Cập nhật thông tin chi tiết về Những Mẹ Bầu Cần Biết Về Thai Máy mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những thông tin mẹ bầu cần biết về thai máy
Trong quá trình mang thai, theo dõi thai máy là điều cần thiết mẹ bầu cần quan tâm để nắm được tình hình sự phát triển của con trong bụng mẹ. Ngoài ra nó còn giúp mẹ kịp thời phát hiện những vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe thai nhi. Bởi thế mẹ hãy đặc biệt chú ý những vấn đề như: thai máy tuần thì máy, thai máy ở vị trí nào….
1. Thai máy là gì?
Thai máy là một thuật ngữ dùng để chỉ những cử động của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ. Đó có thể là những hoạt động như: đá chân, đạp chân của em bé…Thai máy ở mỗi người mẹ không giống nhau, thời điểm thai máy cũng khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên những cuối tháng thai kỳ, thai máy sẽ diễn ra mạnh mẽ cũng như tần suất nhiều hơn. Ngoài ra, thai máy còn là cách mà em bé phản ứng lại những tác động bên ngoài như: ánh sáng, tiếng ồn hay thậm chí là các loại thực phẩm mà mẹ bầu đang tiêu thụ.
Thời điểm thai máy cũng khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố
2. Bao nhiêu tuần thì thai máy:
Khi mang thai được 8 tuần tuổi, bé đã bắt đầu biết cử động. Những cử động này vẫn còn quá nhẹ do bé còn quá nhỏ. Bởi thế rất khó mẹ có thể nhận ra được. Chỉ khi bé được khoảng từ 15 – 16 tuần, cảm nhận về cử động của thai nhi hay còn gọi là thai máy sẽ rõ ràng hơn. Mẹ mang bầu được 30 – 38 tuần, thai máy đạt đỉnh, mẹ sẽ cảm nhận cử động của con khoảng 130 lần mỗi ngày. Số lần và cường độ thai máy thông thường diễn ra theo quy luật nhất định. Theo đó, bé cử động ít hơn và sáng sớm nhưng lại nhiều hơn về chiều tối. Chính vì thế mà nhờ của động thai máy, mẹ nắm được tình hình sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi thai máy bất thường tức là ít đi cũng là tín hiệu của tình trạng bé con đang thiếu đi một lượng hớn ô – xy. Trường hợp này thường xảy ra do nhau thai bị lão hóa. Nếu không phát hiện kịp thời, thai nhi rất dễ bị chết lưu. Chính vì thế mẹ bầu cần biết cách theo dõi bé bao nhiêu tuần thì thai máy, đếm số lần thai máy. Nhất là khi thai nhi bước sang tháng thứ 7.
3. Mách mẹ cách theo dõi thai máy:
Tần suất thai máy, bao nhiêu tuần thì thai máy do nhịp sinh học của bé sẽ quyết định. Theo các chuyên gia tư vấn, không có tiêu chuẩn chính xác để nhận biết thai máy bình thường hay bất thường. Tuy nhiên, một quy luật chung đó là bé càng lớn, càng cử động nhiều. Đặc biệt, trong 2 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi thai máy để đánh giá sức khỏe của con. Khi thức, bé sẽ cử động tối thiểu 3-4 lần. Thấp hơn mức này, có thể bé đang ngủ hoặc gặp bất thường gì đó. Rất có thể thai nhi đang stress do chính mẹ tác động sang. Lúc này, mẹ nên thư giãn, nghỉ ngơi để bé con bình tĩnh trở lại. Nếu không cải thiện, mẹ cần đến bệnh viện thăm khám. Cách theo dõi thai máy đó là vào giờ cố định trong ngày buổi sáng, trưa, chiều hay tối, mẹ tranh thủ đếm số cử động thai. Nếu bận, mẹ nên đếm ít nhất một lần trong ngày. Mỗi lần đếm khoảng 30 phút.
Mẹ bầu lưu ý về những biểu hiện của thai máy
Thai khi khỏe mạnh là có hơn 4 lần cử động trong 30 phút. Cứ 3 cữ như vậy mỗi ngày. Nếu thai máy mà ít hơn 4 lần, mẹ nên nằm và đếm cử động thai trong vòng 1 hoặc 2-4 giờ để theo dõi chi tiết hơn. Lúc này, nếu bé cử động 4 lần/giờ là ổn. Trong 4 giờ nhiều hơn 10 cử động thai và liên tục khoảng 3 cữ/ngày cũng ổn. Ngược lại, nếu trong 4 giờ mà ít hơn 10 lần thai máy, mẹ nên nhập viện để được thăm khám và theo dõi tình trạng thai nhi.
