nhiều vết cắn xuyên thấu hoặc vết thương hở bị nhiễm nước bọt của con vật).

Bà Bầu Bị Rết Cắn Có Sao Không? Bị Rết Cắn Phải Làm Sao?

Rết có độc không? Bị rết cắn có sao không?

Rết có độc không? Rết rất độc. Đôi khi trong nhà chúng ta hay xuất hiện những côn trùng nhỏ hay bò dưới sàn nhà trong đó có con rết với hình thù đáng sợ. Rết là một loài động vật thân đốt, phần ngành nhiều chân mỗi đốt có một đôi chân. Số lượng chân của một loài rết từ dưới 20 cho đến 300 chân. Cặp kìm ở trước miệng (được hình thành từ một cặp phần phụ miêng) tiết nọc độc vào kẻ thù. Tất cả các loài rết đều có nọc độc, mức độ ngộ dộc phụ thuộc vào kích thước của chúng, số lần đốt.

Rết là một loại động vật không xương sống, là loài ăn thịt, ban ngày ần náu ở những nơi ẩm nướt, hay nấp dưới đống lá vụn hay trong đống đồ gỗ mục nát. Rết có một lớp da giữ nước rất tốt không giống như các loại côn trùng khác.

Bị rết cắn có sao không và nếu trường hợp bị rết con cắn thì phải làm sao? Các mẹ đừng quá lo lắng phải thật bình tĩnh để xử lý. Khi bị rết cắn sẽ có ba trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Rết cắn nhẹ chỉ gây ra vết thương nhỏ, không có chất độc bơm vào cơ thể. Khi đó, chúng ta có thể dùng một ít dầu gió bôi vào vết thương là được

Trường hợp 2: Nạn nhân khi đã nhiệm độc của con rết

Lưu ý: Trường hợp bà bầu bị rết cắn có sao không? Thì các mẹ khi đang mang thai không được chủ quan, nếu rết con cắn thì có thể áp dụng cách trên. Tuy nhiên bà bầu bị rết to cắn thì nên đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để được các ý bác sỹ hỗ trợ kịp thời.

Cách chữa rết cắn tại nhà theo phương pháp dân gian

Khi nạn nhân bị rết đốt có khả năng bị nhiễm độc sẽ có các biểu hiện như: cơn đau bỏng rát lan tảo khắp vùng bị thương, dẫn tới phát phát sốt nóng lạnh dẫn đến rất nguy hiểm cho bản thân.

Cách đuổi rết ra khỏi nhà

Cách diệt rết trong nhà hay đuổi rết đi rất đơn giản. Mọi người nói phòng bệnh vẫn hay hơn là chữa bệnh mọi người vẫn cận hơn. Như vậy, trong nhà nên dọn hết các vật dụng như đồ gỗ cũ, thảm, vải ướt ra ngoài hoặc kê lên cao… tránh để rết làm tổ. Không để trẻ em chơi nơi ẩm thấp có nhiều đồ đạc. gạch ngói mục cũ mà đễ bị cắn. Quang trong hơn hết chúng ta nên thực hiện dọn dẹp vệ sinh quanh nhà hàng ngày, lấp kín cống rãnh để diệt rết.

Bị Chó Cắn Khi Mang Thai Có Nên Tiêm Vacxin Không?

Phân loại vacxin phòng dại đối với mẹ bầu.

Hiện nay,theo nghiên cứu người ta chia vacxin phòng dại thành các nhóm như sau:

-Vacxin sống,giảm động lực: đây là loại vacxin cổ điển, là virus dại được nuôi cấy trong điều kiện để giảm động lực. Vacxin này không được dùng cho phụ nữ mang thai vì có thể gây dị tật ở thai.

-Vacxin bất hoạt: Đây là loại vacxin được tiêm cho mẹ mang thai mà không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe mang thai của mẹ. Tuy nhiên đáp ứng miễn dịch do vacxin nhóm này gây nên không hoàn toàn và ngắn hạn,do đó cần tiềm nhiều lần.Tronng nhóm này,sẽ có các loại vacxin sau:

+Vacxin bất hoạt bằng phenol (vacxin fermi,vacxin semple): tiêm dưới da bụng 20 mũi.

