Xem Nhiều 3/2023 #️ Những Món Ăn Giúp Mẹ Bầu Vượt Qua Cơn Ốm Nghén Dễ Dàng # Top 10 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Những Món Ăn Giúp Mẹ Bầu Vượt Qua Cơn Ốm Nghén Dễ Dàng # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Món Ăn Giúp Mẹ Bầu Vượt Qua Cơn Ốm Nghén Dễ Dàng mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nghén là triệu chứng mà hầu hết chị em phụ nữ đều gặp phải khi mang thai. Các triệu chứng ốm nghén thường gặp là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, thậm chí có người nôn quá nặng đến mức không dám ăn uống gì. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, muốn hạn chế cơn ốm nghén không có cách nào tốt hơn bằng việc mẹ bầu tích cực ăn uống.

Thực phẩm chính là những “phương thuốc” hiệu quả nhất giúp mẹ bầu mau lấy lại sự khỏe khoắn và vượt qua tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên, bị ốm nghén nên ăn gì thì không phải mẹ bầu nào cũng biết.

Bà bầu ốm nghén nên ăn gì?

Trái cây chính là “trợ thủ” đắc lực của mẹ bầu trong việc giảm thiểu các cơn ốm nghén. Để giảm bớt triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một số loại trái cây sau đây:

Một trong những loại trái cây mát lành và đầy lợi ích cho sức khỏe phải kể đến chính là thanh long. Với lượng vitamin phong phú, thanh long giúp mẹ không bị thiếu hụt những chất vi lượng cần thiết cho thai kỳ. Đồng thời, bà bầu ăn thanh long sẽ giúp cung cấp chất xơ cho cơ thể, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó làm giảm triệu chứng đầy hơi và buồn nôn.

Bà bầu ăn nho sẽ giúp cải thiện cơn ốm nghén (Nguồn: Internet)

Nếu mẹ bầu có cảm giác nôn nao, khó chịu nơi cổ họng, ăn một ít nho sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn. Với vị chua ngọt tự nhiên, nho có khả năng đẩy lùi khó chịu nhanh chóng. Đây cũng là một loại trái cây tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa của mẹ bầu vì chứa nhiều vitamin C, đường glucose và chất xơ.

Cam là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể. Đồng thời các thành phần trong cam cũng giúp mẹ bầu hấp thu tối đa sắt từ thực phẩm cung cấp cho cơ thể vào bào thai. Cam có vị chua ngọt và mùi thơm dễ chịu sẽ giúp mẹ bầu đối phó hiệu quả với cơn ốm nghén. Với cam, mẹ có thể ăn cam tươi hoặc ép lấy nước uống ngày 1 – 2 ly.

Chuối giàu vitamin C và B6, chất xơ và kali. Đây là những dưỡng chất cần thiết giúp mẹ bầu khỏe mạnh, đối phó hiệu quả với chứng táo bón trong thai kỳ. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, vitamin B6 còn có tác dụng giảm những cơn buồn nôn khi mang thai.

Dứa chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Dứa cũng chứa gần 70% lượng mangan cần thiết cho cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và các mô liên kết. Đặc biệt, chất xơ trong dứa còn giúp ngăn ngừa táo bón.

Tuy nhiên, bà bầu muốn ăn dứa cần phải biết cách ăn đúng thời điểm, tuyệt đối không ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ vì trong dứa có chứa enzym bromelain gây kích thích cổ tử cung, dẫn đến các cơn co thắt tử cung. Ngoài ra, chất bromelain cũng gây ra rát lưỡi, hoặc bị dị ứng phát ban, khó thở.

Ngoài trái cây thì một số món ăn sau đây cũng rất tốt trong việc làm giảm triệu chứng ốm nghén của mẹ bầu:

Những mẹ thường xuyên bị ốm nghén nên ăn một ít những món lạnh như kem trái cây. Thực tế cho thấy, việc ăn những loại thực phẩm cay nóng chỉ làm cho tình trạng càng tồi tệ. Nếu có thể, mẹ nên tự làm một số món kem đơn giản bằng cách ép nước trái cây và để đông đá.