Những Thông Tin Cần Biết Về Đau Mỏi Vai Gáy Khi Mang Thai
Đau mỏi vai gáy khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến. Có khoảng 40% bà bầu bị đau mỏi vai gáy. Hiểu về đau mỏi vai gáy khi mang thai sẽ giúp các bà bầu chuẩn bị tâm lý, phòng tránh, nhận biết và đối phó với chúng tốt hơn.
1. Triệu chứng đau mỏi vai gáy khi mang thai
Đau mỏi vai gáy khi mang thai thường là những cơn đau âm ỉ, kéo dài khiến bà bầu khó chịu và mệt mỏi. Đau tăng khi bà bầu vận động quá sức, vận động trong thời gian dài. Đau sẽ giảm nếu bà bầu trong trạng thái nghỉ ngơi.
Thông thường, các cơn đau mỏi vai gáy khi mang thai không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Nhưng nếu đau mỏi vai gáy kèm theo đau đầu dữ dội, choáng váng, đau bụng, đau vai gáy lan xuống cánh tay và ngón tay, chảy máu âm đạo,… thì bà bầu nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám và can thiệp kịp thời. Bởi đó rất có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm như tiền sản giật, thai ngoài tử cung, sỏi mật, viêm màng não,…
2. Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy khi mang thai
– Khi một người phụ nữ mang thai, cơ thể cô ấy liên tục trải qua một số thay đổi. Những thay đổi này xảy ra rất nhanh, đặc biệt là sự thay đổi của hormone. Sự mất cân bằng của các hormone thường gây strees, thay đổi tâm lý, mất ngủ và gây ra các cơn đau xương khớp.
– Khi mang thai, trọng lượng của em bé tăng lên, bụng to ra, các mô xung quanh thay đổi làm cong cột sống, các cơ xung quanh cổ cũng bị ảnh hưởng.
– Bụng to cũng khiến bà bầu gặp khó khăn trong vận động, dẫn đến đi đứng, ngồi và ngủ sai tư thế, là nguyên nhân thường gặp nhất của chứng đau mỏi vai gáy khi mang thai.
– Ngoài ra đau mỏi vai gáy còn có thể do một số bệnh lý nguy hiểm khác gây ra như sỏi mật, tiền sản giật, viêm màng não, thai ngoài tử cung,…
3. Cách phòng tránh đau mỏi vai gáy khi mang thai
– Bà bầu cần cố gắng duy trì 1 tư thế tốt. Giữ cho lưng và cổ thẳng sẽ giảm bớt đi các cơn đau và sự khó chịu. Sử dụng một chiếc gối và đệm phù hợp sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn và tránh được nguy cơ đau mỏi vai gáy khi thức dậy.
– Dù vận động khó khăn hơn trước, nhưng bà bầu cũng nên tập luyện nhẹ nhàng thường xuyên. Bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia vật lý trị liệu, huấn luyện viên các nhân để hướng dẫn bạn tập thể dục đúng cách, giúp việc phòng tránh đau mỏi vai gáy khi mang thai có hiệu quả cao hơn.
– Xoa bóp lưng, vai và cổ thường xuyên để tăng tuần hoàn máu, làm mềm cơ, giúp phòng tránh đau mỏi vai gáy khi mang thai.
4. Các phương pháp khắc phục đau mỏi vai gáy khi mang thai
Phụ nữ mang thai nên tránh xa các loại thuốc giảm đau trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Điều này không có nghĩa là phụ nữ mang thai phải chịu đựng những cơn đau dữ dội ở vai gáy. Có một số biện pháp khắc phục đau mỏi vai gáy khi mang thai an toàn và hiệu quả mà bà bầu có thể áp dụng tại nhà:
– Chườm túi nước nóng hoặc nước đá lên vùng cổ và vai là cách giảm đau mỏi vai gáy khi mang thai có hiệu quả tức thì.
– Tập những bài tập đơn giản để kéo giãn cổ giúp thả lỏng cơ và giảm đau vai gáy.
– Xoa bóp cổ và vai sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, giảm đau hiệu quả.
