Cập nhật thông tin chi tiết về Nôn Nghén Khi Mang Thai: Làm Gì Để Vượt Qua Dễ Dàng? mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thông thường, tình trạng ốm nghén chỉ xảy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ, nhưng cũng có không ít chị em phải chịu đựng cơn nghén này trong suốt 9 tháng 10 ngày. Mức độ của ốm nghén ở mỗi bà bầu cũng rất khác nhau, có người nghén nặng, có người chỉ nghén thoáng qua một vài lần.
Vì sao bà bầu bị ốm nghén?
Khứu giác của bà bầu nhạy cảm hơn
Rất nhiều phụ nữ chia sẻ rằng khi mang thai khứu giác của họ trở lên khó tính hơn, mỗi khi ngửi thấy mùi hương mạnh hoặc những mùi lạ như: nước hoa, khói thuốc lá, xăng dầu, thực phẩm… đều có thể khiến họ cảm thấy buồn nôn. Theo các nhà nghiên cứu, có một mối liên hệ giữa khứu giác với hormone estrogen ở nữ giới. Khi mức độ estrogen tăng lên trong 3 tháng đầu thai kỳ, khứu giác sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ hơn và điều này giải thích rằng tại sao chị em bầu lại hay nôn ói khi ngửi mùi lạ.
Thay đổi hệ tiêu hóa
Những thay đổi trong hệ tiêu hóa khi mang thai có thể làm nặng hơn triệu chứng ốm nghén. Trong thời gian đầu mang thai, mức độ progesterone tăng lên đáng kể, tác động lên tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển. Bên cạnh đó, progesterone còn tác động lên dạ dày, ruột và thực quản… gây ra chứng chậm tiêu hóa, tích tụ thức ăn trong dạ dày dẫn đến khó chịu, buồn nôn, nôn ói.
Nôn nghén ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
Buồn nôn khi mang thai thường là một trong những trải nghiệm gây phàn nàn nhiều nhất trong các tình trạng thai nghén của phụ nữ. Có tới 70% bà mẹ tương lai bị buồn nôn tại một số thời điểm trong thời kỳ đầu mang thai (thường bắt đầu vào tuần thứ 9 sau giao hợp). Nó không chỉ được biết đến là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà còn là triệu chứng phổ biến trong ba tháng đầu, và đôi khi còn lâu hơn.
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng nôn nghén giảm xuống vào tuần thứ 16 của thai kỳ. Tuy vậy, có tới 20% phụ nữ tiếp tục có các triệu chứng này trong suốt thai kỳ. Nôn nghén nặng có thể gây suy nhược cho người phụ nữ, thậm chí phải nhập viện.
Các biện pháp giảm nghén khi mang thai không dùng thuốc
Vitamin có thể làm buồn nôn thêm, chủ yếu là do hàm lượng sắt và kích thước viên vitamin lớn. Các tác dụng phụ phổ biến nhất từ việc sử dụng vitamin trước khi sinh là táo bón, buồn nôn và nôn. Trong ba tháng đầu, một người phụ nữ có thể dùng axit folic hoặc uống vitamin tổng hợp không chứa sắt, vì điều này có thể giúp giảm nghén khi mang thai hoặc có thể sung vitamin kèm với bánh quy hoặc uống trước khi đi ngủ. Sau này khi tình trạng nghén giảm, thai phụ có thể tiếp tục dùng vitamin tổng hợp thường xuyên.
Xúc miệng thường xuyên nếu nước bọt tiết quá nhiều
Phụ nữ nên được khuyên không nên nuốt quá nhiều nước bọt, vì điều này có thể làm tăng các triệu chứng của nôn nghén khi mang thai. Nhổ nước bọt và súc miệng thường xuyên có thể hữu ích trong việc giảm nghén khi mang thai. Bạn có thể pha nước cùng với 1 thìa cà phê soda, nó còn giúp cho việc bảo vệ răng bạn không bị bào mòn bởi acid dạ dày
Một số lời khuyên cụ thể khác giúp giảm nghén khi mang thai
Tránh thực phẩm và mùi gây buồn nôn cho bạn, nên tránh những đồ cay, nóng, nên chọn những thực phẩm có lượng protein cao
Giữ bánh quy trên giường và ăn một ít trước khi rời khỏi giường. Dành một chút thời gian cho tiêu hóa, và hoạt động từ từ khi bạn đã sẵn sàng.
Ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn trong suốt cả ngày thay vì ba bữa ăn lớn.
