Xem Nhiều 3/2023 #️ Những Thay Đổi Của Cơ Thể Khi Mang Thai Tuần Thứ 28 # Top 12 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Những Thay Đổi Của Cơ Thể Khi Mang Thai Tuần Thứ 28 # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Thay Đổi Của Cơ Thể Khi Mang Thai Tuần Thứ 28 mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 28

Biểu hiện mang thai ở tuần thứ 28

Thời gian thai nhi ở trong bụng không còn nhiều nữa. Lúc này mẹ bầu đang ở trong ba tháng cuối cùng của thai kỳ, từ tuần thai thứ 28 trở đi đến tuần thai thứ 40 hoặc hơn sẽ được coi là kết thúc tháng thai kỳ. 

Mẹ bầu nên thường xuyên đến bác sĩ để thăm khám tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé ngay từ bây giờ. Không nhất thiết phải chờ đến đúng lịch hẹn, bất kỳ lúc nào muốn được thăm khám và tư vấn thì mẹ bầu đều có thể tìm đến bác sĩ hoặc xin hỗ trợ thông qua điện thoại.

Cơ thể mẹ bầu có thể có cảm giác như bị xé rách. Mẹ có thể đang nghĩ, “Tôi muốn mang thai mãi mãi” hay “Cứu với, tôi chưa thực sự sẵn sàng cho việc sinh con.”

Những cảm xúc này chắc chắn không chỉ xuất hiện với một người mà với rất nhiều mẹ bầu khác nữa! Việc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với những mẹ bầu khác có thể giúp mẹ bầu yên tâm phần nào.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần 28?

Mẹ đừng quá tự ti với chiếc bụng lớn hay dáng đi lạch bạch của mình vì đây là điều ai cũng phải trải qua mà thôi. Cơ thể đang dần nặng nề nhưng chắc hẳn mẹ bầu nào cũng hạnh phúc vì bé con đang lớn lên trong cơ thể.

Đi tiểu thường xuyên

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 30

Mẹ bầu đi tiểu nhiều khi mang thai tháng cuối

Mất ngủ

Chuột rút, giãn tĩnh mạch

Chứng chuột rút do giãn tĩnh mạch ở chân với nguyên do tử cung mở rộng làm chèn lên các mạch máu xuống chân và chặn các dây thần kinh từ thân đến chân. Nếu như bị giãn tĩnh mạch âm đạo thì tình trạng khó chịu sẽ diễn ra khó chịu hơn hết.

Ngoài việc sử sử dụng đồ lót phù hợp hay dùng tất mẹ có thể nhờ tới bác sĩ hỗ trợ nếu quá sức chịu đựng. Những triệu chứng trên sẽ hết sau sinh mà thôi.

Ợ nóng, đầy hơi

Ợ nóng, đầy hơi và táo bón dần phổ biến. Mẹ đừng quên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, bầu ngực rỉ sữa non nhiều hơn nhắc nhở mẹ bé yêu sắp chào đời rồi đấy.

Mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì?

Sự căng thẳng khi mang thai là điều dễ hiểu mà thôi, mẹ hãy giữ cho mình tâm trạng thoải mái, thường xuyên nghỉ ngơi và thư giãn. Mẹ hãy cố gắng tập luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng sức chịu đựng. Tránh các hoạt động yêu cầu thể lực mạnh.

Nếu như mang thai tháng thứ 7 cần đi xa mẹ cần chuẩn bị thể lực thật tốt và khám sức khỏe để chắc chắn rằng bạn đủ khả năng. Việc đi xa trong thời gian dài, mẹ cần thường xuyên đứng lại và đi bộ, tránh ngồi một chỗ.

Mẹ bầu 7 tháng có nên đi du lịch?

Thai càng lớn không đồng nghĩa với việc thai sẽ an toàn, mẹ vẫn nên thường xuyên đi khám thai vào thời gian này. Mẹ cần nắm giữ được huyết áp và trọng lượng cơ thể ổn định. Kiểm tra nước tiểu, máu, nhịp tim thai, tử cung và thai nhi một cách cẩn thận.

