Xem Nhiều 4/2023 #️ Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Tuần Thứ 37 # Top 5 Trend | Ieecvn.com

Xem Nhiều 4/2023 # Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Tuần Thứ 37 # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Tuần Thứ 37 mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nếu đây là lần mang thai đầu tiên thì khả năng cao là bạn sẽ không sinh bé vào đúng ngày như khi và trên thực tế thì thường quá ngày dự sinh một ít. Ngay cả khi bạn chắc chắn 100% về các mốc ngày tháng của mình thì cũng không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ sinh vào đúng ngày dự định. Hãy cố gắng nghĩ thoáng đi và hãy tin rằng bé của bạn sẽ biết được nên sinh ra vào lúc nào là đúng nhất. Mỗi bé đều có những thời gian riêng để phát triển trong bụng mẹ và sẽ sẵn sàng cho cuộc sống của mình ngay khi ra đời. Mặc dù bạn có thể cảm thấy hồi hộp và háo hức chào đón bé nhưng đừng mong khoảng thời gian này trôi qua nhanh. Trong khi bé vẫn còn trong tử cung thì tất cả các nhu cầu của bé vẫn được đáp ứng vì vậy bạn sẽ không vất vả như sau này.

Có cách nào để biết liệu bạn có sắp chuyển dạ?

Ở tuần thai thứ 37 bạn sẽ cảm nhận được tất cả những đau nhức dù là nhỏ đến thế nào. Bạn sẽ băn khoăn không hiểu những gì mình đang cảm nhận là co bóp tử cung hay là đau đẻ sớm. Nhiều phụ nữ cảm thấy rất khó để xác định là họ có đẻ sớm hay không và để chắc chắn, họ cần phải đi khám ở tuần 37 của thai kì. Đừng ngại hỏi bác sĩ về vấn đề này. Thời điểm này bạn sẽ được kiểm tra theo từng tuần vì thế hãy cứ bày tỏ những thắc mắc của mình. Hãy ghi ra một danh sách những điều cần hỏi nếu bạn không thể nhớ hết một lúc, hoặc có thể nhờ chồng nhắc nhở bạn.

Ngày sinh đã gần kề rồi

Hơn lúc nào hết, mọi người sẽ hỏi bạn rất nhiều về ngày dự sinh khi mang thai tuần 37. Bạn sẽ nhận được nhiều lời hỏi thăm, thường là từ những người hoàn toàn xa lạ, có người cảm thấy thực sự hứng thú hoặc có người chỉ đơn giản là tò mò xem bạn đang cảm thấy thế nào. Hãy chuẩn bị cho những sự tò mò cũng như sự thông cảm từ những người phụ nữ khác đã từng trải qua thời kì này giống bạn. Cũng không cần phải nói chính xác về ngày dự sinh của mình. Không phải tất cả mọi người đều cần biết chính xác và bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải trả lời lặp lại cùng một vấn đề nhiều lần

Sinh lý của bạn thay đổi như thế nào trong tuần 37?

Cũng giống như những thay đổi khác trong suốt 9 tháng thai kì, bạn có thể nhận thấy mình rậm lông hơn khi thai nhi 37 tuần tuổi. Bạn có thể bị mọc lông trên mặt, trên lưng và thậm chí ở đầu vú. Nhổ những cái lông này đi không gây ảnh hưởng gì cả. Nhiều bà bầu vẫn duy trì lịch tẩy lông (waxing) bình thường của mình. Thông thường trước khi sinh bà bầu thường yêu cầu được tẩy lông mu. Việc này không hề ảnh hưởng đến em bé, nếu có thì cũng chỉ là làm bạn đau mà thôi.

Bạn có thể cảm thấy khô mắt như kiểu có cát trong mắt vậy. Đó là bởi vì có một lượng nước lớn tuần hòan trong cơ thể bạn dẫn đến hình dạng của tròng mắt thay đổi. Bình thường nước mắt vẫn làm trơn bề mặt ngoài của mắt nhưng bây giờ nước mắt không thể chảy theo đường bình thường, thay vào đó lại chảy xuống cổ. Luôn mang theo khăn giấy và nước nhỏ mắt nếu bạn cảm thấy khó chịu vì điều này.

Từ giờ trở đi bạn có thể không tăng cân nữa, nhưng em bé thì có. Bé vẫn được bao bọc bởi lớp mỡ dưới da cho đến khi được sinh ra. Não của trẻ sơ sinh chưa có cơ chế thích ứng với nhiệt độ hoàn chỉnh nên chúng cần có bộ đệm để cách nhiệt với các bộ phận quan trọng khác của cơ thể.