Nếu thích nhai những miếng trái cây giòn, ngọt thì mẹ chỉ cần thái nhỏ trái cây và trộn cùng sữa rồi cho vào khuôn làm kem. Chỉ mất 15 phút chuẩn bị và đông lạnh vài giờ là mẹ đã có được món ăn vừa thơm ngon vừa giúp mẹ sẵn sàng vượt qua những cơn nghén thường trực.

Các loại bánh quy rất thích hợp cho mẹ bầu thường bị ốm nghén vào buổi sáng (Nguồn: Internet)

Bánh mặn là một trong những vị cơ bản mà cơ quan vị giác có thể cảm nhận được. Vì thế, những món có vị mặn sẽ là “cứu tinh” của các mẹ đang chịu đựng cảm giác buồn nôn. Có rất nhiều loại bánh dành cho bà bầu mà mẹ có thể thử và bánh quy là một trong những món ăn thích hợp cho buổi sáng của mẹ.

Tuy nhiên cần lưu ý, ăn quá mặn có thể khiến mẹ bị tăng huyết áp, vì thế đừng nên ăn quá nhiều bánh mặn, thay vào đó hãy bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm để cơ thể không bị thiếu chất.

Một trong những đáp án đơn giản nhất cho câu hỏi ốm nghén nên ăn gì chính là các món ăn từ ngũ cốc nguyên hạt. Chúng là thành phần chính trong thực đơn hàng ngày của tất cả mọi người và cũng rất hiệu quả trong việc đẩy lùi khó chịu do ốm nghén. Thành phần chất bột đường trong ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, giảm ợ nóng, trào ngược cho mẹ.

Với những mẹ bầu bị ốm nghén nặng thì hãy thử ăn những món ăn sau đây:

Chuẩn bị: 15g ý dĩ, 100g gạo, 100 gừng, 20g đường đỏ.

Cách nấu: Ý dĩ, gạo xay thành bột, gừng giã nhỏ cho vào nồi, thêm nước đun trên lửa nhỏ cho sôi kỹ, đến khi chín nhừ cho đường đỏ vào khuấy đều, chờ đến khi cháo sôi lại lần nữa là được.

Cháo ý dĩ nên ăn vào lúc nóng, ngày ăn 2 lần khi bụng đói. Bà bầu bị nghén nặng ăn liên tục 3 ngày.

Chuẩn bị: 5 quả (50g) sấu, 200g sườn lợn, 100g bí xanh, bột gia vị vừa đủ.

Cách nấu: Sấu cạo vỏ rửa sạch, sườn lợn rửa sạch chặt miếng ướp gia vị rồi xào chín, cho tất cả vào nồi, thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ. Bí xanh bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng. Khi sườn lợn đã nhừ, cho bí xanh vào đun sôi là được.

Trước khi ăn mẹ nên dầm nát sấu, ăn ngày 2 lần vào lúc đói hoặc ăn với cơm. Bà bầu bị nghén nặng nên ăn 3 ngày liên tiếp.

Chuẩn bị: 1 khúc khoảng 300g cá trắm cỏ, quả me, cà chua, 100g rau cải trắng, dầu ăn, bột ngọt, gia vị vừa đủ.

Cách nấu: Cá rửa sạch, bổ đôi ướp gia vị trong 20 phút. Quả me cạo vỏ ngoài, cà chua rửa sạch thái miếng, rau cải trắng rửa sạch thái nhỏ. Cho cá, cà chua, dầu ăn vào nồi xào, cho cà chua vào xào tiếp, dầm nát cà chua, đổ nước vừa đủ, đun sôi rồi thả quả me vào, đun tiếp khi quả me chín thì cho rau cải trắng vào đảo đều, canh sôi lại thêm bột ngọt vừa ăn là được.

Nên ăn vào lúc đói, ngày ăn 1 lần, ăn liền trong 3 ngày.

Tài liệu tham khảo

6 loại bánh cho bà bầu ăn vặt trong thai kỳ : Bánh cho bà bầu là món ăn được rất nhiều chị em yêu thích vì tính tiện lợi và ngon miệng. Vậy có những loại bánh nào bà bầu có thể ăn được, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bà Bầu Ăn Gì Cho Dễ Đẻ Thường? Bật Mí Những Món Ăn Giúp Mẹ Vượt Cạn Dễ Dàng

Bà bầu ăn gì cho dễ đẻ thường? Bật mí những món ăn giúp mẹ vượt cạn dễ dàng: Những mẹ bầu gần ngày sinh nở có thể tham khảo những loại thức phẩm sau để có thể sinh thường dễ dàng mà không quá lo lắng.

