Cập nhật thông tin chi tiết về Những Nguy Cơ Tiềm Ẩn Khi Mang Đa Thai mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những nguy cơ tiềm ẩn khi mang đa thai
19-04-2011
Phụ nữ mang đa thai cần biết về những nguy cơ tiềm ẩn, các biến chứng cũng như triệu chứng và các lựa chọn điều trị phù hợp.
– Có lẽ nguy cơ lớn nhất đi kèm với đa thai là chuyển dạ sớm, dẫn đến hậu quả là sinh non. Những phụ nữ mang đa thai có tỉ lệ chuyển dạ sớm cao gấp đôi so với những phụ nữ mang thai một. Nhiều trường hợp thai đôi, thai ba dễ tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và dễ xảy ra các biến chứng và gần như tất cả các trường hợp thai bốn trở lên đều sinh non. Ngoài sự căng thẳng về thể chất và cảm xúc vì phải mang thai đôi, thai ba…, những phụ nữ mang đa thai còn có nhiều nguy cơ bị các biến chứng và biến chứng nghiêm trọng hơn những phụ nữ mang thai một. Cụ thể:
– Tỉ lệ cao mắc tiểu đường: Ở phụ nữ đa thai, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn gấp đôi so với phụ nữ mang thai một. Bệnh không tạo ra nguy cơ cho trẻ sơ sinh.
– Bất thường ở bánh nhau: Dù có một bánh nhau, hai bánh nhau hay bánh nhau chung thì người mang đa thai cũng có nguy cơ biến chứng nhau tiền đạo hay nhau bong non lớn hơn. Những sự cố xảy ra với bánh nhau có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người mẹ, gồm cả chảy máu trong khi có thai hoặc sau khi sinh. Nếu được theo dõi sát thì có thể phát hiện sớm để không xảy ra tai biến.
– Sự cố cho tim: Một nghiên cứu gần đây ở Canada cho thấy phụ nữ mang đa thai dễ bị suy tim, nguy cơ nhồi máu cơ tim khi mang thai có thể tăng lên 4 lần. Hiện vẫn chưa rõ các thầy thuốc sẽ ứng dụng phát hiện này trong điều trị cho phụ nữ mang đa thai như thế nào.
– Hội chứng thai truyền máu cho nhau: Ở trường hợp đa thai, do có bất thường ở những mạch máu trong bánh nhau dẫn đến sự cung cấp máu không đều cho mỗi thai làm cho thai phát triển không đều. Y học gọi là hội chứng thai truyền máu cho nhau, tức là có thai cho máu và có thai nhận máu. Trạng thái này gây nguy hiểm cho cả hai thai nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Khoảng 90% trường hợp hội chứng thai truyền máu cho nhau không được phát hiện sớm đã dẫn đến tử vong cho một thai. 25% số thai đôi sống sót sau khi bị hội chứng thai truyền máu cho nhau nhưng không được điều trị sẽ có thương tổn về thần kinh.
BS. ĐÀO XUÂN DŨNG
Những Nguy Cơ Tiềm Ẩn Nào Với Mẹ Sinh Mổ 6 Tháng Có Thai?
Sinh mổ 6 tháng có thai là tình trạng chị em cấn bầu sau khi vừa sinh mổ không lâu. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà chị em cần thận trọng đề phòng.
Việc sinh mổ tương đương với cuộc đại phẫu, vì thế sản phụ cần thời gian dài để vết thương hồi phục. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sinh mổ 6 tháng có thai lại. Vậy những trường hợp này có nguy hiểm cho người mẹ hay không? Và nếu có thì mẹ bầu cần làm gì để đảm bảo an toàn cho cả bản thân và bào thai?
Sau khi sinh mổ, khi nào thì nên có thai lại?
Dù mẹ sinh thường hay sinh mổ thì cơ thể vẫn cần thời gian để được chữa lành. Thông thường sau khi sinh, cơ thể sẽ điều chỉnh để thay đổi mức độ hormone và chất dinh dưỡng. Lúc này cơ thể người mẹ sẽ hoạt động với mục tiêu tự phục hồi và nuôi bé sơ sinh. Việc có thai sau khi sinh vì thế là không quá phù hợp.
Nếu mang thai trong vòng 6 tháng sau khi sinh, bạn sẽ tăng nguy cơ bị các biến chứng:
Thời gian tốt nhất để mang thai lại là 18 tháng. Điều này giúp cơ thể có thời gian để chữa lành và giảm nguy cơ biến chứng.