Những thay đổi tâm lý nào bạn phải đối mặt trong tuần này?

Bạn sẽ cảm thấy gần như sẵn sàng trong giai đoạn thai nhi tuần 37, như kiểu bạn đang trong tư thế chờ đợi mà chỉ cần đợi tín hiệu để tiến lên. Bạn sẽ không muốn đi quá xa khỏi nhà và cũng không muốn đi khỏi nhà trong thời gian quá lâu. Bạn có thể bàn bạc với chồng về các kế hoạch cho các khả năng có thể xảy ra nhưng bạn vẫn luôn nghi ngờ rằng bạn có thể bỏ quên điều gì đó.

Nếu bạn không còn nhiều thứ để chuẩn bị cho em bé , thì hãy nhìn lại những bức ảnh hồi nhỏ của bạn với chồng và chọn ra những nét bạn muốn con mình có. Với những phụ nữ đã có con rồi thì hãy nhìn những bức ảnh hồi bé của con bạn và mường tượng ra đứa bé sắp sinh lần này.

Hãy nhạy cảm với những tín hiệu cơ thể báo hiệu sự đau đẻ có thể bắt đầu. Xác định chính xác chất xúc tác cho quá trình đau đẻ là rất khó, mặc dù có giả thuyết cho rằng bé sẽ phát ra một loại protein để bắt đầu quá trình co thắt trong người mẹ.

Thai nhi 37 tuần tuổi phát triển như thế nào và nặng bao nhiêu?

Thai nhi 37 tuần sẽ tập thở nhiều hơn và cơ thể sẽ sản sinh các chất có hoạt tính bề mặt nhiều hơn. Nếu bé được sinh ra đúng thời điểm thì phổi của bé sẽ đủ khả năng để hỗ trợ thở và không cần nhờ tới hỗ trợ y tế.

Thai nhi tuần 37 nặng khoảng gần 2,9 kilôgam và dài khoảng 49 xen-ti-mét. Bé đã phát triển hoàn toàn để có thể thích ứng với một cuộc sống độc lập bên ngoài.

Não của bé vẫn tiếp tục phát triển kết nối các dây thần kinh và việc này vẫn tiếp tục trong suốt những năm tháng đầu đời của bé. Khi bé vẫn còn trong bụng mẹ, hãy thử đọc truyện, bật nhạc và hát cho bé nghe. Bạn hãy khuyến khích chồng bạn tham gia vào những khoảnh khắc này. Đừng lo, bé không nghĩ bố mẹ mình kì cục đâu, mà thực chất những tác động sớm đó sẽ giúp bé trở nên nhanh nhẹn và thông minh hơn.

Mẹ mang thai tuần 37 nên làm gì?

Hãy đến bể bơi đặc biệt khi bạn mang thai vào mùa hè. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm vì nước sẽ nâng đỡ cơ thể bạn. Đừng lo lắng vì vẻ bề ngoài của mình, sẽ không ai để ý đâu. Bơi lội và nổi trên nước là một các thức tuyệt vời để giảm nhiệt độ cơ thể của bạn. (Tham khảo: Đồ bơi cho bà bầu)

Đọc nhiều sách, xem phim, gọi điện cho bạn bè và viết một vài bức thư. Hãy tận dụng thời gian của bạn và tận hưởng những việc mà trước đây bạn không có thời gian để làm khi vẫn còn phải đi làm. Nếu mà bạn còn có những đứa con khác thì hãy tìm hiểu những hoạt động mà bạn có thể làm cùng con. Hãy để cho con tham gia vào việc chuẩn bị cho em bé. Hoặc nghĩ đến việc chuẩn bị món quà của em bé cho từng đứa con của bạn. Đây là một cách hiệu quả để thúc đẩy tình cảm anh chị em. Hãy nói chuyện với các con rằng ai sẽ là người trông chúng khi bạn vào viện và nói cho con biết con có thể vào thăm bạn và em bé. Những đứa trẻ được thông báo trước như vậy sẽ cảm thấy chúng có vai trò quan trọng và sẽ thích ứng với sự thay đổi trong gia đình dễ dàng hơn.