– Ngâm một ít bông hoặc khăn giấy trong giấm táo. Để nó trên vùng vai gáy bị đau trong một vài giờ. Lặp lại hai lần để có hiệu quả giảm đau tốt nhất. Giấm táo có chứa thành phần chống oxy hóa và chống viêm giúp giảm đau rất hiệu quả.
– Tập luyện nhẹ nhàng để khớp xương linh hoạt và khỏe mạnh hơn. Bà bầu có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia vật lý trị liệu hoặc huấn luyện viên cá nhân để việc tập luyện đúng kỹ thuật, cho hiệu quả cao hơn. Các bài tập luyện dưới nước, dùng áp lực nước để giảm đau cũng rất tốt cho việc chữa trị đau mỏi vai gáy khi mang thai.
Những Thông Tin Cần Biết Khi Mẹ Bầu Bị Đau Xương Mu Khi Mang Thai
Rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng bị đau xương mu khi mang thai và còn băn khoăn không biết xử lý thế nào. Sức khỏe của mẹ bầu không ổn định rất dễ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Nguyên nhân làm đau xương mu khi mang thai
Nguyên nhân đau xương mu khi mang thai
Những cơn đau này thường chỉ âm ỉ với cường độ thấp, tuy nhiên thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những cơn đau nhói trong thoáng chốc và có thể lan rộng ra bẹn, háng đến đùi quanh xương chậu.
Lượng hormone Progesterone tăng đột biến
Hiện tượng này thường diễn ra vào tháng 5-6 trong thai kỳ. Bản chất của hormone này không hề xấu, nó sinh ra để giúp cho hệ cơ phần dưới của bà bầu giãn ra chuẩn bị cho việc sinh em bé. Tuy nhiên việc này cũng khiến cho độ chắc chắn và dẻo dai của các cơ quanh khớp xương chậu bị giảm sút. Nếu như bà bầu hoạt động nhiều trong thời gian này sẽ bị đau xương mu.
Hệ tuần hoàn của người mẹ gặp vấn đề
Để thai nhi sinh trưởng và phát triển một cách khỏe mạnh đòi hỏi hệ thống tuần hoàn trong cơ thể người mẹ phải hoạt động liên tục để cung cấp đủ lượng máu nuôi dưỡng bé. Điều này khiến cho cơ quan tuần hoàn gặp phải một số vấn đề như phù nề dẫn tới đau xương mu vùng kín.
Do sự thay đổi vị trí của thai nhi
Vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ có hiện tượng dịch chuyển vị trí dần xuống dưới gần âm đạo khiến cho xương mu bị chịu áp lực đè nén. Thai nhi trong quá trình quay đầu cũng có thể gây ảnh hưởng đến xương mu.
Do mang thai nhiều lần
Các cơ thành bụng sẽ bị giãn ra khiến thai nhi thường ở vị trí thấp hơn so với lần mang thai đầu tiên, làm tăng áp lực lên xương mu dẫn tới đau nhức. Đặc biệt đối với những trường hợp bà bầu hoạt động nhiều như đi lại lên xuống cầu thang thường xuyên.
Con trong bụng đạp
Thai nhi khi đạp mạnh cũng là một nguy cơ gây đau xương mu.
Thai nhi to
Tình trạng thai to cũng đồng nghĩa là trọng lượng thai lớn khiến cho xương mu giữa háng phải gánh chịu áp lực của trọng lực nhiều hơn.
Tăng cân khi mang thai như thế nào là bình thường?
Cách giảm đau xương mu khi mang thai
Thay đổi tư thế
Những tư thế thông minh khi hoạt động hoặc nghỉ ngơi sẽ làm giảm tối đa áp lực lên vùng xương mu khi mang thai. Lưu ý không thay đổi tư thế đột ngột trong bất cứ hoàn cảnh nào có thể.
Tư thế khi nằm
Tư thế khi nằm
Khi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi ở giai đoạn từ tháng thứ 3 trở đi các bà bầu nên nằm nghiêng sang bên trái. Nằm nghiêng luôn là tư thế được các chuyên gia khuyên mọi người nên thực hiện khi ngủ, giúp các cơ không phải căng ra và được thư giãn tốt nhất. Sở dĩ các bác sĩ khuyên bạn không nên nằm nghiêng sang phải bởi vì sẽ đè lên mạch máu chính cung cấp cho thai nhi.
