Xem Nhiều 6/2023 #️ Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Về Siêu Âm Thai Trong Suốt Thai Kỳ # Top 12 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 6/2023 # Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Về Siêu Âm Thai Trong Suốt Thai Kỳ # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Về Siêu Âm Thai Trong Suốt Thai Kỳ mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Những điều mẹ bầu cần biết về siêu âm thai trong suốt thai kỳ

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của người mẹ. Bởi vậy trong quá trình mang thai người mẹ luôn dành những phương pháp tốt nhất cho con. Siêu âm thai là phương pháp chuẩn đoán y khoa bằng hình ảnh giúp theo dõi thai nhi khá phổ biến hiện nay. Mặc dù chưa có ghi nhận nào về tác hại của siêu âm đối với thai nhi song mẹ bầu cũng không nên lạm dụng quá nhiều. Vậy nên bạn cần nên tìm hiểu về biện pháp kỹ thuận này để tránh những ảnh hưởng mong muốn đến thiên thần nhỏ của mình.

1.Siêu âm thai là gì?

siêu âm thai là một dạng kiểm tra chuẩn đoán ý khoa không xâm lấn sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của con yêu cũng như nhau thai, tử cung và cùng các cơ quan khác nằm trong khung xương chậu. Phương pháp này chp phép các bác sĩ phụ sản thu thập được những thông tin có giá trị về sự tiến triển của thai kỳ và sức khỏe của bé. Trong quá trình, máy siêu âm truyền các sóng qua tử cung và cơ thể của con sẽ phản xạ lại loại sóng này. Sóng âm thanh sẽ được máy tính dịch và tái tạo thành hình ảnh video cho thấy hình dạng, vị trí và các cử động của em bé. Trong khi đó bác sĩ sẽ dùng dụng cụ cầm tay có sóng siêu âm khi khám thai để nge nhịp tiêu của thai nhi. Mẹ bầu có thể phải siêu âm thường xuyên nếu như mắc những chứng bệnh như tiểu đường, cao huyết áp hoặc gặp các biến chứng khác về sức khỏe. Các loại siêu âm thai là 2D, 3D, 4D hay siêu âm Doppler màu.

Có nhiều phương pháp siêu âm khác nhau cho mẹ bầu lựa chọn

2.Phương pháp siêu âm thai như thế nào:

Khi siêu âm thai, mẹ bầu sẽ nằm trên giường mềm, kéo áo lên để lộ bụng. Tiếp đó, các bác sĩ sẽ thoa lên vùng bụng 1 loại gel mỏng. Đây là chất dẫn truyền sống sóng siêu âm giúp loại bỏ các bọt khí giữa đầu dò của máy siêu âm và cơ thể. Như thế sóng siêu âm được truyền tốt hơn nhằm đưa ra được những kết quả chính xác nhất. Máy tính sẽ dịch kết quả âm thanh thành hình ảnh trên màn hình, bạn sẽ được nhìn thấy thiên thần của mình. Mô hoặc xương sẽ xuất hiện dưới dạng vác vùng sáng hoặc màu xám, dịch màng ối sẽ xuất hiện ở những vùng tối. Siêu âm cơ bản mất khoảng 5-10 phút. Đối với những lần kiểm tra chi tiết hay độ dài các bộ phận, tầm soát dị tật… bác sĩ có thể sử dụng các thiết bị phức tạp hơn và mất khoảng 30 phút hoặc hơn để hoàn thành việc siêu âm.