Hãy đến những buổi thăm khám trước khi sinh và biết được khi nào thì bạn không phải đến nữa. Nhiều phụ nữ có mối quan hệ rất thân thiết với y tá hoặc bác sĩ và họ sẽ cảm thấy buồn khi không được gặp bác sĩ hoặc y tá nữa. (Tham khảo: Lịch khám thai 3 tháng cuối)

Hãy để cho chồng ngủ ở chỗ khác nếu bạn cần thêm chỗ nằm. Chứng mất ngủ sẽ không được cải thiện nhiều và việc đi vệ sinh thường xuyên vào ban đêm sẽ làm ảnh hưởng đến anh ấy. Nếu bạn có giường riêng thì hãy sắp xếp gối xung quanh, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Những tiếng động nhỏ từ quạt hay từ đài có thể giúp bạn ngủ dễ hơn. Hãy thử bật nhạc nhẹ nhàng và làm một số động tác thư giãn cơ thể trước khi đi ngủ.

Xem tiếp mang thai tuần thứ 38

Xem thêm thông tin tại Mang thai và Thai kỳ theo tuần.

Những Điều Cần Biết Khi Thai Nhi Được 37 Tuần

Thai nhi 37 tuần phát triển ra sao?

Ở thời điểm này, thai nhi nặng khoảng hơn 2.8 kg và chiều dài từ đầu đến gót chân là 48.6cm, kích thước tương đương với một bó rau cải.

Nhiều bé tóc đã mọc nhiều và dài khoảng 1.2 cm đến 3.8 cm. Bố mẹ đừng ngạc nhiên nếu màu tóc của bé lúc chào đời trông không hề giống màu tóc hai vợ chồng bạn. Chẳng hạn vợ chồng bạn có mái tóc đen nhưng bé lại xuất hiện với mái tóc hoe vàng hoặc đỏ. Cũng có thể bố mẹ bé tóc dày nhưng đầu bé lại chỉ lưa thưa những sợi tóc mỏng.

Trong tử cung của mẹ, não và phổi của bé tiếp tục hoàn thiện để đảm bảo khi chào đời ở tuần này, bé không cần phải nằm trong lồng kính. Nếu mẹ nào có ý định sinh mổ ở tuần 37 thì nên kiểm tra sức khỏe và lắng nghe tư vấn cụ thể của bác sĩ. Tuy nhiên, hầu như các bác sĩ chuyên khoa đều khuyên rằng trừ trường hợp bất đắc dĩ có chỉ định chấm dứt thai kỳ về mặt sản khoa nếu không mẹ bầu không nên sinh con ở thời điểm này, hãy cố chờ thêm vài tuần tuần nữa cho bé đầy đủ tháng.

Cuộc sống mẹ bầu 37 tuần thay đổi thế nào?

Khi bước sang tuần 37, mẹ sẽ nhận thấy những cơn chuyển dạ giả Braxton Hicks sẽ xuất hiện thường xuyên, kéo dài và khiến bạn khó chịu hơn. Phụ nữ mang thai cũng có thể thấy dịch tiết âm đạo tiết ra nhiều hơn, đồng thời nếu nhìn thấy máu âm đạo xuất hiện trên đồ lót thì điều đó có nghĩa là chỉ vài ngày nữa thôi, bạn sẽ được gặp con yêu. Nếu bị chảy máu âm đạo nhiều và nặng thì mẹ bầu cần phải được đưa đến bệnh viện ngay.

Ngoài ra, ở thời điểm này, mẹ chắc chắn phải có kết quả xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B (xét nghiệm được thực hiện cho mẹ bầu ở tuần 35 đến 37). Khi thực hiện xét nghiệm này, mẫu xét nghiệm sẽ được bác sĩ lấy bằng cách dùng tăm bông vô khuẩn phết vào âm đạo. Nếu kết quả là dương tính, để không làm nhiễm khuẩn sang con khi chuyển dạ qua ngả âm đạo, sản phụ có thể được chỉ định dùng kháng sinh khi vào chuyển dạ.

Một trong những thay đổi khác của mẹ bầu ở thời điểm này là những giấc ngủ không thoải mải vào ban đêm. Nếu có thể, bạn hãy ngủ ngày nhiều hơn để không bị mệt mỏi sau một đêm trằn trọc không yên giấc.

Thai phụ hãy tiếp tục theo dõi chuyển động của bé và nên đi bệnh viện ngay nếu đột nhiên bạn cảm thấy số lần cử động của con sụt giảm. Mặc dù không gian của bé trong bụng mẹ không còn nhiều nhưng bé vẫn có thể cử động đều đặn như trước đây.

Một lời khuyên tuy nhỏ nhưng đặc biệt quan trọng dành cho mẹ bầu ở thời điểm này là nên nghỉ ngơi nhiều hơn và có tinh thần thoải mái nhất, đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con.