Bà bầu ăn gì cho dễ đẻ? Hãy ăn rau lang mẹ bầu ạ

Rau khoai lang vốn đã được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn để ăn trong suốt thời gian mang thai bởi loại thực phẩm này có vị ngọt, tính mát, rất tốt cho phụ nữ mang thai đồng thời lại rất linh động trong cách chế biến, bạn có thể nấu canh, luộc, xào tùy theo sở thích.

Vì thế, trong thời kỳ bầu bí, bạn nên thường xuyên ăn rau lang, khoảng 3-4 bữa/1 tuần để thanh nhiệt cơ thể, hạn chế táo bón và nhuận trường hiệu quả;

Bạn nên uống ngay khi còn ấm để phát huy hiệu quả một cách tối ưu, đảm bảo ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ mà uống nước lá tía tô bạn sẽ nhanh chóng “mở cửa mình” để sinh em bé trong thời gian rất ngắn (từ 1-2 tiếng) và quá trình sinh cũng rất suôn sẻ.

Bà bầu ăn gì cho dễ đẻ? Mẹ tham khảo món chè vừng đen nấu với bột sắn dây

Bà bầu ăn gì cho dễ đẻ? Các mẹ bầu nên nấu chè vừng đen với bột sắn dây, và đường phèn để ăn mỗi ngày 1 lần sẽ có tác dụng rất tốt trong việc giúp mẹ bầu sinh thường nhanh chóng. Vì trong vừng đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, axit folic rất cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh đẻ của mẹ bầu được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.

Rau húng quế giúp bà bầu vượt cạn

Bà bầu ăn gì cho dễ đẻ? Đừng quên rau húng quế.

Vào 3 tháng cuối của thai kỳ, các mẹ bầu nên sử dụng 1 nắm rau húng quế, xay lấy 1 cốc nước khoảng 300ml, thêm vào một ít đường phèn cho dễ uống, mỗi tháng mẹ bầu chỉ nên uống từ 1-2 cốc, bắt đầu từ tháng thứ 7 sẽ giúp mẹ bầu sinh thường nhanh và dễ dàng hơn rất nhiều.

Quả thơm (dứa) cũng giúp mẹ sinh thường dễ dàng

Dứa là loại thực phẩm chức năng hữu ích cho sức khỏe, trong dứa có chứa nhiều vitamin A, C, kali, magiê… Dứa giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn bởi vì trong dứa chứa nhiều enzyme bromelain có tác dụng làm mềm khung xương chậu.

Lưu ý đối với những bà bầu có chứng bệnh về dạ dầy thì nên hạn chế ăn dứa. Khi ăn nhớ cắt bỏ vỏ và rửa bằng nước đun sôi để nguội.

Bà bầu ăn gì cho dễ đẻ? Vâng, đó là dứa. Tuy nhiên, các bà bầu chỉ nên ăn nhiều dứa ở những tuần cuối thai kỳ (từ tuần 38 trở đi), không ăn dứa trong thời gian đầu mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu tiên, nếu bà bầu ăn dứa sẽ rất nguy hiểm vì nó làm tử cung co bóp mạnh dễ gây ra tình trạng sảy thai.

Trà cam thảo giúp mẹ bầu dễ đẻ hơn

Uống trà cam thảo thường xuyên ở những tuần cuối thai kỳ có thể hỗ trợ việc gây ra những cơn co thắt giúp quá trình lâm bồn được dễ dàng hơn đấy. Cơn co thắt đến sớm, đến nhanh thúc đẩy quá trình chuyển dạ, dễ sinh con.

Bà bầu ăn gì cho dễ đẻ? Hãy dùng nước hoa hướng dương

Lưu ý khi dùng những thực phẩm này

Những thực phẩm trên bạn chỉ được sử dụng ở những tuần cuối của thai kỳ, nếu không nó sẽ gây ra những tác dụng ngược.

