Xem Nhiều 3/2023 #️ Ợ Nóng Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Biết # Top 8 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Ợ Nóng Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Biết # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ợ Nóng Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Biết mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Ợ nóng là gì?

Ợ nóng hay còn gọi là ợ chua là một tình trạng thường gặp ở đường tiêu hóa. Đó là cảm giác nóng rát ở vùng ngực khi dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Ợ nóng có thể là một sự khó chịu đơn thuần do dịch vị trào ngược. Đôi khi cũng có thể là một trong những triệu chứng của một bệnh lí khác. Bất kỳ nguyên nhân nào gây áp lực lên dạ dày hoặc làm yếu cơ ở thực quản đểu có thể gây ra ợ nóng. Để tìm hiểu chi tiết hơn, mời bạn tham khảo bài viết sau đây:

2. Vì sao dễ xảy ra ợ nóng khi mang thai?

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có một số thay đổi đặc thù thuận lợi cho ợ nóng xảy ra.

Yếu tố thứ hai thúc đẩy hiện tượng ợ nóng là do sự to lên của tử cung khi mang thai. Tử cung tăng kích thước và khối lượng của em bé càng lúc càng lớn sẽ chèn ép lên các cơ quan trong bụng mẹ, trong đó có dạ dày. Khi em bé càng lớn, dạ dày bị chèn ép càng nhiều. Áp lực lên dạ dày tăng dần nên dịch vị dễ trào lên thực quản hơn.

3. Ai có nhiều nguy cơ ợ nóng khi mang thai?

Khoảng 50% thai phụ có sức khỏe bình thường gặp phải triệu chứng ợ nóng. Ợ nóng xảy ra dày đặc hơn với các thai phụ bước vào ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ.

Những người phụ nữ đã từng mang thai. Tần suất ợ nóng trong thai kỳ thường nhiều hơn trong những lần mang thai sau.

Những người có thói quen hút thuốc lá chủ động hoặc thường phải hút thuốc lá bị động. Hút thuốc lá bị động nghĩa là hít phải khói thuốc từ những người hút xung quanh. Vì vậy, dù thai phụ không hút nhưng sống cùng những người hay hút thuốc thì vẫn phải chịu những tác động xấu từ khói thuốc mang lại. Những chất có trong khói thuốc góp phần gây ra tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản. Đồng thời, chúng sẽ ảnh hưởng xấu lến sức khỏe thai nhi.

Nếu tình trạng ợ nóng, khó tiêu đã thường có từ trước thì sẽ có xu hướng tăng lên khi mang thai.

4. Ợ nóng khi mang thai có gì khác biệt?

Về cơ bản, triệu chứng ợ nóng ở thai phụ không khác biệt nhiều so với người bình thường. Đó thường là cảm giác nóng rát ở ngực, ngay sau xương ức. Thường kèm theo cảm giác chua hoặc đắng ở cổ họng. Ngoài ra còn có đầy hơi, khó tiêu sau mỗi bữa ăn. Khàn giọng, ho khan nhiều vào buổi sáng,… cũng là một số dấu hiệu thường gặp.

Đa phần ợ nóng là một triệu chứng hay gặp ở người bình thường nói chung cũng như thai phụ nói riêng. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng khi có triệu chứng này. Gần như ợ nóng và khó tiêu không gây nguy hiểm gì đặc biệt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xuất hiện trong thai kỳ thường tự khỏi sau khi sinh con. Vì khi đó nội tiết trở về bình thường và ổ bụng giảm đi áp lực. Biến chứng viêm loét thực quản cũng ít khi gặp.

Tuy nhiên, một số triệu chứng nguy hiểm khác có thể bị nhầm lẫn với ợ nóng. Chẳng hạn như một cơn đau ngực do vấn đề tim mạch. Hoặc khi ợ nóng không xảy ra đơn thuần mà có nguyên nhân bệnh lí khác. Những bệnh lí mạn tính hay ác tính của đường tiêu hóa có thể ảnh hưởng trầm trọng lên sức khỏe của người mẹ. Mẹ ăn uống không đủ dưỡng chất, suy nhược không đủ sức cho cuộc chuyển dạ,…Từ đó gián tiếp tác động lên sự phát triển của thai nhi.

5. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Về nguyên tắc, những triệu chứng bất thường khi mang thai nên được lưu tâm cẩn thận. Khi có những tình trạng sau đây kèm theo ợ nóng, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn:

Ợ nóng và các triệu chứng kèm theo xảy ra thường xuyên. Đặc biệt khi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.