Với câu hỏi thai 28 tuần nên ăn gì thì vẫn là lời đáp một chế độ dinh dưỡng đủ các chất cần thiết như canxi (có trong cá hồi, súp lơ xanh, sữa…); sắt (có nhiều trong thịt đỏ, đậu cô ve…); vitamin, chất xơ, khoáng chất có trong các loại rau xanh… Một điều mà mẹ nên lưu ý đó là mỗi ngày mẹ bầu cần tăng lên 840 calo so với lúc trước mang thai trong mỗi ngày ăn.

Mang thai tháng thứ 7 có thể quan hệ một cách bình thường nhưng mẹ nên chú ý đến sức khỏe. Hãy quan hệ nhẹ nhàng, tránh những cơ co thắt. Nếu mẹ không ổn cũng không cần chiều chồng mà hãy lo cho sức khỏe thai nhi.

Thai giáo tuần 28

Thai giáo là phương pháp khoa học giúp bé phát triển tốt nhất về thể chất và trí lực để con yêu có một khởi đầu vượt trội. Có rất nhiều phương pháp thai giáo được gợi ý trong thời gian này như thai giáo bằng âm nhạc, thai giáo bằng ngôn ngữ. Mẹ có thể cùng con nghe những bản nhạc piano êm đềm, đọc cho con nghe những câu chuyện một cách truyền cảm nhất…

Nếu như mẹ bầu băn khoăn và lo lắng không biết bắt đầu từ đâu thì thai giáo POH sẽ đồng hành và giúp đỡ mẹ trong thời gian này một cách hoàn hảo nhất.

Cuộc sống của mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần thai thứ 28

Nếu quyết định sinh con trong bệnh viện, mẹ có thể yêu cầu được đi tham quan hoặc xem xét các ca sinh khác để biết điều gì sẽ xảy ra trong ca sinh của mình. Hoặc mẹ cũng có thể tìm đọc một số câu chuyện thực tế có ích khác để giúp ổn định tâm lý và chuẩn bị sẵn sàng cho ngày trọng đại của chính mình.

Nếu là một người cha, bạn sẽ cảm thấy thế nào khi nhìn vợ mình trải qua một ca sinh đẻ? Nắm rõ được điều gì sẽ xảy ra trong quá trình chuyển dạ là một cách rất tốt để chuẩn bị cho các thay đổi sắp tới trong cuộc sống thường ngày.

Đôi khi, mọi việc không diễn ra như dự tính bởi có rất nhiều thay đổi trong quá trình chuyển dạ và sinh nở của mẹ bầu. Thai nhi có thể cần được hỗ trợ rất nhiều để sinh ra một cách an toàn. Việc mổ lấy thai nhiều khi vô cùng cần thiết, do vậy cha bé cần tìm hiểu kỹ thông tin cần thiết để sẵn sàng thông qua bất kỳ yêu cầu thủ tục nào tại bệnh viện. 

Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu

Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?

Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.

Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.

Khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

Nguồn: Babycenter

*** Phan Hồ Điệp – mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cố vấn chuyên sâu

Mua ngay các khóa học dành cho bà mẹ bận rộn của POH:

Thai giáo 280 ngày yêu thương: POH Thai giáo 

Giúp con ăn no ngủ đủ theo nếp EASY & tự ngủ (0-19 tuần): POH Easy One

Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ con yêu (0-12 tháng): POH Acti 

Giáo dục Montessori tại nhà (1-3 tuổi): POH Acti (1-3 tuổi)

Những Thay Đổi Của Cơ Thể Khi Mang Thai Tuần Thứ 31

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 31

Đến thời gian này mẹ chẳng lạ lẫm gì với những cú hích bụng, đạp chân của bé hàng ngày. Cảm nhận được việc bé yêu đang lớn dần lên thật hạnh phúc mẹ nhỉ. Bước sang tuần 31, cơ thể mẹ bầu tiếp tục thay đổi sự sinh ra của hormone, sự lớn lên của bé yêu.

