Xem Nhiều 6/2023 #️ Những Lưu Ý Cho Phụ Nữ Mang Thai Sau Tuổi 35 Để An Toàn Cho Mẹ Và Bé # Top 11 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Những Lưu Ý Cho Phụ Nữ Mang Thai Sau Tuổi 35 Để An Toàn Cho Mẹ Và Bé # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Lưu Ý Cho Phụ Nữ Mang Thai Sau Tuổi 35 Để An Toàn Cho Mẹ Và Bé mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Những lưu ý cho phụ nữ mang thai sau tuổi 35

18 Jun 2020

Mang thai sau tuổi 35 như thế nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé? Phụ nữ mang thai và sinh con sau tuổi 35 cần lưu ý đến những vấn đề gì?

Người ta thường nói: “Tuổi tác chẳng là gì, nó chỉ là một con số”. Nhưng nói tới mang thai và có một thai kỳ khỏe mạnh thì tuổi tác có thể là một vấn đề lớn. 

Nhưng bạn hãy yên tâm, phần lớn những phụ nữ khỏe mạnh mang thai sau tuổi 35 và thậm chỉ tới 40 có những đứa con khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là, bạn không cần sắp xếp một kế hoạch thông minh để tối ưu sức khỏe của mình và em bé trong thai kỳ.

Tôi có thể làm gì để tăng khả năng có một em bé khỏe mạnh?

1. Tầm soát và tư vấn tiền làm tổ

Khi bạn quyết định đã sẵn sàng để mang thai sau tuổi 35. Có một số vấn đề hết sức quan trọng cần làm trước khi thụ thai. Bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra rằng bạn có khỏe mạnh trước khi mang thai hay không? Bạn nên trao đổi với bác sĩ để chắc chắn rằng mình đã chuẩn bị tinh thần để có thai.

2. Chăm sóc tiền sản sớm và thường xuyên

Tám tuần đầu tiên của thai kỳ là cực kì quan trọng đối với sự phát triển của em bé. Chăm sóc tiền sản sớm và thường xuyên có thể tăng tỷ lệ an toàn cho thai kỳ và đảm bảo em bé khỏe mạnh. Chăm sóc tiền sản bao gồm tầm soát, xét nghiệm định kỳ, giáo dục thai kỳ và sinh đẻ, tư vấn và hỗ trợ.

3. Chăm sóc tiền sản bảo vệ những bà mẹ mang thai sau tuổi 35

Nó cho phép các bác sĩ đi trước đón đầu các bệnh lý phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi mang thai. Ví dụ như, ở độ tuổi của bạn có thể tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ và tiền sản giật (một bệnh lý gây tăng huyết áp cùng với xuất hiện protein trong nước tiểu). Khi đi khám tiền sản, bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra huyết áp, xét nghiệm protein và đường niệu, đường máu của bạn. Bằng cách này, mọi vấn đề tiềm ẩn đều có thể được phát hiện và điều trị sớm.

4. Cân nhắc các xét nghiệm tiền sản theo yêu cầu dành cho phụ nữ trên 35 tuổi

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị bạn một số xét nghiệm tiền sản đặc biệt mà dành riêng cho những phụ nữ lớn tuổi. Các xét nghiệm này giúp đánh giá nguy cơ dị tật của em bé. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về những xét nghiệm này về các nguy cơ, lợi ích và liệu bạn nên làm gì là hợp lý.

5. Uống Vitamin

Tôi có thể làm gì để giảm nguy cơ mắc những vấn đề trong thai kỳ?

1. Chăm sóc sức khỏe tốt

Khi mang thai, đặc biệt là mang thai sau tuổi 35 bạn càng cần lưu ý chăm sóc sức khỏe của bản thân. Chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn kiểm soát được mọi vấn đề tồn tại và bảo vệ bạn khỏi đái tháo đường và tăng huyết áp thai kỳ. Khi bạn khỏe hơn, em bé trong bụng bạn cũng sẽ có sức khỏe tốt hơn.

2. Tiếp tục tái khám ở các bác sĩ khác

Nếu bạn có bệnh mãn tính như bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp. Hãy chắc chắn rằng bạn tái khám với bác sĩ chuyên khoa đều đặn. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám nha sĩ thường xuyên và làm sạch răng miệng. Răng và lợi khỏe mạnh làm giảm tỷ lệ sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân.