Ăn nhiều thực phẩm khô, đơn giản như gạo trắng, bánh mì nướng khô hoặc khoai tây nướng…cũng giúp giảm nghén khi mang thai.
Mút kẹo cứng.
Cố gắng tiêu thụ ít nhất 2 lít chất lỏng hàng ngày ( bao gồm cả nước, đồ uống, canh, v.v…) với số lượng nhỏ uống thường xuyên
Uống đủ nước giúp giảm nghén khi mang thai.
Giữ phòng thông thoáng hoặc có quạt ở gần để thở dễ dàng hơn. Nếu cả hai điều này đều không thể, hãy dành thời gian ra ngoài để có được không khí trong lành.
Nghỉ ngơi nhiều hơn. Lắng nghe cơ thể của bạn khi bạn cảm thấy mệt mỏi, và thử nằm xuống thư giãn.
Ngửi gừng hoặc chanh, hoặc uống rượu gừng hoặc nước chanh, có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng đã được báo cáo có tác dụng giảm nghén khi mang thai tương đương với vitamin B6 và an toàn cho suốt thai kỳ
Giữ một cuốn nhật ký khi bạn cảm thấy tồi tệ hơn và khi bạn cảm thấy tốt hơn. Nếu có một mô hình hàng ngày, bạn có thể tìm thấy một thời gian cụ thể mỗi ngày khi bạn có thể ăn hoặc uống mà không cần thử lại.
Nói chuyện với ai đó hiểu và sẽ lắng nghe những gì bạn đang trải qua có thể thực sự có ích.
Các biện pháp giảm nghén khi mang thai có sử dụng thuốc
Lưu ý: Chỉ dùng các loại thuốc theo bác sĩ kê đơn.
Ốm nghén – Cần phải đến gặp bác sĩ khi bạn có các biểu hiện sau
Sút cân, suy kiệt nghiêm trọng trong thời gian ngắn.
Nôn nghén kéo dài sau thời kỳ 3 tháng đầu.
Nôn nghén quá mức, khiến bạn không thể sinh hoạt bình thường được.
Nôn nghén nặng kèm bụng lớn quá nhanh so với tuổi thai (gợi ý tình trạng chửa trứng).
Đi tiểu lượng rất ít hoặc nước tiểu có màu đỏ sẫm
Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng dậy
Như vậy, giảm nghén khi mang thai góp phần mang lại cho phụ nữ một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và thoải mái về tâm lý. Khi có bất kỳ lo lắng nào về việc nghén khi mang thai, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn về sức khỏe, tâm lý và chỉ định các biện pháp giúp giảm nghén khi mang thai.
Những Món Ăn Giúp Mẹ Bầu Vượt Qua Cơn Ốm Nghén Dễ Dàng
Nghén là triệu chứng mà hầu hết chị em phụ nữ đều gặp phải khi mang thai. Các triệu chứng ốm nghén thường gặp là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, thậm chí có người nôn quá nặng đến mức không dám ăn uống gì. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, muốn hạn chế cơn ốm nghén không có cách nào tốt hơn bằng việc mẹ bầu tích cực ăn uống.
Thực phẩm chính là những “phương thuốc” hiệu quả nhất giúp mẹ bầu mau lấy lại sự khỏe khoắn và vượt qua tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên, bị ốm nghén nên ăn gì thì không phải mẹ bầu nào cũng biết.
Bà bầu ốm nghén nên ăn gì?
Trái cây chính là “trợ thủ” đắc lực của mẹ bầu trong việc giảm thiểu các cơn ốm nghén. Để giảm bớt triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một số loại trái cây sau đây:
Một trong những loại trái cây mát lành và đầy lợi ích cho sức khỏe phải kể đến chính là thanh long. Với lượng vitamin phong phú, thanh long giúp mẹ không bị thiếu hụt những chất vi lượng cần thiết cho thai kỳ. Đồng thời, bà bầu ăn thanh long sẽ giúp cung cấp chất xơ cho cơ thể, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó làm giảm triệu chứng đầy hơi và buồn nôn.
Bà bầu ăn nho sẽ giúp cải thiện cơn ốm nghén (Nguồn: Internet)
Nếu mẹ bầu có cảm giác nôn nao, khó chịu nơi cổ họng, ăn một ít nho sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn. Với vị chua ngọt tự nhiên, nho có khả năng đẩy lùi khó chịu nhanh chóng. Đây cũng là một loại trái cây tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa của mẹ bầu vì chứa nhiều vitamin C, đường glucose và chất xơ.