Kiến thức cho mẹ: Những dấu hiệu bất thường ở thai nhi

Mặc dù đây đã là những tuần cuối thai kỳ, tuy nhiên mẹ vẫn cần đặc biệt theo dõi những dấu hiệu em bé đang không ổn như:

Thai nhi chuyển động bất thường

Những cú máy đạp của bé khi ở tam cá nguyệt thứ hai trở đi chính là dấu hiệu sinh tồn của bé. Tùy vào thời điểm, bé có thể chuyển động nhiều hay ít, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ. Nếu mẹ thấy đột nhiên bé im lặng hoặc chuyển động mạnh mẽ và liên tục hơn bình thường, ví dụ như cử động ít hơn 10 lần/ 12 giờ hoặc nhiều hơn 40 lần/ 12 giờ thì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bé có thể bị thiếu oxy hoặc bé có điều gì bất ổn. Mẹ bầu gần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa phụ sản để được tư vấn và khám kịp thời để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Tim thai bất thường

Nhịp tim thai bình thường dao động khoảng từ 120-160 lần mỗi phút. Nếu nhịp tim nhiều hơn 160 nhịp/phút hoặc ít hơn 120 nhịp/phút nó phản ánh tình trạng thiếu oxy của thai nhi.

Tăng huyết áp

Thường thì mẹ bầu sẽ có những lần tăng huyết áp so với bình thường ở các tuần thai cuối, có thể kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, phù nề tay chân. Nếu huyết áp tăng cao đột ngột trên 140/90 mmHg kèm theo xét nghiệm có protein trong nước tiểu tăng cao, có hoặc không kèm theo phù nề chân hoặc toàn thân, thai phụ có thể bị tiền sản giật- một trong 5 tai biến sản khoa nghiêm trọng.

Ngứa da dữ dội

Trong suốt thai kỳ, một số phụ nữ mang thai có thể có triệu chứng ngứa, điều đó là bình thường. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa lan rộng trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng và lòng bàn tay, ngón chân bị ngứa nhiều hơn, cộng thêm vàng da nhẹ thì cần xét nghiệm chức năng gan. Đây có thể dấu hiệu của hội chứng ứ mật trong gan, có thể dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai chết lưu, mẹ bị băng huyết sau sinh…

Việc mẹ cần làm khi mang thai 37 tuần

Tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Tham khảo sách báo về dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Sẵn sàng đồ đạc để vào bệnh viện sinh con

Chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ: Tham khảo chế độ ăn uống, cách kích sữa, cách đối mặt với những vấn đề khi nuôi con bằng sữa mẹ…

Đọc sách về cách chăm sóc trẻ sơ sinh.

Chọn bác sĩ đỡ sinh.

Gọi cho bác sĩ theo dõi thai kỳ cho bạn hoặc đến bệnh viện khi nhận ra bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào.

Chọn nơi sinh là các bệnh viên phụ sản uy tín trong TP HCM, phù hợp với nơi ở của mẹ bầu, tình trạng thai kỳ của bạn, điều kiện kinh tế của bạn, có được cơ quan bảo hiểm y tế (mà bạn đăng ký) chấp nhận thanh toán hay không. Các lựa chọn như bệnh viện công lập tại TP HCM như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược; các bệnh viện tư nhân và quốc tế khác tại TP HCM như quốc tế Mỹ (AIH), Hạnh Phúc, Vinmec, An Sinh, FV…

Lên kế hoạch sắm đồ sơ sinh cho con

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM

BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI:

Tags: Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Mê Kông, bệnh viện phụ sản uy tín, Bệnh viện Từ Dũ, các mốc khám thai quan trọng, khám thai ở đâu tốt nhất TP HCM, làm đẹp vùng kín, Những điều cần biết khi thai nhi được 37 tuần, Phòng khám hiếm muộn, phong kham Hoang Gia, phòng khám phụ sản uy tín tp hcm, thẩm mỹ phụ khoa, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Trung

Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Tuần Thứ 34

Bạn đã sắp đến đích rồi. Chỉ còn 6 tuần nữa thôi là bé sẽ ra đời, và em bé thì vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Bạn sẽ có một cảm giác giống như sự bình yên trước cơn bão ở tuần thai này. Đã sắp đến ngày bạn có thể ôm con mình vào lòng, nhưng ngày đó cũng không thực sự quá gần đến mức nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Với nhiều bà mẹ thì đây là thời gian suy ngẫm và tận hưởng những tuần cuối của thai kì. Bạn có thể cảm thấy cơ thể mình thật kì diệu, có thể thích ứng với mọi sự thay đổi. Hoặc là bạn có thể cảm thấy ước gì mình đã mang thai được 40 tuần rồi, và chỉ muốn mấy tuần cuối cùng này biến quách đi.