3.Lợi ích và tác hại của siêu âm thai:

Siêu âm thai mang đến cho những bà mẹ bầu khá nhiều lợi ích. Cụ thể: – Biết được ngày dự sinh: Một số nghiên cứu đã kết luận rằng siêu âm giúp chẩn đoán ngày dự sinh chính xác cũng như giảm nguy cơ sinh muộn hơn. – Kiểm tra nhịp tim của thai nhi: Bác sĩ hoặc chuyên viên kỹ thuật sẽ sử dụng máy Doppler cầm tay để nghe nhịp tim của thai nhi nhằm phát hiện các vấn đề bất thường. – Xác định đa thai: Một số phụ nữ mang thai đôi không có bất kỳ dấu hiệu nào. Vì vậy, siêu âm là một cách để xác định rõ ràng tình trạng đa thai. – Xác định thai ngoài tử cung: Thai ngoài tử cung sẽ có các triệu chứng riêng như đau bụng, chảy máu và xuất hiện từ tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ nhưng siêu âm sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ được các biến chứng hay xác nhận rằng đang gặp phải tình trạng này. – Kiểm tra tình trạng nước ối: Các hình ảnh siêu âm giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng nước ối của mẹ bầu qua đó đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi. – Gắn kết tình cảm: Một số bà mẹ muốn nhìn thấy con mình khi bé còn trong tử cung như một cách để kết nối với con yêu và để đảm bảo mọi thứ đang phát triển bình thường.

Siêu âm thai sẽ cho mẹ bầu biết được những thông tin cần thiết về con yêu

Có nhiều nguyên cứu đã được thực hiện trong hơn 30 năm qua thì vẫn chưa tìm thấy bằng chứng cho rằng siêu âm gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ bầu có thể siêu âm tùy hứng vì siêu âm là một dạng năng lượng đặc biệt, tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng đến giai đoạn hình thành của thai nhi. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu, thai nhi hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Chính vì thể hãy siêu âm khi thật sự cần thiết hoặc theo lịch trình mà bác sĩ chỉ định.

4.Các cột mốc thai kỳ quan trọng mẹ bầu nên siêu âm thai:

Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện ít nhất 3 lần siêu âm để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Thai kỳ tuần thứ 4 – 8: Bạn nên đi siêu âm để kiểm tra chắc chắn xem phôi thai đã vào tử cung an toàn, làm ổ cũng như có tim thai hay không. Thai kỳ tuần thứ 12 – 14: Vào thời điểm này, bác sĩ sẽ xác định chính xác tuổi thai của thai nhi cũng như đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán những bất thường về nhiễm sắc thể trong quá trình phát triển của thai nhi. Ngoài ra, bạn sẽ biết được mình mang thai đơn hay đa thai vào giai đoạn này. Thai kỳ tuần thứ 21 – 24: Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm tuần 22.Trong giai đoạn này, các cơ quan nội tạng của thai nhi đều được bác sĩ siêu âm kiểm tra để xem bé có phát triển bình thường hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình dạng bên ngoài như hở hàm ếch hoặc dị dạng ở các cơ quan bên trong. Việc chẩn đoán các di tật nghiêm trọng trong thời gian này đặc biệt quan trọng vì việc đình chỉ thai kỳ  chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28. Thai kỳ tuần thứ 30 – 32: Vào khoảng thời gian này, phương pháp siêu âm giúp bác sĩ phát hiện ra những bất thường xuất hiện muộn ở động mạch, tim… Ngoài ra, dây rốn cũng được kiểm tra để xem còn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối như thế nào.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn được xây dựng bởi các chuyên gia y tế Hàn Quốc có dịch vụ thai sản trọn gói, mang tới những trải nghiệm bất ngờ cho các mẹ bầu. Mẹ hoàn toàn yên tâm khi được chăm sóc và theo dõi sức khỏe trong suốt thai kỳ đến tận sau sinh bởi đội ngũ bác sỹ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm. Đồng thời tận hưởng những tiện ích đẳng cấp trong môi trường y tế văn minh, chuẩn Hàn Quốc với hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng sự chăm sóc tận tậm của đội ngũ y bác sĩ để có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Để được tư vấn các gói thai sản và ưu đãi dành riêng cho mẹ bầu, khách hàng vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 và Hotline 0915 858 770 để được tư vấn miễn phí.