Cam là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể. Đồng thời các thành phần trong cam cũng giúp mẹ bầu hấp thu tối đa sắt từ thực phẩm cung cấp cho cơ thể vào bào thai. Cam có vị chua ngọt và mùi thơm dễ chịu sẽ giúp mẹ bầu đối phó hiệu quả với cơn ốm nghén. Với cam, mẹ có thể ăn cam tươi hoặc ép lấy nước uống ngày 1 – 2 ly.
Chuối giàu vitamin C và B6, chất xơ và kali. Đây là những dưỡng chất cần thiết giúp mẹ bầu khỏe mạnh, đối phó hiệu quả với chứng táo bón trong thai kỳ. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, vitamin B6 còn có tác dụng giảm những cơn buồn nôn khi mang thai.
Dứa chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Dứa cũng chứa gần 70% lượng mangan cần thiết cho cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và các mô liên kết. Đặc biệt, chất xơ trong dứa còn giúp ngăn ngừa táo bón.
Tuy nhiên, bà bầu muốn ăn dứa cần phải biết cách ăn đúng thời điểm, tuyệt đối không ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ vì trong dứa có chứa enzym bromelain gây kích thích cổ tử cung, dẫn đến các cơn co thắt tử cung. Ngoài ra, chất bromelain cũng gây ra rát lưỡi, hoặc bị dị ứng phát ban, khó thở.
Ngoài trái cây thì một số món ăn sau đây cũng rất tốt trong việc làm giảm triệu chứng ốm nghén của mẹ bầu:
Những mẹ thường xuyên bị ốm nghén nên ăn một ít những món lạnh như kem trái cây. Thực tế cho thấy, việc ăn những loại thực phẩm cay nóng chỉ làm cho tình trạng càng tồi tệ. Nếu có thể, mẹ nên tự làm một số món kem đơn giản bằng cách ép nước trái cây và để đông đá.
Nếu thích nhai những miếng trái cây giòn, ngọt thì mẹ chỉ cần thái nhỏ trái cây và trộn cùng sữa rồi cho vào khuôn làm kem. Chỉ mất 15 phút chuẩn bị và đông lạnh vài giờ là mẹ đã có được món ăn vừa thơm ngon vừa giúp mẹ sẵn sàng vượt qua những cơn nghén thường trực.
Các loại bánh quy rất thích hợp cho mẹ bầu thường bị ốm nghén vào buổi sáng (Nguồn: Internet)
Bánh mặn là một trong những vị cơ bản mà cơ quan vị giác có thể cảm nhận được. Vì thế, những món có vị mặn sẽ là “cứu tinh” của các mẹ đang chịu đựng cảm giác buồn nôn. Có rất nhiều loại bánh dành cho bà bầu mà mẹ có thể thử và bánh quy là một trong những món ăn thích hợp cho buổi sáng của mẹ.
Tuy nhiên cần lưu ý, ăn quá mặn có thể khiến mẹ bị tăng huyết áp, vì thế đừng nên ăn quá nhiều bánh mặn, thay vào đó hãy bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm để cơ thể không bị thiếu chất.
Một trong những đáp án đơn giản nhất cho câu hỏi ốm nghén nên ăn gì chính là các món ăn từ ngũ cốc nguyên hạt. Chúng là thành phần chính trong thực đơn hàng ngày của tất cả mọi người và cũng rất hiệu quả trong việc đẩy lùi khó chịu do ốm nghén. Thành phần chất bột đường trong ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, giảm ợ nóng, trào ngược cho mẹ.
Với những mẹ bầu bị ốm nghén nặng thì hãy thử ăn những món ăn sau đây:
Chuẩn bị: 15g ý dĩ, 100g gạo, 100 gừng, 20g đường đỏ.
Cách nấu: Ý dĩ, gạo xay thành bột, gừng giã nhỏ cho vào nồi, thêm nước đun trên lửa nhỏ cho sôi kỹ, đến khi chín nhừ cho đường đỏ vào khuấy đều, chờ đến khi cháo sôi lại lần nữa là được.
Cháo ý dĩ nên ăn vào lúc nóng, ngày ăn 2 lần khi bụng đói. Bà bầu bị nghén nặng ăn liên tục 3 ngày.
Chuẩn bị: 5 quả (50g) sấu, 200g sườn lợn, 100g bí xanh, bột gia vị vừa đủ.
Cách nấu: Sấu cạo vỏ rửa sạch, sườn lợn rửa sạch chặt miếng ướp gia vị rồi xào chín, cho tất cả vào nồi, thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ. Bí xanh bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng. Khi sườn lợn đã nhừ, cho bí xanh vào đun sôi là được.