Thêm vào đó, để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé, trừ trường hợp nhà bạn trồng được thì quá tốt, nếu không bạn chỉ nên sử dụng những thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng để phòng tránh nguy cơ thực phẩm có thuốc trừ sâu và chất bảo quản thì không tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi.

Nôn Nghén Khi Mang Thai: Làm Gì Để Vượt Qua Dễ Dàng?

Thông thường, tình trạng ốm nghén chỉ xảy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ, nhưng cũng có không ít chị em phải chịu đựng cơn nghén này trong suốt 9 tháng 10 ngày. Mức độ của ốm nghén ở mỗi bà bầu cũng rất khác nhau, có người nghén nặng, có người chỉ nghén thoáng qua một vài lần.

Vì sao bà bầu bị ốm nghén?

Khứu giác của bà bầu nhạy cảm hơn

Rất nhiều phụ nữ chia sẻ rằng khi mang thai khứu giác của họ trở lên khó tính hơn, mỗi khi ngửi thấy mùi hương mạnh hoặc những mùi lạ như: nước hoa, khói thuốc lá, xăng dầu, thực phẩm… đều có thể khiến họ cảm thấy buồn nôn. Theo các nhà nghiên cứu, có một mối liên hệ giữa khứu giác với hormone estrogen ở nữ giới. Khi mức độ estrogen tăng lên trong 3 tháng đầu thai kỳ, khứu giác sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ hơn và điều này giải thích rằng tại sao chị em bầu lại hay nôn ói khi ngửi mùi lạ.

Thay đổi hệ tiêu hóa

Những thay đổi trong hệ tiêu hóa khi mang thai có thể làm nặng hơn triệu chứng ốm nghén. Trong thời gian đầu mang thai, mức độ progesterone tăng lên đáng kể, tác động lên tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển. Bên cạnh đó, progesterone còn tác động lên dạ dày, ruột và thực quản… gây ra chứng chậm tiêu hóa, tích tụ thức ăn trong dạ dày dẫn đến khó chịu, buồn nôn, nôn ói.

Nôn nghén ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Buồn nôn khi mang thai thường là một trong những trải nghiệm gây phàn nàn nhiều nhất trong các tình trạng thai nghén của phụ nữ. Có tới 70% bà mẹ tương lai bị buồn nôn tại một số thời điểm trong thời kỳ đầu mang thai (thường bắt đầu vào tuần thứ 9 sau giao hợp). Nó không chỉ được biết đến là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà còn là triệu chứng phổ biến trong ba tháng đầu, và đôi khi còn lâu hơn.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng nôn nghén giảm xuống vào tuần thứ 16 của thai kỳ. Tuy vậy, có tới 20% phụ nữ tiếp tục có các triệu chứng này trong suốt thai kỳ. Nôn nghén nặng có thể gây suy nhược cho người phụ nữ, thậm chí phải nhập viện.

Các biện pháp giảm nghén khi mang thai không dùng thuốc

Vitamin có thể làm buồn nôn thêm, chủ yếu là do hàm lượng sắt và kích thước viên vitamin lớn. Các tác dụng phụ phổ biến nhất từ việc sử dụng vitamin trước khi sinh là táo bón, buồn nôn và nôn. Trong ba tháng đầu, một người phụ nữ có thể dùng axit folic hoặc uống vitamin tổng hợp không chứa sắt, vì điều này có thể giúp giảm nghén khi mang thai hoặc có thể sung vitamin kèm với bánh quy hoặc uống trước khi đi ngủ. Sau này khi tình trạng nghén giảm, thai phụ có thể tiếp tục dùng vitamin tổng hợp thường xuyên.

Xúc miệng thường xuyên nếu nước bọt tiết quá nhiều

Phụ nữ nên được khuyên không nên nuốt quá nhiều nước bọt, vì điều này có thể làm tăng các triệu chứng của nôn nghén khi mang thai. Nhổ nước bọt và súc miệng thường xuyên có thể hữu ích trong việc giảm nghén khi mang thai. Bạn có thể pha nước cùng với 1 thìa cà phê soda, nó còn giúp cho việc bảo vệ răng bạn không bị bào mòn bởi acid dạ dày

Một số lời khuyên cụ thể khác giúp giảm nghén khi mang thai

Tránh thực phẩm và mùi gây buồn nôn cho bạn, nên tránh những đồ cay, nóng, nên chọn những thực phẩm có lượng protein cao

Giữ bánh quy trên giường và ăn một ít trước khi rời khỏi giường. Dành một chút thời gian cho tiêu hóa, và hoạt động từ từ khi bạn đã sẵn sàng.

Ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn trong suốt cả ngày thay vì ba bữa ăn lớn.

Ăn nhiều thực phẩm khô, đơn giản như gạo trắng, bánh mì nướng khô hoặc khoai tây nướng…cũng giúp giảm nghén khi mang thai.

Mút kẹo cứng.

Cố gắng tiêu thụ ít nhất 2 lít chất lỏng hàng ngày ( bao gồm cả nước, đồ uống, canh, v.v…) với số lượng nhỏ uống thường xuyên

Uống đủ nước giúp giảm nghén khi mang thai.

Giữ phòng thông thoáng hoặc có quạt ở gần để thở dễ dàng hơn. Nếu cả hai điều này đều không thể, hãy dành thời gian ra ngoài để có được không khí trong lành.

Nghỉ ngơi nhiều hơn. Lắng nghe cơ thể của bạn khi bạn cảm thấy mệt mỏi, và thử nằm xuống thư giãn.

Ngửi gừng hoặc chanh, hoặc uống rượu gừng hoặc nước chanh, có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng đã được báo cáo có tác dụng giảm nghén khi mang thai tương đương với vitamin B6 và an toàn cho suốt thai kỳ

Giữ một cuốn nhật ký khi bạn cảm thấy tồi tệ hơn và khi bạn cảm thấy tốt hơn. Nếu có một mô hình hàng ngày, bạn có thể tìm thấy một thời gian cụ thể mỗi ngày khi bạn có thể ăn hoặc uống mà không cần thử lại.

Nói chuyện với ai đó hiểu và sẽ lắng nghe những gì bạn đang trải qua có thể thực sự có ích.

Các biện pháp giảm nghén khi mang thai có sử dụng thuốc

Lưu ý: Chỉ dùng các loại thuốc theo bác sĩ kê đơn.

Ốm nghén – Cần phải đến gặp bác sĩ khi bạn có các biểu hiện sau

Sút cân, suy kiệt nghiêm trọng trong thời gian ngắn.

Nôn nghén kéo dài sau thời kỳ 3 tháng đầu.

Nôn nghén quá mức, khiến bạn không thể sinh hoạt bình thường được.

Nôn nghén nặng kèm bụng lớn quá nhanh so với tuổi thai (gợi ý tình trạng chửa trứng).

Đi tiểu lượng rất ít hoặc nước tiểu có màu đỏ sẫm

Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng dậy

Như vậy, giảm nghén khi mang thai góp phần mang lại cho phụ nữ một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và thoải mái về tâm lý. Khi có bất kỳ lo lắng nào về việc nghén khi mang thai, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn về sức khỏe, tâm lý và chỉ định các biện pháp giúp giảm nghén khi mang thai.

8 Lời Khuyên Giúp Bà Bầu Vượt Qua Mệt Mỏi Thai Nghén

Cảm giác mệt mỏi là triệu chứng thường thấy ở hầu hết các thai phụ, đặc biệt trong khoảng thời gian ba tháng đầu và cuối của thai kỳ, khi cơ thể sản xuất ra nhiều loại hormone mới để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Ngoài ra, những sự thay đổi về tâm lý và thể chất trong quá trình thai nghén cũng có thể gây nên tâm trạng căng thẳng về mặt tâm thần và cảm xúc đối với chị em.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể thai phụ phóng thích ra nhiều hormone progesterone, tạo cho chị em cảm giác uể oải và buồn ngủ. Ngoài ra, cơ thể thai phụ còn sản xuất ra nhiều máu để giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng tới bào thai, khiến tim và các cơ quan khác phải làm việc nhiều hơn bình thường. Cơ thể thai phụ cũng có những thay đổi để phù hợp với quá trình xử lý thực phẩm và dinh dưỡng trong thời gian này.