+Vacxin fuenzalida (Việt nam sản xuất):  tiêm trong da 4-6 mũi,cách 2 ngày tiêm 1 mũi ,với liều 0,2 ml/1 mũi cho người lớn và 0,1 ml/1 mũi cho trẻ em.

+Vacxin Verorab (Pháp sản xuất)  tiêm 5 lần,tiêm bắp tại cơ delta ở cánh tay,mỗi lần tiêm 1ml. Tiêm vào các ngày 0,3,7,14 và 28 kể từ ngày bị chó cắn.

Tác dụng phụ của các loại vacxin dại là gì?

Một số phản ứng phụ tại chỗ như ngứa,sưng hay tấy đỏ…một vài ngày sau sẽ tự hết.Phản ứng toàn thân có thể gặp là sốt,đau mỏi cơ khớp,mệt mỏi hoăc dị ứng,phát ban ngoài da.

Những tác dụng phụ này thường xuất hiện sau khi mẹ bầu đi tiêm mũi thứ 3, tuy nhiên những tác dụng phụ không kéo dài,hết từ 3-4 ngày.

Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được việc tiêm phòng có thể gây nên mất trí nhớ hay bị các bệnh lí về thần kinh.

Mẹ bầu ngoài tiêm vacxin dại cần chú ý điều gì?

-Khi bị chó cắn,trước khi tiến hành tiêm vacxin,mẹ cần chú ý lau rửa vết thương tránh bội nhiễm và cũng giúp làm giảm đến mức tối thiểu lượng vi rút xâm nhập. Rửa thật sạch với nước xà phòng đặc, nước muối 0,9%. Sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn và băng bó thoáng.

-Theo dõi con chó trong 10-15 ngày, nếu con chó vẫn khỏe mạnh bình thường thì có thể ngừng tiêm phòng.

-Một vài trường hợp ngoài việc tiêm phòng vacxin,mẹ bầu cũng cần tiêm thêm huyết thanh kháng dại:

+Vết thương tại vị trí đầu,mặt,cổ…,vết thương gần hệ thần kinh trung ương.

+Con chó cắn có các triệu chứng của dại trước và sau khi cắn như: sùi bọt mép,cắn càn,hung dữ,hoặc bỏ ăn,lử đử…

+Vết thương sâu,gây chảy máu dữ dội.

Ngoại trừ các trường hợp trên, thì nếu mẹ bị cắn trầy da,xây xước nhẹ,vết thương không chảy máu,không sâu,xa vị trí thần kinh trung ương,con chó không có biểu hiện gì bất thường thì chỉ cần tiêm vacxin ,theo dõi con chó mà không cần tiêm huyết thanh kháng dại.

-Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tiêm thêm vacxin phòng uốn ván nếu trong thai kì mẹ chưa tiêm mũi nào,nếu  mẹ đã tiêm rồi thì không cần thiết.

Ngày nay,chỉ duy nhất việc tiêm vacxin dại và huyết thanh kháng dại mới có thể cứu chữa được cho người bị chó dại cắn. Do đó,khi bị chó cắn,mẹ cần đi thăm khám và tiêm phòng càng sớm càng tốt, tránh trường hợp chủ quan hoặc sử dụng các bài thuốc bừa bãi,gây tỷ lệ tử vong cao ở mẹ.

Mẹ Bầu Bị Chó Cắn Có Nên Tiêm Vacxin Phòng Dại Không?

Nếu chẳng may bị chó cắn khi mang thai, mẹ có nên tiêm phòng vacxin dại hay không? Phụ nữ có thai và trẻ em mới sinh vẫn có thể tiêm phòng dại được những phải có chỉ định và theo dõi của bác sỹ chuyên khoa và nên sử dụng loại vaccin phòng dại nào.

Vacxin phòng dại

Hiện nay, vacxin phòng dại được sản xuất trên công nghệ nuôi cấy tế bào. Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Ưu điểm của loại vaccin này là có hiệu quả phòng bệnh cao, ít gây biến chứng nhưng giá thành lại khá cao. Nước ta không sử dụng loại vaccin trên do giá thành không phù hợp với thu nhập của người dân.

Ngoài ra, một phương pháp khác của vaccin phòng dại là phương pháp Fuenzalia.