Trước khi ăn mẹ nên dầm nát sấu, ăn ngày 2 lần vào lúc đói hoặc ăn với cơm. Bà bầu bị nghén nặng nên ăn 3 ngày liên tiếp.
Chuẩn bị: 1 khúc khoảng 300g cá trắm cỏ, quả me, cà chua, 100g rau cải trắng, dầu ăn, bột ngọt, gia vị vừa đủ.
Cách nấu: Cá rửa sạch, bổ đôi ướp gia vị trong 20 phút. Quả me cạo vỏ ngoài, cà chua rửa sạch thái miếng, rau cải trắng rửa sạch thái nhỏ. Cho cá, cà chua, dầu ăn vào nồi xào, cho cà chua vào xào tiếp, dầm nát cà chua, đổ nước vừa đủ, đun sôi rồi thả quả me vào, đun tiếp khi quả me chín thì cho rau cải trắng vào đảo đều, canh sôi lại thêm bột ngọt vừa ăn là được.
Nên ăn vào lúc đói, ngày ăn 1 lần, ăn liền trong 3 ngày.
Tài liệu tham khảo
6 loại bánh cho bà bầu ăn vặt trong thai kỳ : Bánh cho bà bầu là món ăn được rất nhiều chị em yêu thích vì tính tiện lợi và ngon miệng. Vậy có những loại bánh nào bà bầu có thể ăn được, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mang Thai 38 Tuần Mẹ Bầu Nên Ăn Gì Để ‘Vượt Cạn’ Dễ Dàng?
Nguyên tắc dinh dưỡng khi mang thai 38 tuần
Nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5 đến 6 bữa thay vì 3 bữa chính. Đặc biệt chú ý, không nên bỏ bữa hay nhịn ăn trong thời gian dài.
Cung cấp thêm cho cơ thể những thực phẩm giàu canxi để hệ xương chắc khỏe, đồng thời chuẩn bị cho việc cho con bú sau này.
Uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày, tức 11 đến 12 lần uống 200 ml. Trong đó, bao gồm cả sữa, súp, nước ép trái cây và nước sôi để nguội. Đặc biệt, nên uống nước nhiều hơn khi thời tiết nóng hay vừa hoạt động thể chất.
Hạn chế ăn đồ nhiều chất béo, dầu mỡ, để tránh tăng cân quá nhiều. Chỉ nên nạp thêm những chất béo lành mạnh.
Ăn nhiều trái cây và rau để ngăn ngừa táo bón.
Bổ sung thêm sắt để ngăn ngừa thiếu máu.
Không ăn đồ sống, chưa chín, phô mai chưa tiệt trùng để tránh nguy cơ sảy thai, sinh non.
Ăn cá béo mỗi tuần để bổ sung thêm omega-3 giúp trí não bé phát triển toàn diện.
Gần ngày sinh, thai phụ sẽ đi tiểu thường xuyên hơn, tình trạng mất nước và dịch cho cơ thể dễ xảy ra nên cần bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh. Ảnh: InternetMón ăn giúp phụ nữ mang thai 38 tuần “vượt cạn” dễ dàng
Móng giò
Đây là món ăn vừa chứa nhiều chất dinh dưỡng lại vừa lợi sữa sau sinh. Cạnh đó, có thể kết hợp móng giò với đu đủ xanh để phát huy tối đa công dụng lợi sữa của móng giò. Ngoài ra, bạn có thể chế biến thành các món ăn khác như canh mướp chân giò, chân giò nấu sung, cháo chân giò…
Rong biển
Thực phẩm này có tác dụng ngăn ngừa táo bón ở thai phụ, đồng thời cung cấp hàm lượng vitamin C dồi dào giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng và nâng sức đề kháng. Ngoài ra, rong biển còn có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật bào thai. Đây cùng là loại thực phẩm rất dễ chế biến, cụ thể như: Salad rong biển, cơm cuộn rong biển, canh rong biển sườn non đậu phụ, chè đậu xanh rong biển…
Cháo cá chép
Theo quan niệm dân gian, cháo cá chép có tác dụng an thai và không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng của thai phụ 38 tuần. Mẹ ăn cháo này giúp con da trắng, môi đỏ. Còn theo khoa học, trong thịt cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như axit lutaminc, glycine, chất béo, arginine – rất tốt cho sự phát triển của cả thai nhi và thai phụ.