Thời kỳ “làm tổ”

Đừng ngạc nhiên nếu một buổi sáng bạn thức dậy và cảm thấy như vừa bỏ được tấm màn che mắt mình. Bụi bẩn khắp mọi nơi và bạn không hiểu vì sao trước đây mình lại không nhận ra như thế. Chào mừng bạn đến với thời kì “làm tổ”. Nếu bạn từng cảm thấy rất thì giờ đây bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình tràn đầy năng lượng. Bạn muốn sắp xếp và phân loại lại tất cả mọi thứ, dỡ cái đống thùng hộp kia và lôi các thứ ra ngoài. Sau khi bé chào đời, bạn sẽ rất vui vì mình đã kịp dọn dẹp đồ đạc. Trong vài tuần đầu sau khi sinh bạn sẽ thấy mình không thể dành chút thời gian nào cho việc nhà. Cần nhớ rằng một số bà bầu sẽ hơi trái tính và đặt rất nhiều áp lực lên bản thân họ và người bạn đời. Hãy cố gắng tập trung vào chỉ một việc tại một thời điểm và hoàn thành nó trước khi chuyển sang việc tiếp theo. Nếu gia đình và bạn bè ngỏ lời giúp đỡ thì đừng từ chối. Đây sẽ là thời gian của những mối quan hệ thực sự, và các bạn sẽ cùng nhau khiến cho việc chuẩn bị cho sự ra đời của bé càng thêm phần hào hứng.

Có thể giải thích theo cơ sở sinh học cho việc những bà mẹ ở cuối thai kỳ cảm thấy họ cần phải sắp xếp lại “ổ” của mình. Bản năng tự nhiên của người mẹ là như vậy.

Sinh lý của bạn thay đổi ra sao khi thai nhi 34 tuần?

Ngủ không phải là một việc lấy gì làm dễ chịu trong thời kì mang thai tuần 34. Bạn gần như là không thể nằm sấp và lại không nên nằm ngửa, vì thế lựa chọn duy nhất là nằm nghiêng một bên. Vấn đề là bạn chỉ có hai bên để thay đổi vì thế bạn sẽ cảm thấy đau ở hông và đùi. Hãy chất những chiếc gối êm ái xung quanh mình, và nên tìm mua một chiếc chăn độn bông để lót dưới ga trải giường. Cách này khá hữu hiệu đấy bạn à.

Hãy làm quen với việc đi vệ sinh vài lần một đêm đi bạn nhé. Tử cung của bạn bây giờ lớn đến nỗi bàng quan không kịp chứa nhiều nước đã vội giục bạn phải giải quyết rồi. Tránh việc ngồi bật dậy đột ngột khi đang nằm, phải để cho huyết áp bạn có thời gian tự điều chỉnh. Khi đi ngủ hãy để đèn phòng vệ sinh để bạn nhìn rõ mà đi. Khi bạn mang thai được 34 tuần thì bạn sẽ không thể nào khéo léo uyển chuyển được nữa đâu, và bạn phải tìm mọi cách để hạn chế hết sức nguy cơ bị ngã nhào trong bóng tối.

Từ giờ cho đến khi sinh, hộ sinh hay bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn khám thai hàng tuần. Bạn sẽ được kiểm tra nước tiểu, huyết áp, cân nặng, và kích thước tử cung. Đáy tử cung sẽ được đo để xem kết quả có thể hiện phù hợp với sự phát triển của thai và ngày dự sinh của bạn không. Nếu có gì không nhất quán, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra kích thước em bé, lượng nước ối và kích thước nhau thai.

Hãy dành cho mình những khoảng tĩnh lặng trong ngày, và trong những lúc này, bạn hãy vén áo lên và ngắm nhìn những chuyển động trong bụng mình. Bạn sẽ thấy đường viền của một bàn chân bé xíu, một cái cùi chỏ, hoặc một cái đầu gối xinh xinh. Nếu bạn gẩy nhẹ vào đấy, bạn sẽ thấy bé đáp trả bằng cách đạp hay hích lại. Hãy rủ bạn đời của mình cùng tận hưởng những giây phút đó, để anh ấy thấy mình cũng thật sự là một phần của quãng thời gian mang thai này. Nếu anh ấy nói chuyện với bé, bé thường sẽ “trả lời” lại bằng những chuyển động của mình.