3. Duy trì một chế độ ăn cân đối và lành mạnh

Ăn nhiều loại thức ăn sẽ giúp bạn hấp thu được đầy đủ tất cả các loại dinh dưỡng cần thiết. Hãy ăn nhiều loại rau quả, ngũ cốc, các loại đậu, thịt nạc và các sản phẩm từ sữa ít béo. Bạn nên ăn và uống ít nhất 4 bữa sữa và các thực phẩm giàu calci mỗi ngày. Nó giúp bạn giữ gìn sự khỏe mạnh của răng và xương và cũng giúp em bé phát triển. Cũng cần chắc chắn rằng bạn bổ sung các nguồn thực phẩm có chứa acid folic, như rau xanh, đậu khô, gan và một số loại trái cây có múi.

4. Tăng cân hợp lý

Hỏi bác sĩ để biết liệu bạn tăng cao nhiêu cân là ổn. Phụ nữ với trọng lượng bình thường nên tăng 10 – 15 kg trong thai kỳ. Nếu bạn thừa cân trước khi mang thai, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn chỉ tăng từ 5 – 10 kg. Phụ nữ béo phì có thể chỉ cần tăng 4 tới 8 kg. Tăng cân hợp lý làm giảm nguy cơ chậm phát triển cho thai nhi và hạ thấp các nguy cơ trước sinh. Đối với bà mẹ, điều đó còn làm giảm các bệnh lý phát triển trong thai kỳ như đái tháo đường thai kỳ và tăng huyết áp thai kỳ.

5. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn luôn có cân nặng vừa phải, giúp giữ dáng và giải tỏa bớt căng thẳng. Nhưng bạn nên được bác sĩ xem qua các bài tập của bạn. Thường thì bạn sẽ có thể thể tiếp tục thói quen tập thể dục bình thường trong thai kỳ. Nhưng bác sĩ có thể yêu cầu bạn giảm bớt hoặc điều chỉnh thói quen tập luyện.

6. Bỏ uống rượu và hút thuốc

Giống như mọi sản phụ khác, bạn nên bỏ rượu và không hút thuốc trong thai kỳ. Uống rượu làm tăng nguy cơ nhiều bệnh lý tâm thần và khuyết tật cơ thể cho trẻ. Hút thuốc làm tăng nguy cơ sinh ra một em bé nhẹ cân, một vấn đề rất phổ biến ở các bà mẹ lớn tuổi. Ngoài ra, không hút thuốc cũng giúp phòng ngừa tiền sản giật.

7. Trao đổi với bác sĩ về các thuốc

Bạn cần trao đổi với bác sĩ để biết những thuốc nào là an toàn trong khi mang thai và cho con bú. Những thuốc này bao gồm cả thuốc được kê đơn, thuốc không cần kê đơn, thực phẩm chức năng và cả thảo dược.

Nguồn: https://www.webmd.com/baby/guide/pregnancy-after-3

Phụ Nữ Mang Thai Sau 35 Tuổi Cần Lưu Ý Những Gì ?

Ngày này, vì nhiều lý do khác nhau xu hướng kết hôn muộn dần trở lên phổ biến dẫn đến nhiều bà mẹ mang thai ở độ tuổi khá cao. Nhóm bà mẹ này có tỷ lệ ngày một gia tăng, mặc dù vậy việc chăm sóc sức khỏe cho những bà mẹ này an toàn và tốt hơn trước đây. Nhưng nếu bạn đang có ý định mang thai và sinh em bé sau 35 tuổi bạn sẽ cần phải hiểu biết một số rủi ro đi kèm trong đó vì sức khỏe của mẹ và thai nhi trong nhóm bà mẹ này để giảm tỷ lệ rủi ro và tăng cơ hội thụ thai, chất lượng.