Những Điều Cần Biết Về Cân Nặng Của Bà Bầu Trong Suốt Thai Kỳ

Thông thường, một người phụ nữ chỉ nên tăng 10-15 kg trong suốt 40 tuần của thai kỳ. Trong trường hợp mang đa thai hoặc có các biến chứng thai kỳ thì có thể sẽ tăng hơn. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều bà bầu sẽ tăng cân nhẹ, nhưng cũng có người bị sụt cân. Ốm nghén cộng với việc thay đổi trong khẩu phần ăn có thể sẽ làm sụt một vài kg. Tuy nhiên, 2 tam cá nguyệt tiếp theo, hầu hết các bà bầu đều dần dần lấy lại cân nặng ban đầu và bắt đầu tăng cân.

Quan niệm ăn cho hai người

Hầu hết các bà bầu chỉ cần tăng khoảng 10% lượng calorie nạp vào cơ thể. Điều này có nghĩa là mẹ phải bổ sung 420 calorie/ngày (tương đương với 1 cốc sữa gầy) trong tam cá nguyệt đầu tiên ; 1050 calorie/ngày (tương đương với một chút các loại hạt khô và vài lát hoa quả) trong tam cá nguyệt thứ 2; 1255 calorie/ngày (tương đương với vài loại quả và 1 lát bánh mì) trong tam cá nguyệt thứ 3.

Tại sao bà bầu lại tăng cân?

Tăng cân trong thai kỳ có thể được đánh giá thông qua hai việc: bản thân người mẹ tăng bao nhiêu kg và con tăng bao nhiêu kg. Một bà bầu có thể coi là tăng cân bình thường nếu cơ thể tăng thêm khoảng 3kg trong thời gian mang bầu, tập trung vào phần bắp đùi, hông, mông và cánh tay, là hình thức dự trữ năng lượng cho việc cho con bú sau này.

Cơ thể người mẹ tăng cân trong khi mang thai do:

Tăng tuần hoàn máu

Tăng cường trữ nước và các chất lỏng nói chung

Tăng trọng lượng bầu ngực

Tăng kích thước tử cung

Xuất hiện túi nước ối và nhau thai

Em bé (nặng trung bình khoảng 3.5kg khi mới sinh)

Trong thời kỳ đầu mang thai, nguyên nhân dẫn đến tăng cân chủ yếu là do những thay đổi bên trong cơ thể người mẹ. Cơ thể phải tạo ra nhiều máu để nuôi dưỡng bào thai, cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng để bào thai có thể phát triển bình thường.

Hầu hết các bà đỡ hay bác sĩ thường theo dõi cân nặng của bà bầu rất cẩn thận vì việc cân nặng của mẹ tăng giảm hay thay đổi là bình thường nhưng nếu thay đổi quá đột ngột cũng có thể là nguyên nhân của một vài biến chứng thai nghén. Nhiều bà bầu tự kiểm soát cân nặng của mình bằng cách lập bảng theo dõi cân nặng của mình vào một thời điểm nhất định trong ngày. Tốt nhất là nên tăng cân một cách từ từ và ổn định.

Bạn nên đến bác sĩ kiểm tra nếu tăng quá 1.5kg/tuần trong tam cá nguyệt thứ hai, hoặc quá 900gr/tuần trong tam cá nguyệt thứ 3.

Mức tăng cân lý tưởng trong suốt thai kỳ sẽ là:

Tam cá nguyệt đầu tiên: 900gr – 1.8kg

Tam Cá nguyệt thứ hai: 500gr/ tuần, tương đương với 5-6kg trong 3 tháng

Tam cá nguyệt thứ ba: Khoảng 500gr/ tuần, tương đương với 3-5kg trong 3 tháng

Hậu quả của tăng cân quá ít trong thai kỳ

Sinh trẻ thiếu cân

Sinh non

Ảnh hưởng quá trình tiết sữa và không đủ sữa cho con bú

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường phụ thuộc vào tỉ lệ tương xứng giữa lượng mỡ và cơ trong cơ thể, cũng như lượng thức ăn hợp lý hàng ngày. Do đó, chỉ số BMI quá thấp hoặc quá nhẹ cân cũng gây sẩy thai.