đau ngực không rõ nguyên nhân. Chúng khiến bạn phân vân giữa ợ nóng và vấn đề tim mạch.

Một tình trạngkhông rõ nguyên nhân. Chúng khiến bạn phân vân giữa ợ nóng và vấn đề tim mạch.

Khó nuốt vì đau, nghẹn xảy ra thường xuyên.

Tình trạng nghén xảy ra quá nhiều, nôn ói quá thường xuyên khiến thai phụ mệt mỏi. Đặc biệt nếu so với lần mang thai trước đây của bản thân thai phụ. Nôn ói, kén ăn khi nghén là tình trạng bình thường trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên khi nghén nặng và kéo dài, thậm chí khiến bạn không thể ăn uống được gì, rất có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lí ác tính khác.

Tăng cân chậm chạp, không đủ. Bình thường, trong cả thai kỳ người phụ nữ sẽ tăng khoảng 12-13kg khi mang đơn thai. Thai phụ và người nhà nên thường xuyên theo dõi thể trọng của người mẹ. Kết hợp với nghén và tình trạng ăn uống như đã đề cập, hãy đi khám ngay khi phát hiện bất thường.

Ói ra máu, đi ngoài ra máu hoặc thấy phân chuyển thành màu đen, có mùi hôi. Tình trạng này báo hiệu đường tiêu hóa có tình trạng viêm loét nghiêm trọng. 

6. Điều trị ợ nóng cho thai phụ:

Nguyên tắc điều trị ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản nói chung là kết hợp cả biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Trong đó, không dùng thuốc tức điều chỉnh chế độ ăn và lối sống được cân nhắc đầu tiên và mang lại nhiều hiệu quả về lâu dài, không ảnh hưởng đến thai nhi.

6.1 Điều trị không dùng thuốc:

khó tiêu, trào ngược dễ xảy ra hơn.

Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính. Ăn quá no khiến tình trạng đầy bụng,, trào ngược dễ xảy ra hơn.

Ăn chậm, nhai kỹ.

Uống ít nước trong lúc ăn.

Tránh khói thuốc và hạn chế rượu bia.

Ngồi thẳng khi ăn. Đặc biệt không nằm ngay sau ăn. Nên ăn tối trước khi đi ngủ trên 3 tiếng đồng hồ.

Kê đầu cao khi nằm bằng cách đặt gối dưới vai. Khoảng cách tốt nhất giữa đầu và giường là 15-30cm.

Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát. Quần áo bó sát tạo áp lực lên ổ bụng là điều kiện cho trào ngược dễ xảy ra hơn.

táo bón bằng cách ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước mỗi ngày.

Tránhbằng cách ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước mỗi ngày.

Hạn chế thực phẩm chua cay hay quá nóng, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, chocolate, soda,…

6.2 Điều trị dùng thuốc:

Bất kỳ liệu pháp dùng thuốc nào trong thai kỳ đều nên được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích cho mẹ và tác hại lên thai. Vì vậy, hãy đến cơ sở y tế để nhận được điều trị chính xác, không tự ý dùng thuốc. Quan trọng nhất là tuân thủ đúng và đều đặn đơn thuốc. Vì đây là một tình trạng mạn tính dễ dàng tái đi tái lại.

Tình trạng trào ngược nói chung ở mức độ nhẹ sẽ được điều chỉnh trước với phương pháp điều chỉnh lối sống. Nhóm thuốc antacid và alginate có thể được cân nhắc sử dụng.

Nhóm thuốc PPIs đã được chứng minh có hiệu quả và an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra khi dùng lâu dài, trẻ sinh ra có nguy cơ phát triển bệnh hen về sau. Vì vậy chỉ nên được xem xét sử dụng với các trường hợp nặng.

Một số thuốc khác dùng điều trị ợ nóng, khó tiêu, trào ngược cho người bình thường có thể gây ảnh hưởng xấu lên mẹ và thai nhi. Trong quá trình sử dụng, nên tuân thủ điều trị. Khám thai định kỳ đầy đủ để được kiểm tra sức khỏe mẹ và thai thường xuyên. Không nên tự ý sử dụng thuốc lâu dài.