Xương chậu của bạn bắt đầu tách và hở hơn ra trong những tuần cuối này, khiến bạn cảm thấy rất đau nhức. Bạn thường vô thức đặt tay lên lưng dưới, lên bụng, lên hông, và còn nhăn nhó nữa. Những bà bầu khác sẽ nhìn bạn đầy thông cảm bởi họ đã quá hiểu những cảm giác đó. Tắm nước ấm, xoa bóp, nghỉ ngơi và đối xử thật tốt với bản thân mình là những cách để bạn đi hết những tuần cuối cùng này.

Nếu hiện tại em bé đã chúi đầu xuống xương chậu thì bạn sẽ thấy dễ thở hơn. Phổi và cơ hoành của bạn đã có thể giãn nở ra một chút và dịch chuyển dần về vị trí cũ. Chà, thực ra thì cũng gần gần như thế thôi.

Những thay đổi tâm lý nào mà bạn sẽ gặp ở tuần 34?

Thực sự là bạn đã ở rất gần ngày đón em bé ra đời rồi đấy, thế nhưng bạn cảm giác lê thê như thể ngày đó sẽ không bao giờ đến. Tháng thứ chín thường kéo dài vô tận, nhất là với những bà bầu phải chịu nhiều khó chịu và tưởng chừng như mình không thể chịu thêm được nữa.

Nếu bạn đã có con, thì có khi bạn lại thầm thấy hài lòng vì vẫn còn đến vài tuần nữa. Bạn vẫn còn quá nhiều thứ để sắp xếp, và cứ nhẩm đếm số việc mà mình phải trực tiếp làm. Khi có một thời hạn cụ thể thì chúng ta sẽ phải ngạc nhiên với những gì mà chúng ta có thể làm. Nhưng nhớ một điều rằng, bạn không cần phải làm tất cả mọi thứ. Hãy phân công mấy việc vặt cho mấy đứa lớn nhà bạn, và chia thật nhiều việc cho bạn đời của mình đủ để khiến anh ấy bận rộn nhé. Hãy nhớ rằng, đa phần đàn ông thích được giao những việc cụ thể, thế nên hãy thử làm một danh sách những việc mà cả hai bạn sẽ cùng làm trong những tuần cuối này.

Có thể bạn đã bắt đầu nghỉ sinh từ tuần này rồi, nghĩa là bạn sẽ phải chuẩn bị tâm lý cho việc mình không cần làm việc nữa. Có thể nó khiến bạn nhẹ cả người, mà cũng có thể bạn sẽ buồn một chút, nhất là khi bạn yêu thích công việc của mình và cảm thấy nó có ý nghĩa. Trở thành một người bố, người mẹ có nghĩa là chúng ta sẽ phải thay đổi cách mình nhìn nhận chính bản thân mình, và cách ta nhìn thấy mình đang ở đâu trong thế giới này. Bạn sẽ cần chút thời gian để quen với những thay đổi này đấy.

Thai nhi 34 tuần tuổi phát triển như thế nào và nặng bao nhiêu?

Bé đã nặng khoảng 2.2 kg và dài khoảng 45 cm khi thai nhi 34 tuần. Nếu bây giờ bé ra đời, bé sẽ không cần chăm sóc đặc biệt nữa và đã có thể tự hô hấp rồi. Tuy nhiên, có khả năng bé sẽ có chút vấn đề với việc bú sữa.

Ruột của bé chứa đầy phân, một hợp chất dinh dính như nhựa, màu đen, và chất này sẽ khiến ruột hoạt động lần đầu tiên trong đời vào giai đoạn thai nhi tuần 34. Một số em bé sẽ thải số phân này ngay trong bụng mẹ, và điều này có nghĩa là bé có chút vấn đề. Nếu tình huống này xảy ra, nước ối sẽ bị bẩn và chuyển từ màu trong sang màu pha xanh. Nếu bạn bị vỡ ối và bạn biết được điều này, bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn.

Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp, và sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi em bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có thể đã bắt đầu chúi xuống vùng xương chậu của bạn.

Ở tuần 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. Không còn đủ không gian trong tử cung để xoay trở nhiều, và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu đến giờ mà em bé vẫn chưa chịu nằm chúc đầu xuống, thì bạn cần phải hỏi ý kiến bác sỹ hoặc hộ sinh của bạn.

Mẹ mang thai tuần 34 nên làm gì?