Đúng vậy là phụ nữ mang thai sau 35 tuổi có khả năng sinh ra một đứa trẻ bất thường cao hơn. Đặc biệt là ở trẻ em mắc hội chứng Down chậm phát triển trí tuệ, tức là phụ nữ dưới 35 tuổi nói chung sẽ có nguy cơ sinh con là một đứa trẻ mắc hội chứng Down với tỷ lệ là 1/1300 trẻ được sinh ra. Nhưng khi phụ nữ kết hôn và mang thai sau 35 tuổi, nguy cơ của họ sẽ tăng lên 1/365 và họ sẽ tăng lên 1/10 nếu cứ duy trì kéo dài độ tuổi sinh sản.

Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ sẩy thai cao hơn không?

Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sẽ có khoảng 15% nguy cơ sẩy thai.

Sau 35 tuổi tỷ lệ sẩy thai sẽ tăng lên 25%.

Nếu trên 40 tuổi tỷ lệ sẩy thai tăng lên 35%.

Do đó, càng lớn tuổi tỉ lệ sẩy thai cũng như nguy cơ sinh ra những đứa trẻ bất thường sẽ càng tăng do nội tiết tố của phụ nữ thay đổi rất nhiều.

Những rủi ro khác tăng lên đối với phụ nữ mang thai sau 35 tuổi.

Nếu sinh con sau tuổi 35 phụ nữ gặp các vấn đề về bệnh thường gặp hơn ở người cao tuổi như đái tháo đường, cao huyết áp.

Trẻ sinh non và nhẹ cân.

Khả năng phải diều trị và can thiệp phẫu thuật cao hơn.

Có thể làm gì để cải thiện cơ hội mang thai ?

Giữ gìn sức khỏe trước khi mang thai sẽ giúp giảm tỷ lệ rủi ro. Có một số gợi ý có thể hữu ích cho bà bầu:

Nên bổ sung đủ axit folic, chất này có nhiều trong các loại rau, đậu, gan…

Không nên uống cà phê, rượu, bia và hút lá khi mang thai.

Ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm có chứa nhiều đạm, vitamin, canxi, tập thể dục thường xuyên. Nên đi bộ từ 15 đến 30 phút ít nhất 3 đến 4 lần một tuần. Bơi lội, Yoga là những môn thể thao phù hợp nên mẹ bầu cần tăng cường mỗi tuần.

Khám định kỳ.Phụ nữ mang thai đặc biệt phụ nữ mang thai sau 35 tuổi nên đến gặp bác sĩ để khám thai ngay khi mang thai. Do ba tháng đầu của thai kỳ rất quan trọng, việc kiểm tra theo dõi thường xuyên sẽ làm tăng cơ hội phát hiện các bất thường khác nhau.

Xét nghiệm tiền sản NIPT.

Xét nghiệm Double, Triple Test kết hợp siêu âm

Nhóm máu.

Yếu tố Rh.

Huyết đồ.

Siêu âm.

Chọc ối, sinh thiết nhau thai (CVS): Xét nghiệm này được sử dụng khi các xét nghiệm sàng lọc NIPT, Double Test, Triple Test cho kết quả trẻ có dấu hiệu mắc các rối loạn di truyền ở mức nguy cơ cao.

Tầm soát tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm như: viêm gan B, HIV…

Trong đó xét nghiệm tiền sản NIPT là một phương pháp sàng lọc nâng cao sử dụng DNA trong máu của người mẹ để đánh giá nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down, hội chứng Edwards và hội chứng Patau. Đây là phương pháp được rất nhiều chuyên gia trên thế giới khuyên dùng dành cho tất cả những bà mẹ đang mang thai đặc biệt là sau 35 tuổi, bởi độ nhậy cũng như độ chính xác của xét nghiệm là rất cao ở thời điểm này. Phương pháp cực kỳ đơn giản, chỉ cần lấy 7 – 10ml máu tĩnh mạch của người mẹ và chỉ sau 5 – 7 ngày là có thể cho ra kết quả. Tuyệt đối an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Để biết thêm thông tin liên hệ chúng tôi Genlab theo đường đây nóng: 0968 589 489.

Mang Thai Sau 35 Tuổi Thế Nào Để An Toàn Cho Cả Mẹ Và Thai Nhi?