Hậu quả của tăng cân quá nhiều khi mang thai

Khó sinh

Sinh con quá to

Trẻ nặng cân dễ có vấn đề tiểu đường

Trĩ, rạn bụng, các vấn đề với vùng xương chậu, són đái

Khó chịu và nóng hơn những bà bầu khác

Đau lưng, đau chân, phù chân và khó khăn trong đi lại

Tăng huyết áp và nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai nghén

Chèn ép lên các bộ phận khác như tim, gan và thận

Nguy cơ kháng insulin và tiểu đường cấp độ 2

Khi mang thai, tốt nhất hãy quan tâm đến chất lượng của thức ăn, chứ không phải số lượng thức ăn. Mẹ chính là nguồn cung cấp toàn bộ dinh dưỡng cho con khi con còn trong bào thai, vì vậy hãy cung cấp cho con đủ dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình phát triển của con.

Hãy lắng nghe cơ thể mình và dừng lại khi cảm thấy đủ.

Hãy nghĩ rằng cơn đói đã được thỏa mãn và bạn không cần phải ăn thêm quá nhiều nữa. Tránh không bỏ bữa, đừng để cơ thể rơi vào trạng thái đói ngấu nghiến, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và mất năng lượng.

Chỉ số BMI là gì?

Mất bao lâu để giảm cân?

Rất nhiều chuyên gia đồng ý rằng nếu mất 9 tháng để tăng cân thì cũng cần từng ấy thời gian để giảm cân. Tuy nhiên, trên thực tế thì có rất nhiều bà mẹ giảm cân rất nhanh và lại trở về hình dáng thon gọn ban đầu chỉ trong vài tuần sau sinh trong khi có những người phải mất nhiều thời gian hơn.

Nguyên tắc giảm cân trước và sau sinh đều giống nhau, đó là ăn vào càng nhiều thì càng phải hoạt động nhiều để tiêu hao năng lượng. Cần phải chú ý đến khẩu phần ăn và tập thể dục hàng ngày để tiêu hao phần cân nặng dư thừa.

Có nên ăn kiêng?

Thời gian mang thai không phải là thời điểm lí tưởng để ăn kiêng. Việc hạn chế lượng calorie vào cơ thể mẹ sẽ dẫn đến thiếu/suy dinh dưỡng cho thai nhi, và tất nhiên, sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con. Việc mẹ ăn kiêng trong thời gian mang thai cũng làm tăng nguy cơ tử vong hoặc nhẹ cân của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, việc giảm cân quá nhanh sau sinh cũng ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và mất nguồn năng lượng cần cho cơ thể.

Siêu Âm Thai 8 Tuần Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết

Lúc này là giai đoạn để bác sĩ có thể kiểm tra, quan sát và đưa ra đánh giá tổng quan về sự phát triển của con và đây cũng là giai đoạn để bác sĩ có thể tính chính xác tuổi của con.

1. Mẹ thấy gì ở con khi siêu âm thai 8 tuần tuổi?

Thai nhi 8 tuần tuổi là thời điểm thai đã phát triển cơ bản. Vì vậy, mà tiến hành siêu âm sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi. Đây cũng là thời điểm để mẹ có thể biết được chính xác tuổi của con.

Con yêu khi được 8 tuần tuổi

Khi siêu âm 8 tuần tuổi, về cơ bản mẹ sẽ biết một số thông tin cơ bản sau:

Chỉ số siêu âm thai

Thai nhi tuần thứ 8 phát triển ra sao, kích thước là bao nhiêu, thông số nhịp tim như thế nào là những chỉ số mà mẹ sẽ biết được khi tiến hành siêu âm thai 8 tuần tuổi.