Biểu hiện mang thai tuần thứ 31

Mẹ có thể sẽ cảm thấy hụt hơi khó thở trong suốt vài tuần trước khi sinh. Điều này bắt nguồn từ việc tử cung phát triển quá lớn, chèn ép lên vách ngăn giữa lồng ngực và ổ bụng (còn gọi là cơ hoành) và khiến mẹ bầu khó hô hấp.

Hiện tượng khó thở sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi thai nhi di chuyển hoàn toàn xuống vùng chậu.

Nếu đây là lần đầu tiên mang thai thì hiện tượng khó thở này thường bắt đầu xuất hiện ở tuần thai thứ 36, nếu đã mang thai trên một lần thì hiện tượng này có thể sẽ không xảy ra cho đến mãi thời gian gần sinh.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng trong suốt thời gian mang thai có thể giúp mẹ cảm thấy dễ thở hơn.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu luyện tập vượt qua mức độ chịu đựng của cơ thể hoặc luyện tập bài tập không phù hợp thì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Do vậy điều đầu tiên mẹ bầu cần làm là lắng nghe và thấu hiểu cơ thể mình, điều này sẽ cho phép mẹ bầu làm mọi thứ dễ dàng hơn.

Bụng lớn thường khiến cho lưng của mẹ bầu đau nhức. Trong thời gian này tốt nhất mẹ bầu nên tránh không mang vác các nặng bởi điều này có thể làm dây chằng của cơ thể căng ra.

Tuy nhiên điều này là khá khó đối với những mẹ đã có con trước đó, đặc biệt là các mẹ đang phải chăm sóc các bé mới biết đi. Trong trường hợp này mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc sử dụng dây thai sản để hỗ trợ nâng đỡ phần lưng của mình.

Nhìn chung hầu hết mẹ bầu đều có cảm giác đau hông trong quá trình mang thai. Trong khung chậu (hay vùng xương chậu) lúc này, dây chằng giữ vai trò liên kết các khớp và xương với nhau đã bị giãn ra đáng kể. Sự liên kết lỏng lẻo này có thể dẫn đến hội chứng rối loạn khung xương (SPD) và gây ra nhiều đau đớn cho mẹ bầu.

 Nếu xuất hiện tình trạng rối loạn khung xương nói trên thì mẹ nên thường xuyên luyện tập thư giãn với bóng tập yoga hoặc với tư thế tay và gối chạm đất.

Bài luyện tập đơn giản này giúp giảm bớt sức nặng của bé lên khung chậu và giữ thai nhi ở vị trí ổn định. Mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng bởi hội chứng rối loạn khung xương chậu này sẽ không gây ảnh hưởng gì đến quá trình sinh em bé.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần 31

Đau lưng

Đến thời điểm này, lượng máu của mẹ bầu đã tăng lên 40 đến 50% rồi đấy mẹ ạ. Thai dần lớn lên sẽ khiến mẹ bị đau thắt lưng. Vì tử cung lớn dần khiến thay đổi trọng tâm cơ thể, từ đó cơ bụng yếu đi vì căng ra, nên kéo căng vùng lưng và đau tức.

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 33

Mẹ bầu tuần 31

Mẹ có thể mất cân bằng, đi lại chậm chạp và khó khăn hơn, nhất là thay đổi ở một tư thế đã giữ quá lâu. Điều này là do hormone khi mang thai những tháng cuối thai kỳ làm lỏng khớp dây và cả dây chằng nối khung xương chậu và xương sống.

Đi tiểu nhiều

Vì sự chèn ép của tử cung lên bàng quang mà phụ nữ đi tiểu nhiều, đái rắt nhiều hơn. Thậm chí là việc mẹ bầu nâng vật nặng, hắt xì, cười to cũng khiến mẹ bầu rò rỉ ra một chút. Vậy nên chiếc băng vệ sinh hàng ngày là trợ thủ đắc lực để mẹ thoát khỏi tình trạng dở khóc dở cười đó.