Nên sử dụng thêm những chiếc đệm, gối nhỏ để kê vào thắt lưng, dưới bụng, giữa 2 đầu gối để tạo một tư thế thư giãn thoải mái nhất.
Tư thế khi ngồi
Tư thế khi ngồi
Nguyên tắc đầu tiên khi ngồi là phải thẳng lưng, tuyệt đối không nên khom lưng hay ngửa ra đằng trước. Khi ngồi, mẹ nên ngồi tựa lưng vào ghế, đồng thời kê thêm gối tựa lưng. Nên sử dụng thêm gối để kê sau lưng , không được ngồi bắt chéo chân hay ngồi xổm. Không ngồi trong một thời gian dài, sau một khoảng thời gian nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng.
Tư thế khi đứng
Tư thế khi đứng
Trong những tháng cuối thai kỳ các bà mẹ không nên đứng quá nhiều. Khi đứng lên chú ý thả lỏng vai, đặt 2 chân song song với nhau nhỏ hơn chiều rộng của vai. Nếu bắt buộc phải đứng trong thời gian dài hãy thực hiện dồn trọng tâm vào một chân khoảng vài phút đến khi mỏi thì đổi chân.
Tư thế khi đi
Không sử dụng giày cao gót khi mang thai, nên sử dụng giày dép đế bằng có ma sát tốt. Tư thế khi đi giữ lưng thẳng, đầu không cúi xuống đất hoặc ngước lên trời, nên ngẩng lên, mắt nhìn thẳng, gót chân chạm đất trước.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Việc phân bổ thời gian nghỉ ngơi đầy đủ trong quá trình mang thai sẽ làm giảm nguy cơ bị đau xương mu. Nếu như cơn đau xuất hiện thì bà bầu hãy nghỉ ngơi ngay để giảm đau và tránh tình trạng xấu đi.
Sử dụng đai đeo chuyên dụng cho bà bầu giảm đau xương mu
Sử dụng đai đeo chuyên dụng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đai đeo bụng cho bà bầu, công dụng của nó là để giảm áp lực của trọng lượng vùng bụng lên xương chậu giúp hạn chế cơn đau. Đeo đai bụng bầu sẽ giúp giảm áp lực lên vùng xương mu, nhờ vậy giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lệ thuộc vào đai đeo.
Tuthuoc24h.net
Bà Bầu Vừa Mang Thai Vừa Cho Con Bú Và Những Thông Tin Mẹ Bầu Cần Biết
Khi vừa mang thai vừa cho con bú thì mẹ bầu sẽ khá vất vả. Điều này liệu có ảnh hưởng không tốt đến em bé không?
An toàn cho con bú khi mang thai
An toàn cho con bú khi mang thai
Rất nhiều mẹ lo lắng vì mang thai khi đang cho con bú sẽ gây ra các cơn co bóp tử cung. Sẽ khó có thể gây ra tình trạng sảy thai nếu như thai nhi hoàn toàn bình thường. Đồng thời những cơn co bóp này cũng không phải là không phải là vấn đề lớn. Do oxytocin – hormone được sinh ra trong quá trình cho bú, có khả năng kích thích co bóp tử cung – thường được sản sinh ra một lượng rất nhỏ. Đối với bào thai thì những cơn co bóp này hoàn toàn vô hại.
Bên cạnh đó, một lượng nhỏ hormone sản sinh trong thời kỳ mang bầu cũng sẽ được chuyển vào sữa mẹ. Tuy nhiên, những hormone này cũng không ảnh hưởng đến bé đang bú.
– Mang bầu nguy cơ cao hoặc có nguy cơ đẻ non
– Mang thai đôi
– Được bác sĩ khuyến cáo nên hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian mang bầu
– Bị chảy máu hoặc bị đau tử cung
Thiếu máu khi mang thai ăn gì để bổ sung?
Bé đã sẵn sàng?
Một khía cạnh quan trọng khác cần được xem xét khi bạn phát hiện ra mình đã có bầu trong lúc đang cho con bú là liệu bé đang bú mẹ đã đủ lớn để ăn dặm hay chưa. Những yếu tố ảnh hưởng tới điều này gồm có tuổi, tính cách của bé cũng như phản ứng về mặt tâm lý, thể chất của bé với việc mang thai của mẹ.