Sự phát triển của thai nhi khi được 8 tuần tuổi

Sự phát triển của con yêu khi được 8 tuần tuổi

Thai nhi giai đoạn 8 tuần tuổi, tuy chỉ là một phôi thai nhỏ chỉ bằng hạt lạc.

Ở thời kỳ 8 tuần tuổi, tim và não cũng bắt đầu được hình thành. Hệ tiêu hóa của con vẫn đang tiếp tục phát triển, động mạch chủ và cuống phổi bắt đầu có những biểu hiện đặc trưng hơn so với những tuần đầu tiên của thai kỳ.

Thai nhi ở tuần thứ 8, ruột đã dài hơn, hậu môn cũng bắt đầu được hình thành. Những bộ phận như: tay chân, ngón tay, ngón chân cũng bắt đầu được dần được hình thành, tuyến sinh dục của con cũng đang và tiếp tục phát triển.

Kích thước thai nhi ở thời điểm 8 tuần tuổi

Ở thời điểm này, não của con là cơ quan phát triển nhanh nhất. Tim cũng phát triển và phân chia thành 4 vách ngăn, các vách ngăn tim cũng phát triển một cách nhanh chóng. Nhịp tim của con ở thời điểm này khoảng 100 – 180 lần/ phút.

Do ở mốc tuần thai này, giới tính của thai nhi chưa thể xác định được do bộ phận sinh dục vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện. Do đó, mẹ cũng đừng quá mong ngóng biết được chính xác thai nhi là bé trai hay bé gái, thường đến tuần thai 15 mới có thể kết luận chính xác.

Thai nhi 8 tuần nhỏ như hạt lạc

2. Các hình thức siêu âm thai ở tuần thứ 8 của thai nhi

Siêu âm qua thành bụng

Siêu âm qua thành bụng là một phương pháp phổ biến nhất khi mang thai. Để có thực hiện được phương pháp này, mẹ phải để cho bàng quang của mình căng lên, tạo thuận lợi để bác sĩ có thể quan sát thấy thai nhi, nhất là khi thai nhi còn đang quá nhỏ.

Tuy nhiên, khi thai nhi đã lớn, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát thai nhi hơn mà không cần phải yêu cầu mẹ làm căng bàng quang.

Có thể nói, siêu âm đầu dò là một phương không không phổ biến như siêu âm qua thành bụng. Tuy nhiên, phương pháp siêu âm đầu dò lại cho kết quả chính xác hơn.

Đầu dò siêu âm sẽ được đưa vào và tiếp cận với âm đạo của mẹ, sau đó, ống dò này sẽ phát ra các sóng âm thanh trong tử cung, sau đó đội lại và hiển thị hình ảnh ra ngoài màn hình.

Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định thực hiện để siêu âm tim thai khi thai nhi ở tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ hoặc khi phát hiện có những bất thường về nhau thai.

3. Những lời khuyên dành cho mẹ khi mang thai ở tuần thứ 8

Ở thời điểm này, thai nhi mặc dù đã ổn định xong mẹ bầu cũng cần lưu ý giữ gìn sức khỏe, chăm sóc tốt cho bản thân và thai nhi. Giai đoạn sắp tới với sự phát triển của thai nhi là rất quan trọng, bởi bé sẽ dần hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể cho đến trước khi sinh.

Khám thai định kỳ

Không những ở mốc thai nhi 8 tuần, mẹ bầu nên thực hiện khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như: Siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra nội tiết,… để theo dõi và phát hiện sớm nhất những bất thường.

Bổ sung sắt và các dưỡng chất cần thiết

Giai đoạn này, mẹ bầu cần bổ sung thêm sắt, Canxi, acid Folic cho cơ thể bởi chúng rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Với các loại thuốc bổ này, bác sỹ thường sẽ kê cho mẹ. Để đảm bảo hơn, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi uống bất cứ loại dược phẩm, thực phẩm chức năng, Vitamin bổ sung nào.