Ợ nóng, đầy bụng

Mẹ cũng phải làm quen với các cơ quặn thắt Braxton Hick nhiều hơn đấy. Chúng không gây cảm giác quá đau đớn, chỉ là sự sự tập dượt để mẹ bầu đưa bé yêu ra đời một cách dễ dàng hơn.

Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa?

Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa là câu hỏi không hiếm gặp hiện nay. Có thể nói rõ cho bà bầu biết rằng thai 31 tuần chưa quay đầu cũng là hiện tượng bình thường vì thời gian quay đầu của mỗi bé hoàn toàn khác nhau.

Có những bé quay đầu rất sớm ở tuần 29 (thường là các bé là con so của mẹ), nhiều bé đợi đến những tuần cuối của thai kỳ (tuần 35-36), có những bé là ngày cuối mới chịu quay. Điều mà bà mẹ nên làm đó là đi khám thai thường xuyên để xác định rằng bé yêu vẫn đang khỏe mạnh là tốt nhất đấy.

Nhờ sự can thiệp của bác sỹ giúp thai quay đầu

Nếu như sau tuần 36 bé yêu không chịu quay đầu mẹ có thể nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ. Vị trí tốt nhất cho mẹ để sinh nở đó là ngôi thai đầu, khi này đầu bé chúc xuống dưới và gáy quay về phía bụng. Nếu như thai 31 tuần chưa quay đầu mẹ bầu có thể tập luyện một số bài tập hoặc thay đổi thói quen như sau:

Lưu ý để đầu gối thấp hơn hông, nên nhớ để mông cao hơn hông bằng việc lót một vài chiếc gối chẳng hạn.

Tập bò 4 chân khoảng 10 phút mỗi ngày.

Khi ngủ mẹ hãy nằm nghiêng để bé quay đầu ngôi thuận.

Những lớp học, yoga và bơi lội là rất hữu ích với thai nhi .

Thai 31 tuần nặng 2kg có được không?

Những điều mẹ bầu cần biết trong tuần thai thứ 31

Tuần thai này rất nhiều mẹ bầu đã có thể thấy xuất hiện hiện tượng sữa non chảy ra hoặc rò rỉ ra từ ngực. Nếu rơi vào trường hợp này thì tốt nhất mẹ bầu nên lót một miếng bông gạc hoặc vải thấm để bảo vệ quần áo của mình.

(Nếu mẹ bầu chưa thấy hiện tượng sữa non chảy ra thì cũng đừng lo lắng bởi lúc này tuyến sữa và sữa non vẫn hình thành và phát triển bên trong cơ thể như bình thường). 

Nếu áo ngực hiện tại của mẹ bầu vẫn là loại nhỏ gọn, vừa vặn thì mẹ bầu cũng nên chuẩn bị đổi sang loại dành riêng cho mẹ bầu. Nên chọn loại áo ngực có kích cỡ lớn hơn loại trước đó một cỡ là phù hợp. Khi tuyến sữa bắt đầu hoạt động thì một chiếc áo ngực rộng và thoải mái sẽ giúp đỡ mẹ bầu rất nhiều sau này.

Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, giảng viên Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 – 19 tuần trên nền tảng App của POH.

EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình. POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Với các em bé dưới 19 tuần, POH hỗ trợ mẹ giúp con ăn no, ngủ đủ khoa học bằng cách xây dựng khóa học POH EASY ONE:

Cá nhân hóa theo ngày tuổi của bé

Tư vấn chuyên sâu bởi đội ngũ Giảng viên và Bác sĩ Chuyên khoa I – Lê Thị Thu Phương

Giúp con ăn no, ngủ đủ ngay hôm nay cùng POH Easy One

Mời ba mẹ tham khảo các khóa học “cá nhân hóa theo ngày tuổi” khác phù hợp với con bạn:

Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ con yêu (0-12 tháng): POH Acti 

Nếp EASY, Tự ngủ & Ăn dặm cho bé giai đoạn 12-49 tuần: POH Easy Two

Giáo dục Montessori tại nhà: POH Acti (1-3 tuổi)

Thai giáo 280 ngày yêu thương: POH Thai giáo

Những Thay Đổi Của Cơ Thể Khi Mang Thai Tuần Thứ 38

Biểu hiện mang thai tuần thứ 38

Mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy rất khó chịu và bí bách trong những tuần cuối cùng của thai kỳ này.