Ợ nóng nói riêng và tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) nói chung là một phiền toái thường gặp trong thai kỳ. Đặc biệt là trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Sự thay đổi nội tiết của cơ thể mẹ và sự tăng trưởng trong thai nhi là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Thông thường, chúng sẽ tự lui sau khi sinh và không để lại biến chứng nguy hiểm. Thận trọng với thói quen ăn uống là biện pháp hữu hiệu trong phòng ngừa cũng như điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa

Ợ Nóng, Đau Dạ Dày Khi Mang Thai: Những Điều Cần Lưu Ý

Bà bầu phải đối mặt với những thay đổi về mặt sinh lý, nội tiết. Trong đó phải kể đến các triệu chứng của bệnh dạ dày – tá tràng: ợ nóng, buồn nôn, nôn khan, đau dạ dày, đầy hơi… gây ra không ít khó chịu cho bà bầu.

1. Nguyên nhân bà bầu bị đau dạ dày

Phụ nữ mang thai bị ốm nghén hoặc do tâm trạng lo lắng, căng thẳng quá mức cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh đau dạ dày ở bà bầu phát triển nặng hơn.

Đau dạ dày khi mang thai rất không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, tình trạng ốm nghén tiến triển do thay đổi hormone mang thai, dạ dày sẽ rất đau do thai phụ nôn nhiều và liên tục, đôi khi còn nôn khan ra nước.

Khi triệu chứng ốm nghén thoái lui thì cũng là lúc tử cung to lên khiến vị trí dạ dày trong ổ bụng thay đổi (bị đẩy lên phía trên), thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ bị ứ đọng lại, gây ra tình trạng khó tiêu, ợ nóng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày và thực quản.

2. Bà bầu bị đau dạ dày làm thế nào để cải thiện?

2.1 Kiểm soát ốm nghén

Khoảng 70% phụ nữ mang thai có triệu chứng ốm nghén, thường xuất hiện vào giai đoạn đầu của thai kỳ. Thông thường đến cuối tháng thứ 4, các triệu chứng này gần như biến mất hoàn toàn hoặc giảm đi nhiều. Để làm giảm đi các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ ốm nghén các mẹ bầu có thể:

Chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa chính (khoảng 2 tiếng ăn một lần).

Tránh những thực phẩm có mùi, thực phẩm chiên nướng, dầu mỡ sẽ làm cho tình trạng ốm nghén tệ hơn.

Ăn nhiều trái cây, rau củ, uống nhiều nước, có thể để sẵn những thực phẩm này bên mình để ăn bất cứ khi nào có thể trong ngày.

Thêm gừng, chanh vào các bữa ăn hàng ngày.

Có thể ăn bánh mì hoặc ngũ cốc nguyên chất vào buổi sáng.

Ăn ít đường và giảm ăn mặn.

2.2 Kiểm soát chứng ợ nóng

Hiện tượng ợ nóng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt thai kỳ, nhưng thường xuất hiện nhiều hơn vào những tháng cuối. Đây cũng là hiện tượng thường gặp, ở khoảng 30 – 35% phụ nữ mang thai. Bà bầu có thể làm theo một số cách sau để giảm chứng ợ nóng khi mang thai:

Tránh ăn những thực phẩm gây chứng ợ nóng như: socola, đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn cay, rượu, cà phê, bạc hà… Đặc biệt tránh ăn vào thời gian trước khi đi ngủ vì thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết nên khi nằm xuống, axit trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, gây khó chịu.

Uống sữa hay các chế phẩm sữa (sữa chua, phô mai) có thể làm giảm bớt chứng ợ nóng vì trong sữa có chứa nhiều canxi và một số chất khoáng giúp trung hòa axit trong dạ dày.

Ăn chậm, nhai kỹ.

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và không nên ăn nhiều trước khi đi ngủ.

Nằm nghiêng bên trái hoặc kê cao gối khi ngủ.

Lưu ý, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bà bầu sử dụng thuốc kháng acid do một số loại thuốc có thể làm giảm hấp thu sắt khi dùng chung.

2.3 Giảm mệt mỏi, căng thẳng

Bà bầu cần ngủ đủ giấc (đảm bảo ít nhất 8 giờ/ngày, ngủ trưa 30 phút), ngủ đúng giờ, tránh thức khuya.

Dành nhiều thời gian thư giãn, đọc sách, xem tivi, nghe nhạc…

3. Bà bầu bị đau dạ dày cần thận trọng khi dùng thuốc

3.1 Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm đau

Đây là lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe khi nhắc đến việc dùng thuốc giảm đau cho thai phụ mắc bệnh về dạ dày. Do hầu hết các thuốc đều có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Thuốc có thể từ máu mẹ thấm qua nhau thai, vào máu và gây hại cho thai.

Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành các cơ quan (tim, hệ thống thần kinh trung ương, tay, chân…), việc bà bầu sử dụng bừa bãi một số thuốc trong thời kỳ này có thể dễ gây ra dị tật, quái thai.