Người phụ nữ phải đối mặt với những rủi ro nào khi mang thai sau 35 tuổi? Khi một người phụ nữ có thai khi ở độ tuổi 35 hoặc cao hơn, mang thai được gọi là mang thai cao tuổi. Họ phải đối mặt với nguy cơ biến chứng nghiêm trọng khiến cho việc mang thai là một nỗ lực và có nhiều nguy cơ. Nguy cơ thì rõ rệt hơn ở các bà mẹ lớn tuổi mang thai lần đầu tiên.

Mang thai sau 35 tuổi

Là phụ nữ vào tuổi ba mươi, họ có thể gặp một sự suy giảm nhanh chóng trong khả năng sinh sản. Như việc rụng trứng trở nên ít thường xuyên, chất lượng của trứng trở nên nghèo hơn, đồng thời kích thước và số lượng trứng cũng giảm đáng kể. Tăng nguy cơ sảy thai và biến chứng lao động, chẳng hạn như suy thai và sanh mổ khẩn cấp, khả năng này các bà mẹ lớn tuổi nên được nhận thức.

Khoa học y tế đã tiến bộ và cho phép phụ nữ trên 35 tuổi thường có thai an toàn hơn. Tuy nhiên, người phụ nữ lớn tuổi mang thai phải luôn ý thức được những rủi ro và chủ động trong việc ngăn ngừa các biến chứng.

1. Đi khám bác sĩ sớm trong tiến trình mang thai

Sự giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này của bác sỹ sẽ đảm bảo cho bạn bớt căng thẳng khi mang thai và khi sanh. Hãy tham khảo ý kiến một chuyên gia sinh sản từ lúc thụ thai tự nhiên.

2. Ăn uống lành mạnh và duy trì một chế độ tập luyện thường xuyên

Giảm cân nếu cần thiết. Thừa cân có thể dẫn đến biến chứng trong thai kỳ, vì vậy tốt nhất là sức khỏe của bạn trước và trong khi mang thai.

Có một chế độ tập luyện bác sĩ chấp thuận để giữ cho cơ thể của bạn trong hình dạng tốt và trong điều kiện thích hợp để mang thai.

3. Bỏ những thói quen không lành mạnh

Như hút thuốc và uống quá nhiều rượu. Nếu chồng của bạn hút thuốc lá, cũng nên khuyên anh từ bỏ các thói quen để ngăn ngừa sự ảnh hưởng đến bạn và thai nhi.

Cao huyết áp, tiểu đường và các bệnh khác có nhiều khả năng ở phụ nữ lớn tuổi. Trước khi mang thai, kiểm tra các điều kiện để bạn có thể kiểm soát chúng trước và trong khi mang thai.

5. Thực hiện theo lệnh của bác sĩ

Không dùng thuốc uống tùy tiện, kể cả vitamin, hay thuốc bổ. Sử dụng liều thuốc thích hợp, ngay cả khi nó chỉ là một vitamin. Nếu bạn muốn có bất cứ sự kết hợp thuốc với những gì những gì bác sĩ đã kê đơn, tham khảo ý kiến trước tiên.

6. Kiểm tra kế hoạch du lịch và làm việc với bác sĩ của bạn

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Phụ Nữ Trên 35 Tuổi Mang Bầu Cần Lưu Ý Điều Gì?

Phụ nữ lớn tuổi khi mang bầu cần phải nằm rõ những sự thật và lưu ý sau để được mẹ tròn con vuông…

Theo Tạp chí Y học Anh Quốc cho biết độ tuổi lý tưởng để mang thai ở phụ nữ là từ 20 – 35 tuổi. Ngoài độ tuổi này, phụ nữ sẽ phải đối mặt với các biến chứng dị tật của thai nhi, cũng như những nguy hiểm khi mang bầu mà thai phụ sẽ phải đối mặt. Một nghiên cứu khác cho rằng: tỉ lệ thụ thai ở phụ nữ từ 30 tuổi đổ xuống lên tới 75 % trong khi đối với phụ nữ ở tuổi 40 còn là 75% và từ 43 trở lên chỉ còn là 1 – 2 %.

Tuy nhiên, khi mang thai ở độ tuổi 40, phụ nữ có những lợi thế nhất định về tài chính và kiến thức, sức khỏe để đảm bảo sinh con an toàn. Thật vậy, phần lớn phụ nữ tuổi 40 đều trưởng thành trong suy nghĩ và ổn định về tài chính để có thể tìm kiếm những phương pháp chăm sóc cho thai nhi tốt nhất.