Sau khi sinh mổ, mất đến 6 tuần để vết sẹo đủ lành để các mẹ có thể trở lại các hoạt động thường ngày như tập thể dục, làm việc nhà, chạy xe hay quan hệ tình dục. Nhiều bác sĩ khuyên sau khi sinh mổ từ 18 đến 24 tháng, phụ nữ mới nên có thai lại. Thời gian này giúp cơ thể các mẹ hồi phục sau phẫu thuật.
Sinh mổ 6 tháng có thai sẽ gây ra ảnh hưởng gì?
Đối với người mẹ, việc mang thai sớm làm tăng nguy cơ bục vết sẹo mổ cũ. Hiện tượng này có thể xuất hiện trong quá trình chuyển dạ sinh, nhất là khi cơn co mạnh. Ngay cả trong thời gian mang thai, người mẹ cũng có thể thường xuyên bị đau vết mổ. Với những bà mẹ sinh mổ nhiều lần thì nguy cơ nhau cài răng lược là rất cao. Nếu vị trí bám của nhau bất thường thì nguy cơ chảy máu nặng khi sinh.
Chăm trẻ sơ sinh vốn rất vất vả. Việc vừa chăm trẻ vừa mang thai khiến người mẹ càng thêm mất sức. Từ đó, việc dưỡng thai không tốt, việc chăm con cũng khó chu toàn. Với mẹ đang cho con bú thì người mẹ có nguy cơ mất sữa.
Mang thai sau sinh mổ 6 tháng làm tăng nguy cơ sinh non. Trẻ sinh non rất dễ mắc các bệnh sau này. Chưa kể nếu có tình trạng nhau cài răng lược, thai non tháng, kém phát triển, thiếu máu, tỉ lệ tử vong sơ sinh cao.
Tuy nhiên, nếu có thai lại sau khi sinh mổ 6 tháng thì mẹ cũng không nên vội bỏ thai. Đặc biệt là khi thai nhi phát triển bình thường. Nguy cơ sức khỏe khi có thai sớm sau sinh mổ là thật. Thế nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể hạn chế chúng bằng các cách sau đây.
Làm gì khi có thai sau 6 tháng sinh mổ?
Sau khi phát hiện có thai, mẹ nên đi khám sớm. Từ đó bác sĩ có thể giúp phát hiện, đánh giá sớm các nguy cơ cho mẹ và bé. Các mẹ nên chọn những cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị và uy tín để thăm khám.
Vì thời điểm mang thai lại cách lần sinh mổ không xa nên mẹ bầu hãy đi khám đều đặn. Từ đó, tình trạng vết mổ cũ và sự phát triển của thai nhi sẽ được theo dõi kỹ càng. Nếu xuất hiện các nguy cơ đối với mẹ và bé thì kịp thời can thiệp. Đây là cách tốt nhất giúp mẹ và bé tránh diễn biến xấu có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, người mẹ cũng nên có chế độ ăn thích hợp để tránh tăng trọng quá mức. Từ đó gây ra nguy cơ nứt vỡ tử cung. Các mẹ không nên ăn đồ ngọt, đồ hộp, thức ăn nhanh hay các loại trái cây có nhiều đường…
Lưu ý quan trọng khi mang thai trong trường hợp này
Trong bất kỳ trường hợp mang thai nào, mẹ bầu cũng không nên bỏ qua sự có mặt của những cơn đau. Đặc biệt là khi sinh mổ 6 tháng có thai thì mẹ nên lưu ý những cơn đau như:
– Đau bụng từng cơn nhẹ trong ba tháng cuối hay đau bụng khi chuyển dạ.
– Đau ở vùng tử cung nơi có sẹo mổ cũ, đồng thời bị ra máu đỏ tươi.
– Xuất hiện các cơn co.
Khi xuất hiện các cơn đau này, mẹ bầu nên liên hệ ngay với bác sĩ. Việc thăm khám, kiểm tra để xác định nguyên nhân gây đau là rất quan trọng. Bởi nếu bỏ qua chúng có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng. Thậm chí nhiều trường hợp ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ và bé.
Tạm kết
Sinh mổ 6 tháng có thai vốn không hề hiếm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Tuy nhiên nếu rơi vào trường hợp này, chị em cũng không nên quá bi quan. Để thai kỳ được an toàn, ngoài thăm khám, các mẹ nên giữ tâm lý được thoải mái. Các mẹ đồng thời cũng nên chú ý hơn về mặt dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi.
Mang Thai 3 Tháng Đầu Bị Ra Máu Và Nguy Cơ Tiềm Ẩn
Trong khoảng 3 tháng đầu mang thai, bà bầu gặp không ít rắc rối, khó khăn với nhiều hiện tượng bất thường của cơ thể. Trong đó có hiện tượng ra máu trong 3 tháng đầu mang thai và nhiều nguy cơ tiềm ẩn sau đó để lại sự lo lắng, sợ hãi của bà bầu.