Ngoài ra, việc bổ sung các vi chất thông qua thực phẩm ăn hàng ngày cũng rất tốt.

Hạn chế quan hệ tình dục

Ở giai đoạn tuần thai thứ 8, mẹ bầu nên tránh quan hệ tình dục với chồng để đảm bảo không bị sảy thai hay những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Mẹ bầu có thể tìm hiểu một số tư thế quan hệ an toàn khi mang thai để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Giữ tâm lý thoải mái.

Không những ở tuần thai thứ 8 – những tháng đầu của thai kỳ mà trong suốt giai đoạn mang thai, mẹ cần giữ tâm lý thoải mái, hạn chế làm việc nặng. Vẫn nên vận động nhẹ nhàng, thường xuyên để tránh các ảnh hưởng đến xương khớp khi mang thai.

Với những thông tin về siêu âm thai 8 tuần mà MEDLATEC vừa chia sẻ ở trên, hi vọng sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về siêu âm thai 8 tuần tuổi cũng như những lợi ích khi tiến hành siêu âm vào thời điểm này.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC để được hỗ trợ.

Siêu Âm Thai Đôi Và Những Điều Mẹ Bầu Nhất Định Phải Biết

13/10/2017 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 2.868 lượt xem

1. Siêu âm thai đôi thời điểm nào chính xác?

Trên thực tế, ngay khi mới mang thai, hầu hết các mẹ bầu đều không biết mình mang thai đôi hay thai đơn vì tất cả các biểu hiện có thai và mới mang thai là hoàn toàn giống nhau, rất khó để phân biệt.

Tuy nhiên, do nền khoa học kĩ thuật ngày càng tiên tiến, hiện đại nên mẹ bầu có thể phát hiện mình mang thai đôi ngay từ lần khám thai đầu tiên, khoảng từ tuần thứ 6 – 8 của thai kì.Một vài trường hợp, việc siêu âm song thai được bác sĩ khẳng định chắc chắn hơn ở tuần 10 – 12 của thai kỳ. Vì thời điểm này, qua siêu âm các bác sĩ đã có thể thấy rõ ràng hình thái và tim thai khác nhau nếu mẹ bầu thật sự mang thai đôi.

2. Sau khi siêu âm song thai cần chú ý điều gì

Những mẹ bầu mang thai đôi thường gặp những khó khăn hơn trong thai kì, các nguy cơ rủi ro cũng cao hơn. Vì vậy, sau khi có kết quả siêu âm song thai, mẹ bầu cần chú ý những điều sau đây:– Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Cần ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức.– Tiến hành thăm khám và siêu âm thai nhiều hơn.

– Thực hiện kiểm tra Doppler để xác định lượng máu truyền qua dây rốn của mỗi thai nhi.– Thường xuyên theo dõi lượng nước ối trong khi siêu âm song thai.

– Thường xuyên kiểm tra huyết áp.– Nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau tuần thai thứ 35, nếu có bất thường nào cần nhập viện theo dõi.

3. Những nguy cơ khi mang song thai

Ngay khi siêu âm song thai, mẹ bầu cần hết sức lưu ý bởi khi mang thai đôi, mẹ bầu có thể phải đối mặt với những nguy cơ sau đây:– Nguy cơ sảy một hoặc cả 2 thai trong 3 tháng đầu.– Tăng nguy cơ sinh non.– Cặp song sinh dính liền.– Trọng lượng nhỏ hơn so với tuổi thai– Khả năng sinh mổ cao.

– Dễ mắc hội chứng truyền máu song sinh.– Mẹ bầu dễ mắc các các bệnh tiểu đường, tiền sản giật, huyết áp… trong thai kì.– Có khả năng bị sa và cuốn dây rốn.

Bạn đang xem bài viết Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Về Siêu Âm Thai Trong Suốt Thai Kỳ trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!