Hiện tượng phù nề ở bàn chân và mắt cá chân là hiện tượng khá bình thường đối với mẹ bầu trong những tuần cuối cùng của thai kỳ.

Tuy nhiên mẹ bầu cần phải gọi ngay cho bác sĩ nếu thấy bàn chân hoặc mắt cá chân bị sưng phồng quá mức so với bàn tay; phù nề trên mặt và quanh mắt xuất hiện đột ngột hoặc tăng cân không kiểm soát.

Ngoài ra cũng nên cho bác sĩ biết ngay nếu mẹ bầu bị nhức đầu dữ dội hoặc dai dẳng; thị lực giảm mạnh (như nhìn mờ, nhìn thấy các điểm hoặc đèn nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng, hoặc thậm chí mất thị lực tạm thời), đau vùng bụng trên dữ dội, hoặc buồn nôn và nôn. Đây là các triệu chứng của bệnh tiền sản giật vô cùng nghiêm trọng.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 38?

Bé yêu lúc này đang nằm ở khung xương chậu, mọi người thường nói bụng bầu của bạn đã tụt rồi đấy. Thời gian này tử cung ép lên bàng quang nên việc vệ sinh của mẹ khá nhiều và thường xuyên.

Ở tuần 38, cũng như những tuần cuối thai kỳ này, bác sĩ sẽ xem xem cổ tử cung của mẹ đã sẵn sàng hay chưa về độ mở, độ mềm. Nếu như qua ngày dự sinh mà bé chưa ra đời, bác sĩ sẽ lên kế hoạch kiểm tra và theo dõi để chắc chắn thai sẽ an toàn.

Mẹ bầu tuần 38

Mẹ bầu phải trải qua nhiều cơn co thắt Braxton Hicks hơn. Chúng có tác động thúc đẩy máu lưu thông đã được oxi hóa tới tử cung và bé. Cơn co bóp này khá mạnh nhưng cũng không phải vấn đề lớn. Nếu như chúng quá đau đớn mẹ bầu có thể tắm nước ấm để thấy thoải mái hơn.

Thế nhưng mẹ bầu thấy nước ối rỉ ra từ từ âm đạo, những cơn co bóp diễn ra liên tục khoảng 15 lần một phút, những trận đau lưng cũng dồn dập thì mẹ bầu nên nói chuyện ngay với bác sĩ. Việc này có thể là dấu hiệu của cơn đau đẻ thực sự.

Các cơ xương chậu phải làm việc liên tục để giữ được trọng lượng của tử cung. Bạn hãy cố gắng tìm một chiếc ghế tựa, uống nước và thư giãn để cảm thấy thoải mái hơn.

Thai 38 tuần bụng căng cứng có phải dấu hiệu sắp sinh không?

Không chỉ là những tuần cuối thai kỳ mà ngay từ tam cá nguyệt thứ 2 đã xuất hiện tình trạng bụng căng cứng. Đặc biệt những bà mẹ mảnh mai có thể sẽ có cảm giác căng cứng bụng sớm hơn.

Bụng căng cứng có thể do táo bón, xoa bụng quá nhiều hay massage bầu ngực và đầu ti… Việc massage ngực, bụng có thể tạo ra những cơn co thắt chuyển dạ ở những tuần nhạy cảm này.

Tuy bụng căng cứng là một dấu hiệu sắp sinh nhưng không phải tất cả trường hợp. Nếu như thai 38 tuần bụng căng cứng mà không bị chảy máu âm đạo, chuột rút, đau lưng thì mẹ bầu có thể an tâm hơn một chút. Thế nhưng nếu như cơn gò cứng bụng ngày càng nhiều kèm theo ra máu thì có thể là dấu hiệu bé đang đòi ra ngoài. Tốt nhất mẹ nên tới các cơ sở y tế để thực hiện công việc khám chữa.