Đừng quên đánh răng đấy! Viêm lợi có thể gây ra sinh non, thế nên việc đánh răng ít nhất hai lần một ngày, xỉa răng bằng chỉ nha khoa, và khám răng thường xuyên là rất quan trọng. Nếu suốt thai kỳ bạn vẫn chưa đi nha sỹ lần nào, thì hãy đặt hẹn ngay. Vi khuẩn gây sâu răng lây rất nhanh, và người mẹ sẽ dễ dàng truyền vi khuẩn đường miệng sang con thông qua nước bọt và hơi thở khi miệng em bé đang bị khô.

Bạn cần phải nghỉ trưa, nhưng chớ nên ngủ nhiều hơn một tiếng. Ngủ trưa quá nhiều có thể gây ra chứng mất ngủ về đêm, vậy nên hãy cẩn thận với lượng thời gian bạn ngủ trưa cho dù bạn có mệt đến đâu.

Hãy tham khảo trangwww.sidsandkids.org để có những thông tin hay, chuẩn xác, có cơ sở về việc chuẩn bị cũi em bé. Hãy làm theo hướng dẫn của họ về việc cho em bé ngủ một cách an toàn, và làm tất cả mọi thứ để giảm thiểu nguy cơ của chứng SUDI (Đột tử không thể giải thích ở trẻ nhỏ). Chuẩn bị sẵn đầy đủ thông tin luôn luôn rất quan trọng.

Xem tiếp mang thai tuần thứ 35

Xem thêm thông tin tại Mang thai và Danh mục thai kỳ theo tuần

Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Tuần Thứ 31

Bây giờ thì có muốn thì bạn cũng không tránh được sự thật rằng bạn đang . Cảm giác đau nhức chỗ này chỗ kia trên cơ thể, những cú hích đạp trong bụng luôn kéo bạn về với thực tại rằng mình đang mang em bé trong người.. Mọi người thường có xu hướng vẽ vời hình ảnh một người phụ nữ mang thai thật dễ thương và nữ tính, nhưng sự thật thì khác xa nhiều lắm. Tuy nhiên cũng đừng lo lắng nếu bạn thấy mình không thật sự cảm thấy thoải mái trong suốt thai kỳ. Đây là điều thường gặp ở các phụ nữ mang thai, nhưng lại không được nói đến nhiều.

Hít vào thở ra

Nếu đây là lần đầu bạn mang thai, bạn sẽ có cơ hội được nghỉ ngơi, chăm sóc khá chu đáo. Nhưng nếu bạn còn có những đứa con khác cần chăm sóc, cơ hội được nghỉ ngơi này sẽ bị hạn chế nhiều lắm. Mỗi ngày hãy cố gắng dành ra vài phút yên tĩnh để thư giãn, chỉ tập trung “sống trong hiện tại” và ngừng lo lắng về tương lai. Mỗi khi có cơ hội làm điều này, hãy ngồi xuống, hít thở, thư giãn, và ngồ yên như thế. Chỉ đơn giản vậy thôi mà tốt cho cả bạn lẫn em bé đấy.

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này

Có thể bạn sẽ không nín được và bị đái dắt một chút vào giai đoạn mang thai tuần 31. Với những người đã từng mang thai trước đó thì việc này còn phổ biến hơn nữa. Kể cả khi bạn cười to, hắt xì, ho hay nâng vật nặng, bạn cũng có thể để rò ra tí chút nước từ cái bong bóng của mình. Thường thì về cuối thai kỳ, chuyện này sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Một số phụ nữ còn phải dung băng vệ sinh mỏng để tránh các tình huống dở khóc dở cười. Bài tập xương chậu-sàn nhà sẽ giúp các cơ hỗ trợ bàng quang của bạn khỏe hơn.

Nếu bạn đang mang kính áp tròng, thì giờ đây bạn sẽ cảm giác rất khó chịu khi thai nhi 31 tuần tuổi. Sự ứ dịch và hình dáng mắt thay đổi sẽ dẫn đến việc tròng kính không còn vừa vặn với tròng mắt nữa. Nhiều phụ nữ đổi sang mang kính có gọng, đợi cho đến khi sinh con xong và mắt trở lại bình thường. Bạn hãy tránh việc lại có một đơn thuốc cho kính áp tròng mới vào giai đoạn này. Mắt bạn đang trải qua một thời kỳ chuyển tiếp, và khám thị lực vào thời điểm này sẽ không chính xác.

Tuần này, những cơn quặn thắt Braxton Hick sẽ thường xuyên hơn. Các cơn quặn tử cung không đau đớn là một cách tự nhiên tập dượt cho bạn để chuẩn bị cho lúc đưa em bé ra đời. Trừ phi bạn cảm thấy đau nhiều, hoặc âm đạo bị khô, còn lại thì không nên lo lắng. Thay đổi tư thế nhạ nhàng hoặc tắm nước nóng đểu giúp giảm các cơn quặn thắt này.