Loại vaccin này được sản xuất từ não súc vật non, cụ thể là từ não chuột bạch mới đẻ. Tuy không phải là loại vaccin được chế tạo theo công nghệ hiện đại nhất nhưng loại vaccin này cũng có hiệu quả phòng dại tốt, dùng được cho cả phụ nữ mang thai và đặc biệt giá thành thấp nên được sử dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Bệnh dại nguy hiểm như thế nào?

Bệnh dại đã ghi nhận ở hơn 150 quốc gia, lãnh thổ và khu vực. Gây tử vong khi các triệu chứng biểu hiện trên cả người và động vật. Và bệnh dại ở người chỉ có thể được ngăn chặn thông qua các biện pháp như tiêm vắc- xin dại cho người ngay sau khi bị chó nghi dại cắn, bên cạnh đó cần quản lý tốt đàn chó, và tiêm vắc- xin cho chó.

Cách phòng bệnh dại dễ dàng nhất chính là việc tiêm đầy đủ mũi vắc- xin phòng dại cho trẻ em và người lớn, và chó mèo nuôi trong nhà. Đó là cách tốt nhất giúp bạn thoát khỏi dịch bệnh nguy hiểm và đáng sợ này. Việc sáng chế ra virus phòng bệnh dại là một phát minh vĩ đại của nền y học thế giới, hàng triệu “bản án tử” treo trên đầu bệnh nhân đã được phá bỏ nhờ vắc- xin phòng dại.

Vì sao cần tiêm vắc-xin phòng dại sớm?

Bệnh dại do virus dại cổ điển gây tử vong gần như 100% trên người và hiện nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chúng ta đều biết, bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây ra, bệnh gặp chủ yếu ở động vật có máu nóng (chó, mèo…), lây sang người qua đường da và niêm mạc Biểu hiện lâm sàng của bệnh chủ yếu là trạng thái kích thích tâm thần vận động (thể hung dữ) hoặc một hội chứng liệt kiểu hướng thượng (thể liệt). Khi phát bệnh, tử vong là 100%.

Tiêm phòng ngay khi bị chó cắn

Nếu lỡ bị chó cắn, thì hãy đến trung tâm y tế hay các Viện vệ sinh dịch tễ trung ương để tiêm loại vaccin này, mẹ bầu cứ yên tâm việc tiêm phòng sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi cả.

Cho đến nay, kể cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền đều khẳng định bệnh dại khi đã lên cơn đều dẫn đến tử vong 100%. Biện pháp duy nhất để cứu chữa những người bị súc vật dại cắn hoặc tiếp xúc với vi rút dại là phải tiêm vac-xin dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng có hiệu quả. Tuyệt đối không chữa bằng thuốc nam để tránh cái chết oan uổng.

Vắc xin cho phụ nữ mang thai

– Nhóm 1:

Bao gồm những vacxin hoàn toàn vô hại đối với thai, ngược lại còn tác dụng bảo vệ thai sau khi đẻ ra trong vài tháng đầu tiên nhờ chất kháng thể của mẹ có được sau khi tiêm chủng đã chuyển sang con qua hàng rào rau thai. Đó là các vacxin phòng uốn ván, vacxin chống viêm gan virút B, vacxin phòng bại liệt bào chế từ những virut đã bất hoạt, vắc xin phòng cúm .

– Nhóm 2:

Là những vắc xin có thể tiêm chủng trong một số hoàn cảnh như vacxin phòng bệnh tả (khi có dịch ở khu vực người mẹ sống), vacxin phòng bệnh dại (khi bà mẹ bị chó dại cắn hoặc chó nghi ngờ bị dại cắn), vacxin chống bệnh sốt vàng.

Vắc xin không dùng cho phụ nữ mang thai

– Nhóm 3: là các vacxin không được dùng cho các bà mẹ đang có thai, bao gồm vacxin phòng bại liệt uống (chế bằng vi rút giảm độc lực) của Sabin, vacxin chống bệnh ho gà, bạch hầu, thương hàn, sởi, quai bị và lao (BCG).

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bạn đang xem bài viết Phải Làm Gì Khi Bà Bầu Bị Chó Cắn? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!