Ba tháng giữa thai kỳ tuy là giai đoạn thai ít nhạy cảm với thuốc, tuy nhiên vẫn có những bộ phận cơ quan của thai tiếp tục biệt hóa như: hệ thần kinh và hệ sinh dục bên ngoài, vì vậy thuốc vẫn có thể gây hại cho các bộ phận này.

Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn các bộ phận của thai đã hình thành đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện như: gan chưa thực hiện tốt chức năng chuyển hóa, thận chưa hoàn thiện chức năng đào thải… Do đó, thuốc vẫn có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và cho cả người mẹ khi sinh nở.

3.2 Một số lưu ý khi dùng thuốc cho bà bầu

Thuốc chống nôn Domperidon: phụ nữ mang thai không nên tự ý dùng thuốc chống nôn domperidon. Mặc dù, Domperidon không gây dị dạng thai nhưng lại có thể gây hiện tượng nhịp tâm thất nhanh làm nguy hiểm đến tính mạng thai phụ. Nếu người mẹ nôn nhiều có thể dùng thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin.

Thuốc chống acid, thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI): về mặt lâm sàng, khi theo dõi việc sử dụng thuốc chống acid trên thai phụ vẫn chưa thấy biểu hiện gây quái thai, dị dạng do tác động của thuốc. Do đó, có thể sử dụng thuốc nhóm này cho thai phụ nếu thật sự cần thiết.

Theo các chuyên gia, tốt nhất phụ nữ có thai nên sử dụng một số loại thảo dược từ thiên nhiên, có tác dụng thanh nhiệt, giảm tiết dịch acid trong dạ dày, giúp cải thiện những cơn đau và làm lành các vết loét ở thành niêm mạc. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường trong thai kỳ, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Ợ Nóng Và Trào Ngược Khi Mang Thai: Cần Phải Làm Gì?

Triệu chứng của ợ nóng và trào ngược khi mang thai

Một trong những triệu chứng chính của ợ nóng và trào ngược khi mang thai là cảm giác nóng rát ở giữa ngực. Nguyên nhân là do van kết nối thực quản với dạ dày bị yếu (giảm trương lực cơ) và axit dạ dày cùng dịch vị chảy ngược vào thực quản. Axit dạ dày gây ra cảm giác nóng rát ở ngực. Ngoài ra, các triệu chứng ợ nóng khác bao gồm:• Ợ• Trào lưu thực quản• Đầy hơi• Buồn nôn Những triệu chứng này có xu hướng xảy ra ngay sau khi ăn, tuy nhiên không phải lúc nào cũng ngay lập tức khi ăn xong.

Vì sao ợ nóng, trào ngược khi mang thai dễ xảy ra?

Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị ợ nóng vì một số lý do sau. Khi mang thai, theo tự nhiên, hormone progesterone được tiết ra với lượng lớn để hỗ trợ thai kỳ. Nhưng cũng do Progesterone tăng cao làm cho cơ vòng thực quản giãn ra, tạo điều kiện cho axit trào ngược lên và gây ợ nóng.Ngoài ra, tử cung đang phát triển bắt đầu gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan nội tạng khác trong thai kỳ. Áp lực đó cũng có thể đẩy thức ăn và axit dạ dày trở lại ống dẫn thức ăn.Khó tiêu và ợ nóng sẽ trở nên nặng hơn đối với những phụ nữ đã bị ợ nóng, trào ngược trước khi mang thai.

Phòng ngừa ợ nóng, trào ngược khi mang thai như thế nào?

• Trái cây họ cam quýt, như cam, bưởi và dứa

• Caffeine

• Đồ uống có ga, hoặc soda

• Thực phẩm nhiều chất béo và dầu mỡ

•Thức ăn cay

•Cà chua

•Sô cô la

Phụ nữ mang thai cũng nên ăn nhiều những bữa nhỏ thay vì ăn một bữa lớn, quá no. Nên giữ tư thế đứng trong ít nhất 20 đến 30 phút sau khi ăn. Điều này giúp ngăn không cho các chất trong dạ dày chảy ngược vào ống dẫn thức ăn. Vào ban đêm, tốt hơn là không ăn trong vòng 3 giờ sau khi đi ngủ. Đặt đầu giường lên hoặc sử dụng thêm gối để giữ cho đầu cao có thể giúp ngăn ngừa chứng ợ nóng xảy ra vào ban đêm.Tránh hút thuốc lá và uống rượu. Uống một ly sữa có thể giúp giảm triệu chứng. Nên dùng sữa ít béo hoặc không béo.