Tất cả những sự thay đổi đó sẽ gây căng thẳng cho cơ thể và có thể dẫn đến triệu chứng mệt mỏi. Trong ba tháng cuối thai kỳ, việc gia tăng trọng lượng của bào thai sẽ tạo thêm gánh nặng cho sức khỏe của chị em. Các thai phụ thường có những triệu chứng như: khó ngủ, tiểu nhiều lần về đêm, đau nhức cơ bắp chân, ợ nóng.

Mệt mỏi do thiếu máu: Theo các chuyên gia, tâm trạng mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu chất sắt, là biểu hiện thường thấy ở khoảng một nửa các thai phụ. Lúc này, cơ thể thai phụ cần sắt để sản xuất ra huyết cầu tố (hemoglobin) – một loại protein có trong các hồng huyết cầu, giúp vận chuyển oxy tới các mô và bào thai.

Nhu cầu của cơ thể thai phụ cần nhiều chất sắt hơn trong suốt thời gian mang thai vì sự đòi hỏi của bào thai, cùng với quá trình gia tăng lượng máu sản xuất trong cơ thể và lượng máu mất đi trong khi sinh.

Tâm trạng mệt mỏi là dấu hiệu của bệnh thiếu máu khi bạn có những triệu chứng đi kèm như: thở nông, đánh trống ngực, cảm giác yếu ớt, da nhợt nhạt, hoa mắt. Hãy trao đổi với các bác sĩ để tìm cách điều trị nếu bạn có những triệu chứng vừa nêu.

Ngoại trừ trường hợp bác sĩ khuyên bạn không nên luyện tập, các thai phụ cần cố gắng luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày. Ngay cả các bài tập có mức độ vừa phải như đi bộ, cũng có thể giúp tạo tinh thần sảng khoái và gia tăng năng lượng cho cơ thể. Theo các chuyên gia, các thai phụ không uống đủ nước có thể gây mệt mỏi.Tránh những vấn đề gây trầm cảm. Giảm bớt những công việc xã hội hoặc những hoạt động khác làm bạn kiệt sức. Hãy dành thời gian cho những môn giải trí mà bạn cảm thấy dễ chịu và thư giãn. Sử dụng các kỹ thuật thư giãn như thở sâu, tập yoga, khi bạn cảm thấy cần nghỉ ngơi.Nhờ sự trợ giúpNếu có thể, hãy nhờ người thân hoặc bạn bè giúp bạn quán xuyến công việc nhà. Trong trường hợp thai phụ cảm thấy quá căng thẳng, hãy trao đổi với bạn bè hoặc người thân, những người có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ về các phương pháp giúp bạn cảm thấy thoải mái, như tham gia nhóm các bà bầu hoặc vài cách khác…Nếu thường xuyên bị ợ nóng, bạn nên ăn bữa cuối trong ngày vào khoảng vài ba giờ trước khi nằm hoặc đi ngủ. Thực hiện thao tác co, duỗi chân nhẹ nhàng trước khi ngủ, nhằm ngăn ngừa tình trạng bị đau nhức cơ chân – một triệu chứng bình thường đối với hầu hết các thai phụ.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp luyện tập thích hợp.

Một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng bao gồm nhiều chất sắt và protein sẽ giúp thai phụ giảm tâm trạng mệt mỏi; đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: thịt đỏ, hải sản, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên chất, mì sợi, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu, các loại quả hạch và các loại hạt.Chú ý:

Hãy đến ngay bệnh viện kiểm tra trong trường hợp thai phụ cảm thấy có những triệu chứng sau: mệt lả bất ngờ, tâm trạng mệt mỏi không hết sau khi đã nghỉ ngơi đầy đủ, mệt mỏi dữ dội kéo dài trong vài tuần, tâm lý phiền muộn hoặc lo lắng thái quá. Hãy thường xuyên uống nước cam quýt khi ăn các loại thực phẩm chứa sắt, nhằm giúp cơ thể hấp thu chất sắt được tốt hơn. Trong trường hợp cần bổ sung thêm vitamin và chất sắt trước khi sinh, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bạn đang xem bài viết Những Món Ăn Giúp Mẹ Bầu Vượt Qua Cơn Ốm Nghén Dễ Dàng trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!