Những sự thật phụ nữ mang thai ngoài 35 sẽ phải đối mặt:

Tỷ lệ sảy thai: Phụ nữ càng lớn tuổi thì tỉ lệ sảy thai càng cao. Một số chuyên gia cho biết, phụ nữ dưới 40 tỉ lệ sảy thai khoảng 10 -20 % thì ở tuổi 40 – 44 tỉ lệ này tăng tới 35%.

Tỷ lệ thai chết lưu: tỉ lệ thai chết lưu sau 20 tuổi đầu thai kỳ của phụ nữ trên 40 tuổi lên gấp 2- 3 lần phụ nữ ở tuổi 20.

Dị tật thai nhi: Phụ nữ lớn tuổi mang thai cần phải chấp nhận sự thật thai nhi có nguy cơ bị mắc các dị tật bẩm sinh. Các chuyên gia sản khoa cho biết, mẹ tuổi 25 nguy cơ con bị Down là 1/1.250, trong khi trên 35 tuổi, tỉ lệ này là 1/350 và trên 40 tuổi là 1/106.

Nguy cơ mắc bệnh của thai phụ: Phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 40 có nguy cơ cao mắc các bệnh về tiểu đường, huyết áp cao, sinh non …

Khó khăn trong quá trình sinh nở: Phụ nữ lớn tuổi sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh đẻ. Quá trình chuyển dạ sẽ kéo dài hơn so với phụ nữ mang thai tuổi 25 hay tình trạng chảy máu quá mức, thời gian phục hồi sau khi sinh sẽ dài hơn bình thường. Hơn nữa, phụ nữ trên 40 tuổi tỉ lệ đẻ mổ rất cao.

Tỉ lệ sinh đôi, sinh ba cao: Theo báo cáo của trung tâm Ngăn ngữa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ 2012 tỉ lệ sinh đôi sinh ba rất cao ở mẹ bầu trên 35 mặc dù không dùng bất kỳ các phương pháp điều trị sinh sản nào.

Lưu ý cho mẹ bầu lớn tuổi khi mang thai

Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Khi mang thai ở độ tuổi 35 trở lên, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đảm bảo. Ngoài việc ăn đủ chất mỗi bữa, các mẹ nên uống thêm các loại vitamin, thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo cả mẹ và con khỏe. Bạn không nên uống rượu, cafe, ăn thịt chưa nấu chín hay cá có chứa thủy ngân cao.

Chế độ tập luyện và lối sống lành mạnh: Các mẹ cần thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc, không thức khua, giữ tâm trang vui vẻ, thoải mái để giảm thiểu những khó khăn trong quá trình chuyển dạ lúc sinh nở.

Kiểm tra thai kỳ thường xuyên: Do việc mang thai khi lớn tuổi dễ bị mắc rủi ro nên các mẹ cần phải đảm bảo thường xuyên đi khám thai kỳ và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ khoa sản. Bất cứ thắc mắc gì, bạn nên trực tiếp hỏi các chuyên gia để có đáp án cụ thể nhất về các loại thức ăn, thói quen tốt khi mang thai, chế độ tập luyện, những lưu ý khi đi xa …

Kế hoạch tiêm phòng trước và sau khi mang thai: Mẹ bầu cần phải tìm hiểu kĩ những mũi tiêm cần thiết cho mình trước và trong thời gian mang thai. Bạn có thể tham khảo bài viết: Loại vac-xin nào bà bầu phải tiêm trước và sau khi mang thai.

Từ khóa được tìm kiếm:

có bầu ở tuổi 35

mang thai tuổi ngoài 35

nhung chu y khi mang thai ngoai 30 tuoi

buom phu nu mang bau

cam nabg ba bau

tỉ lệ phụ nữ mang thai chết

babau tuoi 35 can lam gi

ba bau tuoi 35

bà bâu trên 30 tuổi

38 tuoi co mang thai ko

Bạn đang xem bài viết Những Lưu Ý Cho Phụ Nữ Mang Thai Sau Tuổi 35 Để An Toàn Cho Mẹ Và Bé trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!