Điều trị ợ nóng ở phụ nữ mang thai

Nếu thực hiện các cách nêu trên không làm giảm các triệu chứng thì phụ nữ mang thai nên đi khám để được tư vấn và điều trị đúng cách.  Phụ nữ đang mang thai không nên tự ý dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, một số loại thuốc sau đây được đánh giá là an toàn cho thai nhi và giúp giảm triệu chứng cho người bệnh.

• Tums: Còn được gọi là canxi cacbonat. Nó được coi là an toàn trong thai kỳ. Canxi cacbonat trung hòa axit dạ dày. Người bệnh nên chắc chắn đọc hướng dẫn trên chai cho liều an toàn trong thai kỳ.

• Thuốc đối kháng thụ thể H2: Cũng được coi là an toàn trong thai kỳ. Chúng bao gồm famotidine, cimetidine và ranitidine. Đây là những loại thuốc giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày.

• Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) : giảm tiết axit dạ dày, giảm chứng ợ nóng. PPI phổ biến bao gồm pantoprazole và lansoprazole. Hầu hết các thuốc ức chế bơm proton được coi là an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, omeprazole không được khuyến cáo sử dụng.

Reviewed by Debra Rose Wilson, PhD, MSN, RN, IBCLC, AHN-BC, CHT

5 Cách Giảm Chứng Ợ Nóng Khi Mang Thai

Do sự thay đổi cơ thể khi mang thai, các mẹ bầu thường xuyên bị “làm phiền” bởi chứng ợ nóng. Để giảm cảm giác khó chịu này, mẹ phải làm gì?

1/ Bà bầu bị ợ nóng, vì đâu nên nỗi?

Ợ nóng hay còn được gọi là chứng trào ngược a-xít xảy ra với phần lớn các mẹ bầu do sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai. Ngoài cảm giác vị chua, đắng ở miệng, mẹ bầu bị ợ nóng còn cảm thấy nóng rát ở phần ngực dưới và cuống họng.

Ợ nóng khi mang thai xuất hiện chủ yếu do sự gia tăng đột ngột của hoóc-môn progesterone, có tác dụng làm giãn cơ tử cung, hỗ trợ cho sự phát triển ngày một lớn của em bé trong bụng mẹ. Trong quá trình kéo giãn của mình, progesterone cũng “nhiệt tình” làm giãn van dạ dày, khiến một lượng nhỏ a-xít tràn ra gây cảm giác nóng ran. Bên cạnh đó, progesterone cũng làm chậm quá trình co thắt, ảnh hưởng hoạt động của hệ tiêu hóa. Sự phát triển tăng dần theo thời gian của bé cưng cũng góp 1 phần nhỏ chèn ép dạ dày, đẩy các dịch vị trào ngược lên.

– Ăn ít nhưng thường xuyên: Cùng với sự phát triển của thai nhi, dạ dày của mẹ bầu cũng bị thu hẹp lại một phần đáng kể. Và việc “nạp” cùng lúc quá nhiều thực phẩm chỉ khiến cho chứng ợ nóng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng thực phẩm vừa phải. Thay vì ăn 3 bữa lớn mỗi ngày, nên chia thành 6 bữa nhỏ.

– Giới hạn thực phẩm: Loại bỏ những loại thực phẩm có thể khiến chứng trào ngược của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn các loại trái cây chứa nhiều a-xít như cam, chanh, quýt, cà chua… hoặc những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thức uống có ga, caffein…

– Tăng cường thực phẩm dạng lỏng: So với thực phẩm dạng rắn, thực phẩm dạng lỏng sẽ dễ tiêu hóa hơn. Vì vậy, tình trạng ợ nóng cũng được cải thiện hơn rất nhiều. Súp, sinh tố, sữa chua, sữa lắc… là những thực phẩm dạng lỏng nhưng có hàm lượng protein cao, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu.

– Ngủ “thông minh”: Để tránh ợ nóng, bầu không nên ăn bất cứ thứ gì ít nhất trong 3 giờ trước khi đi ngủ. Nâng cao đầu và nằm nghiêng bên trái sẽ hạn chế lượng a-xít từ dạ dày trào ngược lên.

– Nhờ trợ giúp của thuốc: Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, bầu có thể đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời. Một số loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa và chống trào ngược có thể giúp bạn trong lúc này. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ.

Bạn đang xem bài viết Ợ Nóng Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Biết trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!