Những thay đổi về cảm xúc

Giai đoạn thai nhi tuần 31, tâm trạng của bạn thay đổi liên tục. Có thể bạn sẽ chán ngấy lên với hình dạng của mình, với việc mang thai. Hãy tìm những gì có thể làm cho bạn của vui, và nói cho bạn đời biết bạn cảm giác như thế nào. Các chị em phụ nữ khác cũng có thể là những nguồn hỗ trợ tinh thần to lớn. Hãy gọi điện hoặc gửi thư điện tử cho người nào đó quan tâm đến bạn và có thể lắng nghe bạn mà không hề phán xét. Bạn cũng có thể nói chuyện với các bà mẹ khác ở câu lạc bộ Huggies nữa.

Nếu bạn bị mất ngủ thì rõ ràng là tâm trạng thất thường của bạn sẽ lại càng tệ. Cố gắng đi ngủ theo một giờ cố định, và có những “thủ tục lên giường” lặp đi lặp lại mỗi ngày để cơ thể bạn biết khi nào thì cần phải nghỉ ngơi. Tránh uống cà phê hay ăn sô-cô-la vào buổi chiều và tối, và tránh tập thể dục sau 4 giờ chiều. Nếu bạn đang đi làm, cố gắng đừng làm gì nhiều sau khi về đến nhà và đừng đòi hỏi bản thân mình quá cao.

Những thay đổi của thai nhi trong tuần này

Đến tuần 31 này, phổi của em bé càng hoàn thiện hơn nữa. Giả sử em bé của bạn ra đời ngay vào lúc này, thì bé có thể cần phải có các thiết bị hỗ trợ thở, mà cũng có thể không cần. Cơ thể em bé đang sản xuất ra một chất có hoạt tính bề mặt có thể giữ cho các đường dẫn khí mở ra và không bị vỡ. Nếu bạn vào bệnh viện với nguy cơ phải sinh non, thì thường người ta sẽ tiêm cho bạn một liều cóoc-ti-zôn để giúp cho phổi em bé hoàn thiện hơn nữa.

Thai nhi 31 tuần là lúc lượng dịch ối bao bọc em bé đạt khối lượng lớn nhất. Bào thai có chừng môt lít nước ối, tạo nên một chiếc bồn tắm ấm áp vô trùng cho em bé của bạn bơi trong đó. Lượng nước ối cho thấy thận của em bé đang hoạt động tốt ra sao. Nếu thận hoạt động bình thường, chúng sẽ sản xuất chừng 500ml/ngày vào thời điểm này.

Lời khuyên cho tuần này

Hãy tiết kiệm một số tiền mỗi tuần để giúp cân bằng ngân sách gia đình sau khi bạn sinh em bé. Trở nên phụ thuộc về tài chính sẽ là một thay đổi lớn đối với nhiều phụ nữ, nhất là những người luôn tự hào về sự đóng góp của mình vào thu nhập của gia đình.

Bạn thường chỉ tập trung mua sắm cho em bé mà nhiều khi quên mất chính mình. Nên chăm sóc bản thân mình, và thi thoảng có thể có một chút “quỹ đen” cũng không sao. Những chỗ tiền giấu riêng ấy lại thường là điều khiến nhiều bà mẹ vui nhất mỗi khi ngân sách gia đình bị hạn hẹp.

Nên nắm rõ chu trình hoạt động và nghỉ ngơi của em bé trong bụng bạn. Nếu có gì thay đổi, hơn ai hết, bạn phải là người biết rõ cái gì là bình thường, cái gì không dựa vào những cử động của con bạn. Bây giờ dạ con của bạn đang khá là chật chội, nên sẽ không còn những cú trở nhào hay lật người vốn rất thường xuyên trước đây. Bù lại, bạn sẽ được “tận hưởng” hàng ngày những cú đá từ hai bàn chân khỏe khoắn, những cú chỏ vào mạn sườn, hay những cú đạp vào bàng quang của bạn. Hãy dành thời gian thư giãn với những chuyển động của em bé. Cho dù điều này là khó hình dung với bạn ngay lúc này, nhưng sự thực là nhiều bà mẹ nói rằng, sau khi con đã ra đời, họ thấy nhớ cái cảm giác có em bé cứ cử động bên trong bụng mình.

Xem tiếp tuần thứ 32 hoặc Sự phát triển thai nhi theo tuần

Bạn đang xem bài viết Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Tuần Thứ 37 trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!