Thai 38 tuần mổ được chưa?

Không ít trường hợp mẹ bầu phải sinh sớm do nhiều nguyên do. Nhiều bà bầu, nhất là những người mang thai lần đầu lo lắng rằng thai 38 tuần đã sinh được chưa, có ảnh hưởng gì tới thai nhi khi ra đời sớm không.

Khi này bé yêu đã phát triển gần như hoàn thiện. Vậy nên, hầu hết các trường hợp sinh mổ đều ở thời gian này đều được bác sĩ đồng ý. Thế nhưng cũng tùy vào tình trạng của mẹ bầu thì mới có thể đưa ra quyết định chính xác. Mẹ nên ghi nhớ rằng việc sinh con sớm như thế này đòi hỏi sự chăm sóc mẹ bầu sau sinh và cả bé yêu phải cần thận và kỹ càng hơn.

Thai 38 tuần nên ăn gì thì tốt?

Món cá chép rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi

Nếu như mẹ đang đau đầu không biết thai 38 tuần nên ăn gì thì tốt thì sau đây là một số gợi ý mà mẹ bầu và người thân có thể tham khảo đưa vào thực đơn hàng ngày:

Móng giò vốn là món chứa nhiều dinh dưỡng và lợi sữa cho bà bầu. Những món ngon với móng giò đó chính là chân giò nấu sung, cháo chân giò, chân giò nấu đu đủ xanh…

Rong biển có tác dụng ngừa táo bón cho thai phụ, nhất là ở thời gian cuối của thai kỳ. Ngoài ra rong biển còn giúp ngừa chảy máu chân răng, nâng cao sức đề kháng… Các món với rong biển là cơm cuộn rong biển, salad, canh rong biển nấu sườn non đậu phụ…

Cháo cá chép là một gợi ý hay ho. Theo quan niệm chưa thì đây là món có tác dụng an thai, bé yêu da trắng môi đỏ, những dưỡng chất trong cá chép giúp bé yêu phát triển tốt.

Sau khi sinh con rất có thể mẹ bầu sẽ không có thời gian và sức lực để nấu ăn, do vậy tốt hơn hết mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn một lượng thực phẩm đã chế biến nhất định trong tủ lạnh để bảo quản và sử dụng.

Thông thường nếu không có gì ngoài ý muốn thì tuần này mẹ bầu sẽ có một cuộc hẹn thăm khám cuối cùng trước khi sinh.

Do vậy hãy lập một danh sách những câu hỏi cuối cùng mà mẹ bầu còn băn khoăn để hỏi bác sĩ. Câu hỏi có thể bao gồm những vấn đề khác nhau, ví dụ như cách đối phó với hiện tượng chuyển dạ sớm hay làm thế nào để giảm đau một cách tự nhiên.

Cha đứa trẻ cũng nên cố gắng thư giãn, và tận hưởng khoảng thời gian cuối cùng trước khi em bé thực sự ra đời.

Rất nhiều ông bố tương lai cảm thấy hoang mang và không biết làm gì trong khi mẹ bầu đang rất vất vả để chuẩn bị cho đợt sinh sắp tới. Mẹ có thể động viên và khuyến khích cha đứa bé làm một số việc đơn giản để hỗ trợ trước cũng như sau khi sinh bé.

Nếu mẹ đang lo lắng về việc thấy đau xuất hiện thường xuyên thì hãy nhớ rằng cơn đau do chuyển dạ khác với những đau bình thường khác. Đây không phải là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn đang diễn ra.

Thay vào đó, nó có thể là dấu hiệu cho thấy em bé đang tiến gần đến bụng dưới, đồng thời các cơ tử cung cũng đang hoạt động tích cực để sẵn sàng cho việc sinh nở.

Bước chuẩn bị cuối cùng là đảm bảo các phương tiện liên lạc và di chuyển đều trong trạng thái tốt, pin điện thoại luôn sạc đầy. Nếu trong nhà còn có trẻ nhỏ thì mẹ bầu cũng nên thu xếp người chăm sóc trước khi hiện tượng chuyển dạ xảy ra.

Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, chuyên gia Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 – 19 tuần trên nền tảng App của POH.

EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình. POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Với các em bé dưới 19 tuần, POH hỗ trợ mẹ giúp con ăn no, ngủ đủ khoa học bằng cách xây dựng khóa học POH EASY ONE:

Cá nhân hóa theo ngày tuổi của bé

Tư vấn chuyên sâu bởi đội ngũ giảng viên: Hachun, Hương Đỗ, Thanh Hương Ng và bác sĩ Minh Hạnh…

Giúp con ăn no, ngủ đủ ngay hôm nay cùng POH Easy One

Những Thay Đổi Của Cơ Thể Khi Mang Thai Tuần Thứ 34

Biểu hiện mang thai tuần thứ 34

Các dấu hiệu khó tiêu, ăn không tiêu có thể sẽ lại trở lại trong thời gian này bởi sự phát triển của thai nhi đang chèn ép lên các cơ quan vùng bụng. Mẹ bầu nên tiếp tục chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, đồng thời tránh nằm xuống ngay sau khi ăn.

Một giấc ngủ ngắn ngay sau bữa ăn tối có vẻ như là một ý tưởng không tồi, tuy nhiên nếu mẹ bầu đi nằm quá sớm ngay sau khi ăn xong có thể khiến bụng cương lên rất khó chịu.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 34?

Mẹ bầu tuần 34

Tương tự như những tuần trước, mẹ nên hành động một cách chậm rãi. Nếu như ngồi lâu mẹ đừng đứng lên ngay lập tức mà hãy chuyển động từ từ. Việc này sẽ khiến cho mẹ thấy an toàn và không gặp trường hợp máu dồn xuống chân gây giảm huyết áp.

Đi tiểu nhiều

Phần tử cung mà vốn nằm khuất ở trong xương chậu ở thời gian thụ thai, tới tuần 34 đã chạm đến xương sườn. Tới tuần này, tử cung vẫn chèn ép bàng quang khiến mẹ phải đi tiểu thường xuyên hơn. Các vấn đề về đường tiêu hóa như ợ hơi, đầy bụng … ít phụ nữ mang bầu mà không gặp phải.

Bị sẩn phù có nghĩa mẹ gặp tình trạng xuất hiện nốt đỏ ở bụng, mông và đùi… Chỉ khoảng 1% phụ nữ mắc bệnh này khi mang thai, chúng vô hại nhưng khá khó chịu. Nếu như mẹ cảm thấy không ổn, ví dụ như ngứa ngáy khắp người thì có thể tới gặp bác sĩ. Có thể mẹ không chỉ gặp vấn đề da liễu mà còn có thể là vấn đề về gan.

Thai càng lớn, thế nhưng mẹ vẫn phải đi khám thai đều đặn hơn, theo từng tuần. Từ tuần 34-37, mẹ sẽ được bác sĩ kiểm tra phần liên cầu khuẩn nhóm B (viết tắt là GBS) trong ruột thừa và âm đạo. (Tuy GBS vô hại ở người lớn nhưng khi truyền sang thai nhi có thể gây dị tật nghiêm trọng) Con số phụ nữ mang thai có nhiễm vi khuẩn này từ 10-30%.

Lên kế hoạch sinh con

Đây là lúc mẹ phải bắt đầu lên kế hoạch sinh con một cách chỉn chu. Việc đi siêu thị hay các cửa hàng dành cho bà bầu chính là một liều thuốc giảm đau, xả stress cho mẹ khi tưởng tượng bé yêu của mình mặc lên những bộ đồ đáng yêu này. Mẹ hãy gác lại các công việc thường ngày một chút để dành thời gian trò chuyện với bé yêu đang sắp chào đời.

Thai 34 tuần nên ăn gì?