Ra máu khi mang thai trong 3 tháng đầu là hiện tượng phổ biến khi mang thai, khoảng 20% phụ nữ mang thai có hiện tượng ra máu trong thai kì. Ra máu thông thường với lượng máu ít thì không quá nguy hiểm tuy nhiên các mẹ không được chủ quan mà cần quan sát, theo dõi. Tuy nhiên cần đến bác sĩ để kiểm tra nếu ra quá nhiều máu hoặc kèm theo bất kì một dấu hiệu lạ thường nào.
Những nguy cơ tiềm ẩn khi mang thai 3 tháng đầu bị ra máu
Nguy cơ sảy thai
Sảy thai là nguy cơ nguy hiểm nhất ở các bà bầu và nó thường xảy ra nhiều nhất trong 3 tháng đầu mang thai. Sảy thai là thai và rau bị tống ra khỏi buồng tử cung trước 22 tuần, kể từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
Biểu hiện thường thấy là tắc kinh, đau âm ỉ hoặc từng cơn, chảy máu âm đạo với số lượng ít. Khi sẩy thai hoàn toàn có biểu hiện đau bụng, ra máu, thai ra cả bọc sau đó máu ra ít dần.
Khi thai phụ xuất hiện những biểu hiện trên cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh không làm tổ và phát triển trong buồng tử cung mà phát triển bên ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung có thể gặp ở vòi trứng, buồng trứng, ống cổ tử cung.
Biểu hiện thường thấy là chậm kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt, có triệu chứng nghén, đau âm ỉ vùng bụng dưới, rong huyết… Khi thấy những dấu hiệu bất thường cần đưa đến ngay bác sĩ để khám và điều trị, tránh để hậu quả xấu xảy ra với mẹ và bé.
Thai chết lưu trong tử cung
Đây là trường hợp nguy hiểm khi mang thai,là tình trạng thai chết và lưu lại trong buồng tử cung.
Biểu hiện lúc đầu có dấu hiệu mang thai như tắt kinh, ốm nghén… nhưng sau đó ra máu âm đạo. hết nghén, không thấy thai máy và tim thai. Khi xảy ra những dấu hiệu bất thường trên bạn cần đến ngay bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Hiện tượng chửa trứng
Chửa trứng là bệnh của rau trong đó có gai rau tháo thành các tíu mọng nước. Đây là hiện tượng nguy hiểm và có thể gây tử vong cho mẹ.
Biểu hiện của hiện tượng trên là mất kinh, tình trạng nghén nặng hơn bình thường, có khi xuất hiện các biểu hiện của nhiễm độc, thai nghén nặng hơn, ra ít máu màu đen, kéo dài. Khi có những dấu hiệu bất thường trên cần đến ngay bác sĩ để khám và điều trị. Đối với trường hợp này tốt nhất bạn không nên có thai ít nhất 2 năm sau đó.
Hiện tượng chửa trứng.
Xử lí khi bị ra máu trong thời gian 3 tháng đầu mang thai
Trong 3 tháng đầu khi mang thai bị ra máu không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Bạn phải biết cách xử lý khéo léo khi bị ra máu.
Theo dõi số lượng máu để biết mình ra bao nhiêu náu và biết được màu sắc của máu.
Cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí. Nên nghỉ ngơi hoàn toàn, ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Thường xuyên vệ sinh cơ thể, tránh tình trạng viêm nhiễm
Đến khám bác sĩ để biết được tình trạng để điều trị, tránh gây ra những hậu quả xấu.
Mối Nguy Hiểm Tiềm Ẩn Khi Mang Bầu Nước Tiểu Vàng Đục
Bà bầu có nước tiểu bị vàng đục liệu có nguy hiểm?
Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng nước tiểu đục hoặc có chất trắng lợn cợn trong nước tiểu. Các tình trạng này có thể xảy ra có thể do rối loạn nội tiết, nhiễm trùng hoặc tiền sản giật. Sự xuất hiện của nước tiểu đục là một vấn đề phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Hầu hết các chị em đều hoang mang khi thấy nước tiểu của mình có màu đục.
Những lý do khiến bầu nước tiểu vàng đục
Nghiên cứu cho thấy những lý do có thể gây ra nước tiểu đục khi mang thai là do sự hiện diện của các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng hoặc sự hiện diện của máu trong nước tiểu hay nó có thể bị lẫn với dịch tiết âm đạo. Ngoài ra, đây là một số nguyên nhân nước tiểu bị vàng đục khi mang thai.
1. Thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi về độ trong của nước tiểu khi mang thai chủ yếu là do sự thay đổi của nội tiết tố. Khi mang thai, cơ thể trải qua nhiều thay đổi sinh hóa khác nhau để hỗ trợ thai nhi phát triển. Nhiều hormone được giải phóng quá mức trong máu như gonadotropin màng đệm ở người (hCG) dẫn đến nước tiểu đục.
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ cần quá nhiều nước để hỗ trợ nhau thai, nước ối và thai nhi phát triển. Nếu thiếu nước cho bà bầu có thể dẫn đến mất nước, nước tiểu sậm màu, cô đặc và bị đục do không hòa tan hết các chất thải của cơ thể.
3. Protein niệu
4. Tiết dịch âm đạo
Tiết dịch âm đạo khi mang thai là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu tiết dịch âm đạo quá nhiều có thể dẫn đến nước tiểu đục. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục trong một thời gian dài, bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra về sức khỏe sinh sản.
5. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nước tiểu đục khi mang thai là do nhiễm trùng đường tiết niệu, đây là vấn đề cũng khá thường gặp khi mang thai. Đặc trưng cho vấn đề này là nước tiểu có màu đục, có mùi hôi và có thể có máu. Ngoài ra, bạn có thể bị tiểu gắt và khó chịu.
Bệnh lậu là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ. Nếu phụ nữ mang thai bị đau khi đi tiểu hoặc tiết dịch âm đạo quá nhiều kèm theo nước tiểu đục, đó là dấu hiệu của bệnh lậu và cần được trợ giúp y tế ngay lập tức.
7. Tiền sản giật
Đây là một tình trạng ảnh hưởng đến thận, gan và dẫn đến huyết áp cao. Tình trạng này xảy ra rộng rãi ở phụ nữ tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ và có thể không có bất kỳ triệu chứng ban đầu nào. Phụ nữ mang thai nên đi kiểm tra nước tiểu thường xuyên vì sự hiện diện của protein cao trong nước tiểu và nước tiểu có màu đục có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Nước tiểu đục có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của tiền sản giật
Nếu phụ nữ mang thai đang bị sỏi thận, nõ cũng có thể gây ra nước tiểu đục. Phụ nữ mang thai thường xuyên bị mất nước, lười uống nước có nguy cơ cao bị sỏi thận hơn so với các phụ nữ cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể.
Sự thay đổi về màu sắc của nước tiểu báo hiệu các nguy cơ tiềm ẩn khác
Cùng với tính chất đục của nước tiểu, màu sắc của nước tiểu khi mang thai cũng có thể thay đổi vì nhiều lý do. Ví dụ như:
Nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ nói chung có thể do tiêu thụ nhiều thực phẩm có màu đỏ hơn. Đôi khi màu đỏ trong nước tiểu có thể là do sự hiện diện của máu. Trong trường hợp này, nó có thể có nghĩa là tình trạng sức khỏe do hậu quả và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Nên đi khám bác sĩ khi có bất kì lo ngại gì về sức khỏe
Nước tiểu có màu cam sẫm hoặc nâu là dấu hiệu của việc bài tiết mật quá mức và có thể bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng về gan.
Dùng một số loại thuốc có thể làm cho nước tiểu có màu xanh. Tuy nhiên, nếu bạn đang không dùng bất kì loại thuốc nào mà nước tiểu lại có màu xanh thì hãy đến bác sĩ để khám ngay.
Lời khuyên cho bà bầu nước tiểu vàng đục
1. Giữ đủ nước
Uống đủ nước khi mang thai sẽ giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể và giảm triệu chứng nước tiểu đục.
2. Uống nước ép nam việt quất
Nước ép nam việt quất có chứa các chất dinh dưỡng thực vật giúp điều trị các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận,… Đây là một thức uống khá phổ biến ở phương Tây.
3. Hạn chế ăn đồ ăn nhiều đường và mặn
Thực phẩm chứa nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nước tiểu đục. Tương tự, tiêu thụ nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận, cao huyết áp dẫn đến các căn bệnh khiến bà bầu nước tiểu bị vàng đục.
Chế độ ăn uống khoa học giúp bạn hạn chế các vấn đề về sức khỏe khi mang thai
4. Chỉ uống thuốc theo chỉ định
Nếu hiện tượng nước tiểu bị vàng đục là do nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên dùng các loại thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra không nên tự ý dùng thuốc khi không có sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.
Bạn đang xem bài viết Những Nguy Cơ Tiềm Ẩn Khi Mang Đa Thai trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!