Những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sẽ rất tốt cho sự phát triển của cả thai nhi và thai phụ – Ảnh: InternetDứa (Thơm)
Đây là loại trái cây có chứa enzyme bromelain giúp làm mềm tử cung, giúp thai phụ dễ sinh hơn. Vì thế, ăn thơm hoặc uống nước ép thơm nhiều sẽ giúp quá trình chuyển dạ nhanh hơn một cách tự nhiên. Tuy nhiên, thai phụ chỉ nên ăn thơm ở những tuần cuối thai kỳ (tuần 38 trở đi). Bởi trong thời gian đầu, việc ăn thơm có thể làm tử cung co bóp mạnh hơn bình thường.
Bí đao
Chứng ợ nóng thường khiến thai phụ khó chịu ở giai đoạn cuối thai kỳ. Điều này do các van dạ dày dưới sự tác động của hormone khiến thai kỳ hoạt động không đúng cách khiến axit trong dạ dày trào ngược ra ngoài. Đồng thời do tử cung lớn hơn, gây áp lực lên dạ dày cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Do đó, với loại thực phẩm có tính mát như bí đao sẽ làm giảm áp lực lên dạ dày, giúp thai phụ tiêu hóa tốt hơn.
Bà Bầu Nên Ăn Chè Mè Đen Khi Nào Để ‘Vượt Cạn’ Dễ Dàng?
Hạt mè đen hay còn gọi là hạt vừng đen có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như: Protein, gluxit, lipit, canxi, photpho, sắt và các vitamin (B1, B2) cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, lượng vitamin E lớn có trong mè đen còn có tác dụng điều chỉnh lượng cholesterol có trong máu của bà bầu, giúp phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch trong thai kỳ.
Ngoài ra, lượng chất xơ có trong mè đen có tác dụng ngăn ngừa táo bón thai kỳ và hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, đồng thời giảm thiểu ảm giác chướng bụng, ợ chua và khó tiêu. Cạnh đó, lượng canxi có trong mè đen khi vào cơ thể bà bầu có thể đáp ứng 2/3 nhu cầu canxi mỗi ngày và giúp hệ xương của thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Vậy bà bầu nên ăn chè mè đen vào thời điểm nào trong thai kỳ?
Là loại thực phẩm có lợi ích tuyệt vời, mè đen được khuyên dùng thường xuyên trong quá trình mang thai. Bởi, lượng dưỡng chất của vừng đen sẽ giúp thai nhi tăng trưởng trọng lượng trong suốt thai kỳ. Vì vậy, bà bầu không nên quan trọng hóa thời điểm ăn chè mè đen mà nên bổ sung thực phẩm này đều đặn khi mang thai.
Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để ăn mè đen vẫn là từ khi thai nhi được 34-35 tuần. Trường hợp những thai phụ có tiền sử khó sinh, nếu muốn ăn chè mè đen sớm hơn thì nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng.
Theo đó, mẹ bầu có thể nấu nhiều món ăn với mè đen như: chè mè đen, muối mè đen, canh chân giò mè đen, cháo gạo nứt mè đen,… Đặc biệt, sữa đậu nành mè đen còn có tác dụng tăng thêm hương vị cho sữa, giúp tăng mùi vị cho sữa, vừa mát, vừa cực kỳ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh.
Nguyên liệu
Mè đen: 150g
Bột sắn dây: 60g
Gạo nếp: 50g
Nước đun sôi để nguội: 1000ml
Đường kính: 120g
Cách nấu chè mè đen
Bước 1: Nhặt sạch sạn rồi cho vừng đen vào chảo rang vừa lửa, đến khi có tiếng nổ tách tách là đã chín. Sau đó, chờ mè nguội rồi cho vào máy xay mịn.
Bước 2: Cho gạo nếp vào chảo rang đến khi chuyển sang màu vàng, để nguội và cũng cho gạo nếp vào máy xay mịn.
Bước 3: Trộn bột gạo nếp với mè, lọc qua rây để hỗn hợp thật mịn. Thêm đường và trộn đều.
Bước 4: Bột sắn dây cho vào bát và hòa tan với lượng nước vừa đủ.
Bước 5: Khuấy bột với nước cho đến khi gần chín, thêm nước sắn dây đã chuẩn bị trước đó. Khuấy đều đến khi sôi thì tắt bếp. Lưu ý, nên dùng đũa khuấy nhẹ theo chiều kim đồng hồ để phần đáy không bị bám dính và khét.
Bạn đang xem bài viết Nôn Nghén Khi Mang Thai: Làm Gì Để Vượt Qua Dễ Dàng? trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!