Thông thường, nguồn sữa mẹ sẽ bị giảm trong tháng thứ 4 và thứ 5 của thai kỳ. Điều này có thể sẽ dẫn đến việc mùi vị của sữa bị thay đổi. Đồng thời cũng có thể khiến cho bé cảm thấy khó chịu và sẽ tự cai sữa sớm hơn bạn nghĩ.
Tương tự, bạn cũng có thể tự hỏi rằng bản thân đã sẵn sàng cai sữa, việc mang bầu ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ giữa bạn với đứa con lớn? Lúc này, bé bú mẹ chủ yếu vì cảm giác dễ chịu hay vì dưỡng chất hay?
Những cân nhắc trên là yếu tố quan trọng để bạn có kiểm soát sức khỏe cũng như sự phát triển lành mạnh của đứa con lớn trong trường hợp chúng chưa được 6 tháng tuổi – độ tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn. Trong khi đó, những đứa trẻ đã ăn dặm có thể sẽ thích đồ ăn ngoài hơn bú mẹ khi thấy nguồn sữa bị giảm.
Kiêng ăn gì khi mang thai để không ảnh hưởng đến thai nhi?
Khó khăn tiềm ẩn khi mang thai vừa cho con bú
Những khó khăn tiềm ẩn
Có nên cho con bú khi mang thai? Nuôi con bằng sữa mẹ trong lúc mang thai rất có lợi nhưng cũng tiềm ẩn một số thách thức. Bạn có thể gặp phải một số vấn đề như nôn mửa khi cho bé bú, núm vú chua. Đây cũng là một số vấn đề về thể chất. Khi mang bầu mà có núm vú chua thì chiếm tới gần 75%
Ngoài ra, một số phụ nữ lo lắng cho con ti trong quá trình mang thai có thể làm cho tình trạng mệt mỏi thêm trầm trọng. Tuy nhiên, nuôi con bằng sữa mẹ không phải là điều gì quá vất vả. Bạn có thể ngồi hoặc nằm cho con bú và tận hưởng những giây phút được thả lỏng cơ thể và chứng kiến sự thỏa mãn của con khi no sữa.
Chế độ dinh dưỡng mẹ cần biết
Chế độ dinh dưỡng mẹ cần biết
Nếu bạn quyết định nuôi con bằng sữa mẹ dù mang thai, điều tối quan trọng là bạn phải ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, bé đang bú và thai nhi trong bụng. Lượng calorie cần bổ sung vào cơ thể tùy thuộc vào tuổi của bé đang bú. Bạn sẽ cần phải ăn thêm khoảng 500 calorie/ngày nếu bé đã ăn được thức ăn khác hoặc 650 calorie/ngày nếu bé dưới 6 tháng tuổi và bú mẹ hoàn toàn.
Sang thai kỳ thứ 2, bạn tăng lượng calorie cần bổ sung thêm 350 calorie và 450 calorie trong thai kỳ thứ 3. Nếu đang ở thai kỳ thứ nhất và cảm thấy khó ăn uống vì nghén, bạn có thể yên tâm vì lúc này, bạn không cần bổ sung thêm bất kỳ lượng calorie nào.
Nuôi con bằng sữa mẹ trong lúc mang bầu là một quyết định gồm cả 2 yếu tố sức khỏe và cảm xúc. Nếu bạn sẵn sàng cả về thể chất lẫn tâm lý thì không có lý do gì ngăn bạn làm điều bạn muốn!
Phương pháp chăm sóc bản thân
Nếu quyết định cho con bú khi mang thai, mẹ có thể thường xuyên cảm thấy đói và mệt mỏi. Điều quan trọng là mẹ hãy tự chăm sóc mình bằng cách nghỉ ngơi thật nhiều và ăn nhiều thức ăn nhẹ giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, hãy nhờ người thân giúp đỡ các vấn đề về mua sắm, làm việc nhà, nấu ăn…. Dành thời gian chăm sóc bản thân có thể giúp mẹ tránh tình trạng căng thẳng hoặc kiệt sức vì cho con bú khi mang thai.
Đường lông bụng khi mang thai khi nào sẽ biến mất?
Những trường hợp mẹ không nên cho con bú khi mang thai
– Mang bầu nguy cơ cao hoặc có nguy cơ đẻ non
– Mang thai đôi
– Được bác sĩ khuyến cáo nên hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian mang bầu
– Bị chảy máu hoặc bị đau tử cung
Tuthuoc24h.net
Bạn đang xem bài viết Những Mẹ Bầu Cần Biết Về Thai Máy trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!