Tới tuần này, mẹ vẫn nên chịu khó bổ dưỡng đồ ăn ngon cho bé yêu vì bé đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Một số món ăn khá quen thuộc mà mẹ có thể ghi vào thực đơn hàng ngày đó là:

Dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần 34

Thịt bò nạc quan trọng khi bổ sung nhiều đạm, sắt hay các loại vitamin nhóm B. Chúng sẽ tốt cho sự phát triển não bộ cũng như toàn diện của trẻ nhỏ.

Trứng rất giàu canxi, vitamin D hay đạm cần thiết.

Trái cây họ cam, quýt giàu vitamin C và axit folic là món ăn tráng miệng rất tốt cho mẹ bầu.

Cải bó xôi chứa nhiều axit folic để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho bé yêu.

Bí ngô chứa cực kỳ nhiều dưỡng chất với giá trị dinh dưỡng cao như canxi, sắt, vitamin, protein, carotene… Bí ngô chứa nhiều nguyên tố sinh ra hemoglobin để bổ sung máu cho cơ thể.

Tương tự như cải bó xôi, đậu bắp chứa rất nhiều axit folic mẹ nên bổ sung trong suốt thai kỳ.

Cuộc sống của mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần thai thứ 34

Ngày sinh nở của mẹ bầu lúc này có thể sẽ chỉ còn khoảng một tháng nữa. Nếu mẹ bầu có kế hoạch sinh con trong bệnh viện thì nên liên lạc với đơn vị hỗ trợ sinh sản để hỏi xem mình có thể đến sớm hơn dự kiến được hay không.

Nếu không thì mẹ bầu cũng có thể đưa ra yêu cầu được đến bệnh viện thăm khám và tìm hiểu thêm về các ca sinh sản gần đây của bệnh viện.

Trong thời gian chờ đợi các mẹ có thể tìm hiểu thêm về các thủ tục nhập viện trong trường hợp chuyển dạ sớm. Hỏi các bác sĩ nếu mẹ bầu muốn biết thai nhi sẽ được xử lý như thế nào trong quá trình sinh nở.

Mẹ bầu cũng có thể tìm hiểu về các dịch vụ ăn uống và các loại hỗ trợ khác trong quá trình sinh nở của mình.

Cha đứa bé có biết phải mang theo những gì bệnh viện khi mẹ bầu chuyển dạ không? Đồ ăn nhẹ, đồ vệ sinh cá nhân và quần áo để thay là những thứ thiết yếu nhất. Đôi khi cha bé cũng có thể mang theo sách đọc, máy quay hay thậm chí quần bơi (nếu mẹ bầu quyết định sinh con dưới nước).

Thai nhi 34 tuần tuổi sinh non có sao không?

Ở tuần 34, bé đã nặng khoảng 2.15 kg và dài khoảng hơn 46 kg. Nhiều mẹ lo lắng về vấn đề thai nhi 34 tuần tuổi sinh non có ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé hay không.

Mẹ có thể thở phào nhẹ nhõm vì bé yêu sinh ra ở tuần 34 hoàn toàn có khả năng sống sót rất cao khi có sự chăm sóc chăm sóc từ các bác sĩ chuyên nghiệp. Thế nhưng đây là giai đoạn nước rút của thai kỳ cho sự phát triển của não bộ và lớp mỡ dày bảo vệ cơ thể. Vậy nên bé sẽ gặp một vài vấn đề nếu như sinh sớm. Mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn để có thể chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất.

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, chuyên gia Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 – 19 tuần trên nền tảng App của POH.

EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình. POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Với các em bé dưới 19 tuần, POH hỗ trợ mẹ giúp con ăn no, ngủ đủ khoa học bằng cách xây dựng khóa học POH EASY ONE:

Cá nhân hóa theo ngày tuổi của bé

Tư vấn chuyên sâu bởi đội ngũ giảng viên: Hachun, Hương Đỗ, Thanh Hương Ng và bác sĩ Minh Hạnh…

Giúp con ăn no, ngủ đủ ngay hôm nay cùng POH Easy One

Bạn đang xem bài viết Những Thay Đổi Của Cơ Thể Khi Mang Thai Tuần Thứ 28 trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!